Kế hoạch can thệp nâng cao kiến thức, thực hành VSATTP của người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn tại xã thanh giang từ 02022009 – 02072010

79 437 1
Kế hoạch can thệp nâng cao kiến thức, thực hành VSATTP của người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn tại xã thanh giang từ 02022009 – 02072010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG Nâng cao kiến thức, thực hành VSATTP của người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn tại xã Thanh giang từ 02/02/2009 – 02/07/2010 Nhóm 14: Xã Thanh giang – Thanh Miện – Hải Dương Giáo viên hướng dẫn 1. Th.S Lê Thị Kim Ánh 2. CN. Dương Viết Tuấn Nhóm sinh viên: 1. Phạm Thị Thu Lệ K4C (NT) 2. Nguyễn Thị Tuyết Minh K4C 3. Lục Huy Chung K4C 4. Đỗ Thị Uyên K4B 5. Phạm Thị Minh Tâm K4B 6. Lưu Văn Sơn K4A HÀ NỘI – Tháng 03/2009 1 LỜI CẢM ƠN Với mục đích tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc cộng đồng và làm việc trên thực tế, trường Đại học Y tế Công Cộng đã tổ chức đợt thực địa cho sinh viên năm cuối tại tuyến y tế cơ sở. Trong thời gian qua (từ 8/12/2007 đến 27/02/2008), các sinh viên thuộc nhóm 14, khoá 4 bao gồm các sinh viên: Phạm Thị Thu Lệ, Đỗ Thị Uyên, Nguyễn Thị Tuyết Minh, Phạm Thị Minh Tâm, Lưu Văn Sơn, Lục Huy Chung đã được cử xuống xã Thanh Giang- huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương. Trong thời gian thực địa, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình và có hiệu quả từ trường Đại học Y tế Công Cộng, các thầy cô giáo, trung tâm y tế dự phòng huyện Thanh Miện và đặc biệt là sự giúp đỡ của Đảng ủy, chính quyền ủy ban nhân dân xã Thanh Giang, các ban ngành đoàn thể và trạm y tế xã. Qua đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Y tế Công Cộng đã tổ chức đợt thực địa đầy ý nghĩa và bổ ích, các thầy cô giáo nhiệt tình truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức cần thiết, hướng dẫn nhiều kỹ năng làm việc ở cộng đồng. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới trung tâm y tế dự phòng huyện Thanh Miện đã giúp đỡ liên hệ việc thực địa; tới ủy ban nhân dân xã Thanh Giang và các ban ngành đoàn thể đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu địa phương và lập kế hoạch can thiệp; tới trạm y tế xã Thanh Giang đã tạo điều kiện ăn ở làm việc, trực tiếp trao đổi cung cấp thông tin và liên hệ công việc cho chúng tôi trong suốt đợt thực địa. Bản kế hoạch can thiệp này được xây dựng với hy vọng góp phần cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao sức khỏe nhân dân xã Thanh Giang. Thay mặt nhóm thực địa Nhóm trưởng Phạm Thị Thu Lệ I DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCH Bộ câu hỏi BS Bác sĩ BV Bệnh viện BYT Bộ y tế C/K Chọn/Không CB Cán bộ CTV Cộng tác viên Đ.c Đồng chí ĐTĐ Đối tượng đích ĐTN Đoàn thanh niên HA Huyết áp KPK Khám phụ khoa KTGS Kiểm tra giám sát KTL Không trả lời NSV Nhóm sinh viên TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng TYT Trạm y tế UBND Ủy ban nhân dân VĐSKUT Vấn đề sức khoẻ ưu tiên VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm VSMT Vệ sinh môi trường II MỤC LỤC PHẦN I. KẾ HOẠCH CAN THIỆP GIẢI QUYẾT MỘT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE PHỤ LỤC 18 66 TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỬ NGHIỆM THÔNG ĐIỆP CHỦ ĐẠO 66 BÀI PHÁT THANH VSATTP XÃ THANH GIANG 74 2. Không có giấy chứng nhận đã qua tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm 75 3. Nơi bày bán thực phẩm chế biến sẵn để ăn ngay mà không có tủ kính che đậy, bao gói hợp vệ sinh 75 4. Không sử dụng dụng cụ riêng để gắp, múc, chứa đựng các loại thực phẩm ăn ngay 75 5. Kinh doanh thực phẩm ăn ngay mà không đủ nguồn nước sạch cho việc làm vệ sinh dụng cụ, vệ sinh tay người bán 75 (Trích nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005) 75 III PHẦN 1: KẾ HOẠCH CAN THIỆP GIẢI QUYẾT MỘT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thông tin chung về xã Thanh Giang là một xã thuần nông, nằm phía nam huyện Thanh Miện, với diện tích đất tự nhiên là 650,49 ha trong đó có 410 ha diện tích đất canh tác. Toàn xã có 8700 dân với 2305 hộ gia đình trải rộng trên 4 thôn: Đan Giáp, Tiêu Sơn, Phù Tải 1, Phù Tải 2. Thanh Giang đã quy hoạch và xây dựng chợ trung tâm xã thành nơi buôn bán sầm uất, giữ vai trò trung tâm dịch vụ cho khu vực phía nam Thanh Miện. Theo báo cáo năm 2008 của UBND xã Thanh Giang, trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của xã luôn đạt từ 10% trở lên, với cơ cấu nông nghiệp-tiểu, thủ công nghiệp-dịch vụ đạt 51,4% - 13% - 35,6%, kinh tế phát triển theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh nghề mây tre đan truyền thống của thôn Đan Giáp, hàng loạt nghề mới cũng đang phát triển như: thêu ren, cơ khí đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 2000 lao động. Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt, số hộ giàu tăng nhanh. Thu nhập bình quân đạt trên 8 triệu đồng/người/năm. Vừa phát triển kinh tế, xã Thanh Giang vừa quan tâm chăm lo lĩnh vực văn hóa - xã hội. Hầu hết các thôn trong xã đều thành lập các câu lạc bộ sinh hoạt theo từng lứa tuổi: câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, cầu lông, múa hát, thơ ca….thu hút đông đảo nhân dân tham gia. 2. Thông tin y tế Trạm y tế xã (TYT) Thanh Giang đã đạt chuẩn quốc gia từ năm 2003 với cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Hiện tại, trạm có 5 biên chế chính thức (2 nữ hộ sinh, 1 y sĩ đa khoa, 2 y tá trung học) và 1 kỹ thuật viên gây mê đang làm hợp đồng. Trong năm qua, TYT đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác khám chữa bệnh, tiêm chủng mở rộng, phòng chống lao, phòng chống bướu cổ, sốt rét, quản lý bệnh nhân tâm thần kinh…, đặc biệt trong công tác phòng chống dịch (năm 2008, trên địa bàn xã không xảy ra một vụ dịch nghiêm trọng nào). Qua tổng kết sổ khám chữa bệnh nhóm sinh viên (NSV) đưa ra mô hình bệnh tật tại xã: Biểu đồ 1: Mô hình bệnh tật xã Thanh Giang Nguồn: Sổ khám chữa bệnh trạm y tế xã Thanh Giang 2008 Qua biểu đồ trên ta thấy các bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, hệ thần kinh, bệnh đường tiêu hóa, bệnh tim mạch là những bệnh thường gặp ở xã. Tuy nhiên theo đánh giá của cán bộ trạm y tế (CB TYT) đồng thời qua phỏng vấn nhanh cộng đồng, thì người dân thường mắc các bệnh này ở thể nhẹ, không đòi hỏi việc khám chuyên sâu nên TYT trong thời gian qua đã đáp ứng tốt công tác khám và điều trị. 1 II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE ƯU TIÊN 1. Xác định vấn đề sức khỏe còn tồn tại 1.1 Phương pháp - Hồi cứu số liệu thứ cấp (sổ sách, báo cáo của TYT, ủy ban nhân dân (UBND) xã) - Phỏng vấn nhanh cán bộ UBND xã, CB TYT, người dân tại xã - Quan sát: chợ, đường phố, trường học, nhà dân - Phương pháp động não liệt kê các vấn đề sức khỏe (VĐSK) còn tồn tại - Thảo luận nhóm, biểu quyết xác định 5 VĐSK còn tồn tại (Xem chi tiết phụ lục 1, 2, 3) 1.2 Các vấn đề sức khỏe còn tồn tại Dựa vào các phương pháp trên NSV nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại ở xã gồm: 1- Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn đạt tiêu chuẩn VSATTP thấp 6,25% (2/32 cơ sở) 2- Tỷ lệ sinh con thứ 3 tại xã có xu hướng gia tăng (5,9% năm 2007 lên 6,8% - 2008) 3- Tỷ lệ sâu răng trẻ mầm non cao (30,4%) 4- Tỷ lệ hiện mắc HIV tại xã cao 0,16% (14 trường hợp) 5- Tỷ lệ hố xí không hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn làng văn hóa sức khỏe cao (60%) - VSATTP: Hiện nay trên toàn xã có 32 cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn. (Bao gồm các cơ sở kinh doanh cơm phở, bún lòng, canh cá, lòng lợn tiết canh, giò chả trêm địa bàn xã). Các cơ sở này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong xã mà còn ở phục vụ người dân các xã lân cận. Theo đánh giá nhanh của nhóm, điều kiện vệ sinh của các cơ sở này còn nhiều yếu kém. Chính vì vậy, nguy cơ ngộ độc thực phẩm là rất lớn. Qua trao đổi với chủ tịch UBND xã cho biết: “Tỷ lệ các cơ sở không đảm bảo VSATTP cao, nó tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe người dân và đang là vấn đề mà chúng tôi rất quan tâm giải quyết”. - Sinh con thứ 3: Theo báo cáo tổng kết chương trình kế hoạch hóa gia đình: Tỷ lệ sinh con thứ 3 năm 2008 là 6,8% (tăng so với 2007 là 0,9%). Theo CB phụ trách dân số xã, nguyên nhân của sự gia tăng này là “Do sự lơi lỏng của chính sách dân số, sự không gương mẫu của một số CB trên địa bàn xã”. Hơn nữa, vấn đề này cũng đang trở thành mối quan tâm của chính quyền địa phương vì xã đang phấn đấu có làng văn hóa sức khỏe. Trong đó, một trong những tiêu chí của làng văn hoá sức khoẻ là không có người sinh con thứ 3. - Sâu răng trẻ mầm non: Trong những năm gần đây, chương trình Nha học đường ở xã hoạt động khá thường xuyên (súc miệng Flo định kỳ hàng tuần, khám răng định kỳ hàng năm), nhưng tỷ lệ sâu răng trẻ nầm non còn ở mức cao (30,4%). Theo nhận xét của CB TYT phụ trách chương trình Nha học đường thì nguyên nhân của vấn đề là do thực hành chăm sóc răng của trẻ còn thiếu sự quan tâm, nhắc nhở của gia đình. - HIV: Toàn xã có 14 trường hợp nhiễm HIV (đứng thứ 2 toàn huyện). Tuy nhiên theo nhận xét của trạm trưởng TYT thì “Trên thực tế số lượng này còn cao hơn nhiều vì đây là một vấn đề nhạy cảm nên một số trường hợp không muốn công khai tình trạng bệnh của mình”. Mặt khác theo CB TYT có nhiều đối tượng tiêm chích ma túy và đi làm ăn xa (chủ yếu là Quảng Ninh) nên có nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV. - Hố xí không hợp vệ sinh: Tỷ lệ gia đình có hố xí không hợp vệ sinh trên địa bàn xã cao (60%) so với các xã khác trong vùng (Diên Hồng 48%, Tiền Phong 45%). Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân vì đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của một số bệnh, dịch nguy hiểm: giun sán, tiêu chảy Ngoài ra, đây cũng là một trong những tiêu chí công nhận làng văn hóa sức khỏe nên được các ban ngành quan tâm. 2 2. Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên 2.1. Phương pháp - Thu thập thông tin tại cộng đồng: Quan sát, phỏng vấn sâu CB UBND xã, CB TYT, người dân. (Xem chi tiết phụ lục 4) - Từng thành viên trong nhóm chấm điểm cho từng vấn đề dựa theo quy tắc BPRS và lấy trung bình để so sánh. 2.2. Vấn đề sức khỏe ưu tiên Dựa trên những thông tin thu thập được và tiến hành chấm điểm lựa chọn ưu tiên theo quy tắc BPRS với 3 yếu tố: Yếu tố phạm vi, mức độ trầm trọng và hiệu quả can thiệp (Mức điểm cho mỗi yếu tố là từ 0 - 10). Sau khi chấm điểm NSV đã tổng hợp được kết quả như sau: Bảng chấm điểm lựa chọn vấn VĐSK ưu tiên Vấn đề Phạm vi vấn đề (A) Tính nghiêm trọng (B) Tính hiệu quả (C) (A+2B) *C Tỷ lệ sinh con thứ 3 tại xã có xu hướng gia tăng (5,9% năm 2007 lên 6,8% năm 2008 2,83 3,5 3,17 31,14 Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn đạt tiêu chuẩn VSATTP thấp 6,25% 6 4,67 6,33 97,11 Tỷ lệ hiện mắc HIV tại xã cao 0,16% (14 trường hợp) 3,67 7,33 5 91,67 Tỷ lệ hố xí không hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn làng văn hóa sức khỏe cao (60%) 7,33 3,33 4,67 65,33 Tỷ lệ sâu răng trẻ mầm non cao (30,4%) 5,5 5,33 5,33 86,22 (Giải thích cách chấm điểm-Xem chi tiết phụ lục 5) Như vậy từ kết quả chấm điểm ở trên, NSV quyết định lựa chọn vấn đề “Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn đạt tiêu chuẩn VSATTP thấp 6,25% (2/32 cơ sở)” là vấn đề sức khỏe ưu tiên cần can thiệp. III. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP 1. Tên vấn đề: Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn đạt tiêu chuẩn về VSATTP thấp 6,25% (2/32 cơ sở) 2. Các phương pháp phân tích vấn đề được áp dụng - Sử dụng kỹ thuật BUT – WHY để phân tích vấn đề - Xây dựng cây NGUYÊN NHÂN – HẬU QUẢ để tổng hợp các nguyên nhân. Từ đó, NSV xây dựng nên cây vấn đề lý thuyết dẫn đến vấn đề: Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn đạt tiêu chuẩn VSATTP thấp (Xem chi tiết phụ lục 6) - Sau khi xây dựng cây vấn đề lý thuyết, NSV tiến hành thu thập thông tin từ cộng đồng dựa vào bộ công cụ để tìm hiểu tình hình thực tế tại địa phương và xây dựng cây vấn đề thực tế: +Bộ câu hỏi tìm hiểu kiến thức, thực hành về VSATTP của người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn (Xem chi tiết phụ lục 7A, B) +Phỏng vấn sâu tìm hiều thực trạng sử dụng dịch vụ thức ăn chế biến sẵn của người dân phục vụ cho cây vấn đề thực tế (Xem chi tiết phụ lục 8) +Phỏng vấn sâu CB TYT xã về VSATTP (Xem chi tiết phụ lục 9) +Phỏng vấn sâu CB UBND xã về VSATTP (Xem chi tiết phụ lục 10) -Từ những thông tin thu thập được NSV xây dựng cây vấn đề thực tế: 3 3. Cây vấn đề thực tế: 4 Tỷ lệ cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn đạt tiêu chuẩn VSATTP thấp 6,25% (2/32 cơ sở) Thực hành VSATTP của người bán hàng kém Thiếu kinh phí nâng cao điều kiện VS của quán Người bán hàng chưa được tập huấn VSATTP Không được tiếp cận với tờ rơi, pa nô. Truyền thanh về VSATTP tại xã chưa phù hợp Điều kiện vệ sinh của các cơ sở kém Thiếu sự nhắc nhở của người dân Thói quen chế biến của người bán hàng chưa tốt Không có dụng cụ bảo vệ Ảnh hưởng của các cơ sở xung quanh Tâm lý e ngại Người dân vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ Không muốn mất một khoản tiền cho việc cấp giấy Kiểm tra giám sát không thường xuyên Kinh phí làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cao Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh Kiểm tra, giám sát, xử lý VSATTP tại xã chưa hiệu quả Thói quen sử dụng dịch vụ của người dân Ý thức giữ gìn vệ sinh quán chưa tốt Trình độ học vấn thấp Người bán hàng thiếu kiến thức về VSATTP Truyền thông về VSAT TP tại xã yếu kém Người bán hàng không quan tâm Dụng cụ bảo vệ không sẵn có tại xã Vị trí của các quán ăn chưa phù hợp 4. Phân tích vấn đề: Qua phỏng vấn sâu CB TYT, một cơ sở chế biến kinh doanh thức ăn sẵn muốn được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VSATTP cần phải qua các bước sau: Quy trình cấp giấy chứng nhận VSATTP của phòng y tế huyện Thanh Miện đang được áp dụng tại xã. Tập huấn kiến thức về VSATTP Nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận Khá m sức khỏe Thẩm định thực hành, điều kiện vệ sinh tại các cơ sở Nộp kinh phí: 350.000đ Theo sơ đồ trên, để nâng cao tỷ lệ số cơ sở đạt tiêu chuẩn VSATTP thì cần can thiệp vào 4 khâu của quy trình này. Trong đó nâng cao điều kiện vệ sinh quán ăn là rất khó khăn vì phần lớn các cơ sở tại xã chỉ là một gian hàng nhỏ, còn thiếu nhiều về điều kiện vệ sinh (nguồn nước, dụng cụ xử lý chất thải ) nên NSV nhận thấy rằng điều này nằm ngoài khả năng và nguồn lực của chương trình. Do đó, chương trình can thiệp ưu tiên vào các hoạt động nâng cao kiến thức, thực hành cho người bán hàng tại các cơ sở. Qua đó, nhóm kỳ vọng chương trình có thể là động lực khuyến khích các cơ sở này đăng ký và đạt tiêu chuẩn VSATTP do xã hoặc huyện cấp.  Tên can thiệp: Nâng cao kiến thức, thực hành VSATTP của người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn tại xã Thanh Giang từ 2/2-2/7/2009 5. Xác định các nguyên nhân gốc rễ Dựa trên việc phân tích cây vấn đề lý thuyết kết hợp với phỏng vấn sâu CB TYT, y tế thôn, CB UBND và người dân về VSATTP tại xã Thanh Giang, NSV xác định được các nguyên nhân gốc rễ: 1. Tại xã chưa có lớp tập huấn kiến thức về VSATTP cho người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn. 2. Người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn chưa được tiếp cận với tờ rơi, pa nô về VSATTP. 3. Truyền thanh về VSATTP tại xã chưa phù hợp (thời lượng và nội dung) 4. Kiểm tra, giám sát, xử lý VSATTP tại xã chưa hiệu quả 5. Dụng cụ bảo vệ cho người bán hàng không sẵn có tại xã Phân tích nguyên nhân gốc rễ - Tại xã chưa có lớp tập huấn kiến thức về VSATTP cho người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn: Qua phỏng vấn sâu CB TYT được biết: Tại xã hiện tại chưa có lớp tập huấn kiến thức về VSATTP cho người bán hàng, mà việc tập huấn này là huyện tổ chức mỗi năm một lần. Trước khi tập huấn tất cả các cơ sở kinh doanh này đều được thông báo rõ về thời gian và địa điểm nhưng việc đi xa tốn chi phí và không bắt buộc khiến họ không muốn tham gia. Khi được hỏi về nhu cầu muốn tìm hiểu thêm các thông tin về VSATTP thì hầu hết các cơ sở kinh doanh này đều mong muốn có được một lớp tập huấn tại xã và được tổ chức vào buổi chiều: “Giờ có lớp tập huấn tại xã thì cô đi ngay, cũng muốn biết thêm thông tin làm thế nào cho thực phẩm được an toàn, nhưng phải vào buổi chiều mới đi được, sáng còn bao nhiêu là việc” - Người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn chưa được tiếp cận với tờ rơi, pa nô về VSATTP: Theo nhóm quan sát và tìm hiểu, việc truyền 5 Cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VSATTP thông qua pa nô, tờ rơi về VSATTP tại xã chưa được thực hiện. Người bán hàng chỉ nhận được các thông tin này qua loa phát thanh. Theo trưởng ban văn hóa xã: “Ở đây anh chỉ sử dụng loa phát thanh, còn pa nô, áp phích hay tờ rơi thì chẳng có mà sử dụng, nếu được các em giúp cho vài cái pa nô thì các anh cảm ơn quá, xã hoàn toàn ủng hộ”. Theo kết quả điều tra ban đầu, trên 70% người bán hàng muốn tìm hiểu các thông tin về VSATTP qua tờ rơi, pa nô. - Truyền thanh về VSATTP tại xã chưa hiệu quả (thời lượng và nội dung truyền thanh): Qua trò chuyện với CB y tế thôn Đan Giáp được biết: “Hiện nay xã có truyền thanh về VSATTP nhưng chưa thường xuyên mà chủ yếu chỉ phát thanh vào những tháng cao điểm như lễ tết, trung thu, thời điểm có dịch”. Mặt khác “Nội dung các bài phát thanh chỉ nhắc nhở chung chung như ăn chín uống sôi chứ chưa cung cấp các thông tin về VSATTP cụ thể dành riêng cho người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn”. - Kiểm tra, giám sát, xử lý VSATTP tại xã chưa hiệu quả: Theo chủ tịch UBND xã cho biết: “Hiện nay chỉ khi nào có công văn trên huyện về thì chúng tôi mới tổ chức ban kiểm tra điều kiện VSATTP, trung bình 3 lần/1 năm. Tuy nhiên, khi mình đi kiểm tra thì người ta tuân thủ đấy, nhưng khi mình đi khỏi thì đâu lại vào đấy”. Theo quan sát của nhóm trong các buổi thanh kiểm tra về VSATTP, khi các cơ sở này vi phạm thì chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở chứ chưa có một trường hợp nào bị xử phạt hành chính. Khi được hỏi lý do tại sao thì một y tế thôn cho biết: “Ở đây nhắc nhở cũng khó, toàn là người làng với nhau, làm căng sợ ảnh hưởng tới mối quan hệ làng xã”. - Dụng cụ bảo vệ không sẵn có tại xã: Đây là một trong những nguyên nhân khiến thực hành về VSATTP của người bán hàng kém vì khi được hỏi tại sao lại không sử dụng những dụng cụ bảo vệ thì 40% họ đều trả lời: “Ở đây người ta có bán những thứ ấy đâu mà mua về sử dụng”. IV. MỤC TIÊU CAN THIỆP 1. Tăng tỷ lệ người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn có kiến thức đúng về VSATTP từ 13% (2/2/2009) lên 60% (2/7/2009). 2. Tăng tỷ lệ người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn thực hành đúng về các tiêu chuẩn VSATTP từ 10% (2/2/2009) lên 30% (2/7/2009). 6 [...]... chưa hiệu quả Tăng tỷ lệ người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn thực hành Dụng cụ bảo vệ đúng về các tiêu không có sẵn tại chuẩn VSATTP xã từ 10% lên 30% Giải pháp Người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn được tập huấn về VSATTP Tăng hiệu quả của các hoạt động truyền thanh về VSATTP Đẩy mạnh truyền thông qua với tờ rơi, pa nô về VSATTP Nâng cao hiệu quả công... GIẢI PHÁP CAN THIỆP Mục tiêu Tăng tỷ lệ người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn có kiến thức đúng về VSATTP từ 13% (2/2/2009) lên 60% (2/7/2009) Nguyên nhân gốc rễ Người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn chưa được tập huấn về VSATTP Truyền thanh về VSATTP chưa phù hợp Người bán hàng chưa được tiếp cận với tờ rơi, pa nô về VSATTP Kiểm tra, giám sát, xử lý VSATTP. .. hành thử nghiệm 2.1 Phân tích đối tượng đích Kết quả phân tích ĐTĐ dựa trên điều tra ban đầu “Tìm hiểu kiến thức, thực hành VSATTP của người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biết sẵn cho thấy: - Đối tượng đích: người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn - Thông tin chung: Độ tuổi trung bình của người bán hàng là 42, tập trung từ (35-50), trong đó chiếm đa số là nữ (90%)... các cơ sở nhằm phát hiện, nhắc nhở và xử lý các cơ sở vi phạm quy định VSATTP Từ đó hỗ trợ thay đổi hành vi 11 2 Kế hoạch giám sát cho hoạt động tổ chức lớp tập huấn 2.1 Tên kế hoạch giám sát: Kế hoạch giám sát hoạt động tổ chức lớp tập huấn về VSATTP cho người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn tại Thanh Giang – Thanh Miện – Hải Dương 2.2 Địa điểm: Hội trường UBND xã Thanh Giang. .. tra, giám sát, xử lý VSATTP các cơ sở Tăng tính có sẵn dụng cụ bảo vệ (Găng tay, khẩu trang, mũ, tạp dề) Phương pháp thực hiện Tổ chức lớp tập huấn về VSATTP cho người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn tại xã mời CBTYT làm giảng viên Tổ chức lớp tập huấn tại xã và mời CB TTYTDP làm giảng viên Gửi tập huấn trên TTYTDP huyện Viết bài truyền thanh và phát thanh về VSATTP thường xuyên... thông về VSATTP tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn 1.2 Mục tiêu thử nghiệm: - Lựa chọn được thông điệp truyền thông chủ đạo sử dụng trong suốt chương trình can thiệp - Lựa chọn được các thông điệp phụ thích hợp sử dụng trong các hoạt động truyền thông của chương trình can thiệp 1.3 Địa điểm thử nghiệm: Tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn 1.4 Thời gian thử nghiệm: 8/1 – 9/1/09 1.5... Biểu đồ 2 : Hành vi nguy cơ của người bán hàng Không đeo găng tay, không đội mũ, dùng tay bốc thức ăn, không đeo tạp dề, khẩu trang, không bày bán thức ăn trong tủ kính là những vi phạm phổ biến nhất của các cơ sở Những hành vi này sẽ để lại nhiều nguy cơ đối với sức khỏe không chỉ bản thân người bán hàng mà cho cả những người sử dụng - Thái độ niềm tin của ĐTĐ liên quan tới vấn đề + Người bán hàng tỏ... 2).Thời gian kinh doanh chủ yếu vào một buổi trong ngày, nhưng lại phục vụ một lượng khách rất lớn 90% người bán hàng này chưa được tập huấn về VSATTP và khám sức khỏe thường xuyên - Kiến thức: 26/30 (87.3%) người bán hàng không có kiến thức về VSATTP trong đó họ thiếu kiến thức chủ yếu về nước sạch, nguồn gây ô nhiễm thực phẩm, chế biến - Thực hành: 27/30 người bán hàng thực hành không đúng về VSATTP Biểu... của UBND xã và NSV khai đã khẳng định tính khả thi của các giải pháp và hoạt động đưa ra Với vai trò là những nhà lập kế hoạch và triển khai kế hoạch đã: 1- Hỗ trợ tổ chức được một lớp tập huấn VSATTP cho người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn 2- Thiết kế được 1 tờ rơi tuyên truyền VSATTP để phát trong lớp tập huấn 3- 1 bài phát thanh truyền thông VSATTP 4- 1 pa nô cổ động VSATTP. .. bài phát thanh về VSATTP được viết Số buổi phát thanh trong 6 tháng Số buổi đi kiểm tra, giám sát trong 6 tháng thực hiện Tỷ lệ % cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn được kiểm tra, giám sát Tỷ lệ % cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn vi phạm bị xử phạt Báo cáo Báo cáo Báo cáo tổng kết Xem, ghi chép Xem, ghi chép Xem, ghi chép BCH đánh giá nhanh Đánh giá việc tổ chức thực hiện của TYT, UBND Văn phòng . CỘNG Nâng cao kiến thức, thực hành VSATTP của người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn tại xã Thanh giang từ 02/02/2009 – 02/07/2010 Nhóm 14: Xã Thanh giang – Thanh Miện –. do xã hoặc huyện cấp.  Tên can thiệp: Nâng cao kiến thức, thực hành VSATTP của người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn tại xã Thanh Giang từ 2/2-2/7/2009 5. Xác định các. cho người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn. 2. Người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chế biến sẵn chưa được tiếp cận với tờ rơi, pa nô về VSATTP. 3. Truyền thanh

Ngày đăng: 24/08/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan