Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình

6 331 3
Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Đinh Thị Thúy Hường Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị ; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Chu Văn Cấp Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Phân tích một số lý luận về du lịch và dịch vụ du lịch, phát triển du lịch. Đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua. Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Keywords. Kinh tế chính trị; Du lịch; Phát triển du lịch; Dịch vụ du lịch; Ninh Bình Content 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay du lịch được coi là một ngành “công nghiệp không khói”. Vai trò của ngành du lịch được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, sự phát triển mạnh mẽ của nó tại một số quốc gia đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế. Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá thì du lịch quốc tế là một loại hình xuất khẩu đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho người nước ngoài nhưng lại được tiêu thụ ngay tại nước sở tại và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Chính vì thế, các nước trên thế giới rất chú trọng đầu tư phát triển du lịch, nhằm thúc đẩy kinh tế tiến lên. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm; Đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước” [6, tr.178-179]. Phát triển quan điểm Đại hội IX Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch” [7, tr.202]. Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) cũng đã chỉ rõ: Tập trung sức phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, như: du lịch, hàng hải, hàng không, công nghệ thông tin… Đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt đẳng cấp quốc tế. Cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, Ninh Bình một tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, nằm ở cửa ngõ cực nam của tam giác châu thổ Sông Hồng và miền Bắc, trên hệ thống giao thông xuyên Việt, sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của Việt Nam sẽ tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình. Phát triển quan điểm của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV đã khẳng định: “Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên, về di tích lịch sử, kiến trúc, về điều kiện giao thông thuận lợi, những cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng và những kinh nghiệm trong những năm qua, tạo bước phát triển mới về du lịch trong 5 năm tới” [8, tr.52]. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX tiếp tục quan điểm trên khẳng định: “Coi kinh tế du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2010, doanh thu du lịch đạt 350 tỷ đồng (trong tổng số bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội là 6.450 tỷ đồng)” [9, tr.66]. Tiếp tục quan điểm Đại hội XIX, Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX xác định: “Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ tăng tốc xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Đồng bằng sông Hồng” [10, tr.18]. Những năm gần đây du lịch Ninh Bình có những bước phát triển đáng kể; Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư cải thiện, hệ thống cơ sở dịch vụ, cơ sở lưu trú, phương tiện và thiết bị phục vụ du lịch được nâng cao; Đội ngũ lao động trong ngành du lịch ngày càng phát triển. Năm 2010, toàn tỉnh đã đón được 3.375.261 lượt khách du lịch (tăng 38,66% so với năm 2009, đạt 121,3% so với kế hoạch năm) trong đó khách quốc tế là 700.006 lượt, khách nội địa là 2.675.255 lượt với tổng doanh thu đạt 549.908 tỷ đồng, tăng 119,8% so với cùng kỳ năm 2009, nộp ngân sách nhà nước 55 tỷ đồng tăng 117% so với cùng kỳ năm 2009. Với kết quả trên ngành du lịch đã đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân tạo tiền đề quan trọng để đẩy nhanh tốc độ phát triển trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên du lịch Ninh Bình vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém: Tỷ lệ khách lưu trú thấp; hoạt động du lịch chủ yếu vẫn là khai thác thiên nhiên, cơ sở hạ tầng hạn chế; công tác tuyên truyền, quảng bá và quản lý yếu kém Những tồn tại và yếu kém trên đã và đang là những khó khăn, trở ngại và thách thức lớn của du lịch Ninh Bình. Vì vậy, phân tích thực trạng du lịch ở Ninh Bình là quan trọng và cần thiết để tìm ra mặt tích cực và mặt yếu kém; tiềm năng và khả năng phát triển du lịch của tỉnh làm căn cứ, để đưa ra những giải pháp có tính khả thi cho sự phát triển du lịch địa phương trong giai đoạn tới. Vì thế tác giả chọn: “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua kinh tế du lịch của Việt Nam nói chung và của Ninh Bình nói riêng ngày càng được chú trọng phát triển. Đã có nhiều công trình khoa học, nhiều nhà nghiên cứu về du lịch ở những góc độ và khía cạnh khác nhau, có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu: 1. Về du lịch, kinh tế du lịch và dịch vụ du lịch nói chung có các công trình: - Rober Thanguar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội. - Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội. - Luật Du lịch, năm 2005, của nước CHXHCN Việt Nam. - Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội. 2. Các công trình nghiên cứu về du lịch, phát triển du lịch ở các địa phương nước ta: - “Kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế tiềm năng và phương hướng phát triển” luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Hoá, 1997; Bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh. - “Phát triển du lịch ở An Giang” luận văn thạc sỹ Kinh tế của Bùi Thu Hằng, 1999; Bảo vệ tại Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, ĐHQG Hà Nội. - “Kinh tế du lịch ở Thanh Hoá - thực trạng và giải pháp phát triển” luận văn thạc sỹ Kinh tế của Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2005; Bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh. - “Khai thác tiềm năng du lịch Đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang” luận văn thạc sỹ Kinh tế của Huỳnh Vĩnh Lạc, 2005; Bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh. - “Phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Quảng Ninh” luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị của Nguyễn Huy Cảnh, 2006; Bảo vệ tại Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, ĐHQG Hà Nội Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu về phát triển du lịch ở các địa phương cụ thể khác nhau dưới góc độ kinh tế chính trị. 3. Ở Ninh Bình cũng có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch như: - “Kinh tế dịch vụ và dịch vụ du lịch tỉnh Ninh Bình” luận văn thạc sỹ Kinh tế của Phạm Xuân Thu, 1995; Bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh. - “Đất ngập nước Vân Long”(2004) của GS.TS Vũ Trung Tạng. - “Tiềm Năng khu du lịch sinh thái Vân Long góp phần phát triển du lịch Ninh Bình”(2006) của Sở Du lịch Ninh Bình. - “Mở rộng khu du lịch Tam Cốc - Bích Động để phát triển du lịch khu vực” (2006) của Võ Quế - Viện Nghiên cứu phát triển du lịch. Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về du lịch và phát triển du lịch; tiềm năng du lịch của các địa phương cùng những kinh nghiệm về phát triển du lịch ở một số địa phương nước ta. Song, hiện vẫn còn ít công trình khoa học nghiên cứu về “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Vì thế nghiên cứu “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị vẫn là cần thiết và đó cũng là lý do tác giả chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. Đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài * Mục đích: Nghiên cứu vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và đối với Ninh Bình nói riêng. Đánh giá đúng thực trạng của du lịch ở Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề ra phương hướng và giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian tới, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn của tỉnh. * Nhiệm vụ: - Phân tích một số lý luận về du lịch và dịch vụ du lịch, phát triển du lịch. - Đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua. - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch dưới góc độ kinh tế chính trị, tức là tập trung nghiên cứu: Lý luận về du lịch, dịch vụ du lịch, xu thế phát triển du lịch…; Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ 2000 đến 2010, sự phát triển du lịch ở Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. - Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Ninh Bình. Cụ thể là Sở du lịch Ninh Bình, các tổ chức, các đơn vị kinh doanh du lịch và các khu du lịch ở tỉnh Ninh Bình. Khoảng thời gian để sưu tầm thu thập số liệu, phân tích đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình là từ 2000 - 2010. Giai đoạn 2011 - 2015 là mốc thời gian để nghiên cứu và đề xuất các phương hướng và giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Sử dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, Nhà nước về du lịch và phát triển du lịch. Đồng thời, kế thừa những vấn đề lý luận về du lịch để ứng dụng vào phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình. * Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: điều tra, thống kê, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, so sánh, tổng kết thực tiễn 6. Đóng góp của đề tài Làm rõ hơn tiềm năng và vai trò của phát triển du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình. Đánh giá một cách khách quan về thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình. Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, ban ngành của tỉnh nhằm phục vụ cho công tác hoạch định chính sách thúc đẩy du lịch phát triển trong những năm tới. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương, 6 tiết. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua. Chương 3: Phương hướng và những giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. References 1. Ngọc Bảo (2006), “Khu Tam Cốc - Bích Động: Thành công nhờ mô hình mới”, Tạp chí du lịch Việt Nam, (16), tr.3. 2. Nguyễn Huy Cảnh (2006), Phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Quảng Ninh, luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Trần Mạnh Chi (2007), Giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luận văn thạc sỹ Kinh doanh và Quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 4. Cục Thống kê Ninh Bình (2009), Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2008. 5. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV, Ninh Bình. 9. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, Ninh Bình. 10. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX, Ninh Bình. 2010. 11. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb. Lao động, Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 14. PTS. Trịnh Quang Hảo (2006), Nghiên cứu thử phương tiện vận tải thuỷ đưa đón khách tham quan du lịch tại các điểm du lịch Ninh Bình, Đề tài khoa học, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Ninh Bình. 15. PTS. Trịnh Quang Hảo (2008), Nghiên cứu quy định tạm thời quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Đề tài khoa học, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Ninh Bình. 16. Nguyễn Thị Hoá (1997), Kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế tiềm năng và phương hướng phát triển, luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 17. Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2004), Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ đô và phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 18. Lê Thị Lan Hương (2002), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch và dịch vụ du lịch chất lượng cao, trình độ cao phục vụ hội nhập quốc tế, đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, Thành phố Hà Nội. 19. Huỳnh Vĩnh Lạc (2005), Khai thác tiềm năng du lịch Đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 20. Trần Thị Thúy Lan, Nguyễn Đình Quang (2006), Giáo trình Tổng quan về du lịch, Nxb. Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở Thanh Hoá - thực trạng và giải pháp phát triển, luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 22. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật du lịch. 24. Rober thanguar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 25. Nguyễn Bích San (2000), Cẩm nang hướng dẫn du lịch, tập I, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 26. Sở Du lịch Ninh Bình (2001), Báo cáo chiến lược phát triển du lịch Ninh Bình 2001- 2010. 27. Sở Du lịch Ninh Bình (2004), Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Ninh Bình giai đoạn 1995- 2004. 28. Sở Du lịch Ninh Bình (2005), Báo cáo tổng kết tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch trên địa bàn tỉnh. 29. Sở Du lịch Ninh Bình (2006), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007 - 2015 và tầm nhìn đến 2020. 30. Sở Du lịch Ninh Bình (2006), Cẩm nang du lịch Ninh Bình. 31. Sở Du lịch Ninh Bình (2006), Dự án phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010. 32. Sở Du lịch Ninh Bình (2006), Báo cáo tóm tắt dự án bổ sung quy hoạch khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 33. Sở Du lịch Ninh Bình (2006), “Thông tin du lịch Ninh Bình”, Báo Thông tin di sản, (01) 34. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Ninh Bình (2008), Toàn dân tìm hiểu về du lịch. 35. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Ninh Bình (2008), Báo cáo tổng kết công tác văn hoá thể thao du lịch Ninh Bình năm 2008, phương hướng và nhiệm vụ năm 2009. 36. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Ninh Bình (2009), Báo cáo tổng kết công tác văn hoá thể thao và du lịch Ninh Bình năm 2009, phương hướng và nhiệm vụ năm 2010. 37. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Ninh Bình (2009), Báo cáo chiến lược phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2001 - 2010. 38. Vũ Trung Tạng (2004), Đất ngập nước Vân Long - Đa dạng sinh học vấn đề khai thác và quản lý cho phát triển bền vững, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 39. Võ Thị Thắng (2005), “Phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản, tr.78. 40. Tỉnh uỷ Ninh Bình (2009), Nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 41. Tổng cục Du lịch (2006), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành của ngành du lịch Việt Nam. 42. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2005), Nghị quyết số 1806/2005/QĐ-UBND về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở du lịch Ninh Bình. 43. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2009), Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 15 - NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 44. Lê Thị Vân (2006), Giáo trình văn hóa du lịch, Nxb. Hà Nội. 45. Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch (2005), Dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình (1995 - 2010), Ninh Bình. 46. Website của du lịch Ninh Bình (www.ninhbinhtourism) - CPCC, 1999. Báo cáo Cúc Phương, tháng 9-10,1999. Cúc Phương: Bản tin dự án bảo tồn Cúc Phương, tập 2, (5). 47. Website của du lịch Việt Nam (www.dulichvietnam.com.vn). . triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007 - 2015 và tầm nhìn đến 2020. 30. Sở Du lịch Ninh Bình (2006), Cẩm nang du lịch Ninh Bình. 31. Sở Du lịch Ninh Bình (2006), Dự án phát triển du lịch Ninh. lịch, phát triển du lịch. - Đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua. - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. về du lịch và dịch vụ du lịch, phát triển du lịch. Đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua. Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển du lịch trên địa

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan