Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam

145 278 0
Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Lý do chọn đề tài Việt Nam có diện tích 331.041 Km2 nằm ở vòng cung trải Thái Bình Dương, nơi đang diễn ra những giao lưu kinh tế sôi động nhất và có nhiều hứa hẹn những bước phát triển trong tương lai. Với hơn 3200km bờ biển nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng, có nhiều cửa ngõ thông ra biển thuận lợi (kể cả một số nước và vùng trong khu vực). Đó là một lợi thế để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Việt Nam thuộc loại nước có số dân tương đối đông và trẻ. Nguồn lao động xã hội gần 35 triệu người, đến năm 2000 có trên 42 triệu người. Trong tuổi lao động chiếm 41%. Con người Vịêt Nam cần cù lao động, thông minh, có khả năng năm bắt nhanh những tiến bộ về khoa học, công nghệ mới. Dân số đông tạo điều kiện hình thành thị trường nội địa lớn. Nguồn lao động dồi dào, với giá nhân công thấp là một lợi thế trong phân công lao động quốc tế. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng lại mới được khai thác ở mức thấp. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam á, có sự khác biệt giữa các mùa tương đối lớn và có nhiều biến động thời tiết. Quỹ đất nông nghiệp cả nước có 10-11triệu ha và hiện mới sử dụng 65%(vùng núi còn trên 40%, Tây Nguyên có tới hơn70% chưa được khai thác). Nhưng bình quân đầu người chỉ băng 1/3 mức bình quân của thế giới. Vùng biển Việt Nam, có tài nguyên biển chưa được điều tra và đánh giá đầy đủ. Nói chung, tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú về giống loài, có khoảng 2000 loài cá, 70 loài tôm, 650 loài rong biển trong đó có nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cao. Phát triển nông nghiệp được đặt ở vị trí trong tâm của quá trình đổi mới, lĩnh vực này liên quan đến lao động, thu nhập, đổi mới xã hội nông nghiệp và phụ thuộc rất nhiều vào thành công của quá trình đổi mới sâu sắc toàn diện của kinh tế xã hội Việt Nam. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nên kinh tế Việt Nam, gần 80% dân số cả nước là nông dân, có hơn 70 % lực lượng lao động cả nước làm nông nghiệp; giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm trên 40% tổng giá trị của các ngành sản xuất vật chất. Thành bại của nông nghiệp sẽ tác động lớn và trực tiếp đến tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, khi hoạch định chiến lược CNH, HĐH đất nước, Đảng ta “ đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển công nghiệp sản xuất tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [11, tr. 86]. Vốn tín dụng phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đang trở nên bức xúc, đây là vấn đề chung của cả hệ thống bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, các NHTM. Nhưng NHN0 , một NHTMNN lớn, địa bạn hoạt động chủ yếu ở nông thôn và trong lĩnh vực nông nghiệp, giữ vai trò chủ lực, đầu tư cho lĩnh vực này. Với chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của đảng những năm qua nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có sự khởi sắc. Nông nghiệp tạo ra 30 % GDP và hơn 40% giá trị xuất khẩu của đất nước. Tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy Đảng và Nhà nước luôn coi phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu; Chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà Nước cùng các thành tựu khoa công nghệ .... đã đưa nền kinh tế nước ta có bước phát triển vượt bậc: Thời kỳ 1996-1997 sản lượng lương thực đạt bình quân 26,396 triệu tấn Thời kỳ 1998-1999 sản lượng lương thực đạt bình quân 27,523 triệu tấn Năm 2000 đạt 32,529 triệu tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 ước đạt 44,6 triệu tấn, tăng 1,27 triệu tấn và tăng 2,9% so với năm 2009. Trong đó, sản lượng lúa đạt xấp xỉ 40 triệu tấn, tăng 2,74% so với cùng kỳ năm 2009, sản lượng ngô đạt 4,6 triệu tấn, tăng 5,4% so với năm 2009. Nhờ đó đã giải quyết đủ nhu cầu lương thực, có dự trữ và xuất khẩu, bộ mặt nông thôn đổi mới rõ rệt, nhiều ngành nghề trong nông nghiệp được khôi phục và phát triển.... Nhìn tổng thể, thì nông nghiệp, nông thôn nước ta chủ yếu vãn là nền kinh tế sản xuất nhỏ, lạc hậu, phân tán.. trong đó, biểu hiện rõ nét nhất là: - Diện tích canh tác thấp, manh mún. - Công cụ lao động thô sơ, chưa được cơ giới hoá - Cơ sở hạ tầng lạc hậu: thuỷ lợi , đường nông thôn, nhà ở.. - Công nghệ sản xuất lạc hậu, công nghiệp chế biến chưa phát triển - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển không đều Tỷ suất hàng hoá nông sản thấp Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; trong đó một nguyên nhân chủ yếu là chúng ta thiếu vốn cho nhu cầu phát triển hơn nữa theo định hướng: hiện đại hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước. Được xác định là Ngân hàng kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn. Những năm qua NHN0 & PTNT VN đã cho vay phục vụ kinh tế nông nghiệp nhiều chục nghìn tỷ đồng và đã ban hành các chính sách quy định bước đầu phù hợp với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, các chính sách này cần tiếp tục được hoàn thiện đó là: - Xây dựng chiến lược kinh doanh - Huy động các nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế (đặc biệt là nhu cầu vốn trung và dài hạn) - Thực hiện cho vay theo dự án - Hoàn thiện màng lưới tiếp cận khách hàng - Thiết lập quĩ dự phòng bù đắp rủi ro. Xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết trên tác giả đã chọn để tài “ Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam”. Đây là đề tài có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học với giải quyết vấn đê thực tiễn đặt ra quan trọng và bức bách của NHN0 & PTNT VN.

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn Lời nói đầu 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam có diện tích 331.041 Km 2 nằm ở vòng cung trải Thái Bình Dương, nơi đang diễn ra những giao lưu kinh tế sôi động nhất và có nhiều hứa hẹn những bước phát triển trong tương lai. Với hơn 3200km bờ biển nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng, có nhiều cửa ngõ thông ra biển thuận lợi (kể cả một số nước và vùng trong khu vực). Đó là một lợi thế để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Việt Nam thuộc loại nước có số dân tương đối đông và trẻ. Nguồn lao động xã hội gần 35 triệu người, đến năm 2000 có trên 42 triệu người. Trong tuổi lao động chiếm 41%. Con người Vịêt Nam cần cù lao động, thông minh, có khả năng năm bắt nhanh những tiến bộ về khoa học, công nghệ mới. Dân số đông tạo điều kiện hình thành thị trường nội địa lớn. Nguồn lao động dồi dào, với giá nhân công thấp là một lợi thế trong phân công lao động quốc tế. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng lại mới được khai thác ở mức thấp. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam á, có sự khác biệt giữa các mùa tương đối lớn và có nhiều biến động thời tiết. Quỹ đất nông nghiệp cả nước có 10-11triệu ha và hiện mới sử dụng 65%(vùng núi còn trên 40%, Tây Nguyên có tới hơn70% chưa được khai thác). Nhưng bình quân đầu người chỉ băng 1/3 mức bình quân của thế giới. Vùng biển Việt Nam, có tài nguyên biển chưa được điều tra và đánh giá đầy đủ. Nói chung, tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú về giống loài, có khoảng 2000 loài cá, 70 loài tôm, 650 loài rong biển trong đó có nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cao. Phát triển nông nghiệp được đặt ở vị trí trong tâm của quá trình đổi mới, lĩnh vực này liên quan đến lao động, thu nhập, đổi mới xã hội nông nghiệp và phụ thuộc rất nhiều vào thành công của quá trình đổi mới sâu sắc toàn diện của kinh tế xã hội Việt Nam. Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 1 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nên kinh tế Việt Nam, gần 80% dân số cả nước là nông dân, có hơn 70 % lực lượng lao động cả nước làm nông nghiệp; giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm trên 40% tổng giá trị của các ngành sản xuất vật chất. Thành bại của nông nghiệp sẽ tác động lớn và trực tiếp đến tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, khi hoạch định chiến lược CNH, HĐH đất nước, Đảng ta “ đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển công nghiệp sản xuất tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [11, tr. 86]. Vốn tín dụng phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đang trở nên bức xúc, đây là vấn đề chung của cả hệ thống bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, các NHTM. Nhưng NHN 0 , một NHTMNN lớn, địa bạn hoạt động chủ yếu ở nông thôn và trong lĩnh vực nông nghiệp, giữ vai trò chủ lực, đầu tư cho lĩnh vực này. Với chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của đảng những năm qua nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có sự khởi sắc. Nông nghiệp tạo ra 30 % GDP và hơn 40% giá trị xuất khẩu của đất nước. Tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy Đảng và Nhà nước luôn coi phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu; Chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà Nước cùng các thành tựu khoa công nghệ đã đưa nền kinh tế nước ta có bước phát triển vượt bậc: Thời kỳ 1996-1997 sản lượng lương thực đạt bình quân 26,396 triệu tấn Thời kỳ 1998-1999 sản lượng lương thực đạt bình quân 27,523 triệu tấn Năm 2000 đạt 32,529 triệu tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 ước đạt 44,6 triệu tấn, tăng 1,27 triệu tấn và tăng 2,9% so với năm 2009. Trong đó, sản lượng lúa đạt xấp xỉ 40 triệu tấn, tăng 2,74% so với cùng kỳ năm 2009, sản lượng ngô đạt 4,6 triệu tấn, tăng 5,4% so với năm 2009. Nhờ đó đã giải quyết đủ nhu cầu lương thực, có dự trữ và xuất khẩu, bộ Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 2 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn mặt nông thôn đổi mới rõ rệt, nhiều ngành nghề trong nông nghiệp được khôi phục và phát triển Nhìn tổng thể, thì nông nghiệp, nông thôn nước ta chủ yếu vãn là nền kinh tế sản xuất nhỏ, lạc hậu, phân tán trong đó, biểu hiện rõ nét nhất là: - Diện tích canh tác thấp, manh mún. - Công cụ lao động thô sơ, chưa được cơ giới hoá - Cơ sở hạ tầng lạc hậu: thuỷ lợi , đường nông thôn, nhà ở - Công nghệ sản xuất lạc hậu, công nghiệp chế biến chưa phát triển - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển không đều Tỷ suất hàng hoá nông sản thấp Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; trong đó một nguyên nhân chủ yếu là chúng ta thiếu vốn cho nhu cầu phát triển hơn nữa theo định hướng: hiện đại hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước. Được xác định là Ngân hàng kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn. Những năm qua NHN 0 & PTNT VN đã cho vay phục vụ kinh tế nông nghiệp nhiều chục nghìn tỷ đồng và đã ban hành các chính sách quy định bước đầu phù hợp với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, các chính sách này cần tiếp tục được hoàn thiện đó là: - Xây dựng chiến lược kinh doanh - Huy động các nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế (đặc biệt là nhu cầu vốn trung và dài hạn) - Thực hiện cho vay theo dự án - Hoàn thiện màng lưới tiếp cận khách hàng - Thiết lập quĩ dự phòng bù đắp rủi ro. Xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết trên tác giả đã chọn để tài “ Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam”. Đây là đề tài có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học với giải quyết vấn đê Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 3 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn thực tiễn đặt ra quan trọng và bức bách của NHN 0 & PTNT VN. 2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của luận án. Bằng các luận cứ khoa học về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và đầu tư. Tác giả muốn khẳng định vai trò chủ đạo của công tác tín dụng đầu tư của NHN 0 & PTNT VN đối với nông nghiệp nông thôn và đối với chính bản thân hoạt động của NHN 0 &PTNT VN với phương châm “Đầu tư cho tương lai của nông nghiệp và nông thôn chính là đầu tư cho tương lai của chính mình”, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư của NHN 0 & PTNT VN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: Xây dựng chiến lược kinh doanh, huy động vốn (nhất là vốn trung- dài hạn), cho vay và màng lưới tiếp cận khách hàng. Phạm vi nghiên cứu : Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và công tác đầu tư tín dụng của NHN 0 & PTNT VN 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử logíc. trừu tượng hoá và khái quát hoá, so sánh và tổng hợp. 5. Đóng góp của luận văn - Đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn - Thực trạng công tác đầu tư tín dụng của NHN 0 & PTNT VN cho nông nghiệp, nông thôn. - Các giải pháp hoàn thiện đầu tư tín dụng của NHN 0 & PTNT VN cho nông nghiệp nông thôn. +Xây dựng chiến lược kinh doanh + Huy động vốn + Cho vay Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 4 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn + Mạng lưới tiếp cận khách hàng + Thiết lập quĩ sự phòng bù đắp rủi ro - Đề xuất các chính sách đồng bộ của Nhà nước có liên quan đến đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận vă gồm 3 chương: Chương I: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở nước ta hiện nay một yêu cầu bức xúc. Chương II: Thực trang đầu tư tín dụng của NHN 0 &PTNT VN đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở nước ta. Chương III : Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác đầu tư tín dụng của NHN 0 &PTNT VN phục vụ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 5 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn Chương 1 Tín dụng ngân hàng đối với tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn 1.1. Công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn - quy luật khách quan và là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu trong phát triển kinh tế đất nước 1.1.1 Vai trò, vị trí của nông nghiệp và nông thôn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. I.1.1.1. Đặc trưng của nông nghiệp và nông thôn Cùng với công nghiệp, nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm: Trồng trọt và chăn nuôi; theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nông nghiệp là một ngành có mối quan hệ chằng chịt, vô cùng phức tạp. Tính chất phức tạp và mối quan hệ chằng chịt đó được bắt nguồn từ những đặc trưng sau: Thứ nhất: - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường. - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 6 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn động các ngành công nghiệp và dịch vụ: giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn. Thứ hai: Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ Khác với sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, mưa bão, lũ lụt Gieo trồng và chăn nuôi đúng thời vụ, không những giảm được các chi phí đầu vào, mà còn tăng sản lượng, cho sản phẩm theo đúng nghĩa của nó "mùa nào thức ấy". Ngày nay, do áp dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật cho ra hoa, tạo quả cây trái mùa đã phần nào khắc phục tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, tránh được tình trạng khan hiếm của một số loại sản phẩm ở những tháng không phải mùa vụ, tạo thu nhập thường xuyên quanh năm cho bà con nông dân, nhưng tính chất thời vụ vẫn là một đặc trưng lớn của sản xuất nông nghiệp. Thứ ba: Đất đai, mặt nước, ao hồ, đầm …là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của sản xuất nông nghiệp. Vì trong quá trình sản xuất nông nghiệp, mọi cây trồng, vật nuôi sống, sinh trưởng và phát triển được đều nhờ vào đất và nước; tính chất chủ yếu còn thể hiện ở chỗ chúng là những đối tượng lao động, mà đôi khi chỉ cần một tác động nhỏ lao động của người nông dân là quá trình sản xuất nông nghiệp được diễn ra (chọc lỗ gieo hạt, thả cá xuống hồ, thả rau muống ). Thứ tư: Sản phẩm được người sản xuất tạo ra trong nông nghiệp, một phần được dùng để đáp ứng cho nhu cầu của bản thân và gia đình họ, phần còn lại mới đem bán và trao đổi để trở thành nông sản phẩm hàng hoá. Nông sản phẩm nói chung và nông sản phẩm hàng hoá nói riêng có tầm quan trọng Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 7 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn đặc biệt đối với đời sống kinh tế và xã hội của đất nước. Kinh tế nông thôn là một trong hai khu vực đặc trưng của nền kinh tế quốc dân: Khu vực kinh tế nông thôn và khu vực kinh tế thành thị. Kinh tế nông thôn được phân biệt với kinh tế thành thị, không chỉ đơn thuần bởi những đặc trưng của ngành; mà còn bởi khu vực địa lý gắn với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động xã hội. Kinh tế nông thôn là một khái niệm dùng để biểu đạt một tổng thể các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra trên địa bàn khu (khu vực) nông thôn. Nó bao trùm cả nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp) và cả công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn đó. Khu vực kinh tế nông thôn tồn tại và phát triển gắn liền với các bộ phận cấu thành và tổng thể các quan hệ kinh tế nhất định. Do vậy, kinh tế nông thôn luôn luôn gắn liền và được phản ánh thông qua cơ cấu kinh tế nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn thể hiện quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau giữa các bộ phận cấu thành những tỷ lệ về lượng, cũng như về chất. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế nông thôn không chỉ giới hạn về các quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các phân ngành trong nông thôn. Nó tồn tại khách quan, nhưng không mang tính bất biến mà luôn thay đổi, thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong từng thời kỳ. Như vậy, cơ cấu kinh tế nông thôn có thể hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể các quan hệ kinh tế trong khu vực nông thôn, nó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về chất. Chúng tác động qua lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Cơ cấu kinh tế nông thôn có những đặc trưng cơ bản sau: Một là: Cơ cấu kinh tế nông thôn mang tính khách quan và được hình thành do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 8 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn C. Mác viết: "Trong sự phân công lao động xã hội, thì con số tỷ lệ là một yếu tố tất yếu, không sao tránh khỏi một tất yếu thầm kín, yên lặng" [4]. Vì thế, một cơ cấu kinh tế cụ thể trong nông thôn như thế nào và xu hướng chuyển dịch của nó ra sao, hoàn toàn phụ thuộc và chịu sự chi phối của những điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên nhất định, chứ không tuỳ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Hai là: Cơ cấu kinh tế nông thôn bao giờ cũng mang tính lịch sử và xã hội nhất định. Cơ cấu kinh tế nông thôn là tổng thể các mối quan hệ kinh tế, được xác lập theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng, trong những thời gian cụ thể. Tại thời điểm đó, do những điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội và tự nhiên, các tỷ lệ đó được xác lập và hình thành một cơ cấu kinh tế nhất định. Ba là: Cơ cấu kinh tế nông thôn không ngừng vận động biến đổi, phát triển theo hướng ngày càng hợp lý, hoàn thiện và có hiệu quả. Bốn là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một quá trình và không thể có một cơ cấu kinh tế nông thôn hoàn thiện và bất biến. Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng vận động, phát triển và chuyển hoá từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới; quá trình đó đòi hỏi phải có thời gian và phải qua những thang bậc nhất định của sự phát triển. Tất nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn nhanh hay chậm, còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố; trong đó, sự tác động của con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thông qua các giải pháp, cơ chế, chính sách. Trên cơ sở nhận thức, nắm bắt các quy luật vận động khách quan, con người có thể thúc đẩy quá trình chuyển dịch này một cách nhanh chóng, theo các mục tiêu đã được hoạch định. Vấn đề quan trọng là phải bắt đầu từ đâu và tác động như thế nào, để có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền; từ đó tạo ra bước phát triển để xác lập cơ cấu kinh tế mới. Nông nghiệp và nông thôn là hai phạm trù khác nhau, nhưng nó có Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 9 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau. ở nước ta trước đây, đã có một thời khi nói đến nông nghiệp là nói đến nông thôn và khi đề cập đến kinh tế nông thôn người ta quan niệm nó gần trùng hợp với kinh tế nông nghiệp (với nhận thức chỉ sản xuất nông nghiệp đơn thuần). Do vậy, người ta cho rằng, nông thôn là nông nghiệp và nông nghiệp cũng chỉ là trồng trọt với trình độ văn hoá xã hội hạn chế, và có số hộ nghèo đói ở mức tương đối cao (chiếm gần 20% tổng số hộ của cả nước). 1.I.1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiêp và nông thôn ở nước ta: Nền nông nghiệp nước ta trải qua một thời kỳ dài (30 năm) của cơ chế tập trung, bao cấp thông qua mô hình HTX và nông trường quốc doanh nhằm “xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất", xoá bỏ thành phần kinh tế tiểu nông, nên đã tách hộ nông dân ra khỏi ruộng đất và mảnh vườn của họ (vì cho rằng đây chính là mầm mống hàng ngày, hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản). Do đó, đã dồn ép những người nông dân vào "HTX", buộc họ phải nộp ruộng đất và trâu cày vào HTX làm công - điểm và ăn chia phân phối theo kiểu bình quân, bất bình đẳng, nên đã không khuyến khích được động lực, tính năng động sáng tạo, sự cần cù chịu khó sống kham khổ của người nông dân, dẫn đến một tình trạng rất nguy hiểm là ruộng đất bỏ hoang, cỏ mọc không có người nhổ, thợ cày vừa dắt trâu ra đồng đã lại đánh trâu về ; năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế rất thấp, ngày công chỉ tính bằng vài lạng thóc đã làm cho đời sống của hầu hết hộ nông dân rơi vào cảnh đói kém, nhất là lúc giáp hạt “tháng ba ngày tám”. Đường lối, chính sách như trên là không phù hợp, nhất là khi chiến tranh đã kết thúc và đất nước chuyển sang xây dựng và nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường. Các chính sách nói trên gây cản trở đối với việc phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất mới ở nông thôn. Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 10 [...]... tín dụng Ngân hàng phục vụ tiến trình CNH & HĐH nông nghiệp và nông thôn 1.2.1.1 Tín dụng Ngân hàng và các hình thức của tín dụng Ngân hàng 1.2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, thì tín dụng là trên cơ Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn 34 sở lòng tin, nghĩa là người cho vay tin tưởng vào người đi vay sử dụng vốn... 2104 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn 18 1.1.2 Chiến lược trong phát triển kinh tế đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn - quy luật khách quan và là nhiệm vụ hàng đầu 1.1.2.1 Nội dung CNH và HĐH nông nghiệp và nông thôn 1.1.2.1.1 Nội dung chủ yếu của CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn hiện nay a Phát triển toàn diện Nông - Lâm - Ngư nghiệp Trước hết phải tiến hành... Hưng - Ngân Hàng 2104 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn 28 ở Việt Nam, nông nghiệp và kinh tế nông thôn có vai trò rất lớn đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Thứ nhất: nông nghiệp, kinh tế nông thôn góp phần quan trọng trong quá trình tích luỹ tư bản cho công nghiệp hoá Những năm gần đây nông nghiệp đã tạo ra gần 30% GDP và hơn 40% giá trị xuất khẩu của đất nước Vì vậy nông nghiệp phát. .. thị vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Trong điều kiện nền Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn 25 kinh tế nước ta, sự đầu tư này cũng chính là sự đầu tư cho phát triển ổn định và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn luôn gắn liền với nguồn tín dụng Ngân hàng và được thực hiện qua 3 hình thức: Ngân. .. nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản Hà Lan, Pháp, Hàn Quốc, vị trí và vai trò to lớn của nông nghiệp và nông thôn cũng rất được đề cao ở những nước này, nông nghiệp đã được phát triển nhanh, có thể xếp vào vị trí hàng đầu thế giới, là một minh chứng về vị trí, vai trò của nông nghiệp và nông thôn - cơ sở để phát triển công nghiệp và cải cách kinh tế ở mỗi nước Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 Công. .. mình, phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ [9] Tháng 12/1996 tại Đại hội VIII, Đảng ta cho rằng "Cần tiếp tục nắm Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn 32 vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh CNH, HĐH" [11.tr.80] Trong nội dung của CNH, HĐH, Đại hội đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển. .. - Ngân Hàng 2104 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn 15 với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ba ngành sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nông thôn, nó chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tích luỹ vốn cho phát triển kinh tế và cho quá trình CNH & HĐH đất nước... cân đối hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiến phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại" [6.tr.182 - 183] Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất đi lên CNXH, Đại hội lần IV của Đảng... chung và đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN ở nước ta: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn 31 nhỏ lên sản xuất lớn XHCN, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp. .. dụng công nghệ thay thế phân đạm, hoá học bằng phân vi sinh để bảo vệ cây trồng, thay thế dần các loại thuốc thú y và các loại thuốc vacxin thế hệ mới c Phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn Công nghiệp, dịch vụ nông thôn nhằm tạo ra thị trường thu hút số lao động giải phóng khỏi nông nghiệp, giải quyết việc làm trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ . 2104 5 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn Chương 1 Tín dụng ngân hàng đối với tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn 1.1. Công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác đầu tư tín dụng của NHN 0 &PTNT VN phục vụ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng. trí, vai trò của nông nghiệp và nông thôn - cơ sở để phát triển công nghiệp và cải cách kinh tế ở mỗi nước. Đồng Thế Hưng - Ngân Hàng 2104 17 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn 1.1.2.

Ngày đăng: 24/08/2015, 12:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan