Hoàn thiện công nghệ sản xuất cá giống rô phi đơn tính đực bằng hormone 17α methyltestosterone tại tỉnh thái nguyên

50 308 0
Hoàn thiện công nghệ sản xuất cá giống rô phi đơn tính đực bằng hormone 17α methyltestosterone tại tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN HIỂN Tên đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁ GIỐNG RÔ PHI ĐƠN TÍNH ĐỰC BẰNG HORMONE 17α METHYLTESTOSTERONE TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Hệ chính quy Chuyên ngành : Nuôi trồng thủy sản Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2011 - 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN HIỂN Tên đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁ GIỐNG RÔ PHI ĐƠN TÍNH ĐỰC BẰNG HORMONE 17α METHYLTESTOSTERONE TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Hệ chính quy Lớp : 43 - Nuôi trồng thủy sản Chuyên ngành : Nuôi trồng thủy sản Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2011 - 2015 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ngân Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian vừa qua, để thực hiện và hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ về mọi mặt. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả những người đã giành cho tôi sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu đó. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô trong Khoa chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban lãnh đạo cùng các anh chị kỹ sư, công nhân của Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Ngân – giảng viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Bên cạnh đó tôi luôn ghi nhớ công lao của các thầy cô giáo, những người đã giúp tôi trang bị những kiến thức trong suốt khóa học tại trường. Do thời gian học tập và năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế, đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến và bổ sung của các thầy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái nguyên, tháng 06 năm 2015 Sinh viên Đinh Văn Hiển ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 27 Bảng 4.2. Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ 29 Bảng 4.3. Kết quả thu cá bột 29 Bảng 4.4. Các yếu tố môi trường đo được trong quá trình xử lý 21 ngày tuổi từ 23/03 – 12/04/2015 29 Bảng 4.5. Tỷ lệ sống cá rô phi 21 ngày 31 Bảng 4.6. Tỷ lệ sống của cá 21 ngày tuổi ương nuôi lên cá hương 31 Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra giới tính của cá rô phi 32 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Cá rô phi 4 Hình 3.1: Ngăn đôi chuẩn bị ghép cá bố mẹ sinh sản. 12 Hình 4.1: Ấp trứng baba 28 iv DANH MỤC VIẾT TẮT DO Hàm lượng oxy hòa tan GIFL Genetic Improvement of Farmed Tilapia Kg Kilogam TB Trung bình TS Tiến sỹ Mg Miligam NOVIT 4 (Norwegian – Vietnamese Tilapia,2004) v MỤC LỤC Phần 1.MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Phân bố tự nhiên và sự di nhập cá rô phi trên thế giới 3 2.1.2. Căn cứ một số đặc điểm sinh học của cá rô phi dòng NOVIT4 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 7 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 8 Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 11 3.3. Nội dung nghiên cứu 11 3.3.1. Hoàn thiện quy trình sản xuất cá rô phi bột. 11 3.3.2. Ứng dụng quy trình xử lý giới tính bằng hormone 17α Methyltestosterone, giai đoạn từ cá bột tới 21 ngày tuổi. 11 3.3.3 Ương nuôi từ cá rô phi giai đoạn 21 ngày tuổi lên thành cá hương, cá giống. 11 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 11 3.4.1. Quy trình sản xuất cá rô phi bột 11 3.4.2. Ứng dụng quy trình xử lý giới tính bằng hormone17α Methyltestosterone giai đoạn từ cá bột tới 21 ngày tuổi 14 vi 3.4.3. Ương nuôi từ cá rô phi giai đoạn 21 ngày tuổi lên thành cá hương, cá giống 16 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Công tác phục vụ sản xuất 22 4.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc 222 4.1.2. Đánh giá chung 25 4.1.3. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 26 4.2. Kết quả nghiên cứu 29 4.2.1. Kết quả nuôi vỗ 29 4.2.2. Kết quả năng suất cá bột 29 4.2.3. Kết quả theo dõi môi trường cá rô phi 21 ngày tuổi 30 4.2.4. Kết quả ương lên cá hương 31 4.2.5. Kết quả kiểm tra giới tính 32 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33 5.1. Kết luận 33 5.2. Đề nghị 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây lợi nhuận kinh tế đem lại cho người dân từ việc nuôi cá là khá cao, với diện tích mặt nước dành cho nuôi trồng thuỷ sản ngày một lớn, nhu cầu về cá giống tăng nhanh, nhất là loại cá rô phi đơn tính đực. Hiện nay cá rô phi được nuôi rộng rãi trong cả nước và là một trong những đối tượng đã và đang được chú ý phát triển mạnh trong nuôi trồng thuỷ sản. Do cá rô phi là một loại cá ăn tạp, dễ nuôi, chúng có thể phát triển trong các loại hình mặt nước như ao, hồ, sông, suối, ruộng, lồng bè và có thể sống trong môi trường nước ngọt, nước lợ, nước biển. Cá ít dịch bệnh, có thể nuôi với mật độ dầy. Thịt cá rô phi được đánh giá là có chất lượng cao, thơm ngon, ít xương, trọng lượng cá thể vừa phải thích hợp cho việc chế biến và sử dụng thuận tiện trong gia đình. Trong quá trình nuôi cá rô phi, phần lớn cá đực có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn cá cái. Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về chọn giống, lai tạo, xử lý bằng hormone 17α Methyltestosterone để tạo ra thế hệ con nhiều đực đưa vào nuôi cá thương phẩm. Hiện nay phương pháp chuyển giới tính bằng hormone là phương pháp được áp dụng nhiều nhất vì nó đơn giản, hiệu quả và có thể áp dụng rộng rãi trong các cơ sở sản xuất. Nhằm khẳng định lại kết quả chuyển giới tính bằng hormone 17α Methyltestosterone, giảm được công đoạn tiến hành, hạn chế được kinh phí trong sản xuất, nâng cao về số lượng cá bột và chủ động cung cấp con giống trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: 2 “Hoàn thiện công nghệ sản xuất cá giống rô phi đơn tính đực bằng hormone 17α Methyltestosterone tại tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài - Ứng dụng thành công công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng hormone 17 Methyltestosterone. - Đạt tỷ lệ đực trong quần đàn ≥ 90 %. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Hoàn thiện bổ sung công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực bằng hormone 17 Methyltestosterone. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Tạo ra giống cá năng suất có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo công ăn việc làm phát triển kinh tế vùng nông thôn cho người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các vùng lân cận. [...]... tình hình và các đoàn thăm quan mô hình sản xuất Thủy sản, mô hình sản xuất cám thủy sản * Sản xuất giống và dịch vụ: Hằng năm sản xuất được 30 – 50 triệu cá Rô phi bột (Rô phi dòng GIFT và Rô phi Đường nghiệp) 20 – 40 triệu cá bột các loại cá truyền thống 10 – 12 triệu cá Chép bột (cá chép chọn giống V1 và chép lai F1) 1 – 2 triệu cá hương và cá giống cá Rô phi đơn tính đực 8 – 10 tấn cá Rô phi thương... chất lượng di truyền các loài thủy sản nước ngọt để tạo ra các sản phẩm giống mới có đặc tính ưu việt trong nuôi thủy sản - Nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ lưu giữ gen, công nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt 23 Tổ chức quỷ lý lưu giữ đàn giống gốc đảm bảo chất lượng tốt, bao gồm các giống địa phương, các giống mới gia hóa hoặc các giống nhập nội đã gia... (Philipart và Ruwet,1982) [16] Trong 3 giống cá rô phi nói trên có khoảng 8-9 loài cá giá trị kinh tế trong nuôi trồng và sản xuất thủy sản, trong đó cá rô phi vằn O.niloticus, cá rô phi xanh O.aureus và cá rô phi hồng Oreochromis được coi là đối tượng nuôi đạt hiệu quả cao Ngày nay, do nhiều mục đích sử dụng mà cá rô phi được ưa chuộng và được nuôi với số lượng lớn đặc biệt cá rô phi có nhiều đặc tính. .. quả - Tái sản xuất các giống gốc để cung cấp đàn cá hậu bị cho các trại giống, các nông hộ, các trang trại cá của người dân để hình thành đàn cá bố mẹ sản xuất ra con giống có chất lượng đảm bảo cung cấp cho người nuôi - Chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ, tham gia đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ khuyến ngư cho nhu cầu các tỉnh miền núi Đông Bắc - Trao đổi thông tin khoa học công nghệ, kinh... dài nên khả năng sản xuất cá giống rô phi rất khó khăn Để có cá giống sớm thường phải vận chuyển từ miền Nam hay từ vùng có nước ấm đến các vùng nuôi nên làm cho giá cá rô phi giống lên rất cao làm hạn chế sức nuôi của người dân Năm 1975, cá rô phi được đưa ra miền Bắc Cuối những năm 70 và nửa đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ XX, sản lượng cá Rô phi đã chiếm tới 40 - 45% tổng sản lượng cá nuôi Nhưng đến... nuôi trồng thủy sản I liên tiếp nhập lại một số dòng rô phi vằn Song song với việc nhập lại một số dòng rô phi vằn, Viện I đã tiếp thu công nghệ sản xuất con giống Rô phi đơn tính Từ đó đến nay Viện I đã thử nghiệm nuôi cá rô phi với nhiều mô hình khác nhau Chọn giống cá rô phi được thực hiện bởi dự án nâng cao năng lực nghiên cứu, khuyến ngư và đào tạo cho Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (NORAD)... 2007) [9] Theo thống kê năm 2004, trong số 64 tỉnh thành trong cả nước chỉ có khoảng 6 tỉnh xuất khẩu cá rô phi với từ 5 – 6% sản lượng rô phi nuôi sản 10 phẩm cá rô phi xuất khẩu năm 2006 đạt 869 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.9 triệu USD (Phạm Anh Tuấn, 2007) [8] Hiện nay trên thế giới nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ngày cành lớn, ước tính tổng khối lượng cá rô phi nhập khẩu vào Mỹ tháng 11/2006 tăng 9,1%... nhiệm vụ cấp tỉnh 24 Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chạch sông (Mastacembelus armatus, Lacépède 1800) phục vụ phát triển bền vững (8/2014 – 8/2017) Sản xuất giống cá Rô phi đơn tính đạt hiệu quả cao (2009 – 2011) Sản xuất và nuôi baba trơn gai tại tỉnh Thái Nguyên (2013 – 2015) Thử nghiệm nuôi thương phẩm cua đồng tại tỉnh Thái Nguyên (2013) Chọn lọc và nâng cao khả năng sinh trưởng của cá Chép lai... di nhập cá rô phi trên thế giới Cá rô phi thuộc bộ cá vược Percifomes, họ Cichlidae, là loài cá ưa nhiệt độ cao có nguồn gốc từ châu phi Có khoảng 80 loài cá rô phi đã được phân loại thuộc 3 giống chính: giống Tilapia đẻ trứng dính và có vùng phân bố rất rộng, giống Sarotherodon là tổ đẻ trứng và cá bố hoặc cá mẹ ấp trứng trong miệng (Trewavas,1983) [17] Trong tự nhiên, cá rô phi sống trong các sông... sản xuất 4.1.3.1 Nội dung phục vụ sản xuất Tham gia công tác phục vụ sản xuất cùng cán bộ công nhân viên của trung tâm: - Cho cá đẻ - Cải tạo ao - Cho cá ăn - Kiểm tra ao, thăm ao - Kéo kiểm tra cá - Bán cá giống và cá thương phẩm - Phòng trị bệnh cho cá - Tham gia các công tác khác 4.1.3.2 Biện pháp thực hiện Để thực hiện tốt các nội dung trên, trong thời gian tiến hành đề tài thí nghiệm và hoàn thiện . HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN HIỂN Tên đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁ GIỐNG RÔ PHI ĐƠN TÍNH ĐỰC BẰNG HORMONE 17α METHYLTESTOSTERONE TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN”. giống trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: 2 Hoàn thiện công nghệ sản xuất cá giống rô phi đơn tính đực bằng hormone 17α Methyltestosterone tại tỉnh. 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Hoàn thiện bổ sung công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực bằng hormone 17 Methyltestosterone. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Tạo ra giống cá năng suất có giá

Ngày đăng: 24/08/2015, 09:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan