Tiêu thụ nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam

7 544 7
Tiêu thụ nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiêu thụ nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Nguyễn Hoài Thu Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Huy Đường Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Nghiên cứu khai quát về đặc điểm của hàng hóa nông sản và các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông sản như số lượng, chất lượng, giá thành nông sản phẩm, tonà cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của nhà nước trong lĩnh vực này. Nêu kinh nghiệm sản xuất, xuất khẩu nông sản của các nước là Inđônêsia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, rút ra bài học cho Việt Nam trong phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản. Tập trung khảo sát thực trạng tiêu thụ nông sản của nước ta trong thời gian qua. Phân tích những chuyển biến tích cực của việc tiêu thụ nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế, những hạn chế của thị trường tiêu thụ nông sản, nổi cộm là vấn đề giá cả và thị trường tiêu thụ thường xuyên biến động, không ổn định. Khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam ở thị trường nội địa, khu vực và thế giới đều thấp. Việc khai thác và tổ chức quản lý thị trường chưa tốt, thương nghiệp nhà nước chưa giữ vai trò tổ chức và định hướng thị trường. Từ đó, đưa ra một số định hướng và các nhóm giải pháp chủ yếu: nhóm giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản; về hệ thống lưu thông phân phối, marketing hàng nông sản; về quản lý vĩ mô của nhà nước đối với thị trường tiêu thụ hàng nông sản Việt Nam thời gian tới Keywords: Hội nhập kinh tế quốc tế; Nông nghiệp; Nông sản; Xuất khẩu nông sản Content MỞ ĐẦU Việt Nam cho đến nay về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp với 80% dân số và 75% lực lượng lao động của cả nước sinh sống bằng nghề nông. Sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cả nền kinh tế, tới an ninh lương thực quốc gia và sự ổn định chính trị - xã hội của Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, ngành sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã thu được những thành tựu khá ngoạn mục: đáp ứng được đầy đủ nhu cầu trong nước và cung cấp nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng ngày càng tăng, thu về một lượng ngoại tệ không nhỏ, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Tuy nhiên, nền sản xuất nông sản hàng hóa của Việt Nam hiện nay vẫn đang ở trình độ thấp và phát triển thiếu ổn định. Lượng nông sản hàng hóa tuy chưa nhiều và chưa đa dạng nhưng hiện tượng ứ đọng sản phẩm, ách tắc trong khâu lưu thông thường xuyên diễn ra giá cả hàng nông sản lên xuống thất thường. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống của hàng chục triệu hộ nông dân, tới sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và tới cả nền kinh tế. Do vậy, vấn đề giải quyết “đầu ra” cho các nông sản hàng hóa là vấn đề cấp bách, được bàn thảo thường xuyên tại các cuộc họp, hội nghị của Đảng và Chính phủ. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan phải dỡ bỏ, Việt Nam phải mở cửa thị trường cho hàng nông sản của các nước trong khu vực và các nước trên toàn thế giới, hàng nông sản của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt không chỉ ở thị trường khu vực, thị trường thế giới mà ngay tại thị trường nội địa. Mở rộng và phát triển thị trường “đầu ra” cho các hàng nông sản luôn là vấn đề khó giải quyết ngay cả đối với các nước có nền nông nghiệp phát triển. Chính vì vậy, luận văn với đề tài: “Tiêu thụ nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” được tác giả chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ. 1. Tình hình nghiên cứu Tiêu thụ nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế là một bộ phận rất quan trọng nhằm phát triển nền nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung trong tiến trình toàn cầu hóa của Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu đã khai thác vấn đề hàng nông sản, tiêu thụ hàng nông sản dưới nhiều góc độ khác nhau, với các công trình nghiên cứu cụ thể sau: - Hoàng Thịnh Lâm (2004), Để phát triển tiêu thụ rau quả, Thương mại. - Nguyễn Thiện Luân- Phùng Hữu Hào (2001), Vai trò của công nghiệp chế biến nông sản trong phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010, Nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Phan Huy Đường (2006), Tiêu thụ nông sản ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Sách chuyên khảo - Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, NXB CTQG Ngoài ra còn có một số bài đăng tải trên các tạp chí, các trang web chuyên ngành và các trang web thời sự đề cập đến tình hình và chính sách nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Song những công trình trên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và cập nhật được thực trạng tiêu thụ nông sản của Việt Nam sau những tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do đó đề tài “Tiêu thụ nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” hy vọng sẽ là một công trình nghiên cứu hệ thống, toàn diện và cập nhật về tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. 2. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn của tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam, luận văn tập trung phân tích thực trạng tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, đi sâu vào phân tích những nhân tố tác động đến thực trạng tiêu thụ nông sản của Việt Nam, từ đó luận văn đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm tăng cường việc tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: thực trạng tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của toàn cầu hóa đến hoạt động tiêu thụ nông sản của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 5. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn được nghiên cứu bằng việc sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp chặt chẽ với phương pháp khái quát hóa, trìu tượng hóa và cụ thể hóa trong quá trình phân tích. Các phương pháp cụ thể sử dụng là: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh, logic lịch sử. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn có những đóng góp sau đây: - Làm rõ thực trạng tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Phân tích các điểm mạnh của tiêu thụ nông sản của Việt Nam đồng thời nêu rõ các nguyên nhân làm cho việc tiêu thụ nông sản của Việt Nam còn yếu trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Đề xuất một số khuyên nghị nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tiêu thụ hàng nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2. Thực trạng tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong thời gian qua Chương 3. Quan điểm và giải pháp để đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. References 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Kim Quốc Chính (2001), Dự báo khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam thời ký 2001- 2010, Nghiên cứu kinh tế. 3. Nguyễn Sinh Cúc (2002), Sản xuất và xuất khẩu cà phê. Thực trạng và giải pháp, Con số và sự kiện. 4. Trần Thúy Hà (2002), Năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Những vấn đề kinh tế thế giới. 5. Trần Đức Hạnh (2003), Phát triển thương mại điện tử để tăng trưởng kinh tế, Phát triển kinh tế. 6. V.I. Lênin (1974), Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga”, Toàn tập, tập 3, NXB Tiến bộ, Matxcova. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. “Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010. QĐ 311/TTg ngày 20/3/2003”, Công báo, 25(0680), ngày 22/4. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Trung ương 12 BCT (khóa VII) Về tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hoàng Thị Ngọc Loan (2000), Một số vấn đề về thị trường tiêu thụ nông sản ở miền Đông Nam Bộ, Khoa học chính trị. 11. Trịnh Thị ái Hoa (2000), Chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện CTQG HCM, Hà Nội. 12. Vũ Trọng Khải (2001), Lợi thế và các bất lợi thế của nông sản Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại, Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 13. Nguyễn Hữu Khải (2003), Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới và định hướng của Việt Nam, Những vấn đề kinh tế thế giới. 14. Lê Thị ái Lâm (2003), Chất lượng tăng trưởng ở Malaysia, Những vẫn đề kinh tế thế giới. 15. Hoàng Thịnh Lâm (2004), Để phát triển tiêu thụ rau quả, Thương mại. 16. Phạm Văn Linh (2002), Chủ động hội nhập kinh tế với việc đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta giai đoạn 2001-2010, Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 17. Nguyễn Thiện Luân- Phùng Hữu Hào (2001), Vai trò của công nghiệp chế biến nông sản trong phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010, Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 18. Nguyễn Hồng Nhung (2003), Nhìn lại quá trình phát triển thị trường ở Thái Lan, Những vấn đề kinh tế thế giới. 19. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam đến năm 2010, Bộ nông nghiệp và PTNT. 19. Phan Huy Đường (2006), Tiêu thụ nông sản ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Sách chuyên khảo. 20. Dự báo thị trường thế giới đầu thế kỷ 21 của một số nông sản phẩm, Bộ nông nghiệp và PTNT 21. Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Thương mại- Hà Nội, 2005 22. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB CTQG, 4/2002 23. WTO và ngành nông nghiệp Việt Nam (2005), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 24. Lương Xuân Quý (2006), Giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, NXB ĐHKTQD. 25. Trịnh Thị ái Hoa (2007), Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, NXB CTQG 26. Nguyễn Văn Tiêm (2005), Gắn bó cùng nông nghiệp- nông thôn- nông dân trong đổi mới . 27. www.mofa.gov.vn 28 www.rauhoaquavietnam.vn 29 vietbao.vn/Kinh-te/Nam-2008-kim-ngach-xuat-khau-cua-Viet-Nam 30 www.vicofa.org.vn 31 www.khoahoc.com.vn 32 nongnghiep.vn/baonongnghiep . tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Phân tích các điểm mạnh của tiêu thụ nông sản của Việt Nam đồng thời nêu rõ các nguyên nhân làm cho việc tiêu thụ nông sản của. nghiên cứu của luận văn: thực trạng tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của toàn cầu hóa đến hoạt động tiêu thụ nông sản của Việt Nam. Phạm. sở lý luận và thực tiễn của tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam, luận văn tập trung phân tích thực trạng tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, đi sâu vào phân tích

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan