thuyết minh dự án xây dựng đê biển quỳnh lập

147 3.1K 11
thuyết minh dự án xây dựng đê biển quỳnh lập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

thuyết minh dự án xây dựng đê biển quỳnh lập

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Văn Thảo Mục lục: : PHỤ LỤC TÍNH TOÁN PL1: Tính vận tốc gió PL2: Tính các thông số sóng PL3: Kiểm tra độ ổn định của kết cấu PL4: Tính toán chuyển vị đầu cọc PL5: Lập dự toán công trình Trang: 1 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Văn Thảo Lời mở đầu Xã Quỳnh Lập là một trong những trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ. Đặc biệt là ngư nghiệp của Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An. Là nơi giao lưu kinh tế với các tỉnh khác của miền Trung. Khu vưc dự án nằm trong khu vực sông Hoàng Mai gần cửa biển thuộc Huyện Quỳnh Lưu, khu vực này có diện tích đất đai và mặt nước biển là khá lớn và được đánh giá có nhiền tiềm năng nhưng vẫn chưa được đưa vào khai thác có hiệu quả tương xứng với tiềm năng có sẵn. Bằng việc thực hiện các dự án về kè biển và sông thuộc Huyện Quỳnh Lưu đã, đang và chuẩn bị thi công … Trong một tương lai gần sẽ làm thay đổi hẳn bối cảnh của toàn vùng thông qua quy hoạch các khu dân cư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện hình thành các khu dân cư, khu thương mại và khu du lịch, khu sản xuất mới một cách rõ nét và góp phần thúc đẩy phát triển ngư nghiệp và các ngành nghề liên quan góp phần phát triển kinh tế từ biển thuộc khu vực Huyện Quỳnh Lưu nói riêng, Tỉnh Nghệ An và mở rộng hơn là khu vực miền Trung nói chung. Trong quá trình làm đồ án được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy Lê Văn Thảo và các thầy trong bộ môn cơ sở kỹ thuật thủy lợi đã giúp em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp. Tuy nhiên do trình độ, tư duy còn nhiều hạn chế và thời gian thực hiện đồ án trong thời gian ngắn nên không sao tránh được những thiếu sót. Vậy em rất mong sự đóng góp và khuyên bảo của quý thầy, cô và các bạn. Nhân dịp này em xin cảm tất cả các thầy, cô trong Khoa Xây Dựng Thủy Lợi – Thủy Điện. Các thầy cô trong khoa khác của trường Đại Học Bách Khoa Đà nẵng đã trang bị cho em những kiến thức chuyên môn cũng như về xã hội. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Thảo đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Trang: 2 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Văn Thảo PHẦN 1: THUYẾT MINH CHUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÙNG DỰ ÁN *** 1.1 Vị trí địa lý: Kè chống sạt lở biển Xã Quỳnh Lập, Huyện Quỳnh Lưu có vị trí địa lý: 0 '' 19 26 φ = độ vĩ Bắc, 0 '' 105 15 λ = độ kinh đông. Dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở biển Xã Quỳnh Lập, Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đoạn Km0+00 ÷ Km2+294,14 nằm dọc theo bờ biển của xã Quỳnh Lập. Tổng chiều dài tuyến kè 2294,14 m (2,29Km). Trong phạm vi đồ án môn học do thời gian có hạn nên em chỉ thiết kế từ Km0+210 ÷ Km2+2294,14 (2,08Km). 1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án: 1.2.1 Mục tiêu: Giữ ổn định bờ biển Quỳnh Lập không bị phá vỡ trước tác động của sóng gió và dòng chảy ven bờ nhằm bảo vệ đất đai, các khu dân cư, công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng và kinh tế dân sinh, đồng thời phát triển cảnh quan chung của Huyện Quỳnh Lưu. 1.2.2 Nhiệm vụ: Chủ động phòng, chống lụt bão, nước biển dâng, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Giữ ổn định, chống sạt lở bờ biển Xã Quỳnh Lập, bảo vệ an toàn phòng bão khu vực đất không bị xói sạt lở và giữ cho hệ thống đường sá, mạng lưới điện …được khai thác đảm bảo an toàn, không lồi lõm bất lợi về thủy động lực. Bảo đảm an toàn phòng bão khu vực dân cư phía trong. Trang: 3 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Văn Thảo Kè Quỳnh Lập sẽ bổ sung vào quy hoạch tổng thể chung của hệ thống kè biển của Huyện Quỳnh Lưu nói riêng và Tỉnh Nghệ An nói chung. 1.3 Quy mô dự án: - Cấp công trình : IV + Hạng mục kè gồm nhiều hạng mục,trong phân đoạn 2 và 3 hình thức kè là kiểu đập bê tông bê tông trọng lực có chiều cao H = 5,0m. + Theo nghị định của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng 209/2004/NĐ-CP, phụ lục I trang 32 thì cấp công trình là cấp IV. - Cấp gió lớn nhất để tính toán sóng: cấp 10 - Tần suất mực nước biển thiết kế đỉnh kè: P = 5% - Tần suất mực nước lớn nhất tính toán sóng: P = 10% - Mực nước cao thiết kế (P = 5%): + 2,49m - Vận tốc gió tính toán: W = 24,4m/s. - Mực nước trước công trình : h = 2,49m - Đà gió: D = 204,92Km - Thời gian gió thổi liên tục t = 6h. - Chiều dài tuyến kè: 2080m CHƯƠNG 2: CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHÊN *** 2.1 Điều kiện địa hình, địa mạo: Khu vực xây dựng được phân thành 3 phần dựa theo tính chất địa hình, địa mạo như sau: + Phân đoạn 1 là phần tiếp giáp với kè của Xã Quỳnh Lộc hiện có, đây là đất canh tác nông nghiệp, với địa hình tương đối bằng phẳng. Phần thềm sông khá rộng, khoảng cách từ thềm sông đến mép nước khoảng 30m đến 50m. + Phân đoạn 2 là phần tiếp giáp với đoạn kè số 1 tới triền tàu số 2 tiếp giáp với khu dân cư của Thôn Hiệp Tiến, Xã Quỳnh Lập. Khu vực này có các công trình của dân cư như các triền tàu đóng tàu, các khu nuôi trồng thủy sản. Đây là khu vực có địa chất nền kém, địa mạo không bằng phẳng. + Phân đoạn 3 từ khu vực dân cư Thôn Quyết Tâm, Xã Quỳnh Lập đến mũi Đầu Rồng. Đây là khu vực tập trung dân cư, nhà cửa, đường sá và là nơi bốc xếp hải sản, ngư cụ, nhiên liệu, lương thực, nước ngọt, nước đá và các nhu yếu phẩm phục vụ công tác khai thác thủy sản, địa mạo không đồng nhất và độ dốc tự nhiên tương Trang: 4 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Văn Thảo đối lớn. Khu vực này là phần tiếp giáp với mép nước của triền đồi thấp nhô ra biển mà phần triền đồi đã được dân cư xây dựng nhà ở, cửa hàng và các xưởng sản xuất nhỏ phục vụ ngư nghiệp. 2.2 Điều kiện địa chất: Theo tài liệu khảo sát địa chất công trình do công ty MCO tư vấn và xây dựng thực hiện tháng 9/2010 khu vực xây dựng dự án. Kết qủa khoan khảo sát địa chất dọc bờ tả sông Hoàng Mai và kết quả phân tích mẫu đất trong phòng thí nghiệm cho thấy: tầng phủ là trầm tích sông – (amQIV 3 ). Bao gồm các trầm tích ở cửa sông đổ ra biển. Hiện nay hình thành những bãi bồi có cát, sét dạng đầm lầy với những di tích thực vật nước lợ và mặn. Chiều dày 5 – 10m. Qua các hố khoan thăm dò các tài liệu thí nghiệm phân tích các mẫu đất trong đất. Trong giai đoạn thiết kế cơ sở chúng tôi đã lập được các mặt cắt địa chất công trình dọc tuyến kè và cống tiêu. Sau đây là các đặc điểm về điều kiện địa chất công trình: + Lớp 1: Cát hạt trung đến thô lẫn sạn màu xám vàng, xám nâu ở trạng thái chặt vừa. Đây là lớp đất được hút lên để đắp bờ kè, phân bố dọc tuyến kè. Cao trình mặt lớp xuất hiện là mặt đất hiện tại, cao trình đáy lớp trung bình từ -2,35 ÷ 0,77m. Lớp này có chiều dày từ 1,40 ÷ 2,20m. Các chỉ tiêu cơ lý và lực dọc ở bảng 2.1: + Lớp 2: Cát hạt mịn lẫn vỏ sò, màu xám xanh, trạng thài bão hòa nước, kết cấu chặt vừa . Lớp phân bố dọc tuyến kè và nằm dưới lớp 1 và có cao trình mặt xuất hiện và thay đổi trung bình từ -2,35 ÷ 0,77m, cao trình đáy lớp thay đổi từ -2,93 ÷ -7,35m. Lớp này có chiều dày từ 1,30 ÷ 3,20m; lớp tự nhiên nén chặt xáo động có tính cát chảy . Các chỉ tiêu cơ lý và lực dọc ở bảng 2.1: + Lớp 3: Cát pha chủ yếu là cát hạt trung, màu xám trắng thái đất ẩm, dẻo cứng đến nửa cứng, kết cấu chặt vừa. Lớp phân bố dọc tuyến kè và nằm dưới lớp 2 và có cao trình mặt xuất hiện và thay đổi trung bình từ -2,93 ÷ -7,35m, cao trình đáy lớp thay đổi từ -8,73 ÷ -14,55m. Lớp này có chiều dày trung bình từ 1,30 ÷ 2,70m. Lớp nén lún trung bình. Các chỉ tiêu cơ lý và lực dọc ở bảng 2.1: Trang: 5 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Văn Thảo + Lớp 4: Đất sét pha lẫn ít màu xám vàng , nâu đỏ. Trạng thái đất ẩm, dẻo cứng đến nửa cứng, kết cấu chặt vừa. Lớp phân bố dọc tuyến kè và nằm dưới lớp 3 và có cao trình mặt xuất hiện và thay đổi trung bình từ -8,733 ÷ -14,55m, cao trình đáy lớp chưa xác định và đã khoan vào lớp với bề dày trung bình từ 2,80 ÷ 4,20. Lớp có sức chịu tải , chống cắt và nén lún trung bình. Các chỉ tiêu cơ lý và lực dọc ở bảng 2.1: Trang: 6 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Văn Thảo Bảng 2.1 Các chỉ tiêu cơ lý và lực dọc của các lớp đất TT Chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn Vị Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 1 Thành phần hạt - Cuội tảng % - Sạn % 30.41 5.36 4.49 4.05 -Cát % 67.26 85.59 39.28 26.7 - Bội % 2.33 9.07 48.01 46.1 5 - Sét % 8.22 23.0 9 2 Độ ẩm thiên nhiên W % 14.35 18.64 23.81 25.8 6 3 Dung trọng - Thiên nhiên γm g/cm3 1.97 - Khô γ c g/cm3 1.57 4 Khối lượng thể tích xốp γ x g/cm3 1.32 5 Khối lượng thể tích khô γ k g/cm3 1.41 6 Tỷ trọng Δs 2.67 2.67 2.68 2.69 7 Hệ số rỗng ε0 0.72 8 Độ rỗng v % 41.8 9 Hệ số rỗng max εmax 1.022 10 Hệ số rỗng min εmin 0.893 11 Độ bão hòa G % 96.8 12 Hệ số Aterberg - Chảy WT % 25.01 36.6 9 - Dẻo WP % 19.41 23.2 8 13 Chỉ số dẻo Wn % 5.6 13.4 14 Độ sệt B 0.79 0.19 15 Góc nội ma sát ϕ độ 18 0 3 2’’ 16 Lực dính kết C kg/cm2 0.44 17 Hệ số ép lún a cm2/kg 0.03 1 18 Thí nghiệm xuyên tĩnh SPT N tb Búa/300mm 7 8 10 20 Các hiện tượng địa chất vật lý: + Hiện tượng bào mòn: Do đặc điểm xây dựng công trình nằm trong vùng cửa biển, ảnh hưởng của thủy triều, sóng biển nên xảy ra hiện tượng bào mòn mạnh mẽ mà đặc điểm địa chất chủ yếu là sản phẩm trầm tích biển như cát thô, cát hạt trung, cát pha. Trang: 7 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Văn Thảo + Hiện tượng phong hóa: Do đặc điểm khí hậu của vùng là nắng nóng, lượng mưa lớn, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong năm. Nên hiện tượng phong hóa vật lý và hóa học xảy ra đối với lớp đá gốc liên tục với mức độ tương đối mạnh. Sản phẩm phong hóa chủ yếu là lớp tàn tích – deQ (nằm ở mũi đầu rồng) có chiều dày 0,5 đến 5,0m nhưng chiều dày không đều và không triệt để. Hiện tượng động đất: Theo quy trình “Công trình trong vùng có động đất TCXDVN 375: 2006“ thì khu vực xây dựng có động đất cấp 7. Ngoài ra không có hiện tượng địa chất động lực nào ảnh hưởng đến công trình. 2.3 Điều kiện sông ngòi và khí tượng thủy văn: 2.3.1 Khí tượng: 2.3.1.1 Chế độ gió bão: Khu vực Thanh – Nghệ – Tĩnh là khu vực chịu nhiều cơn bão đổ bộ trực tiếp nhất cả nước. Bán kính của mỗi cơn bão thường hàng chục km và lớn nhất có thể tới hàng trăm km, không chỉ có những cơn bão đổ bộ trực tiếp mà có cả những cơn bão đổ bộ vào phía nam vĩ tuyến 17 0 hay phía bắc vĩ tuyến 20 0 - 21 0 , khu vực Bắc Trung Bộ vẫn chịu ảnh hưởng. Khu cửa Lạch Cờn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa vùng duyên hải Đông Bắc. 2.3.1.2 Chế độ gió: Khu vực này có 2 mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hè. Gió mùa hè thịnh hành với hướng Đông và Đông Nam. Mùa Đông thịnh hành với hướng Tây và Tây Bắc. Tốc độ gió trung bình khoảng 2 ÷ 4 (m/s). Khi có bão vận tốc gió có thể lên đến 40 (m/s). Mùa bão khu vực Lạch Cờn từ tháng 9 đến tháng 11, tháng 10 là tháng nhiều bão nhất. Trung bình hằng năm có khoảng 5 cơn bảo đổ bộ trực tiếp. Mưa bão là thiên tai chính gây thiệt hại cho người và phương tiện đánh bắt nơi đây. Mùa bão trùng với mùa mưa nên có nhiều cơn giông gây mưa to gió lớn làm mức độ nghiêm trọng lũ lụt khi có bão. Phạm vi ảnh hưởng của bão thường rất rộng, khi có bão kết hợp với triều cường và mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng, gây mưa dông, gây xoáy rất nguy hiểm gây hậu quả nghiêm trọng về người và của vùng ven biển. Đặc biệt lượng mưa trong bão có thể lên đến 200 ÷ 250 (mm/ngày). Trang: 8 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Văn Thảo Tóm lại các ảnh hưởng của bão thường rất rộng và đe dọa đến tính mạng và tài sản của cả xã hội, đặc biệt là vùng ven biển. Bảng 2.2 Số cơn bão đổ bộ vào khu vực Bắc Trung Bộ theo từng thập kỷ Thập kỷ Số cơn bão đổ bộ vào khu vực Năm 1964 - 1973 23 cơn Năm 1974 - 1983 12 cơn Năm 1984 – 1993 20 cơn Bảng 2.3 Tần suất và số cơn bảo đổ bộ vào bờ biển Nghệ An Trước tháng VI VI VII VIII IX X XI XII Cả năm 0.04 0.02 0.02 0.22 0.23 0.44 0.22 0.05 1.04 4% 2% 2% 2% 22% 42% 21% 5% 100% Cơn bão số 9 (ngày 13/X/1989) có tên Quốc tế là “DAN” đã trở thành một trong 3 cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Nghệ tĩnh kể từ năm 1960 đến nay. Gió mạnh nhất của bão số 9 (lúc 21 – 22 giờ ngày 13/X) tại Vinh giật lên tới 45 (m/s). Năm 1964: Ngày 10 – VIII cơn bão CLARA đã đổ bộ vào Kỳ anh với sức gió mạnh nhất lên đến 48 (m/s) (trên cấp 12). Cơn bão NECY (số 7), đổ bộ vào Vinh ngày 18/ X/ 1982 với sức gió mạnh nhất xấp xỉ 45 (m/s) (mạnh trên cấp 12) và cơn bão DAN (số 9) đổ bộ vào tỉnh Nghệ – Tĩnh, ngày 13/ X/1989 cũng với sức gió mạnh nhất lên đến 45 (m/s). Trang: 9 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Văn Thảo Bảng 2.4 Thống kê các cơn bão và ATNĐ có ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung bộ thời kỳ 1991 – 1995 Tên Bão Số (VN) Loại Địa phương; ngày; thời tiết Fred Số 6/1991 Bão Hà Tĩnh – Quảng Bình; ngày 17-VIII; mưa to; gió cấp 11, giật cấp 12 ATNĐ/1992 ATNĐ Nghệ An – Hà Tĩnh. Ngày 20-IX. Mưa rất to Lewis Số 2/1993 Bão Quỳnh Lưu – Tĩnh Gia; Ngày 12-VII, gió cấp 8-9, giật cấp 10 AMY Số 5/1994 Bão Thanh hoá; ngày 31-VII (Bão ở Vịnh Bắc bộ); Gió cấp 7 cấp 8. Lu ke Số 8/1994 ATNĐ Nghệ an; 14-IX; Gió cấp 6, cấp 7. ATNĐ/1995 ATNĐ Đồng bằng Bắc bộ – Thanh hoá; Ngày 28- VII, gây mưa to ở khu vực. Lois số 5/1995 Bão Thanh hoá; ngày 29-VIII; Gió cấp 10, giật cấp 11 Ted số 9/1995 Bão Ngoài khơi Bắc bộ và Bắc Trung bộ; Ngày 13- X; Gây mưa lớn trong đất liền. Angela Số 12/1995 ATNĐ Ngoài khơi Bắc Trung bộ; Ngày 07-XI; mưa to ở Bắc bộ và khu 4. Trang: 10 [...]... quản lý chất lượng cơng trình xây dựng - Định mức dự tốn Xây dựng cơng trình số 1776/2007/BXD - VP ngày 16/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng - Định mức dự tốn Lắp đặt cơng trình số 1777/2007/BXD - VP ngày 16/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng - Định mức dự tốn Khảo sát cơng trình số 1779/2007/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng - Định mức chi phí quản lý dự án và đầu tư số 947/QĐ – BXD ngày... 3.2 Phương án bố trí mặt bằng tổng thể: 3.2.1u cầu chung: Tuyến kè bờ biển được chọn trên cơ sở so sánh kỹ thuật và xem xét các phương án: + Sự phù hợp với quy hoạch tổng thể của tồn vùng + Sự phù hợp với điều kiện địa hình địa chất + Vị trí cơng trình hiện có và cơng trình xây dựng theo quy hoạch + An tồn, thuận lợi trong xây dựng, quản lý, khai thác đê và khu vực đê được bảo vệ Trang: 18 Đồ án tốt nghiệp... Quỳnh Lưu là hợp lý và chấp nhận được 3.3 Phương án thi cơng: 3.3.1 Đề xuất phương án thi cơng: Dựa vào các tài liệu về địa chất, địa hình, thủy văn, khí tượng, hải văn, dân sinh kinh tế, vật liệu xây dựng và điều kiện thi cơng Đề xuất 2 phương án thiết kế mặt cắt ngang của kè Quỳnh Lập: 3.3.1.1 Kè mái nghiêng: Hình thức đê theo kiểu đê mái nghiêng Mái đê được gia cố bảo vệ bằng lớp đá hộc lát khan hoặc... thắp sáng + Có nguồn nước ngọt dồi dào và tại chỗ + Suất đầu tư xây dựng và chi phí duy tu thấp 3.2.3 Đánh giá phương án bố trí mặt bằng tổng thể: Mặt bằng vị trí tuyến cơng trình kè chống sạt lở bờ biển Xã Quỳnh Lập, Huyện Quỳnh Lưu được lựa chọn thỏa mãn các u cầu: + Đi qua vùng có địa thế cao, địa chất nền tương đối tốt + Nối tiếp với các vị trí ổn định, tận dụng cơng trình đã có Trang: 20 Đồ án tốt... 3.2.2 Phân tích địa điểm bố trí mặt bằng tổng thể tuyến kè: Khu vực dự kiến xây dựng cơng trình tuyến kè bờ trên sơng Hồng Mai thuộc khu vực thơn Đồng Minh, Xã Quỳnh Lập Qua tài liệu nghiên cứu và khảo sát thấy rằng: Khu vực xây dựng là dải đất rất hẹp, mật độ dân cư và các cơng trình dân dụng rất cao Thực tế chỉ lựa chọn 1 phương án tuyến cơng trình đi qua các phân đoạn như sau: + Vị trí tuyến cơng... thốt lũ + So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật 2 ÷ 3 phương án vị trí tuyến đê để chọn vị trí đạt hiệu quả tổng hợp nhất + Ảnh hưởng của tuyến đê đến giao thơng bến cảng và vùng đất phía sau, đến bãi tắm, vùng du lịch, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh có thể chấp nhận được ⇒ Từ những đánh giá trên ta thấy rằng: Vị trí tuyến cơng trình kè chống sạt lở bờ biển Xã Quỳnh Lập, Huyện Quỳnh Lưu là hợp... nền đất rời được các nhà khoa học trên thế giới khuyến nghị chỉ xây dựng tường đứng ở độ sâu lớn hơn độ sâu tới hạn, có nghĩa là lớn hơn 1,5 ÷ 2 lần chiều cao sóng Nếu trong trường hợp đó, vận tốc chảy đáy xác định theo lý thuyết vượt q cho phép cần phải gia cố nền đất khỏi bị xói Như vậy, cơng trình đê chắn sóng dạng tường đứng có thể xây dựng: + Trên nền đất đá với mọi độ sâu + Trên nền đất rời: d =... theo lý thuyết lớn hơn cho phép, đất nền trước cơng trình phải được gia cố trên đoạn dự kiến bị xói Trang: 23 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Văn Thảo Với độ sâu khơng lớn hơn 20 ÷ 28 (m) (phụ thuộc vào chiều cao sóng tương ứng từ 6 ÷ 1 (m)) ⇒ Dựa cơ sở phân tích ưu nhược điểm của hai phương án và hiệu quả kinh tế của hai phương án Ta lựa chọn phương án kè đứng trọng lực để thiết kế Trang: 24 Đồ án tốt... sóng 4.1.5 Lý thuyết về tính tốn sóng: 4.1.5.1 Dự báo sóng gió trên biển: Để có số liệu đầu vào thật chính xác phục vụ cho cơng tác thiết kế cơng trình biển, cơng tác dự báo sóng gió trên biển đòi hỏi phải đúng, có độ tin cậy cao Mục đích cụ thể của dự báo là chọn các thơng số đúng : chiều cao H; chiều dài L; chu kỳ T phù hợp với nội dung tính tốn thiết kế từng hạng mục cơng trình cảng biển Đối với... trong khu vực Xã Quỳnh Lập nhưng lại tồn tại nhiều ở Xã Quỳnh Lộc ở thượng lưu của Sơng Hồng Mai Theo dọc tuyến Sơng Hồng Mai, hai bên bờ thường xun có hiện tượng xâm thực, xói lở hai bên bờ nhất là vào mùa lũ hàng năm, chủ yếu do hoạt động xâm thực của dòng chảy và thủy triều Trang: 12 Năm 126 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Văn Thảo 2.4 Địa chất thủy văn: Nguồn nước mặt trong khu vực xây dựng cơng trình . quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Định mức dự toán Xây dựng công trình số 1776/2007/BXD - VP ngày 16/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng. - Định mức dự toán Lắp đặt công trình số 1777/2007/BXD. 15 λ = độ kinh đông. Dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở biển Xã Quỳnh Lập, Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đoạn Km0+00 ÷ Km2+294,14 nằm dọc theo bờ biển của xã Quỳnh Lập. Tổng chiều dài. đồ án này. Trang: 2 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Lê Văn Thảo PHẦN 1: THUYẾT MINH CHUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÙNG DỰ ÁN *** 1.1 Vị trí địa lý: Kè chống sạt lở biển Xã Quỳnh Lập, Huyện Quỳnh

Ngày đăng: 22/08/2015, 15:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1: THUYẾT MINH CHUNG

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÙNG DỰ ÁN

    • 1.1 Vị trí địa lý:

    • Dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở biển Xã Quỳnh Lập, Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đoạn Km0+00 Km2+294,14 nằm dọc theo bờ biển của xã Quỳnh Lập. Tổng chiều dài tuyến kè 2294,14 m (2,29Km).

    • 1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án:

      • 1.2.1 Mục tiêu:

      • 1.2.2 Nhiệm vụ:

      • 1.3 Quy mô dự án:

      • CHƯƠNG 2: CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHÊN

        • 2.1 Điều kiện địa hình, địa mạo:

        • 2.2 Điều kiện địa chất:

        • 2.3 Điều kiện sông ngòi và khí tượng thủy văn:

          • 2.3.1 Khí tượng:

            • 2.3.1.1 Chế độ gió bão:

            • 2.3.1.2 Chế độ gió:

            • 2.3.1.3 Số liệu gió đo đạc:

            • 2.3.1.4 Chế độ mưa:

            • 2.3.1.5 Giông:

            • 2.3.1.6 Sương mù và tầm nhìn:

            • 2.3.1.7 Động lực học, thủy văn:

            • 2.4 Địa chất thủy văn:

            • 2.5 Mực nước:

            • 2.6 Dòng chảy:

            • 2.7 Chế độ sóng:

            • 2.8 Môi trường nước biển:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan