Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở việt nam và một số gợi ý giải pháp chính sách

37 712 3
Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở việt nam và một số gợi ý giải pháp chính sách

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH Thu nhập chính là động lực của người lao động từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Đảm bảo được bình đẳng giới thu nhập không những giải phóng sức lao động, tận dụng nguồn lực, làm lành mạnh thị trường lao động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tóm tắt đề tại khoa học cấp bộ: BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ – VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Nguyệt Thành viên tham gia: TS.Nguyễn Xuân Trình TS.Trần Kim Hào TS.Trần Thị Quế Ths Lê Thị An Bình Ths. Phan Lê Minh Ths.Trần Thị Tuyết Ths.Lại Ngọc Anh Ths.Khuất Hữu Vân Ths.Trịnh Thu Nga Cn.Nguyễn Thị Hồng Lam Và các cộng tácDANH MỤC BẢNG Bảng 1: Chỉ số Phát triển con người và Chỉ số Phát triển Giới trong Khu Vực Đông Nam Á Bảng 2: Tách biệt sự chênh lệch về mức lương nam và nữ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ILO Tổ chức lao động quốc tế (International labour Organization) FAO Tổ chức lương thực thế giới GD-ĐT Giáo dục Đào tạo GDI Chỉ số Phát triển Giới của Việt Nam GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc gia GSO Tổng cục Thống HDI Chỉ số Phát triển con người NCFAW Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ NHTG Ngân hàng Thế giới UNDP Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc UNRISD Viện nghiên cứu phát triển xã hội Liên hợp quốc USD Đô la Mỹ VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình toàn quốc VLSS Điều tra mức sống dân cư toàn quốc LỜI MỞ ĐẦU Thu nhập chính là động lực của người lao động từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Đảm bảo được bình đẳng giới thu nhập không những giải phóng sức lao động, tận dụng nguồn lực, làm lành mạnh thị trường lao động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự bất bình đẳng giới trong thu nhập là sự khác biệt giữa thu nhập của lao động nam và lao động nữ mặc dù có cùng các đặc tính năng lực và năng suất lao động (Rio, C. D và các cộng sự, 2006). Phân tích bất bình đẳng giới trong thu nhập là quá trình phân tích thông tin về thu nhập giữa nam và nữ nhằm đảm bảo rằng các lợi ích phát triển và các nguồn lực được sử dụng và phân phối một cách hiệu quả và công bằng cho cả nam giới và phụ nữ, đồng thời lường trước và tránh được các tác động tiêu cực mà quá trình phát triển có thể có đối với phụ nữ hoặc đối với mối quan hệ giới. Không nhận thức đầy đủ về vấn đề giới đồng nghĩa với việc hạn chế sự tiếp cận của phụ nữ với các nguồn lực sản xuất và việc làm (và do đó làm giảm năng suất lao động cho cả nền kinh tế nói chung), loại trừ lực lượng lao động nữ và công việc của phụ nữ ra khỏi quá trình phát triển của địa phương và quốc gia (UNDP [1] ). Bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là một trong những căn nguyên gây ra nghèo đói vừa là yếu tố cản trở lớn đối với quá trình phát triển. Những xã hội có sự bất bình đẳng giới lớn và kéo dài thường phải trả giá là sự nghèo đói, tình trạng suy dinh dưỡng, đau ốm và những nỗi cực khổ khác ở mức độ lớn hơn. Tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại hiệu quả đối với sự giảm m��c độ nghèo đói ở những xã hội có sự bình đẳng giới ở mức độ cao hơn. Bất bình đẳng trong thu nhập giữa hai giới ngăn cản sự phát triển bình đẳng gây ra sự không hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực trong xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập xảy ra ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết bắt nguồn từ những quan điểm truyền thống và những tư tưởng định kiến trong các xã hội về sự trọng nam khinh nữ tại nhiều quốc gia. Từ đó dẫn đến sự hạn chế trong các cơ hội để phụ nữ tiếp cận nền giáo dục và đào tạo, việc lựa chọn ngành nghề, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn. Sự phân bổ nam nữ lao động trong các ngành nghề khác nhau và sự sắp xếp lao động và vị trí công việc trong cùng một ngành nghề lĩnh vực cũng có những khác biệt rõ rệt ảnh hưởng lớn đến sự khác biệt trong thu nhập. Ngoài ra, phụ nữ cũng có ít cơ hội tiếp cận hơn đối với các dịch vụ cũng như nguồn lực cơ bản khác như nước sạch, giao thông và thị trường, nguồn vốn , điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc cải thiện tình trạng và vị thế kinh tế của họ. Mức độ bất bình đẳng giới trong thu nhập tại một quốc gia phụ thuộc không chỉ vào mức độ ảnh hưởng của những tư tưởng định kiến và những quan điểm truyền thống mà còn phụ thuộc vào nỗ lực của nhà nước trong việc cải thiện sự bất bình đẳng giới. Trong lĩnh vực kinh tế lao động, chính phủ các quốc gia thường ban hành các chính sách và quy định riêng để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ nhưng khó khăn ở chỗ không phải lúc nào các chính sách và quy định cũng phát huy được hiệu quả như mong muốn, đôi khi nó còn có tác động ngược đến vấn đề cần cải thiện. Vì vậy tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập vẫn luôn tồn tại ở đa số các quốc gia và chỉ khác biệt về mức độ giữa các quốc gia hoặc giữa các thời kỳ với nhau. Mục tiêu bình đẳng giới trong thu nhập vừa là vấn đề quyền con người quan trọng vừa là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển công bằng và hiệu quả. Vì vậy việc nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc hướng tới sự bình đẳng trong xã hội mà còn góp phần tìm kiếm các biện pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tăng trưởng kinh tế xã hội. 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài tại Việt Nam Ở Việt Nam, bảy mươi phần trăm phụ nữ trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 55 tuổi) tham gia vào lực lượng lao động và chiếm 52% so với nam giới. Song phụ nữ chỉ chiếm 40% tổng số lao động được trả lương. Cuộc Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam 1998 cho thấy rằng phụ nữ ở tất cả các độ tuổi đều phải làm việc trong thời gian dài gấp đôi nam giới (Desai, 2000[2]). Phụ nữ ở Việt Nam nhận được thù lao công việc ít hơn, số tiền trung bình mỗi tháng họ nhận được 14% ít hơn so với nam giới. Qua nghiên cứu cho thấy, thực sự có sự bất bình đẳng giới trong thu nhập tại Việt Nam: tỷ số thu nhập nữ/nam là 0,77 năm 1993 và 0,82 năm 1998 [3]. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo với tư tưởng trọng nam khinh nữ nên dễ thấy sự bất bình đẳng giới trong thu nhập có nguyên nhân lớn ở tư tưởng bất bình đẳng giới. Nhưng bên cạnh đó, các quy định luật pháp về lao động theo hướng bảo vệ người phụ nữ và đi sâu vào vấn đề giới tại Việt Nam còn có nhiều vấn đề chưa phù hợp. Trên thực tế, nhà nước ta đã có chính sách nhằm bảo vệ và đảm bảo công bằng giữa lao động nam và nữ về cơ hội nghề nghiệp cũng như hưởng chế độ lao động [4] . Tuy nhiên, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thi hành các chính sách này đối với lao động nữ. Các cuộc điều tra các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ cho thấy quan điểm chung của người sử dụng lao động đều muốn giảm chi phí thuê lao động nữ. (Oaxaca, 1973 [5] ). Trong thời gian qua, Việt Nam đã trải qua những bước chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Chúng ta vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, đồng thời phải đối mặt trước những khó khăn và thách thức to lớn trong quá trình hội nhập. Việc nghiên cứu về bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam không chỉ giúp đánh giá mức độ của sự bất bình đẳng, xác định nguyên nhân mà còn gợi ý giải pháp giúp phân bổ tốt hơn các nguồn lực trong xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Mặc khác nghiên cứu về sự bất bình đẳng giới trong thu nhập trong thời gian qua - một thời kỳ quá độ về kinh tế và chịu ảnh hưởng lớn của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập còn giúp trả lời một câu hỏi khá thú vị, đó là mức độ bất bình đẳng giới đã gia tăng hay được cải thiện trong thời gian vừa qua?, hay nói cách khác: phụ nữ được hưởng lợi hay chịu thiệt hại của quá trình chuyển đổi kinh tế, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá? Hiện nay có một vài nghiên cứu về vấn đề bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam, tuy nhiên nhìn chung các nghiên cứu này không đánh giá được các yếu tố tác động đến sự bất bình đẳng giới về thu nhập trong bối cảnh kinh tế hội nhập và tự do hóa thương mại. Đặc biệt việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế đến bất bình đẳng còn yếu. Hơn nữa các nghiên cứu chưa đưa ra được đánh giá so sánh theo các vùng, qui mô, ngành kinh tế để đưa ra được gợi ý giải pháp trọng điểm. Chính vì vậy đề tài “Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách” sẽ nghiên cứu các vấn đề sau: Xu hướng của bất bình đẳng trong thu nhập hiện nay; Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất bình đẳng trong thu nhập; Và đồng thời phân tách các chỉ tiêu theo trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, vùng, ngành kinh tế để đưa ra được gợi ý giải pháp phù hợp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở Việt Nam Hiện nay có một số nghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề bất bình đẳng giới về thu nhập như sau: “Sự chênh lệch về thu nhập giữa nam và nữ trong thị trường lao động thành thị”, Oaxaca, Reynold L., (1973). Nghiên cứu này đưa ra phương pháp tiếp cận, đánh giá sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch này. Vấn đề giới trong chính sách cải cách cơ cấu và vĩ mô toàn diện – Lê Anh Tú - Báo cáo của UNRISD – Viện nghiên cứu phát triển xã hội Liên hợp quốc – (2005) nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của chính sách vĩ mô tới phụ nữ bằng việc phân tích mối liên hệ giữa cải cách, bình đẳng giới, phát triển kinh tế và phúc lợi dành cho nữ giới trong những năm 90 ở Viêt Nam, thời gian diễn ra công cuộc cải cách toàn diện và có ảnh hưởng sâu rộng của chính phủ. Nghiên cứu này dựa trên phương pháp mô tả, tổng hợp và phân tích thống kê nhằm giải thích ảnh hưởng của chính sách tự do hóa thị trường và vĩ mô đến thu nhập của lao động nam và lao động nữ. “Những qui định về lao động và tiền lương ở Việt Nam trong chương trình giảm nghèo” (Brassard, 2004). Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của những qui định về lao động và tiền lương hiện hành ảnh hưởng đến việc giảm nghèo ở việt Nam thông qua việc sử dụng số liệu cấp xã về lương năm 1998. Nghiên cứu này cũng xác định mức chênh lệch về lương giữa các khu vực và giới, và ảnh hưởng tiềm năng của các qui định về lương và lao động đến người nghèo. “Bất bình đẳng giới trong thu nhập theo khu vực ở Việt Nam” Amy Y.C.Liu (2004) nghiên cứu các nhân tố tác động bất bình đẳng giới về thu nhập theo khu vực ở Việt Nam dựa trên phương pháp tiếp cận của Appleton (1999) và sử dụng số liệu VLSS năm 1992-1993 và 1997-1998. Nhìn chung các nghiên cứu này không đánh giá được được các yếu tố tác động đến sự bất bình đẳng giới về thu nhập trong bối cảnh kinh tế hội nhập và tự do hóa thương mại. Đặc biệt việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế đến bất bình đẳng còn yếu. Hơn nữa các nghiên cứu chưa đưa ra được đánh giá so sánh theo các vùng, qui mô, ngành kinh tế để đưa ra được gợi ý giải pháp trọng điểm. 3. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là đi sâu vào việc phân tích để tìm ra các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập trong những năm gần đây, thời kỳ chịu tác động lớn của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Nghiên cứu sẽ so sánh kết quả định tính và định lượng giữa các ngành kinh tế, vùng trong cả nước. Dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích định tính và định lượng chuỗi số liệu từ 2002-2004 để dự đoán xu hướng biến động của mức bất bình đẳng giới trong thu nhập. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra gợi ý chính sách nhằm đạt tới sự phát triển kinh tế. Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu chủ yếu sau đây: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về bất bình đẳng giới trong thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng tới sự bất bình đẳng về giới trong thu nhập . - Nêu ra tổng quan về thực trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam; chính sách liên quan đến lao động, việc làm, tiền lương, chính sách đối với lao động nữ. - Phân tích định tính và định lượng để tìm ra các nguyên nhân gây ra vấn đề bất bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam hiện nay. - Đưa ra một số kiến nghị giải pháp giảm mức bất bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: - Thu nhập của người lao động làm công ăn lương của lao động nam và lao động nữ ở Việt Nam (chia theo vùng, ngành), các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương, mức chênh lệch giữa thu nhập của lao động nam và nữ. - Tác động của các chính sách, qui định đối với vấn đề lao động tiền lương và giới. Phạm vi nghiên cứu: - Tập trung nghiên cứu các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam, bao gồm : i) các yếu tố kinh tế: đặc điểm cá nhân người lao động như độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, tình trạng hôn nhân ,các yếu tố liên quan đến việc làm của người lao động: kinh nghiệm và trình độ nghề nghiệp, khả năng tiếp cận việc làm trong khu vực chính thức, trình độ giáo dục, nhóm ngành nghề; các yếu tố về vị trí địa lý và thay đổi về chính sách , ii) yếu tố phi kinh tế: quan điểm giới, về điều kiện văn hoá, môi trường, an ninh, ổn định chính trị - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2002-2004. Số liệu nghiên cứu điều tra mức sống dân cư qui mô quốc gia VLSS kết hợp số liệu thống kê và các nguồn khác. 5. Cấu trúc của đề tài Cấu trúc của đề tài như sau: Chương I. Cơ sở lý luận về Bất Bình đẳng giới trong thu nhập. Chương II. Thực trạng và Yếu tố ảnh hưởng đến Bất Bình đẳng giới trong thu nhập tại Việt Nam. Chương III. Kiểm chứng định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến Bất bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2004. Chương IV. Một số gợi ý giải pháp chính sách nhằm hạn chế bất bình đẳng giới trong thu nhập CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG THU NHẬP 1.1. Bất bình đẳng giới trong thu nhập 1.1.1. Một số khái niệm về bất bình đẳng giới trong thu nhập Sự bất bình đẳng đang diễn ra dưới rất nhiều hình thức trong cuộc sống. Theo ILO thì bất cứ sự phân biệt nào hình thành trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, khuynh hướng chính trị, nguồn gốc xã hội mà có ảnh hưởng và làm tổn hại đến việc tiếp cận các cơ hội hay sự đối xử trong công việc và nghề nghiệp thì được coi là có sự bất bình đẳng. Giới là thuật ngữ chỉ những đặc điểm xã hội của phụ nữ và nam giới. Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế được nam giới và phụ nữ học trong quá trình trưởng thành. Vai trò giới rất năng động và thay đổi theo thời gian[6]. Phân công lao động trên cơ sở giới là sự phân công việc và trách nhiệm khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Theo tài liệu "Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách" do Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam xuất bản năm 2004 thì "Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới". Nam giới và phụ nữ cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình, có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội trong quá trình phát triển, được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống một cách bình đẳng, được hưởng thành quả một cách bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội. Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai trò của nam và nữ từ thái cực này sang thái cực khác. Và khái niệm này cũng không phải là sự tuyệt đối hoá bằng con số hay tỷ lệ ngang nhau mà là sự khác biệt về giới tính trong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vai trò chính trị và cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các thành viên gia đình để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển toàn diện về mọi mặt. Đồng thời khái niệm này còn đề cập đến việc tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp những khoảng trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn lao động gia đình đem lại. Như vậy bất bình đẳng giới được hiểu là sự phân biệt trên cơ sở giới tính mà sự phân biệt này ảnh hưởng đến sự tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển của con người. Xét riêng trong lĩnh vực lao động thì sự bất bình đẳng giới thể hiện ở sự phân biệt trong việc tiếp cận các cơ hội, sự phân biệt đối xử trong công việc và nghề nghiệp cũng như sự phân biệt trong việc thừa hưởng các thành quả lao động giữa lao động nam và lao động nữ. Trên thực tế có thể thấy có sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới ở hầu hết các xã hội. Sự phân biệt đối xử thường được thấy ở bốn lĩnh vực là: lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận với các cơ hội kinh tế (VD tham gia vào thị trường lao động, thu nhập) và tham gia vào lãnh đạo và tham chính. Sự phân biệt đối xử này xuất phát từ quan niệm dập khuôn cho rằng phụ nữ có ít quyền tự quyết hơn, có ít nguồn lực để sử dụng hơn và có ít ảnh hưởng đối với quá trình ra quyết định có liên quan tới xã hội và cuộc sống riêng của họ. Nó đặt người phụ nữ vào một vị trí phải phục tùng và bất lợi so với nam giới. Điều này thường xảy ra, chẳng hạn, khi người phụ nữ bị từ chối cơ hội việc làm bởi khuôn mẫu giới là người đàn ông là người ra quyết định tốt hơn. Đề tài này tập trung nghiên cứu và đi sâu vào vấn đề bất bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội kinh tế, cụ thể ở đây là bất bình đẳng giới trong thu nhập. Với quan điểm lấy con người làm trung tâm, bất bình đẳng giới về thu nhập đề cập tới mối quan hệ phân phối thu nhập và giới. Theo đó sự bất bình đẳng giới trong thu nhập là phân biệt trong thu nhập được hưởng của lao động nam và lao động nữ mặc dù có cùng các đặc tính năng lực và năng suất lao động như nhau(Rio, C. D và các cộng sự, 2006). 1.1.2. Ảnh hưởng của bất bình đẳng giới trong thu nhập đến phát triển kinh tế Bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là một trong những căn nguyên gây ra nghèo đói vừa là yếu tố cản trở lớn đối với phát triển kinh tế. Ngoài những bất công mà phụ nữ phải chịu do sự bất bình đẳng thì còn có cả những tác động bất lợi đối với gia đình. Do ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng, giáo dục và đào tạo, thường gặp nhiều khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình nên cộng với việc thường được trả công thấp hơn nam giới ở cùng một loại việc, tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn, sức khoẻ gia đình bị ảnh hưởng và trẻ em ít được đi học hơn, đặc biệt là trẻ em gái. Giải quyết bất bình đẳng giới trong thu nhập là tạo quyền cho phụ nữ bị thiệt thòi và thay đổi các quan hệ và cơ cấu bất bình đẳng. Phụ nữ và nam giới được coi là có vị thế bình đẳng nghĩa là để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng của mình; để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực xã hội và thành quả phát triển; được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Như vậy, giải quyết vấn đề này nhằm mục tiêu tiến tới công bằng trong thu nhập để góp phần phát triển kinh tế và phát triển xã hội. 1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng giới trong thu nhập 1.1.3.1 Yếu tố phi kinh tế - Quan niệm bất bình đẳng giới truyền thống Những quan niệm bất bình đẳng giới hay những định kiến xã hội về giới đang là những cản trở đối với sự phát triển cân bằng giới, quan hệ bình đẳng nam nữ. Đó là những quan niệm phong kiến từ hàng ngàn năm trước đây về địa vị, giá trị của phụ nữ trong gia đình cũng như xã hội. Theo quan niệm phong kiến, nam giới có quyền tham gia việc ngoài xã hội, thực hiện chức năng sản xuất, gánh vác trách nhiệm và quản lý xã hội, còn phụ nữ trông nom việc nhà, con cái. Nam giới có toàn quyền chỉ huy định đoạt mọi việc lớn trong gia đình, nữ giới thừa hành, phục vụ chồng con. Người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới, không có bất kỳ quyền định đoạt gì kể cả đối với bản thân. Đặc biệt đối với các nước Châu Á, có quan niệm trọng nam khinh nữ: nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, điều đó thể hiện sự đề cao tuyệt đối giá trị của nam giới đồng thời phủ nhận hoàn toàn giá trị nữ giới. 1.1.3.2. Các yếu tố kinh tế a) Nhóm yếu tố đặc điểm người lao động Nhóm yếu tố đặc điểm của người lao động gồm những yếu tố liên quan mặt thể chất và giới tính gồm: độ tuổi, tình trạng hôn nhân, sức khoẻ và chi tiêu bình quân đầu người. b). Nhóm yếu tố giáo dục - đào tạo Giáo dục - đào tạo là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kỹ năng phức tạp có mức lương cao hơn nhiều so với các công việc mang tính giản đơn. Do vậy người được tiếp cận với nền giáo dục cao hơn sẽ có cơ hội tìm kiếm công việc có thu nhập cao hơn. c) Nhóm yếu tố lao động, công việc Nhóm này bao gồm các yếu tố: ngành nghề, chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, tổ chức làm việc. Thông thường người lao động làm việc trong ngành nông nghiệp được trả [...]... Cấu trúc của đề tài CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG THU NHẬP 1.1 Bất bình đẳng giới trong thu nhập 1.1.1 Một số khái niệm về bất bình đẳng giới trong thu nhập 1.1.2 Ảnh hưởng của bất bình đẳng giới trong thu nhập đến phát triển kinh tế 1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng giới trong thu nhập 1.2 nhập Các phương pháp phân tích và đánh giá về bất bình đẳng giới trong thu 1.2.1... đẳng giới trong thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến Bất Bình đẳng giới trong thu nhập 3.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức lương 3.2.2 Mức độ bất bình đẳng giới trong thu nhập 3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ Bất Bình đẳng giới trong thu nhập CHƯƠNG IV MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM HẠN CHẾ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG THU NHẬP 4.1 Thúc đẩy giáo dục, kiến thức và kỹ năng: xóa bỏ khoảng cách giới. .. bất bình đẳng này do sự phân biệt trong xã hội, từ tư tưởng Nho giáo lâu đời Sự bất bình đẳng trong thu nhập của nữ so với nam là nguyên nhân của cả định kiến của người thu lao động lẫn các nguyên nhân thị trường CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG THU NHẬP TẠI VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về thực trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam Việt Nam là một nước nghèo... Phương pháp định tính 1.2.2 Phương pháp định lượng và nghiên cứu thực nghiệm CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG THU NHẬP TẠI VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về thực trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập 2.2.1 Đặc tính người lao động 2.2.2 Giáo dục - đào tạo 2.2.3 Lao động và việc làm 2.2.4 Vùng địa lý 2.2.5... nghiệp của nữ là 6,9%, còn tỷ lệ thất nghiệp của nam là 4,4% 2.2.5 Môi trường chính sách liên quan đến thu nhập và vấn đề giới Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động có nghĩa là bình đẳng về quyền, trách nhiệm, cơ hội, đối xử và đánh giá đối với mỗi người không phân biệt giới tính của họ về pháp lý Việt Nam đã quy định sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới từ nhiều năm nay Điều 24 của Hiến pháp Việt Nam. .. số thu nhập của nữ thể hiện cấu trúc lương bất bình đẳng Về các nghiên cứu thực nghiệm, Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm về bất bình đẳng giới thu nhập đều dựa trên hoặc phát triển từ mô hình cơ bản về chênh lệch thu nhập của nam và nữ lao động theo giờ mà Oaxaca đã lập năm 1973, trong đó các nghiên cứu về Việt Nam không phải là ngoại lệ Trong nghiên cứu về khoảng cách thu nhập giới của Việt Nam. .. lãnh thổ, mức sống và thu nhập của người lao động còn phụ thu c khu vực sinh sống là thành thị hay nông thôn Người lao động ở thành thị có mức thu nhập cao hơn với người lao động nông thôn, xét theo công việc có tính chất và độ phức tạp tương đương 1.2 Các phương pháp phân tích và đánh giá về bất bình đẳng giới trong thu nhập 1.2.1 Phương pháp định tính Nâng cao địa vị của người phụ nữ ở các quốc gia bằng... trường chính sách liên quan đến thu nhập và vấn đề giới 2.2.6 Nhóm các yếu tố khác CHƯƠNG III KIỂM CHỨNG ĐỊNH LƯỢNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ THU NHẬP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002 - 2004 3.1 Đối tượng, phương pháp tiếp cận và nguồn số liệu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu và các biến số 3.1.2 Phương pháp tiếp cận của Juhn, Murphy và Pierce (1991): 3.1.3 Nguồn số liệu 3.2 Mức độ bất bình đẳng. .. Chỉ có 23% số phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế có công việc được trả lương so với 42% số nam giới Mức lương trung bình một giờ của phụ nữ chỉ bằng 78% mức lương đó của nam giới (FAO &UNDP 2002) 2.1.2 Bất bình đẳng giới trong lao động và thu nhập Những số liệu gần đây cho thấy, sự khác nhau về thu nhập vẫn còn tồn tại, phụ nữ có thu nhập ít hơn nam giới trong mọi ngành nghề Theo số liệu của điều tra... đáng kể cho người lao động: 11% cho lao động nam và 7% cho lao động nữ Giáo dục không hoàn toàn nâng cao thu nhập cho người lao động mà phụ thu c vào nỗ lực của họ đạt đến trình độ nhất định nào Yếu tố giáo dục tiểu học có ảnh hưởng không nhất quán đến thu nhập, tuy nhiên biến này không có ý nghĩa ở mức 10% Thậm chí trình độ không hơn giáo dục trung học cơ sở là một trở ngại cho người lao động Yếu tố . BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH Thu nhập chính là động lực của người lao động từ đó góp phần nâng cao. gợi ý giải pháp trọng điểm. Chính vì vậy đề tài Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách sẽ nghiên cứu các vấn đề sau: Xu hướng của. Một số gợi ý giải pháp chính sách nhằm hạn chế bất bình đẳng giới trong thu nhập CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG THU NHẬP 1.1. Bất bình đẳng giới trong thu nhập 1.1.1. Một

Ngày đăng: 23/08/2015, 15:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài tại Việt Nam

    • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở Việt Nam

    • 3. Mục tiêu của đề tài

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    • 5. Cấu trúc của đề tài

    • CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG THU NHẬP

      • 1.1. Bất bình đẳng giới trong thu nhập                     

        • 1.1.1. Một số khái niệm về bất bình đẳng giới trong thu nhập

        • 1.1.2. Ảnh hưởng của bất bình đẳng giới trong thu nhập đến phát triển kinh tế

        • 1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng giới trong thu nhập

          • 1.1.3.1 Yếu tố phi kinh tế - Quan niệm bất bình đẳng giới truyền thống

            • a) Nhóm yếu tố đặc điểm người lao động

            • b). Nhóm yếu tố giáo dục - đào tạo

            • c) Nhóm yếu tố lao động, công việc

            • d) Nhóm yếu tố địa lý: vùng, thành thị/nông thôn

            • 1.2.          Các phương pháp phân tích và đánh giá về bất bình đẳng giới trong thu nhập

              • 1.2.1. Phương pháp định tính

              • 1.2.2. Phương pháp định lượng và nghiên cứu thực nghiệm

              • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG THU NHẬP TẠI VIỆT NAM.

                • 2.1. Tổng quan về thực trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam

                • 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập

                  • 2.2.1 Đặc tính người lao động

                  • 2.2.2. Giáo dục - đào tạo

                  • 2.2.3. Lao động và việc làm

                  • 2.2.4. Vùng địa lý

                  • 2.2.5. Môi trường chính sách liên quan đến thu nhập và vấn đề giới

                  • 2.2.6. Nhóm các yếu tố khác

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan