Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quận hà đông

13 471 3
Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quận hà đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức Quận Hà Đông Lê Xuân Hoàn Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: TS. Trần Đức Hiệp Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá một cách chính xác, thực trạng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong quận Hà Đông trong 10 năm qua. Đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng công chức trong Quận Hà Đông từ nay đến năm 2020. Keywords. Chất lượng đào tạo; Công chức; Kinh tế lao động; Hà Đông Content Phần mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, cùng với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế, nước ta đang từng bước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển. Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của thời đại và để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trên, nước ta phải có một nguồn nhân lực dồi dào, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, nhất là đối với đội ngũ công chức nhà nước bởi đây là nguồn lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay đội ngũ công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ hiện nay, Việt Nam cần phải thường xuyên quan tâm, tăng cường công tác đào đạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức từ Trung ương đến địa phương. Quận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội được thành lập trên cơ sở toàn bộ 4.791,74 ha diện tích tự nhiên, 198.687 nhân khẩu với 17 đơn vị hành chính trực thuộc. Trong những năm qua, công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là đội ngũ công chức được chú trọng quan tâm. Quận thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, các lớp đào tạo nghiệp vụ sau thi tuyển đối với các cán bộ công chức mới, tạo điều kiện, quan tâm cử cán bộ công chức đi học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của quận Hà Đông vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế nhất định về cách thức đào tạo, chương trình, nội dung, sự trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình dạy và học còn thiếu, việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng và thiết thực đối với người học. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của quá trình xây dựng và phát triển quận Hà Đông như hiện nay, tác giả chọn đề tài: “Hoạt động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức quận Hà Đông – thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ. Qua đây, tác giả muốn làm rõ thực trạng và đưa ra định hướng giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quận Hà Đông, từ đó có thể góp phần xây dựng quận theo hướng phát triển nhanh và phát triển mạnh. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Bàn về vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ công chức nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. - Nhóm đề tài về những yêu cầu đối với đối với đội ngũ công chức: Con người và nguồn lực con người trong phát triển của Trung tâm khoa học xã hội nhân văn quốc gia, Hà nội, 1995. Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tiến sĩ Vũ Bá Thể, Nxb Lao động - xã hội, H, 2005. Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam của Tiến sĩ Đoàn Văn Khái, Nxb Lý luận Chính trị, Hà nội, 2005. Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta của Tiến sĩ Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm, Hà nội, 1998. - Nhóm đề tài về nội dung, phương pháp, cách thức xây dựng đội ngũ công chức: Trần Huy Sáng “Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ngoại thành (qua thực tế các huyện ngoại thành Hà Nội)", Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999. Cầm Bá Tiến “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. Qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của quận Hà Đông trong giai đoạn hiện nay vẫn chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quận Hà Đông” có ý nghĩa và thực sự cấp thiết trong giai đoạn hiện nay đối với quận Hà Đông. 3. Mục đích và nhiệm vụ: 3.1. Mục đích : Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức quận Hà Đông trong thời gian gần đây, đề tài hướng tới việc đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quận Hà Đông nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ : Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Hai là, đánh giá đúng thực trạng đào tạo, bồi dưỡng công chức ở quận Hà Đông trong 10 năm qua. Ba là, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức tại quận Hà Đông từ nay đến năm 2020. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ở Quận Hà Đông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở địa bàn quận Hà Đông – Hà Nội, thời gian từ năm 2006 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung và cán bộ công chức nói riêng. Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học kinh tế chính trị như phương pháp phân tích-tổng hợp, lôgíc-lịch sử…, luận văn còn chú trọng sử dụng các phương pháp: - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp chuyên gia 6. Dự kiến đóng góp của luận văn: - Phân tích làm rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp quận. - Đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở quận Hà Đông trong 10 năm qua. - Trên cơ sở đó đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức ở quận Hà Đông đến năm 2020. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài chia làm 3 chương: Chương 1: Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức. Chương 2: Thực trạng hoạt động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức ở quận Hà Đông. Chương 3: Mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quận Hà Đông đến năm 2020. Chƣơng 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BỒI DƢỠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC 1.1. Khái quát về hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực 1.1.1. Quan niệm và nội dung quá trình phát triển nguồn nhân lực 1.1.1.1. Các quan niệm về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp quốc, Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức năng lực, toàn bộ cuộc sống của con người hiện có, thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng . Theo Từ điển thuật ngữ của Pháp, nguồn nhân lực xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và mong muốn có việc làm. Như vậy theo quan điểm này thì những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không muốn có việc làm thì không được xếp vào nguồn nhân lực xã hội. Đại từ điển kinh tế thị trường, nguồn nhân lực là nhân khẩu có năng lực lao động tất yếu, thích ứng được với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhân lực là chỉ tổng nhân khẩu xã hội, là nguồn tài nguyên. [8, 1064]. Từ những quan điểm trên có thể thấy rằng NNL được đề cập như một nguồn vốn tổng hợp với hệ thống các yếu tố hợp thành: Sức lực và trí tuệ, số lượng cùng với các đặc trưng về chất lượng lao động như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm nghề nghiệp, thái độ và phong cách làm việc…, ở đây nhân tố con người được xem xét với tư cách là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là một nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội. Con người - NNL là vốn của mọi nguồn vốn khác. Chất lượng NNL là tình trạng sức khoẻ, văn hoá, đạo đức tư tưởng, kỹ năng lao động của người có năng lực lao động. Một số chỉ tiêu thường dùng để đánh giá chất lượng NNL như: sức khoẻ, thống kê bệnh tật, tỷ lệ bệnh tật; trình độ học vấn; trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng lao động; cơ cấu NNL; tỷ lệ phạm tội của một nước. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng NNL: thể chất, di truyền trí tuệ; tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục; mức sống và tình trạng dinh dưỡng; đời sống tinh thần, văn hoá và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Chất lượng NNL là một bộ phận cấu thành quan trọng của tình hình quốc gia, đóng vai trò to lớn trong việc tạo ra của cải vật chất, là điểm xuất phát và chỗ dựa của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 1.1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực: Quan niệm và nội dung Phát triển NNL là quá trình gia tăng, biến đổi đáng kể về chất lượng của nguồn nhân lực và sự biến đổi này được biểu hiện ở việc nâng cao năng lực và động cơ của người lao động. Nâng cao chất lượng NNL là quá trình tạo lập và phát triển năng lực toàn diện của con người vì sự tiến bộ kinh tế, xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người; nó là kết quả tổng hợp của cả 03 bộ phận cấu thành gồm: Giáo dục, Đào tạo và Phát triển. 1.1.2. Đào đạo phát triển nguồn nhân lực: Quy trình và các tiêu chí đánh giá cơ bản * Quy trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Quy trình đào tạo gồm các bước: Xác định nhu cầu đào tạo Xác định mục tiêu đào tạo Lựa chọn đối tượng đào tạo Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo Dự tính chi phí đào tạo Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo * Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực Thứ nhất, nhóm tiêu chí đánh giá năng lực trình độ của nhân lực Thứ hai, nhóm tiêu chí đánh giá về khả năng nhận thức và mức độ sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi công việc của người lao động ở hiện tại và tương lai. Thứ ba, nhóm tiêu chí thể hiện mức độ đảm nhận công việc của người lao động. 1.1.3. Vai trò của hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực 1.1.3.1 Vai trò của đào tạo phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt xã hội, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề sống còn của một đất nước, quyết định sự phát triển của xã hội và là một trong những giải pháp để chống lại thất nghiệp. Nguồn lực con người không chỉ có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế mà còn đóng vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế. 1.1.3.2. Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp - Về phía doanh nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là để đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức. - Đào tạo giúp thu hút nguồn nhân lực tiềm năng. - Đào tạo giúp bù đắp sự thiếu hụt về nhân lực. - Đào tạo giúp nâng cấp nguồn nhân lực hiện có 1.2. Những vấn đề chung về công chức 1.2.1. Khái niệm và tiêu chuẩn để xác định công chức 1.2.1.1. Khái niệm công chức Công chức là một thuật ngữ được dùng từ rất sớm trong quản lý nhà nước ở nước ta. Trong Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành về qui chế công chức đã qui định rõ “nghĩa vụ, quyền lợi của công chức cùng các thể lệ về tổ chức, quản trị và sử dụng các ngạch công chức trong toàn quốc”. Ngày 13/11/2008, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII, đã thông qua Luật cán bộ, công chức. Đây là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước đến nay (luật) và cắt nghĩa được rõ ràng hơn về các khái niệm cán bộ, công chức. Tại Điều 4 của Luật quy định: “Khoản 1: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Khoản 2: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Khoản 3: Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, phó Bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; Công chức cấp xã là công dân Việt Nam dược tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[28]. 1.2.1.2. Tiêu chuẩn để xác định công chức Thứ nhất, phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn và chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động. Thứ hai, xây dựng tiêu chuẩn công chức phải xuất phát từ yêu cầu xây dựng tổ chức, phát huy vai trò, sức mạnh của tổ chức trong hệ thống chính trị. Thứ ba, xây dựng tiêu chuẩn công chức phải xuất phát từ giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, từ đạo lý Việt nam, vì nó là nhân tố bên trong của sự phát triển. Thứ tư, phải xuất phát từ yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới. Thứ năm, xây dựng tiêu chuẩn công chức phải giải quyết một cách khoa học giữa định tính và định lượng, giữa trước mắt và lâu dài phù hợp với thực tế Việt nam. 1.2.2. Đặc điểm công chức - Công chức là những người được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong các công sở của Nhà nước. - Công chức là những người đã có vị thế xã hội - Công chức có nhiều kinh nghiệm sống được tích luỹ tuỳ theo lĩnh vực mà họ hoạt động. 1.2.3. Các loại hình công chức Một là: Công chức lãnh đạo, quản lý Hai là: Công chức chuyên môn Ba là: Nhân viên giúp việc 1.2.4. Yêu cầu đối với công chức 1.2.4.1. Yêu cầu về năng lực của cán bộ, công chức 1.2.4.3. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức. 1.3. Hoạt động đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ công chức 1.3.1. Quan niệm về đào tạo, bồi dưỡng công chức Đào tạo, bồi dưỡng công chức là quá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ dưới các hình thức khác nhau cho công chức phù hợp với yêu cầu giải quyết có chất lượng công việc được Nhà nước giao, do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức thực hiện. 1.3.2. Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ĐTBD CB, CC nhà nước giữ vai trò trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính nhà nước. 1.3.3. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng CB, CC - Cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong đợn vị sự nghiệp công lập; - Đại biểu HĐND các cấp; CB, CC xã, phường, thị trấn; Cán bộ không chuyên trách cấp xã; - Cán bộ thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ chức dân phố ở phường, thị trấn; - Luật sư, cán bộ quản lý doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng. 1.3.4. Mục tiêu và nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng công chức 1.3.4.1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng 1.3.4.2. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng 1.3.5. Nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng 1.3.5.1. Nội dung đào tạo - ĐTBD về hành chính nhà nước - ĐT,BD về quản lý nhà nước cho một nền kinh tế chuyển đổi . - ĐTBD cho mục tiêu phát triển. - ĐTBD cho mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính. - ĐTBD cho mục tiêu quản lý nguồn nhân lực. 1.3.5.2. Hình thức đào tạo - Chính quy - Dài hạn - Tại chức - Đào tạo từ xa và tự đào tạo - Đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài 1.3.6. Các nguồn lực và kết quả đào tạo, bồi dưỡng. Để công tác ĐTBD CB,CC đạt kết quả cao thì nguồn lực đào tạo đóng vai trò quan trọng ngòai những điều kiện khách quan về môi trường và bản thân người cán bộ. Thời gian qua, công tác ĐTBD CB,CC được quan tâm và không ngừng được đổi mới, những nguồn lực cho công tác này không ngừng được bổ sung, nâng cao và có những bước phát triển đáng khích lệ. 1.4. Kinh nghiệm đào tạo đội ngũ cán bộ công chức tại một số địa phƣơng trong nƣớc 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức đã được Thành uỷ, chính quyền Thành phố quan tâm đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Bên cạnh những thành tích đạt được trong đào tạo, bồi dưỡng công chức theo chỉ đạo, quy định, hướng dẫn của Trung ương về đối tượng, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng, Thành phố đã có một số chính sách, cách làm sáng tạo. 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh Đồng thời với việc thực hiện hoàn thành các mục tiêu chủ yếu đào tạo, bồi dưỡng công chức theo chính sách chung của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2871/2004/QĐ- UB ngày 19/8/2004 quy định về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nhân tài. Trong chính sách khuyến khích của tỉnh Quảng Ninh đã quy định về đối tượng hưởng chính sách mà đa số là cán bộ, công chức đang công tác và thu hút nhân tài đến làm việc tại Tỉnh; các bậc, lĩnh vực đào tạo được khuyến khích và hỗ trợ kinh phí đào tạo. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BỒI DƢỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC Ở QUẬN HÀ ĐÔNG 2.1. Khái quát về đội ngũ cán bộ công chức và chính sách đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức quận Hà Đông từ năm 2006 đến nay. 2.1.1 Giới thiệu chung về quận Hà Đông Hà Đông cách trung tâm thành phố Hà Nội 11 km có vị trí như là cửa ngõ phía tây của Thủ Đô, địa giới chạy dọc theo Quốc lộ 6, có diện tích tự nhiên là 47,91 km2, dân số là 198.687 người, gồm 17 phường. Ngày 1 tháng 8 năm 2008 cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội .Ngày 8 / 5 /2009 Chính Phủ Việt Nam ra Nghị quyết thành lập quận Hà Đông thuộc thủ đô Hà Nội. 2.1.2 Khái quát về đội ngũ công chức quận Hà Đông 2.1.2.1. Số lượng đội ngũ CB, CC của UBND quận Hà Đông *Khối Hành chính gồm có 132 CB, CC; những người hoạt động QLNN là 73 CB, CC: *CB, CC khối sự nhiệp gồm có 118 CB, CC; trong đó số người làm công tác QLNN là 15 CB, CC: 2.1.2.2. Chất lượng đội ngũ CB, CC UBND quận Hà Đông * Về trình độ chuyên môn của CB, CC CB, CC có trình độ Đại hoc chiếm 77,3% số CB, CC trong khối. * Về trình độ lý luận chính trị của CB, CC Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CB, CC ở mức khá nhưng vẫn còn gần 60% số CB, CC chưa được ĐT,BD về lý luận chính trị. Đây là vấn đề lớn cần được quan tâm, đòi hỏi công tác ĐT,BD cán bộ của UBND quận cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa. * Về trình độ tin học của CB, CC Trình độ tin học chiếm tỷ lệ chưa cao trong đó khối Hành chính có 1 người ở trình độ Đại học, 3 người trình độ C. Số CB, CC có trình độ từ chứng chỉ A trở lên chiếm hơn 65% còn khối Sự nghiệp số CB, CC có từ chứng chỉ A trở lên là hơn 53%. *Về trình độ ngoại ngữ Trình độ ngoai ngữ của CB, CC và số người có chứng chỉ trở lên là ở mức trung bình khá, khối Hành chính chiếm hơn 73%, nhưng trong đó số người có trình độ Đại học chỉ có 3,8%, số CB, CC trong khối Sự nghiệp chiếm gần 53% nhưng số người có trình độ Đai học chỉ có 1 người chiếm 0,84%. 2.2 Thực trạng hoạt động đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức quận Hà Đông giai đoạn 2006- 2011 2.2.1 Mục tiêu và đối tượng đào tạo,bồi dưỡng * Mục tiêu đào tạo bồi dưỡng Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức quận, phường là nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức quận và phường có bản lĩnh chính trị, năng lực thực tiễn, có phẩm chất và đạo đức cách mạng trong sang, tác phong làm việc khoa học, hiệu quả. Đảm bảo có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị có kiến thức phù hợp với nhiệm vụ công tác. * Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng Đối tượng cử đi ĐTBD là đội ngũ CB, CC, VC đang làm việc tại các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Cụ thể: Cán bộ lãnh đạo quản lý, công chức hành chính (chuyên viên cao cấp; chuyên viên chính; cán sự; công chức dự bị), viên chức sự nghiệp (giáo dục, khoa học; y tế; văn hóa, khác). 2.2.2 Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng Tham gia lớp ĐTBD tập trung; Tham gia học tai chức, văn bằng hai tại các Trường Đại học, Cao đẳng; 2.2.3 Nội dung hoạt động đào tạo, bồi dưỡng - ĐTBD về lý luận chính trị. - ĐTBD kiến thức về QLNN. - ĐTBD về kiến thức chuyên môn. - Bồi dưỡng tin học. 2.2.4. Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng Số CB, CC được ĐT,BD về kỹ năng nghiệp vụ trong giai đoạn 2006 – 2011 là khá cao; ĐTBD được 4280 trường hợp, lớp kỹ năng lãnh đạo quản lý ĐTBD được 181 trường hợp, còn về ĐTBD trình độ ngoại ngữ là 209 trường hợp và tin học là 1033 trường hợp. 2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức quận Hà Đông 2.3.1 Thành tựu và nguyên nhân * Những mặt đạt được Đối với công chức Hành chinh: Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn về lý luận chính trị đat 100%, QLNN đạt 94,5%, chuyên môn đạt 98,5% (tăng tiêu chuẩn về chuyên môn và QLNN của ngạch chuyên viên và chuyên viên chính), tỷ lệ trình độ chuyên môn còn thấp nhưng tăng hơn năm 2005 khoảng 30% Tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ thạch sỹ và đang học thạc sỹ tăng cao: hiện quận có 1 Tiến sỹ, khoảng 30 Thạc sỹ hoặc đang đi đào tạo để lấy bằng Thạc sỹ chủ yếu các chuyên ngành về quản lý đô thị, quản lý Hành chính công, luật. Cán bộ chuyên trách và công chức đạt tiêu chuẩn quy định chung khoảng 75%, tỷ lệ tuy chưa cao nhưng so với năm 2005 tăng khoảng 35%. * Nguyên nhân những kết quả đạt được Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Quận ủy, UBND quận trong việc xây dựng, triển khai, thực hiện kế hoạch ĐTBD CB, CC và đầu tư kinh phí thỏa đáng cho công tác ĐTBD CB, CC. CB, CC có ý thức tự giác. CB, CC trong cơ quan đã thực hiện học tập theo đúng yêu cầu ngạch bậc, của chức danh, trực tiếp phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ và công vụ được giao, đồng thời có ý thức học tập, tự nghiên cứu về cả chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị. Làm tốt công tác tuyển dụng và đánh giá CB, CC. 2.3.2 Một số vấn đề đặt ra và nguyên nhân * Một số vấn đề đặt ra Nhận thức của các cơ quan sử dụng cán bộ, công chức trong Quận và bản thân đội ngũ cán bộ, công chức về vai trò của việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa có sự thống nhất. Chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ, công chức trong quá trình đào tạo và sau khi được đào tạo và bồi dưỡng đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn chưa thoả đáng để khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng học tập, nâng cao trình độ. Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo đã có nhiều cải tiến. Các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng đã tiến hành đổi mới cơ cấu kiến thức và nội dung đào tạo để đảm bảo sự phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên trong cơ cấu, nội dung và phương thức đào tạo vẫn còn có những tồn tại mà chúng ta cần phải tập trung giải quyết ngay. * Nguyên nhân Do nội dung của một số chương trình, giáo trình còn thiếu, chưa có sự thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Công tác quy hoạch CB, CC đã sâu sát nhưng chưa thể giải quyết được tồn tại của những năm trước đây. Việc phân cấp chưa cao cho việc mở cửa các lớp chuyên môn, nghiệp vụ dài ngày cho cấp quận, đã là lực cản nhu cầu đạo tạo của quận và nhu cầu học tập bồi dưỡng của CB, CC. Một số đơn vị trực thuộc quận còn chưa quan tâm đúng mức công tác quy hoạch, ĐTBD; chưa quan tâm cho công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ nguồn. Chƣơng 3 MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẬN HÀ ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020 3.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ công chức 3.1.1. Mục tiêu Mục tiêu chung là tạo bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao năng lực, chất lượng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ CB, CC chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực xây dựng và vận hành hệ thống chính trị hiệu quả. 3.1.2. Phương hướng * Đến năm 2015: 100% CB, CC các cấp được đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm vào ngạch, vào vị trí lãnh đạo, quản lý; khoảng 70-80% CB, CC thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm. * Đến năm 2020: - Có 8% CB, CC Quận có trình độ đào tạo sau đại học. - Đối với CB, CC cấp xã, phường: 100% CB, CC cấp xã, phường có trình độ trung cấp lý luận chính trị. 90% CB, CC cấp xã, phường có trình độ đại học chuyên môn. - Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm và việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm theo vị trí việc làm trở thành nề nếp và là một chuẩn mực của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. - Có được hệ thống tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hoàn chỉnh, năng động, hiệu quả. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức quận Hà đông 3.2.1. Nâng cao nhận thức về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức - Quán triệt và nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đề cao tinh thần học tập và tự học tập suốt đời của cán bộ, công chức. - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là giải pháp cụ thể, khả thi và quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. - Thống nhất trong nhận thức, trong chỉ đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 3.2.2. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp đối tượng người học Thứ nhất, đổi mới nội dung chương trình giáo dục lý luận chính trị Thứ hai, đối với phương pháp giảng dạy lý luận chính trị Thứ ba, đối với phương pháp giảng dạy kỹ năng, nghiệp vụ công tác Thứ tư, kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng 3.2.3. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đồng bộ với việc đổi mới công tác tổ chức cán bộ Một là, cần xác định biên chế cán bộ, công chức trong từng giai đoạn: năm 2010 đến năm 2015 và 2020. Hai là, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý dự nguồn, cần căn cứ tiêu chuẩn và từng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. Ba là, phải chọn cử đúng cán bộ, công chức thuộc diện quy hoạch đi đào tạo đây là tiền đề quan trọng hàng đầu. 3.2.4. Đổi mới cơ chế tài chính, huy động các nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Đầu tư trực tiếp từ ngân sách để củng cố cơ sở vật chất, hiện đại hoá trang thiết bị dạy và học cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc Quận quản lý. - Thu hút và đa dạng hoá nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng. - Đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng phù hợp với tình hình phát triển của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 3.2.5. Tăng cường liên kết, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Thứ nhất, tăng cường liên kết và tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nước. Thứ hai, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. KẾT LUẬN Đào tạo, bồi dưỡng có tầm quan trọng đến nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức. Bởi vì, muốn có đội ngũ cán bộ công chức đủ phẩm chất và năng lực, đủ tiêu chuẩn đức - tải phải tăng cường hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng một cách nghiêm túc, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp đổi mới và những yêu cầu của giai đoạn hiện nay. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng ở quận Hà Đông hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trong giai đoạn cách mạng mới. Qua đánh giá chất lượng công tác này cho thấy, ngoài những mặt cơ bản đạt được còn tồn tại khuyết điểm, vướng mắc trong kế hoạch, thực hiện kế hoạch đào tạo, nội dung, chương trình, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và nhu cầu lợi ích của cán bộ, công chức Vì vậy, cùng với việc xây dựng đội ngũ CBCC vững mạnh thì phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng là một yêu cầu khách quan, thường xuyên và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của cơ quan trong giai đoạn hiện nay, phải tiến hành đồng bộ những giải pháp bao gồm: Thống nhất và nâng cao nhận thức về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tăng cường công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng CBCC, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đúng hướng. Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. References 1. Ban Tổ chức Trung ương, Phân viện Hà Nội (1998), Lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ, Tập 1,2,3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành TW (1999), Quy định số 54/QĐ-TW ngày 12/5/1999 về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng. [...]... 26 27 28 29 30 Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội (2005), Nghị quyết số 20/NQ-TU ngày 8 tháng 5 năm 2005 về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2005-2010 Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (2011), Hướng dẫn số 10/BTCCBCP-CĐT ngày 8/5/2001 về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức và cán bộ chính quyền cơ... gia, Hà Nội Hà Quang Ngọc (2000), Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hiện nay, NXB chính trị Quốc Gia, Hà Nội Những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Vũ Minh Tâm (1996), Tư tưởng triết học về con người, Nxb Giáo dục, Hà Nội Thành uỷ Hà Nội (1994), Nghị quyết 01/NQ-TU năm 1994 về công tác đào tạo, bồi dưỡng. .. đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Thành uỷ Hà Nội (2005), Chỉ thị số 35/CT-TU, ngày 04/8/2005 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô Thành uỷ Hà Nội (2005), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 01/TU về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Hồ Văn Thông (chủ biên) (2000), Kinh nghiệm khai thác các nguồn lực trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá,... hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2003), Quyết định số 28/2003/QĐ-BNV ngày 11/6/2003 về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn giảng viên quản lý nhà nước giai đoạn 2003 - 2005 Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 51/2004/QĐ-BNV ngày 22/7/2004 về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị giai... khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia Thủ tướng Chính phủ (1997), Thông tư liên tịch Số 79/TTLT ngày 19/9/1997 Hướng dẫn thực hiện Quyết định 874/TTg ngày 20/11/1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 7/5/2001 về việc phê duyệt Kế hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công. .. hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010 Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 52/2004/QĐ-BNV ngày 26/7/2004 về việc ban hành Quy chế thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2000), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010 UBND Thành phố Hà. .. Nội (2002), Quyết định số 167/2002/QĐ- UB ngày 5/12/2002 của về ưu đãi khuyến khích các nhà khoa học, chuyên gia giỏi UBND Thành phố Hà Nội (2002), Quyết định số 168/2002/ QĐ-UB ngày 5/12/2002 về đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ UBND quận Hà Đông (2012), Báo cáo chất lượng công chức, viên chức năm 2011 UBND quận Hà Đông (2012), Báo cáo kết quả ĐTBD CB, CC giai đoạn 2006 – 2011 Ủy ban Thường vụ Quốc hội... quốc gia, Hà Nội Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (1998), Nxb Thanh niên, Hà Nội Điều lệ Công đoàn Việt Nam (1989), Hà Nội Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Tô Tử Hạ (chủ biên) (2000), Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức Nhà nước, Ban Tổ chức - Cán... quốc gia, Hà Nội Thủ tướng Chính phủ (1994), Chỉ thị số 422/TTg ngày 15/8/1994 về việc tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và công chức nhà nước Thủ tướng Chính phủ (1996), Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước Thủ tướng chính phủ (1997), Chỉ thị số 206/TTg ngày 5/4/1997 về việc cử Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố... đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 - 2005 Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 - 2010 Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 về ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Thủ tướng Chính phủ (2004), . về hoạt động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức. Chương 2: Thực trạng hoạt động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức ở quận Hà Đông. Chương 3: Mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng. trạng đào tạo, bồi dưỡng công chức ở quận Hà Đông trong 10 năm qua. Ba là, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức tại quận Hà Đông. lý luận và thực tiễn về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp quận. - Đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở quận Hà Đông trong 10 năm qua. -

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan