Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp tãi xã chiềng sại huyện bắc yên tỉnh sơn la

54 559 1
Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp tãi xã chiềng sại   huyện bắc yên   tỉnh sơn la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đặc điểm nổi bật của vấn đề nông thôn và nông dân trong hơn mười năm qua là sự đối diện với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa song hành với toàn cầu hóa và thị trường hóa. Theo dự tính đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Những gì các nước Âu Mỹ vượt qua trong hàng trăm năm, các nền kinh tế Đông Á đi qua hàng chục năm, thì nay Việt Nam đang nếm trải gần như cùng một lúc. Đô thị hóa là một đòi hỏi của phát triển. Đô thị hóa không chỉ là sự thay đổi của cảnh quan bên ngoài, mà là sự thay đổi lối sống, tác động mạnh đến tâm trạng con người. Vì vậy, vấn đề đô thị hóa xảy ra tự phát theo một quy luật tất yếu không cưỡng lại được hay là tự giác và chủ động để thuận theo quy luật ấy một cách thông minh, có tính toán, có “quy hoạch” là điều đang rất được quan tâm. Những năm qua ở nước ta, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyển sang công nghiệp và đô thị đã diễn ra rất nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, và có nguy cơ tiếp tục giảm mạnh. Theo phương án quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của cả nước sẽ giảm từ 0,113 ha (năm 2000) xuống còn 0,108 ha (năm 2010) và trong vòng 10 năm, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người đã giảm 50m². Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp phát triển các ngành khác. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu. Mục tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế xã hội, môi trường một cách bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên cần bắt đầu từ việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp toàn diện, như Bùi Huy Đáp đã viết "phải bảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất còn lại cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững". Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nền nông nghiệp nước ta vẫn phải đang 2 đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu chậm. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. Xã Chiềng Sại là một xã nông nghiệp nằm ở phía Nam của huyện Bắc Yên, cách trung tâm Huyện Bắc Yên 50 km, với tổng diện tích tự nhiên là 7.729,20 ha và tổng số nhân khẩu là 3.671 người. Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã chiếm 42% tổng diện tích tự nhiên của xã, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp vẫn chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả. Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độ của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Chiềng Sại là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết. Trước tình hình đó xã Chiềng Sại cần đánh giá quỹ đất nông nghiệp hiện có và định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất nông nghiệp nhằm hướng tới sự phát triển bền vững và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự phân công của Bộ môn Quản lý đất đai - Khoa Nông Lâm - Trường Cao Đẳng Sơn La cùng với sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Trần Thị Oanh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Chiềng Sại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn”. 1.2. Ý nghĩa của đề tài - Góp phần hoàn thiện lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Chiềng Sại. Đồng thời là cơ sở định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trong tương lai. - Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp nâng cao mức thu nhập của người dân trong xã. - Góp phần nâng cao hoạt động của công tác quản lý đất đai của xã. 3 1.3. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp góp phần giúp người dân lựa chọn loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện cụ thể của xã. - Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã. - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp nhằm khai thác tiềm năng đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân của xã. 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất 2.1.1. Đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp Theo Luật đất đai năm 2003, đất nông nghiệp được chia ra làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Sự phân chia cụ thể này sẽ giúp cho việc khai thác tiềm năng và nâng cao hiệu quả sử dụng của từng loại đất. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học và kỹ thuật, công năng của đất được mở rộng và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong tình hình hiện nay nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội về nông sản đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất. 2.1.2. Nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. Nông nghiệp nhiệt đới được tiến hành ở các vùng trong vành đai nhiệt đới. Điều kiện khí hậu - đất đai đặc biệt với hoàn cảnh kinh tế xã hội tạo cho nông nghiệp nhiệt đới có những nét riêng biểu hiện trên các hệ thống cây trồng, vật nuôi. Khí hậu là yếu tố hạn chế quyết định đến sự phát triển của hệ thống cây trồng. Vùng nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, tập trung gây dòng chảy và xói mòn nghiêm trọng. Đất đai phần lớn là màu mỡ nhưng so với vùng ôn đới thì không tốt bằng vì ít chất mùn, các xác vi sinh vật mau bị khoáng hoá. Khí hậu và đất nhiệt đới phần lớn thích hợp cho việc trồng cây lâu năm, cà phê, chè, ca cao và các lọai cây ăn quả nhiệt đới. Đối với những vùng đất trũng, đất phù sa, đất giàu chất hữu cơ… rất thích hợp cho việc gieo trồng các giống cây ngắn ngày, cây lương thực. 2.1.3 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững * Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp Ngày nay nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng tăng trong khi quỹ đất chỉ có hạn. Đất đai đang là nguồn tài nguyên được con người khai thác với nhiều mục đích khác nhau. Chính vì vậy một phần lớn diện tích đất nông nghiệp đang được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. 5 Do đó, cũng như các nước trên thế giới thì mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta cũng là nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. * Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững Nông nghiệp bền vững được phát triển vào những năm 70 của thế kỷ này nhằm khắc phục nạn ô nhiễm đất, nước không khí bởi hệ thống nông nghiệp và công nghiệp cùng với sự mất mát của các loài động thực vật, suy giảm các tài nguyên thiên nhiên không tái sinh. Vấn đề nông nghiệp bền vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm. Đi cùng với vấn đề phát triển nông nghiệp là sử dụng đất bền vững. Thuật ngữ sử dụng đất bền vững được dựa trên năm quan điểm sau: - Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất; - Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất; - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự thoái hoá đất và nước; - Có hiệu quả lâu bền và được xã hội chấp nhận. Năm nguyên tắc trên là cốt lõi của việc sử dụng đất đai bền vững. Nếu sử dụng đất đai đảm bảo các nguyên tắc trên thì đất được bảo vệ cho phát triển nông nghiệp bền vững. 2.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. [12] Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền. Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao động trong quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất. 6 Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. 2.2.1.1. Hiệu quả kinh tế Theo Các - Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà kinh tế Samuel – Nordhuas thì “Hiệu quả là không lãng phí”. Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội.[13] Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề: - Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”; - Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống; - Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội" 7 2.2.1.2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất. Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu nhập của nhân dân Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn. 2.2.1.3. Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái. Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau. Cây trồng phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, phương thức quản lý của con người, hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào. 8 2.2.2. Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.2.1. Đặc điểm đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem xét ở các mặt. - Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào kinh tế. Vì thế, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước tiên phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể (thường là 1 ha), tính trên 1 đồng chi phí, trên 1 công lao động. - Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức luân canh. - Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế, cần phải nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất. - Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết làm cho môi trường cùng phát triển. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung quanh. - Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội khác như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí nông thôn… 2.2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể: + Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc. + Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn. 9 + Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu. + Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. 2.2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan hệ này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số, nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là: H = K - C H = K/C H = (K - C)/C H = (K 1 - K 0 )/(C 1 - C 0 ) Trong đó: + H: Hiệu quả + K: Kết quả + C: Chi phí + 1, 0 là chỉ số thời gian (năm) * Hiệu quả kinh tế + Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp - Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm). - Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất. - Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. GTGT = GTSX - CPTG + Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ. + Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống 10 cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau : + Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; + Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng; + Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; + Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. * Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường Chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là: + Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; + Đánh giá các tài nguyên nước bền vững; + Đánh giá quản lý đất đai; + Đánh giá hệ thống cây trồng; + Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ cây trồng; + Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên; + Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất. 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 2.3.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên Cây trồng là tài nguyên sinh vật, là tài nguyên sống nên sự sống của nó gắn liền với điều kiện môi trường, bởi vì môi trường cung cấp cho cây trồng các yếu tố sinh trưởng cấn thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển, mỗi loại cây trồng chỉ có thể sống và cho năng suất trong điều kiện khí hậu và đất trồng nhất định, các vùng có điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau sẽ cho năng suất và sản lượng cây trồng khác nhau. - Khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa, ): Việc đầu tư lựa chọn cơ cấu cây trồng đòi hỏi người nông dân phải am hiểu sâu sắc về tình hình đất đai, khí hậu, thời tiết của vùng mình, địa phương mình để bố trí cây trồng hợp lý nhằm tận dụng những điều kiện thuận lợi của tự nhiên đồng thời tránh được những thiệt hại mà thiên tai gây ra. Cây trồng sống trong điều kiện nhiệt độ khác nhau đã thích nghi với [...]... chiếm 71,9% % diện tích đất đưa vào sử dụng của xã (7.729,20ha ) Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp toàn xã Chiềng Sại được thống kê và tổng hợp theo Bảng 4.2 Diện tích đất nông nghiệp của toàn xã được thống kê và tổng hợp theo Bảng 4.2 22 Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 Diện tích Cơ cấu Mục đí ch sử dụng đất Mã (ha) (%) 1 1.1 Đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp NNP SXN 5.560,26... phẩm, Từ đó rút ra những thuận lợi và hạn chế trong sản xuất nông nghiệp - Đánh giá chung 3.2.2 Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Chiềng Sạ i - Nghiên cứu hiện trạng các kiểu sử dụng đất - Diện tích và sự phân bố diện tích đất nông nghiệp - Mức độ biến động diện tíchcác kiểu sử dụng đất trong xã 3.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua một... tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Chiềng Sại - huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu là xã Chiềng Sại - huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La + Giới hạn về thời gian: Các số liệu thống kê được lấy từ năm 2009 2013 Số liệu giá cả vật tư và nông sản phẩm... Hiện trạng sử dụng đất Theo số liệu thống kê cuối năm 2012, tổng diện tích nông nghiệp xã Chiềng Sại có 5.560,26 ha, chiếm 71,9% tổng diện tích tự nhiên Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 18,6% cần được đưa vào sử dụng trong thời gian tới Bảng 4.1 Bảng số liệu thể hiện cơ cấu đất nông nghiệp xã Chiềng Sại năm 2012 1 Đất nông nghiệp NNP Diện tích (ha) 5.560,26 1.1 1.2 Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp. .. kinh tế, xã hội xã Chiềng Sại 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Chiềng Sại có tổng diện tích tự nhiên là 7.729,20ha, nằm ở phía Nam của huyện Bắc Yên với vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp xã Song Pe - huyện Bắc Yên - Phía Nam giáp xã Tân Hợp - huyện Mộc Châu - Phía Đông giáp xã Đã Đỏ - huyện Phù Yên - Phía Tây giáp xã Mường Lựm - huyện Yên Châu 4.1.1.2 Địa hình Địa hình của xã chủ... 22,7 76,9 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 2,05 0,4 Mục đí ch sử dụng đất Mã Cơ cấu (%) 100,00 Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu đất nông nghiệp xã Chiềng Sại năm 2012 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS Hình 4.1 Cơ cấu đất nông nghiệp xã Chiềng Sại năm 2012 Theo số liệu thống đầu năm 2012, tổng diện tích đất nông nghiệp của xã có 5.560,26... hợp dựa trên các đánh giá về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát về vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu 3.2.4 Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Chiềng Sại - Xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng - Định hướng nâng cao sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả... của các kiểu sử dụng đất - Đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu như: số lao động được sử dụng trong các loại hình sử dụng đất; giá trị ngày công lao động trong các loại hình sử dụng đất 17 - Đánh giá hiệu quả môi trường thông qua các chỉ tiêu về mức đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng và ảnh hưởng của nó đến môi trường - Đánh giá tổng hợp... nay và quá trình sinh đẻ , nên xã phải phân bổ thêm diện tích đất này - Diện tích đất phi nông nghiệp là 733,58ha chiếm 9,5% tổng diện tích đất tự nhiên Diện tích đất phi nông nghiệp của xã Chiềng Sại đang có xu hướng tăng do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và cơ cấu kinh tế đang có xu hướng chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và dịch vụ - Diện tích đất chưa sử dụng là 1435,36ha chiếm 18,6%... hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp - Nhà nước đưa ra các chính sách để khuyến khích nông nghiệp phát triển như: Luật đất đai, chính sách trợ giá nông nghiệp để giúp nông dân khi 11 nông phẩm biến động, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá đa canh kết hợp với việc phát triển dịch vụ và công nghiệp nông thôn nhằm tạo . là hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Chiềng Sại - huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu là xã Chiềng Sại - huyện Bắc. như sau: - Phía Bắc giáp xã Song Pe - huyện Bắc Yên - Phía Nam giáp xã Tân Hợp - huyện Mộc Châu. - Phía Đông giáp xã Đã Đỏ - huyện Phù Yên. - Phía Tây giáp xã Mường Lựm - huyện Yên Châu xuất nông nghiệp. - Đánh giá chung. 3.2.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Chiềng Sại - Nghiên cứu hiện trạng các kiểu sử dụng đất. - Diện tích và sự phân bố diện tích đất

Ngày đăng: 23/08/2015, 15:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan