Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam với một số nước thuộc hội đồng hợp tác vùng vịnh

6 321 0
Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam với một số nước thuộc hội đồng hợp tác vùng vịnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh Lê Quang Thắng Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới & quan hệ KT quốc tế; Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Đức Định Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Trình bày những vấn đề lý thuyết và cơ sở thực tiễn về Hợp tác thương mại quốc tế của các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và Việt Nam: lý thuyết trọng thương, lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lý thuyết về lợi thế so sánh, lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên quy mô, vòng đời sản phẩm… Phân tích, thống kê những tư liệu, số liệu sẵn có về kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng để minh chứng cho thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh như: Arập Xêút, UAE, Côoét và đưa ra những đánh giá chung về kết quả đạt được, những hạn chế trong quan hệ hợp tác và nguyên nhân của quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước. Đưa ra những dự đoán triển vọng và kiến nghị một số giải pháp về phía nhà nước và đối với doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh Keywords: Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh; Hợp tác kinh tế; Thương mại quốc tế; Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực mở rộng quan hệ về mọi mặt với các bạn bè năm châu để tăng cường vị thế của mình trên trường quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam đang ngày càng mở rộng chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Kể từ năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, xóa bỏ bao cấp và từng bước chuyển dịch sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vì thế, nền kinh tế dần thoát khỏi khủng hoảng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Quan hệ kinh tế đối ngoại cũng từ đó phát triển ngày càng mạnh mẽ. Các quan hệ quốc tế của Việt Nam đã được thiết lập, đang đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững. Việt Nam phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) là tổ chức lớn nhất và giàu có nhất ở khu vực Trung Đông, được thành lập vào ngày 25 tháng 5 năm 1981. GCC có 6 quốc gia thành viên bao gồm: Baranh, Côoét, Cata, Arập Xêút, Ôman và Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất (AUE). Đây là khu vực nhập khẩu lao động và giàu có nguồn tài nguyên dầu mỏ, chiếm 50 % dự trữ dầu mỏ thế giới. Vì thế, GCC ngày càng có vai trò chi phối trong thị trường dầu lửa thế giới. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh được thiết lập lần đầu tiên từ ngày 10 tháng 01 năm 1976 trong quan hệ giữa Việt Nam với Côoét. Việt Nam và các nước trong khu vực GCC có nhiều điểm tương đồng vì cùng là các nước đang phát triển có điều kiện hợp tác bổ sung cho nhau về kinh tế, lao động, tài nguyên thiên nhiên v.v…Đây là tiền đề đẩy nhanh các mối quan hệ vì lợi ích của mỗi bên. Tuy nhiên, quan hệ này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế, chính trị ngoại giao của mỗi bên. Hợp tác kinh tế vẫn chủ yếu là hợp tác thương mại, các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác còn rất ít. Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước GCC đã có nhiều chuyến viếng thăm qua lại lẫn nhau, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế giữa hai bên, tăng cường hợp tác thương mại và một số lĩnh vực khác. Hiện nay, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước GCC chủ yếu là quan hệ hợp tác thương mại. Vì thế, việc nghiên cứu quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh nói chung và quan hệ thương mại giữa Việt Nam với nước trọng điểm của khu vực này là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao vì lợi ích mỗi bên. Do vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh trong mấy năm gần đây đã có sự gia tăng đáng kể gồm cơ cấu xuất nhập khẩu và cơ cấu mặt hàng. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác này còn chưa nhiều nên các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về quan hệ này còn rất ít. Tác giả xin nêu một số công trình mà tác giả có cơ hội tiếp cập, tham khảo như : 1. Đỗ Đức Định (2006), Tình hình kinh tế – chính trị cơ bản của Trung Đông,…Đề tài cấp Bộ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. Công trình trên đề cập tới tình hình – kinh tế chính trị chung của khu vực Trung Đông, từ đó nêu ra những phương hướng hợp tác tiềm năng giữa Việt Nam với các nước Trung Đông nói chung. 2. PGS.TS. Đỗ Đức Định – TS. Từ Thanh Thủy, “Quan hệ Việt Nam – Trung Đông”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 4 (04), tháng 12/2005. Công trình này đã đề cập nhiều hơn trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – với các nước Trung Đông về cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng vv 3. Hội nghị toàn quốc về Hợp tác Việt Nam – Châu Phi – Trung Đông, Bộ ngoại giao Việt Nam, ngày 25/04/2007. Hội nghị đã nêu ra thực trạng hợp tác giữa Việt Nam với một số nuớc đối tác chính của châu Phi và Trung Đông, từ đó đưa ra những triển vọng, tồn tại cũng như một số giải pháp của chính phủ các nước cũng như doanh nghiệp Việt Nam – châu Phi – Trung Đông đang gặp phải. 4. Nguyễn Văn Dần, “Vai trò địa chính trị - kinh tế của Arập Xêút trong tiến trình toàn cầu hóa”, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 4(08), tháng 4/2006. Công trình đã nêu vai trò của Arập Xêút tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài ra tác giả cũng phản ánh một phần trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Arập Xêút. 5. Trần Thị Lan Hương, “Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) và những nỗ lực liên kết khu vực”, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 8(24), tháng 8/2007. Công trình này đã đưa ra được mô hình phát triển kinh tế của các nước GCC cũng như những nỗ lực liên kết khu vực của họ. Hầu như chưa có công trình nước ngoài nào phân tích đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh. Những công trình trong nước đã đề cập ở trên đã nghiên cứu phần nào về đặc điểm của khu vực GCC, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Trung Đông và một số nước thành viên trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh. Tuy nhiên những công trình này phản ánh quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với GCC chưa kỹ và chưa sâu. Kế thừa có chọn lọc, luận văn sẽ đi vào nghiên cứu thực trạng quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai bên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Luận văn làm rõ thực trạng quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh. - Đánh giá chung quan hệ, nêu ra những kết quả, thành công và hạn chế trong quan hệ để từ đó dự báo những triển vọng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày những vấn đề lý thuyết và cơ sở thực tiễn về Hợp tác thương mại quốc tế của các nước GCC và Việt Nam. - Phân tích, thống kê những tư liệu, số liệu sẵn có để minh chứng cho thực trạng và đánh giá chung quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh. - Đưa ra những dự đoán triển vọng và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Luận văn chú trọng vào phân tích quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với khu vực GCC nói chung cũng như với một số nước thành viên trọng yếu thuộc GCC. Những lĩnh khác được đề cập đến trong luận văn chỉ nhằm hỗ trợ, bổ sung cho việc phân tích, làm rõ bản chất hợp tác kinh tế quốc tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu là từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với từng nước thành viên trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sẽ kết hợp sử dụng các phuơng pháp nghiên cứu cơ bản về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với các phương pháp phổ biến như: phương pháp so sánh, thống kê, lôgic. Các kỹ thuật thống kê, tính toán, tổng hợp cũng được sử dụng để sử lý số liệu. 6. Đóng góp của luận văn - Làm sáng tỏ thực trạng trong quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh nói chung cũng như quan hệ thương mại giữa Việt Nam và một số nước thành viên nói riêng. - Đánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước GCC, từ đó đưa ra những giải pháp để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại tiềm năng giữa Việt Nam và các nước GCC. References A. s¸ch, luËn ¸n, b¸o c¸o: 1. Đỗ Đức Định (2006), Tình hình kinh tế – chính trị cơ bản của Trung Đông, Đề tài cấp Bộ Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 2. Cục Xúc Tiến Thương mại (2005), Giới thiệu thị trường DUBAI – UAE, NXB Hà Nội, Hà Nội. 3. Lê Quang Thắng (2007), Quan hệ kinh tế quốc tế của Arập Xêút , Đề tài cấp Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Hà Nội. 4. Bộ ngoại giao Việt Nam (2007), Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về Hợp tác Việt Nam – Châu Phi – Trung Đông, NXB Thống kê, Hà Nội. 5. Bùi Xuân Lưu – Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 6. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2006, NXB Thống kê, Hà Nội. B. Bµi b¸o trong t¹p chÝ: 1. Đỗ Đức Định, Từ Thanh Thủy (2005), “Quan hệ Việt Nam – Trung Đông”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (04), Tr. 23-26. 2. Lê Quang Thắng (2007), “Quan hệ Việt Nam – Arập Xêút”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (07), Tr. 35-45. 3. Nguyễn Văn Dần, “Vai trò địa chính trị - kinh tế của Arập Xêút trong tiến trình toàn cầu hóa”, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (08), Tr. 46-57. 4. Trần Thị Lan Hương, “Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) và những nỗ lực liên kết khu vực”, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (24), Tr. 21-27. C. Thông tin từ các website: 1. Hội trợ thương mại Việt Nam theo http://www.vietnamtradefair.com 2. Tin tức Việt Nam theo http://vietnamnet.vn 3. Quỹ tiền tệ quốc tế theo http://www.imf.org/external/index.htm 4. Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh theo www.GCC.org 5. Thông tấn xã Việt Nam theo http://www.vnanet.vn/ 6. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam theo http://www.agroviet.gov.vn 7. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam theo http://www.cpv.org.vn/index.html 8. Bộ Ngoại giao Việt Nam theo http://www.mofa.gov.vn 9. Bộ Công thương Việt Nam theo http://www.moit.gov.vn/web/guest/home 10. Trung tâm xúc tiến thương mại Thành phố Hồ Chí Minh theo www.itpc.hochiminhcity.gov.vn 11. Báo điện tử tổ quốc theo http://www.toquoc.gov.vn/ 12. Báo Hà Nội mới theo http://www.hanoimoi.com.vn/ 13. Cục xúc tiến thương mại theo http://www.vietrade.gov.vn/ . nay, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước GCC chủ yếu là quan hệ hợp tác thương mại. Vì thế, việc nghiên cứu quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh. nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh Keywords: Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh; Hợp tác kinh tế; Thương mại quốc tế; Việt Nam Content. tác thương mại giữa Việt Nam với một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan