Bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới

35 5.1K 56
Bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới I. Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Trong hệ thống ASXH, BHXH ra đời khá sớm. Năm 1850 thủ tướng Bismack của Đức đã thiết lập hệ thống BHXH ở nước này. Các quỹ ốm đau được thành lập (do hội tương tế quản lý) và công nhân bắt buộc phải đóng góp để đề phòng bị giảm thu nhập do ốm đau. Mới đầu chỉ có giới thợ tham gia và chỉ có bảo hiểm ốm đau, sau đó đã thu hút được mọi tầng lớp xã hội và mở rộng ra các trường hợp khác. Luật bảo hiểm y tế được ban hành vào năm 1883. và năm 1884 ban hành luật bảo hiểm về rủi ro nghề nghiệp tức TNLĐ&BNN do hiệp hội giới chủ quản lý. Năm 1889 chính phủ Đức ban hành thêm bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm tàn tật do chính quyền các bang quản lý. Đến thời điểm này BHXH đã có bước phát triển mới: cơ chế đóng góp ba bên được thực hiện, không chỉ có người lao động mà cả giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp. Tính chất cộng đồng và cùng chia sẻ rủi đảm bảo an sinh xã hội đã được quán triệt. Mô hình này ở Đức đã lan dần ra Châu Âu vào đầu thế kỷ XX, sau đó sang các nước Mỹ La tinh rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở châu Á, Châu Phi và vùng Caribe trong nửa cuối thế kỷ XX. Như vậy cùng với quá trình phát triển của xã hội, BHXH đã trở thành một trong những quyền cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận. Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/2/1948 của Liên hợp quốc đã ghi: ''Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế xã hội và văn hóa, nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người". Ngày 28/6 1952, ILO đã thông qua Công ước số 102-Công ước về an toàn xã 1 hội (Quy phạn tối thiểu) đánh dấu một bước ngoặt quan trọng về BHXH trên thế giới. Nội dung của công ước này bao gồm 9 chế độ như sau: 1. Chế độ chăm sóc y tế. 2. Chế độ trợ cấp ốm đau. 3. Chế độ trợ cấp thất nghiệp. 4. Chế độ trợ cấp tuổi già. 5. Chế độ trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. 6. Chế độ trợ cấp gia đình. 8. Chế độ trợ cấp tàn tật. 9. Chế độ trợ cấp tiền tuất. Tùy điều kiện kinh tế-xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, các quốc gia khi triển khai BHXH có quyền chỉ áp dụng một số chế độ, nhưng ít nhất phải có 3 chế độ, trong đó phải có ít nhất một trong các chế độ (3), (4), (5), (8), (9). Tuy nhiên, xu hướng chung là theo đà phát triển kinh tế - xã hội, BHXH sẽ mở rộng dần về số lượng và nội dung thực hiện của từng chế độ. Theo thống kê của ILO, đến năm 1981, có 139 nước có thực hiện hệ thống an sinh xã hội nói chung, BHXH nói riêng, trong đó có 127 nước có chế độ trợ cấp tuổi già, tàn tật và tử tuất; 79 nước có chế độ trợ cấp ốm đau và thai sản, 136 nước có chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 37 nước có chế độ trợ cấp thất nghiệp. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về BHXH của các nước: Đức, Anh, Trung Quốc II. Bảo hiểm xã hội một số nước trên thế giới 1. BHXH ở cộng hòa liên bang Đức 1.1. Giới thiệu chung Hệ thống BHXH ở Đức ra đời hàng trăm năm nay và đã đạt được nhiều thành 2 tựu to lớn, là mẫu mực cho nhiều nước trên thế giới trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp BHXH của mình. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền pháp chế BHXH là Thủ tướng Đức Ottto Phôn Bismac. Ở Đức, các chế độ BHXH được thiết kế và triển khai thực hiện trong cả quá trình lâu dài, và đến nay đã rất hoàn thiện. Ở đây, người ta quan niệm BHXH là tập hợp các biện pháp nhằm đảm bảo sự an toàn về kinh tế và xã hội cho các nhóm dân cư khác nhau trước các rủi ro xảy ra trong cuộc sống như tai nạn, bệnh tật, tàn phế, tuổi già, thất nghiệp và mất người nuôi dưỡng. Quá trình ra đời và phát triển của BHXH Đức được đánh dấu bởi những mốc thời gian gắn liền với các sự kiện quan trọng như sau: Các năm 1883, 1884, 1889: ban hành luật bảo hiểm ốm đau, tai nạn, tàn tật và tuổi già; Năm 1911: bổ sung hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với các chế độ BHXH ban hành trong luật 1883, 1884, 1889 và ban hành chế độ trợ cấp mất người nuôi dưỡng; Đến năm 1927: nước Đức ban hành luật Bảo hiểm thất nghiệp; Năm 1952: lần đầu tiên triển khai hình thức tự quản lý quỹ BHXH với sự tham gia của đại diện người lao động và giới chủ trong tổ chức BHXH; Năm 1957: cải cách lớn về bảo hiểm hưu trí, trong đó mức trợ cấp được xác định theo mức tăng thu nhập, sau đó tiếp tục cải cách vào năm 1972, 1992; Năm 1971: thực hiện bảo hiểm tai nạn cho học sinh, sinh viên; Đặc biệt, năm 1975: thực hiện BHYT bắt buộc với sinh viên đại học Trải qua quá trình phát triển và không ngừng được hoàn thiện, hệ thống BHXH ở Đức hiện nay bao gồm các chế độ sau? Chế độ chăm sóc y tế Chế độ trợ cấp ốm đau Chế độ trợ cấp thất nghiệp Chế độ trợ cấp tuổi già 3 Chế độ trợ cấp TNLĐ và BNN Chế độ trợ cấp thai sản Chế độ trợ cấp tàn tật Chế độ trợ cấp mất người nuôi dưỡng Các chế độ BHXH tại Đức được triển khai theo các mô hình quỹ độc lập, xây dựng trên cơ sở chế độ, nhóm chế độ hoặc đối tượng cần bảo vệ. BHXH được thực hiện theo cả hình thức bắt buộc và tự nguyện tùy theo đối tượng và nội dung bảo hiểm. Một số chế độ BHXH ở Đức có những đặc điểm sau: • BHYT bắt buộc với sinh viên đại học • Tai nạn đối với người đi học từ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo đến đại học, cao đẳng được coi như một hình tức TNLĐ và được bảo hiểm • Người ốm được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà nếu người ốm có con nhỏ hay có người nhà tàn tật cần được giúp đỡ và nhà neo đơn • Trợ cấp thai sản bao gồm cả tiền để nuôi con sơ sinh • Trợ cấp thất nghiệp bao gồm cả tiền để người thất nghiệp nuôi con 1.2. Đối tượng BHXH Nhìn chung đối tượng tham gia bảo hiểm là người lao động, tuy nhiên các quỹ BHXH thường được triển khai với từng nhóm đối tượng người lao động các đặc thù nghề nghiệp hay tình trạng sức khỏe, thu nhập…, cụ thể: công nhân mỏ; người lao động ngành hàng hải; người làm sản xuất nông nghiệp; học sinh, sinh viên; nghệ sĩ; người làm nghề xuất bản; thương nhân; công chức; ngư dân; người sản xuất nhỏ; người làm nghề nguy hiểm: nghề cứu hộ, nghề cho máu, thành viện đội chuyên về tình trạng khẩn cấp… 1.3. Quỹ BHXH và mức đóng góp BHXH: Do đặc điểm của lịch sử mà hiện nay ở Đức tồn tại rất nhiều quỹ đang hoạt 4 động theo các mục đich bảo hiểm khác nhau. Tùy theo tính chất của quỹ mà nguồn hình thành quỹ và mức đóng góp của người lao động cũng rất khác nhau, nhưng phổ biến là người lao động và giới chủ đóng ngang nhau, mức đóng này tùy theo từng quỹ cụ thể. Tài trợ của Nhà nước sau hàng loạt các cải cách thì nay trở nên không phổ biến. Quan điểm chung là hệ thống BHXH nhằm phát huy tối đa năng lực (tự bảo hiểm) của công dân trong việc đảm bảo khả năng tài chính của quỹ BHXH. Đây cũng chính là quan điểm đối lập với BHXH Anh mà đại diện là nhà kinh tế học Beveridge. 1.4. Các chế độ bảo hiểm ở Đức a. Chế độ bảo hiểm ốm đau Chế độ này bao hàm cả chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau và tàn tật. Toàn bộ dân cư tại Đức được bảo hiểm ốm đau theo một trong 3 hình thức: • Bảo hiểm bắt buộc • Bảo hiểm tự nguyện • Bảo hiểm tư nhân Thuộc diện tham gia bảo hiểm bắt buộc gồm: người lao động có mức thu nhập đạt tới mức quy định; người về hưu; người thất nghiệp; học sinh, sinh viên; nông trang viên; người hoạt động nghệ thuật Bảo hiểm ốm đau bao gồm nhiều quỹ độc lập, được tổ chức theo phạm vi rất khác nhau, như theo ngành nghề và theo vùng lãnh thổ. Trong đó, quỹ bảo hiểm ốm đau theo ngành nghề là khá phổ biến. Có thể kể một số quỹ bảo hiểm ngành nghề như sau • Quỹ bảo hiểm sức khỏe ngành hàng hải • Quỹ bảo hiểm sức khỏe ngành mỏ • Quỹ bảo hiểm sức khỏe ngành sản xuất nông nghiệp; … 5 Nguồn hình thành các quỹ bảo hiểm sức khỏe gồm: đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động với mức đóng góp ngang nhau. Quỹ bảo hiểm sức khỏe được sử dụng cho 5 nội dung chủ yếu sau: * Về chi phí cho công tác phòng bệnh: Việc thanh toán các chi phí liên quan đến: - Tư vấn chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe - Phòng bệnh về nha khoa (kể cả đối tượng đi học nhà trẻ và trường phổ thông) - Phòng bệnh đối với phụ nữ - Chẩn đoán sớm bệnh tật với quy định cụ thể theo giới tính vào tuổi tác: + phụ nữ 35 tuổi trở lên: tiến hành 2 năm 1 lần khám tổng quát + phụ nữ từ 20 tuổi trở lên và nam giới 45 tuổi trở lên: được chẩn đoán sớm ung thư hàng năm. Ở đây ta thấy, bảo hiểm ốm đau ở Đức đặc biệt quan tâm tới công tác chẩn đoán sớm bệnh tật và đặc biệt là ung thư, bệnh răng miệng. * Về chi phí khám chữa bệnh và chi phí phục hồi chức năng: Việc thanh toán các chi phí cho người được bảo hiểm bao gồm: - Chi phí thuốc chữa bệnh theo phác đồ chuẩn và các vật tư y tế (bông băng); nếu sử dụng thuốc và vật tư đắt tiền không thuộc giới hạn bảo hiểm thì người bệnh tự thanh toán - Thuốc điều trị hỗ trợ (những thuốc không đóng vai trò quyết định trong phác đồ điều trị) người hưởng thanh toán 10% (áp dụng với người lớn) - Cung cấp miễn phí các bộ phận giả và thiết bị phục hồi chức năng: răng giả, máy trợ thính, dụng cụ chỉnh hình… - Điều trị nội trú (nằm viện) miễn phí - Được chỉ định chăm sóc y tế tại nhà nếu thuộc đối tượng nhà neo đơn lại có con nhỏ cần chăm sóc hoặc người nhà tàn tật cần được giúp đỡ 6 Trường hợp ốm nặng: quỹ bảo hiểm thanh toán với phạm vi rộng hơn: - Tiền khám bệnh ngoại trú định kì 25 lần/ tháng (khám hàng ngày) - Tiền trả lương cho người chăm sóc hay hộ lý kể cả khi người chăm sóc nghỉ phép năm (4 tuần/ 1 năm) - Tiền xe lăn * Về trợ cấp ốm đau: Quỹ bảo hiểm sức khỏe trợ cấp mất khả năng lao động khi người được bảo hiểm bị ốm. Nội dung này được quy định rất cụ thể là: - Thời điểm trợ cấp: từ tuần thứ 7 từ khi nghỉ - Thời gian trợ cấp cho cùng một bệnh: 3 năm - Mức trợ cấp: bằng 80% thu nhập (sau thuế) - Ngoài ra, nếu con nhỏ (dưới 8 tuổi) ốm, được trợ cấp 5 ngày/ 1 con/ 1 năm và nội dung này phối hợp với trách nhiệm của chủ sử dụng lao động: trợ cấp ốm đau trong 6 tuần đầu do chủ sử dụng lao động trợ ca áp với mức 100% thu nhập. * Về trợ cấp thai sản: lao động nữ được trợ cấp trước và sau khi sinh với các nội dung khác nhau: - Trước khi sinh: được chăm sóc y tế (khám và cấp thuốc) , trợ cấp tài chính; - Sau khi sinh: trợ cấp tài chính để bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và để nuôi con sơ sinh. Qua các nội dung của bảo hiểm sức khỏe , ta thấy: • Chế độ có rất nhiều ưu việt và mang tính nhân đạo sâu sắc; • Quan tâm nhiều đến phụ nữ, trẻ em, người tàn tật và người ốm nặng (là những đối tượng cần được bảo vệ hơn cả); • Quan tâm nhiều đến công tác phòng bệnh, đặc biệt là chẩn đoán sớm bệnh ung thư. b. Chế độ bảo hiểm TNLĐ và BNN 7 Chế độ này ở Đức có những đặc điểm như sau: - Quỹ bảo hiểm TNLĐ và BNN hình thành từ 1 nguồn duy nhất là đóng góp của chủ sử dụng lao động. - Mức đóng góp của chủ sử dụng lao động căn cứ vào mức trả lương công nhân và mức độ rủi ro mà doanh nghiệp được xếp hạng. - Đối tượng được bảo hiểm là tất cả người lao động nói chung thuộc mọi lĩnh vực và ngành nghề, kể cả người nội trợ, nghệ sỹ, người sản xuất nhỏ, ngư dân, và những người làm công việc nguy hiểm như nhân viên cứu hộ, người làm nghề cho máu… và người đang đi học thuộc mọi lứa tuổi. - Đối tượng loại từ không được bảo hiểm là công chức nhà nước. Khái niệm TNLĐ bao gồm: • Tai nạn xảy ra trong lao động sản xuất • Tai nạn giao thông trên đường đi làm • Tai nạn xảy ra trong khi đang học tại nhà trường Trường hợp tại nạn với học sinh được coi là TNLĐ cho thấy một quan điểm rất độc đáo, coi việc học tập là một công việc do xã hội phân công, có tầm quan trọng ngang tầm với các công việc khác trong xã hội. Mức trợ cấp: căn cứ vào tiền công (đối với những đối tượng có thu nhập) Quỹ bảo hiểm TNLĐ và BNN dùng cho những mục tiêu sau: • Triển khai các biện pháp đề phòng ngăn ngừa TNLĐ và BNN, trong đó có các thiết bị bảo hộ lao động • Điều trị vết thương và BNN, khôi phục sức khỏe cho người lao động. Trong đó bao gồm các nội dung: - Điều trị cấp cứu ngay sau khi rủi ro xảy ra - Tiền công khám bệnh - Tiền thuốc chữa trị 8 - Chi phí điều trị bệnh (tiền giường, tiền xét nghiệm, chẩn đoán, thuốc điều trị và thuốc hỗ trợ) - Các biện pháp và các thiết bị phục hồi chức năng và nâng cao khả năng lao động, ở đây có thể kể đến: chân tay giả, máy trợ thính, nạng chống, xe lăn, các phụ kiện kèm theo… Trợ cấp cho người bị tai nạn hoặc BNN: trợ cấp bù đắp thu nhập bị mất do giảm khả năng lao động; mức trợ cấp căn cứ vào tiền công thực tế; Trợ cấp cho gia đình người bị nạn nếu không may người lao động bị chết: trợ cấp tiền tuất cho người ăn theo và chi phí mai tang. c. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp Chế độ này được luật hóa năm 1927, nhằm mục đích trợ giúp kinh tế cho người lao động bị thất nghiệp, giảm thiểu các hậu quả kinh tế xã hội của nạn thất nghiệp. Chế độ này có những dặc điểm sau: - Chế độ thực hiện dưới hình thức bắt buộc với tất cả công nhân viên; - Cơ sở pháp lý là các Luật Liên bang về đảm bảo việc làm, Luật bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp; - Quỹ bảo hiểm thất nghiệp do người lao động và chủ sử dụng lao động cùng đóng góp ngang nhau, chiếm 4.3% thu nhập của người lao động; - Mức trợ cấp thất nhiệp căn cứ vào nhiều yếu tố: 1. Thâm niên công tác trước khi bị thất nghiệp: thời gian làm việc càng dài thì tỉ lệ trợ cấp càng cao; 2. Thu nhập của người lao động trước khi bị thất nghiệp; 3. Số con phải nuôi, cụ thể: + Không con: trợ cấp 63% thu nhập + Có 1 con trở lên: trợ cấp 68% thu nhập sau thuế. - Thời gian trợ cấp liên quan đến: + Thâm niên công tác trước khi thất nghiệp: Nếu thời gian làm việc từ 1- 9 3 năm: được trợ cấp từ 156 ngày trở lên; Còn nếu thời gian làm việc 3 năm: trợ cấp tối đa là 312 ngày; + Độ tuổi của người thất nghiệp: người trên 42 tuổi được kéo dài thời gian trợ cấp. Như vậy, yếu tố tỉ lệ thất nghiệp không được xét đến khi xác định thời gian trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. - Điều kiện để được nhận trợ cấp thất nghiệp phù hợp với các nguyên tắc chung, và với chính sách lao động và việc làm, đó là: + Người thất nghiệp có khả năng và có nhu cầu lao động; + Định kỳ có mặt tại cơ quan lao động; + Không từ chối những công việc phù hợp. + Đối tượng bị sa thải hoặc tham gia đình công không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp được bổ sung bằng hình thức “trợ giúp thất nghiệp” thuộc hệ thống cứu trợ xã hội. Nguồn tài chính từ ngân sách Liên bang. Hết hạn nhận trợ cấp của quỹ bảo hiểm thất nghiệp mà vẫn chưa tìm được việc làm, người lao động được nhận từ quỹ “trợ giúp thất nghiệp”. Bảo hiểm thất nghiệp có tác dụng to lớn trong việc giải tỏa tâm lý người thất nghiệp trong sức ép tìm kiếm việc làm. Do có khoản trợ cấp đảm bảo cuộc sống trước mắt, người lao động có thể chờ đợi công việc phù hợp với thu nhập thỏa đáng. Như vậy bảo hiểm góp phần giảm bớt căng thẳng trên thị trường lao động và cải thiện mức trả lương công nhân do để duy trì nguồn lao động, giới chủ không thể trả công với mức lương quá thấp kém. 2. BHXH ở Anh a. Giới thiệu chung Hệ thống bảo đảm xã hội ở Anh bao gồm 2 cơ chế chủ yếu: BHXH và trợ 10 [...]... nhà nước và bảo đảm mức sống tối thiểu cho dân cư thành thị Bộ Lao động và An sinh xã hội chịu trách nhiệm quản lý hệ thống BHXH trên cả nước, bao gồm lương hưu, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và chế độ thai sản cho các xí nghiệp ở thành thị, ở các cơ quan nhà nước Tổ chức của Bộ Lao động và An sinh xã hội về BHXH gồm: Vụ Bảo hiểm lương hưu, Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Bảo hiểm. .. Nội dung chủ yếu bao gồm: - Thiết lập một hệ thống bảo hiểm hưu trí nhiều thành phần, bao gồm bảo hiểm bắt buộc, tức là Nhà nước phải trả phần bảo hiểm hưu trí cơ bản, khuyến khích doanh nghiệp hình thành bảo hiểm hưu trí bổ sung và khuyến khích các địa phương hình thành thêm quỹ bảo hiểm hưu trí của mình - Hình thành một cơ chế đa nguồn cho quỹ BHXH cơ bản: Nhà nước, nhà máy, xí nghiệp và cá nhân sẽ... nhằm đảm bảo cho các thành viên và gia đình của họ chống lại những phát sinh bất ngờ vì bị mất thu nhập, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước Phương hướng thực hiện: Tạo nên chất lượng dịch vụ tốt nhất trên thế giới, phổ biến, đồng bộ và có ý nghĩa an sinh xã hội Người lao động thường quan niệm 28 về cải cách quản lý như một sự cố gắng của các tổ chức để giảm chi phí hoạt động Một trong... cải tổ cơ cấu của các cơ quan chính quyền ở tất cả các cấp thì một hệ thống quản lý quỹ BHXH cũng được hình thành ở tất cả các cấp từ Trung 27 ương xuống địa phương Một hệ thống giám sát quỹ BHXH sẽ dần dần được xây dựng, trong đó chủ yếu giám sát thông qua hệ thống kiểm toán và tài chính III Cải cách về BHXH của một số nước trên thế giới Để phù hợp với sự phát triển về mọi mặt của thế giới, các tổ... hiểm phải dùng hết trong năm Số kết dư cuối năm không được quá 26 15% số thu trong năm; số kết dư lũy tích không được vượt quá 25% số thu trong năm Quỹ bảo hiểm dùng hết trước khi hết năm thì ngân sách địa phương phải bù cho quỹ f.Quản lý và giám sát quỹ Bảo hiểm xã hội f1 Quản lý quỹ BHXH • Cơ quan quản lý quỹ BHXH chủ yếu do hệ thống dọc của Bộ Lao động và An sinh xã hội ở các cấp và các cơ quan... lương của cá nhân và được tính theo số năm công tác Đối với quân đội, lương hưu gồm lương cơ bản, phần thêm tính theo chức vụ Đối với nhân viên các cơ quan nhà nước, lương hưu 17 bao gồm mức lương cơ bản và chức vụ là trung bình của tất cả các năm công tác b3 Bảo hiểm hưu trí bổ sung trong các doanh nghiệp Bảo hiểm hưu trí bổ sung của doanh nghiệp là hình thức người sử dụng lao động nhận bảo hiểm trên. .. điều chỉnh quỹ bảo hiểm thất nghiệp có thể dựa trên cơ sở tổng số tiền huy động được từ các nguồn cho quỹ cũng như sự phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng tỉnh hoặc đặc khu Ở những nơi nào mà tổng số thu không đủ chi trả bảo hiểm thất nghiệp thì chính quyền các tỉnh, đặc khu có quyền điều chỉnh việc thu, chi của nguồn quỹ cũng như sự hỗ trợ cho quỹ đó d3 Các khoản chi trả của quỹ bảo hiểm thất nghiệp... thị không có lương (khoảng 18% dân số) được hưởng lợi từ chương trình Quỹ bảo hiểm được hình thành trên cơ sở đóng góp của cá nhân người tham gia bảo hiểm và trợ cấp của chính quyền trung ương và địa phương Ngân sách trung ương cấp cho BHYT chủ yếu cho các khu vực vùng sâu vùng xa, miền Tây 24 Bắc và một số huyện khó khăn thuộc các tỉnh miền Đông Mức hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương ở các... dụng cho tất cả các công ty, nhà máy xí nghiệp của Nhà nước Nhà máy, xí nghiệp trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý và chi trả tất cả các khoản bảo hiểm: lương hưu, bảo hiểm: lương hưu, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm y tế, chế độ thai sản, … Mô hình cơ bản của hệ thống này là gắn BHXH với các xí nghiệp Các xí nghiệp trích 3% quỹ lương vào quỹ BHXH của xí nghiệp Lương hưu và trợ cấp tai nạn lao động... trả theo các quy định của Nhà nước Khi một xí nghiệp không có khả năng chi trả, thì Nhà nước sẽ bao cấp cho xí nghiệp để trả Hệ thống này đã đóng một vai trò rất tích cực trong việc duy trì sự ổn định xã hội trong khoảng thời gian dài Trong hệ thống ASXH nói chung, nhà nước Trung Quốc xác định ưu tiên hàng đầu trong thời gian đầu trong thời gian này là bảo hiểm hưu trí, bảo đảm mức sống cơ bản và tái . Bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới I. Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Trong hệ thống ASXH, BHXH ra đời khá sớm. Năm 1850 thủ tướng Bismack của Đức đã thiết. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về BHXH của các nước: Đức, Anh, Trung Quốc II. Bảo hiểm xã hội một số nước trên thế giới 1. BHXH ở cộng hòa liên bang Đức 1.1. Giới thiệu chung Hệ thống BHXH ở Đức. tật. Toàn bộ dân cư tại Đức được bảo hiểm ốm đau theo một trong 3 hình thức: • Bảo hiểm bắt buộc • Bảo hiểm tự nguyện • Bảo hiểm tư nhân Thuộc diện tham gia bảo hiểm bắt buộc gồm: người lao động

Ngày đăng: 22/08/2015, 12:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan