Đánh giá tình hình nuôi cá chép nội trong môi trường ruộng lúa tại xã hiệp hòa huyện vũ thư tỉnh thái bình

93 465 0
Đánh giá tình hình nuôi cá chép nội trong môi trường ruộng lúa tại xã hiệp hòa   huyện vũ thư   tỉnh thái bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HÀ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NUÔI CÁ CHÉP NỘI TRONG MÔI TRƢỜNG RUỘNG LÚA TẠI XÃ HIỆP HÒA HUYỆN VŨ THƢ - TỈNH THÁI BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2011 – 2015 Thái Nguyên - năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HÀ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NUÔI CÁ CHÉP NỘI TRONG MÔI TRƢỜNG RUỘNG LÚA TẠI XÃ HIỆP HÒA HUYỆN VŨ THƢ - TỈNH THÁI BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Lớp: K43 - NTTS Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2011 – 2015 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Hà Văn Doanh Khoa CNTY - Trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên - năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Với phương trâm: “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên hàng năm tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tốt nghiệp. Đây là cơ hội quý báu để sinh viên tiếp cận và làm quen với công việc sẽ làm sau khi ra trường. Được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân. Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y tôi đã tiến hành thực hiện khoá luận tốt nghiệp: "Đánh giá tình hình nuôi cá chép nội trong môi trường ruộng lúa tại xã Hiệp Hòa huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình". Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện một khoa luận. Vì vậy, khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý và phê bình từ quý thầy, cô giáo, các bạn sinh viên để khoá luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y. Đặc biệt cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo TS. Hà Văn Doanh - giảng viên khoa CNTY – ĐHNL – TN là người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực hiện khoá luận. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và toàn thể bà con nhân dân 3 thôn: Phương Cáp, Đức Hiệp và An Để đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 1 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hà ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa chiều dài cơ thể và ngày tuổi của cá chép 8 Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 31 Bảng 4.2: Chiều dài thân của cá chép nội 33 Bảng 4.3: Chiều cao của cá chép nội (n = 40 con/lô thí nghiệm, đơn vị: mm) 34 Bảng 4.4: Khối lượng của cá chép nội qua các kỳ cân 36 Bảng 4.5: Tốc độ sinh trưởng của cá chép nội 38 Bảng 4.6: Tỷ lệ sống của cá chép nội 39 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ trong, pH của môi trường đến khả năng sinh trưởng của cá chép nội 40 Bảng 4.8: Hiệu quả chăn nuôi cá chép nội 42 Bảng 4.9: So sánh hiệu quả kinh tế của cây lúa với mô hình nuôi ghép lúa-cá 44 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Cá chép (Cyprinus carpio) 5 Hình 2.2: Ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan lên sức khỏe cá. Theo Swingle (1969) dẫn bởi Boyd (1990). 12 Hình 2.3 : Ảnh hưởng của pH đến đời sống cá ( Trương Quốc Phú, 2006) 13 Hình 2.4 : Đĩa secchi 23 Hình 4.1:Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều dài thân của cá chép nội 33 Hình 4.2 : Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao của cá chép nội 35 Hình 4.3: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá chép nội 37 Hình 4.4: Biểu đồ so sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận giữa cây lúa và mô hình nuôi kết hợp lúa – cá. 45 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT SNN & PTNT : Sở nông ngiệp và phát triển nông thôn STTL : Sinh trưởng tích lũy STTĐ 1 : Sinh trưởng tuyệt đối STTĐ 2 : Sinh trưởng tương đối TB : Trung bình KL : Khối lượng LĐ : Lao động ĐVT : Đơn vị tính NTTS : Nuôi trồng thủy sản TN : Thí nghiệm v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học 2 1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Những đặc điểm chung của cá chép nội 4 2.1.2. Vấn đề môi trường nuôi cá chép nội 11 2.2. Tình hình nghiên cứu cá chép nội trong nước và trên thế giới 14 2.2.1. Tình hình nghiên cứu cá chép nội trên thế giới 14 2.2.2. Tình hình nghiên cứu cá Chép nội trong nước 16 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20 3.2.1. Thời gian 20 vi 3.2.2. Địa điểm thực hiện đề tài 20 3.3 Nội dung nghiên cứu 20 3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 20 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 20 3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 21 3.4.3. Các công thức tính 24 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 25 Phần 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 26 4.1 Công tác phục vụ sản xuất 26 4.1.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất 26 4.1.2. Biện pháp thực hiện 26 4.1.3. Kết quả phục vụ sản xuất 27 4.1.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh 31 4.1.5. Kết luận và bài học kinh nghiệm 32 4.2. Kết quả nghiên cứu chuyên đề 32 4.2.1. Kích thước các chiều đo của cá chép nội 32 4.2.2. Khối lượng của cá chép nội qua các kỳ cân 36 4.1.3. Tốc độ sinh trưởng của cá chép nội 38 4.2.4. Tỷ lệ sống của cá chép nội 39 4.2.5. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến khả năng sinh trưởng của cá chép nội 40 4.2.6. Tình hình mắc bệnh của cá chép nội và kết quả phòng trị bệnh 42 4.2.7. Hiệu quả chăn nuôi cá chép nội 42 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Đề nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, thời kỳ đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, đặc biệt là phát triển nhanh nền kinh tế khu vực nông thôn. Để làm được điều này đòi hỏi Nhà nước, địa phương phải có một chiến lược phát triển đúng đắn, kết hợp với việc khai thác sử dụng các dạng tài nguyên có hiệu quả trong đó bao gồm cả diện tích mặt nước. Việt Nam có đường bờ biển trên 3260 km, 12 đầm phá, hệ thống sông ngòi, ao hồ tự nhiên dày đặc. Nó được xem như những dải lụa uốn lượn trên đất nước Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của hàng triệu người dân. Dưới sức ép của việc phát triển đô thị, công nghiệp, dân sinh thì hơn 50% diện tích ao hồ sông ngòi đã bị giảm vì những nguyên nhân do con người gây ra. Hệ thống ao hồ đã bị khai thác quá mức hoặc chuyển sang sử dụng dưới hình thức khác: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng nhiều tòa nhà cao tầng, các khu công nghiệp mọc lên xâm lấn diện tích nuôi trồng thủy sản. Mặc dù vậy hàng năm, ngành thủy sản đã cung cấp một lượng lớn nguồn thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng cho con người, đảm bảo an ninh thực phẩm cho những hộ nuôi quy mô nhỏ và đóng góp tới 35% lượng tiêu thụ protein của người Việt Nam. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản hàng năm tăng trưởng 10% và góp phần đáng kể cho thu nhập từ nguồn xuất khẩu của cả nước (Bộ Thuỷ sản, 2007). Với nghề nuôi cá nước ngọt, cá Chép là loài cá truyền thống có khả năng chống chịu bệnh tốt và thích nghi với các điều kiện khí hậu rất cao, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong các ao, hồ, đầm đặc biệt là trong mô hình nuôi ghép lúa – cá, tại xã Hiệp Hòa là một xã thuần nông nghiệp, có diện tích ruộng chiêm trũng rộng, nguồn nước dồi dào đã có nhiều mô hình nuôi 2 ghép lúa – cá mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên cùng đơn vị diện tích ruộng thu được nhiều sản phẩm, tận dụng được diện tích mặt nước, giảm bớt rất nhiều chi phí trung gian, tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cùng với lòng mong muốn góp phần trí tuệ nhỏ bé của mình nhằm phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình nuôi cá chép nội trong môi trường ruộng lúa tại xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài - Xác định được khả năng phát triển của cá chép nội trong mô hình nuôi kết hợp cá – lúa tại xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình từ đó tư vấn cho các hộ chăn nuôi. - Yêu cầu của đề tài: Phải bố trí thí nghiệm, theo dõi nghiêm ngặt các chỉ tiêu trong một vụ lúa. - Xác định được khả năng sống, sinh trưởng và phát triển của cá chép nội. - Đánh giá được hiệu quả của mô hình nuôi. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học - Đề tài đóng góp thêm những tư liệu khoa học về khả năng sinh trưởng của cá chép nội trong ruộng nuôi kết hợp lúa – cá. - Góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi cá chép nội. 1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn Góp phần nâng cao thu nhập cho trang trại, hộ dân nuôi cá chép nội trong ruộng nuôi kết hợp lúa – cá. - Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và nâng cao kiến thức về quy trình kỹ thuật nuôi cá chép nội, từ đó giúp sinh viên củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân. [...]... kết hợp lúa – cá trong 1 xã 3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.2.1 Thời gian - Từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 5 năm 2015 3.2.2 Địa điểm thực hiện đề tài - Tại xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 3.3 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tốc độ sinh trưởng, kích thư c các chiều đo qua từng giai đoạn nuôi - Đánh giá tỷ lệ nuôi sống (%) - Đánh giá tình hình mắc bệnh của cá chép nội - Đánh giá hiệu... trị bệnh thủy sản - Thực hiện đề tài: Đánh giá tình hình nuôi cá chép nội trong môi trường ruộng lúa tại xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 4.1.2 Biện pháp thực hiện Để thực hiện tốt nội dung, trong thời gian thực tập chúng tôi đề ra biện pháp thực hiện như sau: - Lên kế hoạch cụ thể đối với từng nội dung công việc - Tuân thủ mọi nội quy, quy chế của nhà trường và nơi thực tập - Bản thân tích... mọc lưa thưa 2.1.1.2 Hình thái cấu tạo  Hình thái cấu tạo ngoài của cá chép nội Một số đặc điểm hình thái chung của cá chép được thể hiện qua hình: 5 Hình 2.1: Cá chép (Cyprinus carpio) Cá chép Việt Nam có tên khoa học là Cyprinus carpio L, có sự phân bố rộng và nhiều biến dị rất phong phú về hình thái lẫn màu sắc Tùy theo khu vực địa lý phân bố mà các loại hình cá chép có một số đặc điểm hình thái khác... Được sự giúp đỡ của nhà trường, khoa chăn nuôi thú y, với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng với sự nhất trí tạo điều kiện của UBND xã Hiệp Hòa tôi đã xây dựng nội dung thực tập như sau: - Tìm hiểu tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình - Tham gia công tác vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh tại địa bàn xã cùng với cán bộ thú y - Chẩn đoán... và giá cá thấp nên lượng cá thả vào hồ nuôi có xu hướng giảm 17 Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là nuôi cá kết hợp với cấy lúa trong các ao đầm Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo ra việc làm tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống cho nhân dân lao động ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung Nuôi cá ruộng trũng: Tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo mô hình cá - lúa. .. Khi cá đã thành thục tốt, nhu cầu sinh thái sinh sản cần để cá chép đẻ trứng, ngoài sự có mặt của giới tính thì giá thể và dòng nước là không thể thiếu được Cá đẻ tự nhiên trong môi trường nếu đủ các điều kiện sau: • Có cá đực và cá cái thành thục • Có cây cỏ thủy sinh hay giá thể làm tổ • Có điều kiện môi trường nước thích hợp Sức sinh sản của cá chép, cá càng lớn sức sinh sản của cá càng cao Trong. .. tế, tạo ra các dòng cá có giá trị kinh tế cao - Cá chép là loài có giá trị kinh tế, thịt cá thơm ngon nhất là sau mùa cá được vỗ béo, được nhiều người nuôi và người tiêu dùng ưa thích Đây là đối tượng nuôi quan trọng trong ao, hồ, đầm, ruộng, lồng bè Cá có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép đều cho năng suất và hiệu quả rất cao Loài cá này còn được nuôi để diệt ấu trùng muỗi Cá còn dùng làm cá cảnh trong công... và được nuôi vỗ đúng quy trình kỹ thuật Trong đó cá loài cá chép, cá rô phi và cá trắm là những đối tượng sản xuất chủ yếu - Kiên quyết chỉ đạo các đơn vị trong việc nâng cấp chất lượng đàn cá chép hiện có tại các đơn vị Trung tâm đã mời chuyên gia của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I – Bắc Ninh về trực tiếp tuyển chọn lại đàn cá chép bố mẹ, chỉ đạo các đơn vị quản lý, chăm sóc tốt đàn cá chép mới... 300.000 trứng trong một lần đẻ Cá bột bị nhiều loài cá ăn thịt khác săn bắt, chẳng hạn cá chó (Esox lucius) và cá vược miệng to (Micropterus salmoides) (Boonbharm, 1977) [2] Tại Cộng hòa Czech, cá chép là một món ăn truyền thống trong bữa ăn tối vào dịp lễ Nôen 2.2.2 Tình hình nghiên cứu cá Chép nội trong nước Nuôi cá ao hồ nhỏ: Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông, từ phong trào ao cá Bác Hồ... đẩy mạnh sản xuất, các đơn vị trực thuộc còn tích cực làm dịch vụ các loài cá như cá rô đồng miền Bắc, miền Nam, cá trê lai, trắm đen, cá chim trắng… phục vụ cho phong trào nuôi trong tỉnh Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Đối với cá chép thị trường tiêu thụ trong tỉnh chiếm trên 90 % và tiêu thụ ở các tỉnh ngoài như Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Sơn La… Công tác kỹ thuật - Chỉ đạo các đơn vị thực hiện . khoa Chăn nuôi thú y tôi đã tiến hành thực hiện khoá luận tốt nghiệp: " ;Đánh giá tình hình nuôi cá chép nội trong môi trường ruộng lúa tại xã Hiệp Hòa huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình& quot; ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá tình hình nuôi cá chép nội trong môi trường ruộng lúa tại xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NUÔI CÁ CHÉP NỘI TRONG MÔI TRƢỜNG RUỘNG LÚA TẠI XÃ HIỆP HÒA HUYỆN VŨ THƢ - TỈNH THÁI BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Nuôi

Ngày đăng: 24/08/2015, 09:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan