tiểu luận được 9 điểm môn tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục

15 3.2K 65
tiểu luận được 9 điểm môn tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tôn trọng sự khác biệt cá nhân: khác biệt cá nhân là gì, vì sao phải tôn trọng sự khác biệt cá nhân, tôn trọng sự khác biệt cá nhân được thể hiện cụ thể như thế nào. Tự ý thức: Tự ý thức là gì (tự tôn trọng, tự hiệu quả, tự điều chỉnh tự kiểm soát hành vi). Người cán bộ quản lý cần quan tâm và tác động vào đúng nhu cầu, động cơ của người dưới quyền trong tổ chức: Những cách để tạo động cơ cho nhân viên của mình (Căn cứ vào các nhu cầu trong ba thuyết của Maslow, Alderfer, McCleland, Cách tiếp cận thiết kế công việc trong vấn đề động cơ,Hãy cố gắng thực hiện và duy trì sự công bằng trong tổ chức để tạo động lực cho nhân viên của mình, Vận dụng lý thuyết kỳ vọng về động cơ, Xác định mục tiêu để tạo động cơ.

Đề bài: Rút ra ba bài học mà mình tâm đắc nhất với chuyên đề Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục. Đồng chí hãy liên hệ bài học đó vào thực tiễn mình? 1 LỜI MỞ ĐẦU. Trong tất cả các mối quan hệ thì quan hệ giữa con người với con người là quan hệ phức tạp nhất, bởi mỗi cá nhân là một thế giới riêng vô cùng phong phú, đa dạng, theo nhiều chiều hướng khác nhau. Tuy vậy, dù muốn hay không thì khi tham gia vào một tổ chức nói chung và một tổ chức giáo dục nói riêng, chúng ta vẫn phải tiếp tục mối quan hệ đó. Chính vì vậy việc nghiên cứu Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục là hết sức cần thiết. Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục không nghiên cứu một tâm lý chung như Tâm lý học xã hội, Tâm lý học nhân cách… mà theo cách tiếp cận Hành vi tổ chức. Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục cũng không nghiên cứu một tổ chức bất kỳ mà nghiên cứu tổ chức là một thiết chế giáo dục, nghiên cứu cá nhân với tư cách là một thành viên trong tổ chức giáo dục. Qua quá trình học tập, trao đổi, chia sẻ và trải nghiệm những kiến thức đã tiếp thu được của chuyên đề này, bản thân tôi đã rút ra cho mình một số bài học sâu sắc, trong đó tôi tâm đắc nhất với ba bài học sau: 1. Tôn trọng sự khác biệt cá nhân. 2. Bài học về tự ý thức. 3. Người cán bộ quản lý cần quan tâm và tác động vào đúng nhu cầu, động cơ của người dưới quyền trong tổ chức. Đây sẽ là những định hướng giúp ích cho tôi trong quá trình công tác cũng như trong cuộc sống sau này. 2 PHẦN NỘI DUNG I. Tôn trọng sự khác biệt cá nhân. Mỗi cá nhân là một sự khác biệt, không ai giống ai, cùng một sự vật hiện tượng như nhau nhưng mỗi cá nhân sẽ phản ánh khác nhau thông qua lăng kính chủ quan riêng của mình. Ví dụ cùng là dự giờ của một giáo viên nhưng có người sẽ nhận xét giờ đó hay, hấp dẫn học sinh; nhưng có người lại cho rằng giờ đó chưa đi sâu vào trọng tâm… Nếu một nhà trường có hơn 400 cán bộ công nhân viên thì đó là hơn 400 tâm lý, 400 sự khác biệt. Đó là một trong những lý do tại sao tại nhiều cuộc họp luôn có sự tranh luận gay gắt, khó thống nhất ý kiến. 1.1. Khác biệt cá nhân là gì. Chúng ta khác biệt nhau như vậy là do hai chiều khác biệt cá nhân: * Chiều thứ nhất (sơ cấp): là những khác biệt cá nhân ảnh hưởng quan trọng đến sự xã hội hóa từ lúc còn nhỏ của chúng ta và có ảnh hưởng mạnh mẽ và ổn định xuyên suốt các giai đoạn của cuộc đời. Chiều sơ cấp bao gồm: - Tuổi tác. - Định hướng giới tính: Ở đây muốn nói đến con người tinh thần, tâm hồn, tính cách chứ không phải là con người vật chất thể xác bên ngoài, bởi vì có nhiều người giới tính bên ngoài là nữ nhưng tính cách lại giống đàn ông, và ngược lại có nhiều người giới tính bên ngoài là nam nhưng lại mang tính cách giống nữ. Và trong tổ chức, khi tác động là tác động vào con người tinh thần, tâm hồn, tính cách. - Khả năng và đặc điểm thể chất/ tinh thần: Mỗi người chúng ta luôn có những đặc điểm thể chất/ tinh thần, khả năng khác nhau: Có người béo, người gầy; người cao, người thấp; người có nước da trắng, nhưng lại có người có nước da bánh mật; có người có khả năng, năng khiếu về âm nhạc, song có người năng khiếu lại thiên về lĩnh vực hội họa, có người lại có năng khiếu thiên về toán học… 3 - Mỗi chúng ta còn khác nhau về chủng tộc, có người thuộc chủng tộc da trắng, người thuộc chủng tộc da vàng, người thuộc chủng tộc da đen… - Mỗi cá nhân chúng ta đều xuất phát từ những vùng miền khác nhau, mỗi vùng lại có những đặc trưng văn hóa, truyền thống riêng biệt. Ví dụ người Nhật rất coi trọng ý thức kỷ luật, sự nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc; người Việt Nam thì thích mặc cả khi mua bán…Ngay trong một đất nước, giữa các vùng quê cũng có những truyền thống khác biệt, như người miền Trung rất chịu khó, hiếu học, tính đoàn kết rất cao… Những khác biệt sơ cấp này con người không có quyền lựa chọn cho mình * Chiều thứ hai (thứ cấp): Là những đặc điểm cá nhân mà con người có được, loại bỏ hay biến đổi trong cuộc đời của mình, bao gồm: - Tiếng mẹ đẻ ( ngôn ngữ thứ nhất), vì ngôn ngữ là vỏ của tư duy, là tư duy được thể hiện, trình bày ra bên ngoài. - Giáo dục: Đây là yếu tố quyết định con người sẽ là ai, giáo dục sẽ khắc phục được những hạn chế, hay phát huy được những khác biệt do yếu tố bẩm sinh di truyền mang lại. Việc lựa chọn giáo dục, tinh thần học tập như thế nào sẽ tạo ra sự khác biệt của quốc dân Việt Nam với các quốc dân khác. - Nghề nghiệp: Mỗi nghề có một đặc trưng riêng, đặc trưng nghề nghiệp sẽ tạo ra sự khác biệt thứ cấp. Ví dụ với những hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ăn mặc thường có xu hướng kín đáo hơn so với những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật… Ngoài ra sự khác biệt này còn do tình trạng gia đình, kinh nghiệm quân ngũ, tôn giáo, nơi cư trú, vị trí và địa vị trong tổ chức… mang lại. Lăng kính chủ quan của mỗi người do khác biệt cá nhân, khác biệt cá nhân do khác biệt thứ cấp. Con người lựa chọn cách sống làm cho mình ý nghĩa hơn, tạo ra sự khác biệt ý nghĩa hơn mà những yếu tố sơ cấp không thay đổi được 4 1.2. Vì sao phải tôn trọng sự khác biệt cá nhân. Một tổ chức là một tập hợp nhiều người có chủ định nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. Trong tổ chức, mọi người làm việc với nhau trong vì nhiệm vụ và mục tiêu chung. Các công việc, nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức muốn đạt được đòi hỏi tự bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực phấn đấu và hợp tác với những người khác. Chúng ta chỉ có thể duy trì được mối quan hệ hợp tác trong công việc nói riêng và trong nhà trường nói chung khi chúng ta chấp nhận, tôn trọng và trân trọng nhau. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải biết chấp nhận, tôn trọng sự khác biệt cá nhân của mỗi người. Bên cạnh đó theo như thuyết nhu cầu của Maslow, con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và có nhu cầu được người khác thừa nhận, tôn trọng. * Tôn trọng sự khác biệt cá nhân sẽ mang lại lợi ích gì. Có 3 yếu tố giữ chân người lao động trong tổ chức là: Chế độ đãi ngộ (lương, thưởng…), môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến phát triển. Trong đó người lao động ở bất kỳ một tổ chức nào cũng mong muốn được làm việc trong một tổ chức có môi trường đoàn kết, thoải mái, mọi người hợp tác với nhau. Muốn như vậy thì tôn trọng sự khác biệt cá nhân của nhau chính là cơ sở đầu tiên. - Có tôn trọng nhau thì mọi người mới có thể cảm thông, hợp tác và hỗ trợ được với nhau trong quá trình làm việc. - Tôn trọng là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết trong tổ chức. - Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. - Chấp nhận, tôn trọng và trân trọng sự khác biệt cá nhân tạo điều kiện cho mọi người được phát huy những sở trường, năng lực riêng vốn có. 5 - Tôn trọng là cơ sở giúp mọi người hiểu nhau hơn. Nhất là đối với nhà quản lý, có hiểu được nhân viên của mình thì mới có sự tác động cho phù hợp. 1.3. Trong tổ chức, tôn trọng sự khác biệt cá nhân được thể hiện cụ thể ở những biểu hiện sau: - Giữa mọi người có sự tôn trọng nhau, sự tôn trọng này thể hiện ở cách nói năng, xưng hô đúng chuẩn mực, có văn hóa; không có những hành động khiếm nhã với nhau, không tụ tập bình phẩm, chê bai, nói xấu sự khác biệt của nhau; không dựng chuyện bôi nhọ danh dự nhân phẩm của nhau… Chúng ta chỉ nên lên án khi ai đó vi phạm những chuẩn mực đạo đức, vi phạm những nội quy, quy định của cơ quan. Ví dụ một chuyên viên của trường hay đi bar chơi, nhưng điều đó diễn ra ngoài giờ hành chính và không gây ảnh hưởng gì đến công việc và cơ quan thì hãy tôn trọng sự tự do cá nhân của người đó - Mọi người làm việc với nhau với tinh thần hợp tác vì nhiệm vụ và mục tiêu chung của tổ chức. - Tôn trọng quyền tự do cá nhân và đời sống riêng tư của nhau. - Tôn trọng sự khác biệt của nhau: về gia cảnh, về trình độ, về vùng miền, về tuổi tác…: Không phân biệt, kỳ thị vùng miền; người lớn tuổi tôn trọng người nhỏ tuổi hơn… - Với đồng nghiệp không nên phiến diện, dùng lăng kính chủ quan để áp đặt suy nghĩ buộc họ phải theo ý mình. - Trong quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Cần có sự tương tác hai chiều, chủ thể quản lý cần tôn trọng, tạo điều kiện cho thuộc cấp được nói lên suy nghĩ của mình, được bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân, được đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong mối quan hệ với thuộc cấp, nhà quản lý phải biết khơi dậy những khác biệt cá nhân, vì đôi khi chính sự khác biệt đó lại là giá trị mang lại lợi ích cho tổ chức. ví dụ khi có đoàn thanh tra về một trường Đại học mà trưởng đoàn 6 thanh tra là người Hà Tĩnh thì hiệu trưởng có thể phân công một giảng viên đồng hương Hà Tĩnh tham gia công tác lễ tân đón tiếp đoàn thanh tra. - Tự đối với bản thân mỗi người: Khác biệt cá nhân do khác biệt thứ cấp, tự bản thân mình hãy lựa chọn cách sống làm cho mình ý nghĩa hơn, tạo ra sự khác biệt ý nghĩa hơn mà những yếu tố sơ cấp không thay đổi được: + Không ngừng học tập, bồi dưỡng, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thông qua con đường giáo duc và tự giáo dục: tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, tự nghiên cứu học hỏi qua sách vở, trên mạng… 1.4. Thực tế diễn ra như thế nào trong tổ chức của mình * Những điều đã làm tốt: + Đã xây dựng quy định, nội quy của cơ quan trên cơ sở hài hòa, cân đối sự khác biệt cá nhân giữa các thành viên ở mức cao nhất: quy định ăn mặc, chuẩn mực cư xử. Giữa các thành viên trong nhà trường nhìn chung là tôn trọng, cư xử đúng mực với nhau. + Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường của trường đã may được đồng phục chung của Khoa. Điều này vừa thể hiện được dấu ấn phong cách của Khoa, đồng thời việc mặc đồng phục cũng là để giảm sự phân biệt chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa mọi đồng nghiệp trong khoa trong quá trình làm việc. * Những điểm còn tồn tại: - Vẫn có cán bộ quản lý còn độc đoán, chuyên quyền thiếu tin tưởng vào cấp dưới đặc biệt là những cấp dưới trẻ tuổi - Một số chuyên viên trong trường có thái độ hách dịch, cửa quyền trong quan hệ giao tiếp với sinh viên - Tâm lý kỳ thị vùng miền vẫn còn - Vẫn tồn tại hiện tượng phân biệt đối xử theo tuổi tác trong quá trình làm việc: nhiều giảng viên, chuyên viên trẻ mặc dù có năng lực, có tâm huyết 7 nhưng rất ít, thậm chí không được giao việc khó để họ thể hiện chỉ bởi vì họ chưa có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, nếp “Sống lâu lên lão làng” vẫn còn rất nặng nề, những người trẻ tuổi dù có làm việc tốt đến đâu, có trách nhiệm đến đâu, có tâm huyết đến đâu nhưng kết quả mà họ nhận được thì không bao giờ có thể bằng những người lớn tuổi hơn. * Giải pháp. - Tăng cường các hoạt động giao lưu, tạo điều kiện giúp mọi người hiểu nhau hơn. II. Bài học về tự ý thức 2.1. Tự ý thức là gì. Tự ý thức là hạt nhân tính cách mỗi con người. Tự ý thức được cấu thành từ sự tôn trọng (tự tôn trọng đến đâu sẽ phản ánh tự ý thức đến đó), sự tự hiệu quả bản thân và sự tự kiểm soát, điều chỉnh hành vi. Tự ý thức là tự nhận thức về bản thân mình một cách đầy đủ cả về con người vật chất, con người tinh thần và con người xã hội. Nhận thức là những tri thức, ý kiến, niềm tin của cá nhân gắn về môi trường, điều kiện nơi mình tồn tại, về bản thân hoặc về hành vi của mình. Tự ý thức gồm: * Tự tôn trọng: Là niềm tin của cá nhân về sự tự xứng đáng/đáng giá của chính mình dựa trên sự tự đánh giá toàn diện về bản thân. Tự tôn trọng bên trong tổ chức là giá trị tự nhận thức được mà cá nhân có về bản thân mình với tư cách thành viên của một tổ chức và đang hoạt động trong bối cảnh của tổ chức đó. Tự tôn trọng có nghĩa là phải xem xét mình lả ai trong tổ chức đó, xem giá trị của mình trong tổ chức đó, nhận diện ra sự khác biệt. Sự tự tôn trọng được quy định bởi: - Sự tôn trọng trong quản lý: Có dân chủ, lắng nghe ý kiến phản hồi không, có chấp hành mệnh lệnh trên không. 8 - Cấu trúc tổ chức: Xem xét mối quan hệ của mình trong trong tổ chức đó như thế nào, mối quan hệ với cấp trên, với cấp dưới và với những người ngang hàng. - Sự phức tạp của công việc có xứng đáng với giá trị của bản thân hay không. Nếu chúng ta là người có năng lực mà chúng ta lại không được tin cậy, giao phó những công việc quan trọng, như vậy sẽ không có động lực làm việc, sâu xa là lòng tự trọng bị tổn thương. * Tự hiệu quả: Là niềm tin của cá nhân vào khả năng của mình trong việc hoàn thành một nhiệm vụ, công việc nào đó. * Tự điều chỉnh, tự kiểm soát hành vi: Quan sát hành vi của bản thân mình và khiến hành vi đó thích nghi với hoàn cảnh, tình huống. 2.2. Liên hệ tự ý thức: - Trong tổ chức, mỗi cá nhân phải luôn biết mình là ai, mình có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức gì. Nhìn nhận đúng đắn vai trò và giá trị của mình trong tổ chức mà mình đang tồn tại với tư cách thành viên. - Nghiên cứu công việc mình đang làm cần những kiến thức, kỹ năng, yêu cầu gì; xem xét lại bản thân mình còn thiếu gì để cố gắng học tập, bồi dưỡng, rèn luyện đáp ứng những yêu cầu đó. - Bản thân mình mạnh ở sở trường nào phải thể hiện ra, phải thể hiện mình có thể làm được những việc gì. Khi được cấp trên giao việc, phải biết mình có khả năng, có thể làm được việc đó hay không, và nếu làm thì cần những điều kiện gì. - Nhập gia tùy tục, vẫn biết rằng mỗi cá nhân là một sự khác biệt nhưng khi gia nhập vào một tổ chức nào đó thì cần phải có sự quan sát và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với môi trường tổ chức đó, phù hợp với từng tình huống cụ thể. Ví dụ như bản thân mình đang làm việc trong môi trường nhà trường – môi trường giáo dục, bản thân mình rất thích mặc áo phông nhưng quan sát cách ăn mặc của đồng nghiệp và xem xét quy định về cách ăn 9 mặc tại cơ quan thì sở thích đó cũng phải điều chỉnh khi mình đi làm. Sự điều chỉnh này sẽ giúp cho bản thân mình không bị lạc loài và tụt hậu. - Với bản thân người quản lý phải biết: + Tuyển lựa, chỉ định nhiệm vụ, công việc tức là phải biết được yêu cầu, đòi hỏi công việc là gì và người được giao có đáp ứng được những yêu cầu đó hay không. Tóm lại là phải biết chọn đúng người và giao đúng việc, đồng thời biết kích thích nhân viên của mình phát huy năng lực và sự sáng tạo. + Thiết kế công việc, nhiệm vụ có sự đa dạng, phong phú, có sự hấp dẫn với thuộc cấp. + Huấn luyện và phát triển nhân viên. + Trao quyền tự quản lý cho nhân viên (hình thành kì vọng về tự hiệu quả). + Đặt mục tiêu và chất lượng (phải tạo ra thách thức). + Kèm cặp, dẫn dắt thuộc cấp (nâng cao tự hiệu quả). + Lãnh đạo (tạo điều kiện để người quản lý cấp thấp phát triển). + Khen thưởng và khích lệ, động viên kịp thời. III. Người cán bộ quản lý cần quan tâm và tác động vào đúng nhu cầu, động cơ của người dưới quyền trong tổ chức. Động cơ là những quá trình tâm lý tạo nên sự kích thích, sự định hướng, sự bền vững của những hoạt động tự nguyện hướng tới mục tiêu. Động cơ là yếu tố điều khiển hành vi cá nhân: Con người có nhu cầu và mong muốn thỏa mãn nhu cầu đó. Trên cơ sở nhu cầu con người sẽ có hành vi tương ứng để nhằm đạt được nhu cầu đó. Nhu cầu của mỗi người là khác nhau, vì vậy cùng một kết quả nhưng sự thỏa mãn là không giống nhau. Ví dụ cùng là kết quả là được thăng chức thì có người cảm thấy thỏa mãn, nhưng có người lại không. Vì vậy nhà quản 10 [...]... 14 PHẦN KẾT LUẬN Những bài học trên tuy chưa phản ánh hết các mặt trong tâm lý con người nói chung nhưng nếu được mọi người lưu ý thì ít nhiều cũng sẽ mang lại hiệu quả trong tổ chức của mình Tuy nhiên việc vận dụng những bài học này vào thực tiễn còn tùy thuộc vào cách nghĩ, tùy thuộc vào phong cách từng người Bản thân tôi nghĩ, cho dù bản thân mỗi chúng ta đang ứng ở vị trí nào trong tổ chức, nếu... trước đây Người quản lý phải xem xét thuộc cấp của mình có phản ứng như vậy không, tìm hiểu nguyên nhân vì sao, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp Vẫn biết rằng mọi thứ chỉ là tương đối, trong một tổ chức, một đơn vị, không một nhà quản lý nào có thể đảm bảo sự công bằng tuyệt đối cho tất cả mọi người, nhưng hãy cố gắng thực hiện và duy trì ở mức cao nhất có thể sự công bằng trong tổ chức Sự công bằng... mức cao nhất có thể sự công bằng trong tổ chức Sự công bằng vừa kích thích, tạo được động lực cho nhân viên; phát huy được năng lực, khả năng, sự chăm chỉ của họ Đồng thời giúp nhà quản lý xây dựng được niềm tin và uy tín với cấp dưới của mình * Vận dụng lý thuyết kỳ vọng về động cơ Khi nhà quản lý kỳ vọng, đặt niềm tin và tạo điều kiện thì sẽ tạo động cơ cho thuộc cấp làm việc * Xác định mục tiêu để... đã được đáp ứng đầy đủ Nhà quản lý hãy dùng thuyết nhu cầu để giải quyết các vấn đề liên quan đến con người Trước hết cần cố gắng đáp ứng những nhu cầu về vật chất, nhu cầu an toàn cho nhân viên (chế độ lương thưởng, chế độ bảo hộ lao động khi làm việc…); tạo điều kiện cho nhân viên được hòa nhập; được tôn trọng; được sáng tạo, tự thể hiện và khẳng định bản thân mình… Việc vận dụng thuyết nhu cầu vào... không có hứng thú…) thì cần đặt họ vào công việc mới, thách thức mới Ví dụ với giáo viên dạy giỏi lâu năm có thể giao thêm cho họ nhiệm vụ bồi dưỡng, kèm cặp những giáo viên trẻ - Làm cho công việc thêm phong phú - Động cơ sẽ có được nếu đặt nhân viên trong trạng thái tâm lý tới hạn: + Làm cho người thực hiện công việc hiểu được thấu đáo vai trò, ý nghĩa công việc mà họ thực hiện + Quán triệt được trách... cầu được thừa nhận; được tôn trọng và tự thể hiện Alderfer thì nói rằng con người có những nhu cầu về tồn tại, nhu cầu quan hệ và nhu cầu phát triển Còn theo tác giả McCleland, nhu cầu của con người gồm nhu cầu hòa nhập, nhu cầu thành đạt và nhu cầu quyền lực Những nhu cầu cơ bản ở phía dưới phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được. .. đóng góp của họ có vai trò với tổ chức Phải làm rõ công việc đó quan trọng như thế nào, trách nhiệm của người thực hiện đến đâu Điều này sẽ tạo động lực cho người thực hiện + Sự phản hồi lại kết quả làm việc: Người quản lý phản hồi lại công việc của nhân viên đó như thế nào, kết quả ra sao… Từ đó có sự điều tiết * Hãy cố gắng thực hiện và duy trì sự công bằng trong tổ chức để tạo động lực cho nhân viên... kiện học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ; giao việc có tính thử thách để giúp cá nhân trưởng thành… - Khi giao việc (ví dụ như công việc thu hồ sơ nhập học của sinh viên), người quản lý luôn giúp cho những người thực hiện hiểu rõ mục tiêu, vai trò, ý nghĩa công việc cũng như trách nhiệm của họ, từ đó tạo niềm tin, hứng thú và động cơ cho người thực hiện Trong quá trình làm việc luôn theo dõi và có... danh hiệu mới, tìm kiếm sự can thiệp từ ngoài vào - Giảm kết quả: Đề nghị trả lương ít đi - Rời bỏ nơi làm việc: Vắng mặt và đổi chỗ làm - Làm sai lệch về phương diện tâm lý đối với đầu vào hoặc đầu ra với bản thân: Tự cho rằng bản thân không quan trọng, tự cho rằng công việc không quan trọng, nhàm chán - Làm sai lệch về phương diện tâm lý đối với đầu vào hoặc đầu ra với người khác: cho rằng người.. .lý muốn cấp dưới có hành vi như thế nào thì phải tác động vào đúng nhu cầu, tác động vào đúng giá trị của họ 3.1 Những cách để tạo động cơ cho nhân viên của mình * Căn cứ vào các nhu cầu trong ba thuyết của Maslow, Alderfer, McCleland Các tác giả này thì ai cũng có những nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ thấp đến cao Theo Maslow thì con người có các nhu cầu từ cơ bản – sinh học; nhu . thiết. Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục không nghiên cứu một tâm lý chung như Tâm lý học xã hội, Tâm lý học nhân cách… mà theo cách tiếp cận Hành vi tổ chức. Tâm lý học ứng dụng. gia vào một tổ chức nói chung và một tổ chức giáo dục nói riêng, chúng ta vẫn phải tiếp tục mối quan hệ đó. Chính vì vậy việc nghiên cứu Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục. Rút ra ba bài học mà mình tâm đắc nhất với chuyên đề Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục. Đồng chí hãy liên hệ bài học đó vào thực tiễn mình? 1 LỜI MỞ ĐẦU. Trong tất cả các

Ngày đăng: 24/08/2015, 14:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan