Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Văn Tân

76 414 0
Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Văn Tân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nền kinh tế chuyển đổi theo hướng hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, điều này làm cho môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam càng trở nên gay gắt và nhiều biến động hơn. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải tự lực và cố gắng rất nhiều thì mới hy vọng tồn tại được. Để làm được như vậy các doanh nghiệp cần phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phải có những chính sách, kế hoạch rõ ràng và phải làm sao để kinh doanh có hiệu quả tốt mới mong có thể tồn tại và phát triển được. Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ‎ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Đó là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp, cũng là thước đo trình độ phát triển mọi mặt của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Lợi nhuận cũng là đòn bẩy kinh tế có hiệu lực nhất kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Với tầm quan trọng như vậy mục tiêu lợi nhuận đã trở thành bài toán khó khiến các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi làm sao để hoạt động kinh doanh của mình làm ra nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào và không phải lúc nào doanh nghiệp kinh doanh cũng đạt được lợi nhuận tốt như mong muốn. Xuất phát từ những ‎lý do trên của lợi nhuận đối với các doanh nghiệp hiện nay cũng như tính cấp thiết của đề tài, nên em đã quyết định chọn đề tài " Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Văn Tân" với mong muốn tìm hiểu thực tế về lợi nhuận của công ty, đồng thời mong góp phần nào đó trong việc nâng cao lợi nhuận của công ty.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài : GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN TÂN Giảng viên hướng dẫn : Ths. Phạm Thành Đạt Sinh viên thực hiện : Dương Thu Thúy Mã sinh viên : 13121607 Lớp : TCDN 13A.02 Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp Hà Nội, tháng 03 năm 2014 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp LN Lợi nhuận LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế TSCĐ Tài sản cố định SXKD Sản xuất kinh doanh CP CP QLKD Chi phí Chi phí quản lý kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TM & DV Thương mại và dịch vụ BH và CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ DT Doanh thu Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh MỤC LỤC Lời mở đầu CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP 1 1.1. Lợi nhuận và sự cần thiết của việc nâng cao lợi nhuận đối với DN trong nền kinh tế thị trường 1 1.1.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp 1 1.1.1.1. Khái niệm lợi nhuận 1 1.1.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp 1 1.1.1.1.2. Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp 1 1.1.1.1.3. Vai trò của lợi nhuận 3 1.1.1.1.4. Nội dung, cách xác định lợi nhuận 3 1.1.1.1.5. Các chỉ tiêu phân tích đánh giá LN của doanh nghiệp 8 1.1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến LN của doanh nghiệp 11 1.1.1.2.1. Nhóm nhân tố khách quan 12 1.1.1.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan 12 1.2. Sự cần thiết của việc nâng cao LN đối với DN 16 1.2.1. Xuất phát từ mục đích hoạt động của DN và yêu cầu hạch toán kinh doanh trong nền kinh tế thị trường 17 1.2.2. Xuất phát từ tầm quan trọng của LN đối với hoạt động SXKD của DN 17 1.2.3. Xuất phát từ ý nghĩa của lợi nhuận đối với nền kinh tế 17 1.3. Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN TÂN 21 2.1. Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 21 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 22 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 26 2.1.4. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty trong giai đoạn 2011-2013 27 2.1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2011-2013 28 2.1.4.2. Cơ cấu biến động tài sản và nguồn vốn của công ty 29 2.2. Thực trạng hoạt động SXKD và LN của công ty trong giai đoạn 2011-2013 33 2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn 34 2.2.2. Kết quả hoạt động KD và LN của công ty giai đoạn 2011-2013 34 2.2.2.1. Phân tích LN của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Văn Tân 34 2.2.2.2. Tình hình chi phí SXKD của công ty TNHH TM & DV Văn Tân 36 2.2.2.3.Tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty TNHH TM & DV Văn Tân 39 2.2.2.4.Tình hình tài chính của công ty TNHH TM & DV Văn Tân 2011-2013 49 2.2.3. Đánh giá chung về LN của công ty qua các năm 2011, 2012, 2013 57 2.2.3.1. Kết quả đạt được 57 2.2.3.2. Những hạn chế tồn tại 58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN TÂN 59 3.1. Mục tiêu và định hướng của công ty trong năm tới 59 3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội 59 3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty 59 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao LN của công ty trong thời gian tới 60 3.2.1. Quản lý chặt chẽ các khoản mục chi phí, đặc biệt là CP QLKD, hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn 61 3.2.2. Nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp, kết hợp việc chú trọng các hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng 62 3.2.3. Tăng cường quan hệ hợp tác liên doanh liên kết với các đơn vị đối tác khách hàng 63 3.2.4. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho quản lý, kỹ thuật viên 64 3.2.5. Tổ chức tốt công tác Marketing 65 KẾT LUẬN Lời mở đầu Nền kinh tế chuyển đổi theo hướng hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, điều này làm cho môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam càng trở nên gay gắt và nhiều biến động hơn. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải tự lực và cố gắng rất nhiều thì mới hy vọng tồn tại được. Để làm được như vậy các doanh nghiệp cần phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phải có những chính sách, kế hoạch rõ ràng và phải làm sao để kinh doanh có hiệu quả tốt mới mong có thể tồn tại và phát triển được. Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Đó là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp, cũng là thước đo trình độ phát triển mọi mặt của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Lợi nhuận cũng là đòn bẩy kinh tế có hiệu lực nhất kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Với tầm quan trọng như vậy mục tiêu lợi nhuận đã trở thành bài toán khó khiến các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi làm sao để hoạt động kinh doanh của mình làm ra nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào và không phải lúc nào doanh nghiệp kinh doanh cũng đạt được lợi nhuận tốt như mong muốn. Xuất phát từ những lý do trên của lợi nhuận đối với các doanh nghiệp hiện nay cũng như tính cấp thiết của đề tài, nên em đã quyết định chọn đề tài " Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Văn Tân" với mong muốn tìm hiểu thực tế về lợi nhuận của công ty, đồng thời mong góp phần nào đó trong việc nâng cao lợi nhuận của công ty. KẾT CẦU CHUYÊN ĐỀ Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận tại doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Văn Tân. Chương 3: Giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Văn Tân Do thời gian thực tập có hạn, trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên những vấn đề được trình bày trong chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các anh chị phòng kế toán công ty TNHH thương mại và dịch vụ Văn Tân để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Th.s Phạm Thành Đạt đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2014 Sinh viên thực hiện Dương Thu Thúy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP 1.1. Lợi nhuận và sự cần thiết của việc nâng cao lợi nhuận đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1: Lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.1.1.1: Khái niệm lợi nhuận. 1.1.1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp. Trước đây khái niệm doanh nghiệp (DN) lần đầu tiên được nhắc đến trong một văn bản pháp luật của Việt Nam là Luật Công ty năm 1990. Kể từ đó đến nay, khái niệm này luôn được sử dụng để chỉ một loại chủ thể kinh doanh tương đối phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay khái niệm doanh nghiệp được định nghĩa tại khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005 như sau: “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Do đó để một tổ chức được công nhận là một doanh nghiệp phải đủ các điều kiện sau: Một là phải có vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Hai là phải thực hiện hoạt động kinh doanh. Ba là phải có tên gọi, trụ sở giao dịch, con dấu riêng, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Kinh doanh ( khoản 2 Điều 4): là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. 1.1.1.1.2 Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận (LN) là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( hay các công ty ) là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động mà doanh nghiệp mang lại. SV: Dương Thu Thúy 1 MSSV: 13121607 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp Từ khái niệm trên ta có công thức xác định lợi nhuận : Lợi nhuận = Tổng doanh thu ( hoặc thu nhập ) - Tổng chi phí để tạo ra doanh thu ( hoặc thu nhập ) đó + Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm doanh thu về tiêu thụ sản phẩm, doanh thu từ các hoạt động tài chính và doanh thu từ các hoạt động khác. + Chi phí: là các khoản chi mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được doanh thu đó. Nó bao gồm: chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhiên liệu, động lực, tiền lương và các khoản trích nộp theo quy định, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, các khoản dự phòng giảm giá, các khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động… 1.1.1.1.3 Vai trò của lợi nhuận Từ khái niệm trên ta có thể thấy lợi nhuận có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của DN. * Đối với doanh nghiệp và người lao động: Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của DN. DN chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra LN, nếu DN hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy LN là yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của DN: - Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của DN. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của DN, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho khả năng thanh toán của DN. Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có LN cao thì khả năng thanh toán mạnh, DN có thể hoàn trả mọi khoản nợ đến hạn và ngược lại. - Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi sẽ tạo cho DN một khoản LN sau thuế chưa phân phối, là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua việc đổi mới trang thiết bị…mở rộng quy mô hoạt động là cơ sở để DN tồn tại phát triển vững vàng trên thương trường, làm cơ sở để DN đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng. SV: Dương Thu Thúy 2 MSSV: 13121607 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp - Chỉ tiêu lợi nhuận cũng là căn cứ để đánh giá năng lực, về nhân sự, năng lực về tài chính, năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của DN. - Lợi nhuận cao có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, tạo hưng phấn kích thích trí sáng tạo, phát huy cao nhất khả năng của nhân viên trong DN, là cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo. * Đối với nhà nước: - Kết quả sản xuất kinh doanh của DN phản ánh hiệu quả sản xuất của nền kinh tế. Khi nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển hơn nữa. - Thông qua LN của doanh nghiệp, Nhà nước tiến hành thu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng tích luỹ cho xã hội, là công cụ điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. Thuế thu nhập DN đánh vào phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu trong kỳ, nên khi LN của doanh nghiệp càng cao thì số thuế mà Nhà nước nhận được càng nhiều. Đó chính là nguồn tài chính để Nhà nước tiến hành tái sản xuất mở rộng, phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 1.1.1.1.4 Nội dung, cách xác định lợi nhuận. * Nội dung của lợi nhuận Hoạt động của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú vì vậy lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, đó là: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Để xác định lợi nhuận đạt được trong kỳ có thể sử dụng các phương pháp tính toán sau: * Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng tổng hợp lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận các hoạt động khác. Trong đó lợi nhuận từng hoạt động là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Cách thức xác định như sau:  Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ. SV: Dương Thu Thúy 3 MSSV: 13121607 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp  Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Là khoản lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hay cung cấp dịch vụ trong kỳ. Công thức xác định: LN từ hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp ( phân bổ ) Hay: LN từ hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần - Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu Trong đó: - Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ( doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ): Là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khác hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và chi phí thu thêm ngoài giá bán ( nếu có ). - Doanh thu thuần là phần còn lại của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: + Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng khi mua hàng với khối lượng lớn. + Trị giá hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. + Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho người mua do hàng kém phẩm chất, sai quy cách hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng. + Thuế gián thu là các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước theo phương pháp trực tiếp khi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu. - Trị giá vốn hàng bán ra: Phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Với doanh nghiệp sản xuất thì giá vốn hàng bán chính là giá SV: Dương Thu Thúy 4 MSSV: 13121607 [...]... tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Văn Tân SV: Dương Thu Thúy 19 MSSV: 13121607 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN TÂN 2.1 Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Văn Tân được Sở kế... giới thương mại;  Tư vấn đầu tư ( không bao gồm tư vấn pháp luật và tư vấn tài chính, chứng khoán);  Tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp;  Buôn bán các trang thiết bị máy móc y tế, 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Văn Tân 2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Văn Tân là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại. .. Năm 2003, Văn Tân cùng các đối tác chiến lược đầu tư khu dịch vụ đỗ xe và các dịch vụ hỗ trợ theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở Việt Nam trên khuôn viên 03 ha tại Hoàng Cầu – Hà Nội Công ty Văn Tân đã được nhận Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cho sản phẩm dịch vụ Mercerdes – Benz năm 2004 Năm 2005, Công ty đầu tư Trung tâm Cứu hộ giao thông hoạt động 24/24h và các ngày trong tuần, cung cấp dịch vụ trong... tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp Tuy nhiên doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mình về khả năng tài chính, nguồn nhân lực, quy trình công nghệ sản xuất để xác định phương pháp tốt nhất tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Từ đó các biện pháp của doanh nghiệp mới mang tính khả thi Để đi sâu vào các biện pháp cụ thể em xin được phân tích giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH. .. mang tên Văn Tân được hình thành từ HTX công nghiệp Thắng Lợi tại 205 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội Tháng 10 năm 1992, trên cơ sở các xưởng sửa chữa bảo dưỡng ôtô tại 205 Đội Cấn và số 03 Hoàng Hoa Thám – Hà Nội ( Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ôtô Mercedes -Benz Văn Tân II), thương hiệu Văn Tân được sáng lập với tôn chỉ hoạt động “Chất lượng và sự phục vụ là tài sản của thương hiệu Văn Tân Năm... lập thương hiệu, Công ty TNHH TM&DV Văn Tân luôn cố gắng cung cấp dịch vụ chất lượng cao với mong muốn đơn giản là đem lại sự thoả mãn tối đa cho nhu cầu của khách hàng Quan niệm của Công ty TNHH TM&DV Văn Tân không những chỉ đáp ứng mà còn phải vượt lên trên sự mong đợi của khách hàng Điều đó được thể hiện bằng mọi cố gắng cung cấp những công nghệ và dịch vụ tốt nhất, có lợi nhất cho mọi người và xã... Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3 Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5 Chi phí tài chính Trong đó:chi phí lãi vay 6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 8.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 9 Chi phí thuế TNDN hiện hành 10 Tổng lợi nhuận sau thuế 2012/2011... được đan xen bởi các nghĩa vụ đối với vấn đề an toàn và môi trường trong xã hội Đây chính là nguyên tắc cơ bản, là kim chỉ nam để Công ty TNHH TM&DV Văn Tân tiến vào tương lai Ngành dịch vụ là ngành đòi hỏi sự cẩn thận và tỷ mỷ, đặc biệt hơn là ngành dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa ô tô Đối với công ty TNHH TM&DV Văn Tân đội ngũ thợ lành nghề nhiều kinh nghiệm luôn được đánh giá cao trong hoạt động sửa chữa... 2006 Năm 2006, Công ty đã vinh dự được nhận Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt – Giải thưởng được trao cho các thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế Ngày 29/11/2007, Công ty Văn Tân và Đại lý dịch vụ HONDA đã vinh dự được nhận Giải thưởng sản phẩm dịch vụ thương hiệu Việt hội nhập WTO, Cúp Vàng Chất lượng hội nhập do Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt... Nhóm nhân tố chủ quan Lợi nhuận của doanh nhiệp được hình thành từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận hoạt động tài chính, lợi nhuận khác Trong tổng lợi nhuận thì lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất, vì vậy em xin phép được tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh Từ công thức tính lợi nhuận từ hoạt động sản . pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Văn Tân& quot; với mong muốn tìm hiểu thực tế về lợi nhuận của công ty, đồng thời mong góp phần nào đó trong việc nâng cao lợi nhuận. 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN TÂN 59 3.1. Mục tiêu và định hướng của công ty trong năm tới 59 3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội 59 3.1.2. Mục tiêu và. của lợi nhuận đối với nền kinh tế 17 1.3. Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN

Ngày đăng: 24/08/2015, 12:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ( ROAE )

  • * Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

  • * Tỷ suất sinh lời ròng của tài sản ( ROA )

  • * Tỷ suất lợi nhuận giá thành

  • * Tỷ suất lợi nhuận doanh thu

  • * Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

  • 1.2.1. Xuất phát từ mục đích hoạt động của doanh nghiệp và yêu cầu hạch toán kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

  • 1.2.2. Xuất phát từ tầm quan trọng của lợi nhuận đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

  • 1.2.3. Xuất phát từ ý nghĩa của lợi nhuận đối với nền kinh tế

  • 1.3.2. Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm.

  • 1.3.3. Sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, giảm chi phí lãi tiền vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan