Thực trạng về thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ôtô ở Việt Nam

71 1.4K 8
Thực trạng về thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ôtô ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ THUẾ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG ÔTÔ 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ NHẬPKHẨU 1.1.1. Xuất sứ và khái niệm về thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung quốc. Do có những lợi thế so sánh tương đối và tuyệt đối (chủ yếu là tuyệt đối) mà một số hàng hóa sản xuất ở quốc gia này có giá thành thấp hơn ở một số quốc gia khác. Các thương gia đã vận chuyển các mặt hàng đó sang các quốc gia có giá thành cao hơn nhằm thu lợi nhuận. Để có thể vận chuyển hàng hóa và tham gia thị trường của một quốc gia, các thương gia phải nộp một khoản tiền cho chính quyền sở tại. Lâu dần các khoản tiền này được hợp thức hóa thành một khoản thu của Chính phủ và dần dần trở thành một sắc thuế của quốc gia, đó là thuế nhập khẩu hay còn gọi là thuế quan. Ban đầu, thuế nhập khẩu chỉ thu đối với hàng hóa vận chuyển ở đường bộ, dần dần thuế nhập khẩu được thu đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tự do hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư…đang trở thành một trào lưu chung của thế giới. Tuy nhiên, do những lý do về kinh tế, chính trị, xã hội riêng có ở mỗi quốc gia mà việc tự do hóa thương mại vẫn bị ngăn chặn ở những mức độ khác nhau. Một trong những công cụ có tính chất cổ điển trong chính sách ngoại thương của các chính phủ là công cụ thuế quan. Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. 1 1.1. 2. Phân loại thuế nhập khẩu Tuỳ thuộc vào tiêu thức và yêu cầu của việc phân loại, có nhiều cách phân loại thuế nhập khẩu, đó là: 1.1.2.1. Căn cứ vào mục đích của việc thu thuế Nếu căn cứ vào mục đích của việc thu thuế thì thuế nhập khẩu được chia thành các loại sau: - Theo mục đích ngân khố: Nhiệm vụ chủ yếu của dạng thuế này là nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Dạng thuế này mang tính chất là một dạng thuế tiêu dùng đánh vào các hàng hóa nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc đánh vào các hàng hóa hạn chế nhập khẩu vì những lý do kinh tế-xã hội như: rượu, bia, thuốc lá Người ta còn gọi là thuế quan tiêu dùng hay thuế quan cân đối. - Loại để bảo hộ: Loại này thường được quy định có lựa chọn. Nếu trong nước có sản xuất hoặc có khả năng sản xuất nhưng chưa đủ sức cạnh tranh, cần có sự bảo hộ của nhà nước thì xây dựng mức thuế bảo hộ để hàng sản xuất trong nước đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. - Loại để trừng phạt: Loại thuế này thường được sử dụng để trả đũa lại những hành vi phân biệt đối xử của một quốc gia này đối với hàng hoá của một quốc gia khác. Ví dụ, Nhật Bản áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản của Trung Quốc cao hơn mức thuế thông thường đang áp dụng với các nước khác. Để trả đũa lại hành vi phân biệt đối xử này, Trung Quốc đã áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với ô tô của Nhật Bản cao hơn mức thuế thông thường đang áp dụng với các nước khác. Loại thuế quan trong đàm phán: Dạng thuế này thường được ấn định trên giới hạn cần thiết để bảo hộ nền sản xuất trong nước, đồng thời là phương tiện dùng để mặc cả với các nước khác trong đàm phán thương mại. 2 1.1.2.2. Căn cứ vào phạm vi tác dụng Nếu căn cứ vào phạm vi tác dụng thì thuế nhập khẩu có các loại sau: - Thuế nhập khẩu tự quản: là loại thuế thể hiện tính độc lập của một quốc gia (quy định tuỳ ý theo mục tiêu của quốc gia mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ một Hiệp định song phương hoặc đa phương nào đã ký kết). - Thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế: là loại thuế thực hiện theo các cam kết trong các Hiệp định song phương hoặc đa phương đã ký kết. Ví dụ phân loại thuế nhập khẩu thành thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thuế nhập khẩu thông thường để áp dụng tuỳ theo quan hệ thương mại giữa các nước. 1.1.2.3. Căn cứ vào cách thức đánh thuế Nếu căn cứ vào cách thức đánh thuế thì thuế nhập khẩu được phân thành các loại: - Thuế nhập khẩu tính theo tỷ lệ phần trăm (%): Thuế nhập khẩu tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là hình thức tính thuế được quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) tính trên trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu . - Thuế nhập khẩu tính theo đơn vị (thuế tuyệt đối): Tính thuế theo mức tuyệt đối là thuế được ấn định bằng số tiền nhất định tính trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu, chẳng hạn như: thu thuế nhập khẩu 20.000USD/chiếc xe ô tô, 5 USD/m 2 kính xây dựng - Thuế kết hợp giữa thuế tính theo tỷ lệ phần trăm (%) và thuế tuyệt đối: Tính thuế kết hợp giữa tính theo tỷ lệ phần trăm (%) và thuế tuyệt đối là sự kết hợp giữa thuế nhập khẩu tính theo tỷ lệ và thuế nhập khẩu tính theo đơn vị. Ví dụ, ngoài việc phải nộp thuế nhập khẩu bằng 150% trị giá tính thuế 3 của chiếc xe ô tô nhập khẩu từ Hàn Quốc thì nhà nhập khẩu còn phải nộp thêm số tiền thuế tính theo mức tuyệt đối cho chiếc xe đó là 2.000USD. Để phát huy tính điều tiết bao quát của cả hai hình thức thuế phần trăm và thuế tuyệt đối, phương thức kết hợp hoặc hỗn hợp giữa thuế tuyệt đối và thuế phần trăm thường được áp dụng phổ biến hơn so với phương thức chỉ áp dụng thuế tuyệt đối hoặc chỉ áp dụng thuế theo tỷ lệ phần trăm. - Thuế nhập khẩu biến thiên: Thuế nhập khẩu biến thiên là thuế nhập khẩu được đánh trên hàng nhập khẩu, nhưng thuế suất thay đổi thường xuyên, thậm chí mỗi ngày. Sắc thuế này thường được ấn định ở một mức nhằm triệt tiêu ưu thế về giá cả của nước xuất khẩu đối với hàng hóa sản xuất trong nước. Loại thuế nhập khẩu kiểu này được các nước trong nội bộ Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng đối với các sản phẩm nông nghiệp. Thuế nhập khẩu loại này chỉ phù hợp đối với những dòng hàng thuộc nhóm bị ràng buộc thuế nhập khẩu khi tham gia WTO. Tuy nhiên, khía cạnh biến thiên của loại thuế này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến chủ trương chấp nhận thuế nhập khẩu trong WTO. Trường hợp này có thể lý giải rằng, nếu thuế nhập khẩu ở mức cố định, thì các nhà sản xuất nước ngoài có thể vượt rào cản bằng cách hạ giá bán. 1.1.4. Các yếu tố chính của sắc thuế nhập khẩu 1.1.4.1. Đối tượng chịu thuế Theo luật và các văn bản, đối tượng chịu thuế nhập khẩu là tất cả các hàng hóa được phép nhập vào một quốc gia, bao gồm hàng hóa từ nước ngoài nhập vào thị trường nội địa của nước đó, hàng hóa từ các khu chế xuất trên lãnh thổ quốc gia đó xuất vào thị trường trong nước. Cụ thể: 4 Thứ nhất, Hàng nhập khẩu của các tổ chức kinh tế trong nước thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, vay nợ với nước ngoài. Thứ hai, Hàng nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, của các hình thức đầu tư nước ngoài tại quốc gia đó. Thứ ba, Hàng nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triển lãm. Thứ tư, Hàng viện trợ hoàn lại và không hoàn lại. Thứ năm, Hàng vượt quá tiêu chuẩn hành lý miễn thuế mang theo của người nước ngoài khi nhập cảnh qua cửa khẩu, biên giới của quốc gia đó. Thứ sáu, Hàng là quà biếu, quà tặng vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân nước ngoài và người của quốc gia đó định cư nước ngoài mang hoặc gửi về cho các tổ chức, cá nhân người trong nước. Thứ bảy, Hàng nhập khẩu vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại quốc gia đó và của các cá nhân nước ngoài làm việc tại các tổ chức nói trên hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài tại quốc gia đó. 1.1.4.2. Hàng hóa không thuộc diện chịu thuế nhập khẩu Trên nguyên tắc những loại hàng hóa tuy đi vào lãnh thổ quốc gia, nhưng không tiêu thụ ở thị trường của quốc gia đó, hoặc hàng nhập vào thị trường của quốc gia đó song không mang tính kinh doanh mà chỉ vì mục tiêu nhân đạo thì không thực hiện chịu thuế nhập khẩu. Cụ thể, theo qui định hiện hành thì các trường hợp vận động của hàng hóa sau đây không chịu thuế nhập khẩu của quốc gia đó: 5 Thứ nhất, Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới quốc gia trên cơ sở hiệp định ký giữa hai chính phủ, hoặc ngành, điạ phương được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Hàng từ nước ngoài nhập vào khu chế xuất của quốc gia, hoặc hàng vận chuyển từ khu chế xuất này sang khu chế xuất khác trên lãnh thổ quốc gia đó. Thứ hai, Hàng chuyển khẩu, gồm các hình thức: - Hàng chuyển đến cảng của quốc gia đó nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào quốc gia đó mà đi luôn đến cảng nước nhập khẩu. - Hàng đưa vào kho ngoại quan rồi chuyển đến nước khác không làm thủ tục nhập khẩu vào quốc gia đó mà theo qui chế quản lý kho ngoại quan. Thứ ba, Hàng viện trợ nhân đạo của các tổ chức Liên hợp quốc, viện trợ nhà nước theo các chương trình dự án viện trợ đã được ký kết và các khoản viện trợ đột xuất của chính phủ, tổ chức nước ngoài để hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh… 1.1.4.3. Đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế là các thể nhân và pháp nhân làm nhiệm vụ nhập khẩu được phép nhập khẩu các hàng hóa thuộc diện chịu thuế nhập khẩu bao gồm: - Chủ hàng hóa nhập khẩu - Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu - Cá nhân có hàng hóa nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới quốc gia. 1.1.4.4. Căn cứ tính thuế và cách tính thuế. Để đảm bảo công bằng giữa người tiêu dùng và người sản xuất ở các nước trên thế giới, thì việc xác định giá trị đối với các mặt hàng nhập khẩu 6 làm sao cho đúng và phù hợp là một vấn đề không phải dễ dàng. Vì vậy, GATT đã đưa ra các phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu. Theo điều 7 trị giá GATT có 6 phương pháp: - Phương pháp 1: Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch đối với hàng hoá nhập khẩu. - Phương pháp 2: Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt. - Phương pháp 3: Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự. - Phương pháp 4: Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ. - Phương pháp 5: Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán. - Phương pháp 6: Phương pháp suy luận. Tuy nhiên, thì tùy từng quốc gia việc lựa chọn các phương pháp để xác định là khác nhau. Thông thường các nước tính trị giá thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch đối với hàng hoá nhập khẩu : Về nguyên tắc chung giá tính thuế hàng nhập là giá mua hàng tại cửa khẩu của khách hàng bao gồm cả chi phí vận tải (F) và chi phí bảo hiểm (I). Giá này được gọi là CIF. CIF = FOB + F +I Giá tính thuế theo hợp đồng mua và phải phù hợp với các chứng từ có liên quan đến việc mua hàng. 7  Các qui định về thuế suất thuế nhập khẩu. Thuế suất thuế nhập khẩu được qui định thành các dạng: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất trừng phạt. - Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với quốc gia đó. Thuế suất ưu đãi được qui định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành. Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa. - Thuế suất ưu đãi đặc biệt (GPS), áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà quốc gia và nước đó có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu. Chính phủ qui định thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với từng mặt hàng theo thỏa thuận đã ký kết với các nước. - Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó. Thuế suất thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế suất ưu đãi Thuế suất thông thường = thuế suất ưu đãi x 150% Ngoài việc chịu thuế theo qui định trên, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào quốc gia đó, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó thì bị áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử, thuế để tự vệ và được thực hiện theo các văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn riêng. 1.1.4.5. Miễn, giảm và hoàn thuế nhập khẩu. 8  Các trường hợp miễn thuế nhập khẩu. - Hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm: hàng viện trợ song phương, đa phương của các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ; hàng viện trợ do các tổ chức nhân đạo, giáo dục, y tế, văn hóa nước ngoài của các tổ chức tôn giáo quốc tế viện trợ cho các cơ quan khoa học, giáo dục, y tế, văn hóa và các tổ chức tôn giáo ở quốc gia đó để dùng trực tiếp cho khoa học, giáo dục, y tế, văn hóa, tôn giáo. - Hàng tạm nhập tái xuất để dự hội chợ, triển lãm, bao gồm: hàng tạm nhập để dự hội chợ, triển lãm, hết thời hạn hội chợ, triển lãm phải xuất khẩu ra nước ngoài. - Hàng là tài sản di chuyển của các cá nhân, tổ chức nước ngoài vào Việt Nam trong mức qui định. - Hàng hóa mang theo hoặc gửi về nước của công dân quốc gia đó đi hợp tác lao động hoặc hợp tác chuyên gia, công tác, học tập ở nước ngoài thực hiện theo qui định của Chính phủ về tiêu chuẩn hành lý nhập cảnh. - Hàng nhập khẩu của tổ chức, cá nhân người nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao do Chính phủ qui định phù hợp với điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc tham gia. - Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất theo hợp đồng đã ký kết bao gồm các hình thức: nhập vật tư, nguyên liệu về sản xuất rồi giao lại toàn bộ thành phẩm; hoặc trả tiền một phần hay toàn bộ vật tư, nguyên liệu để bán lại toàn bộ thành phẩm cho nước ngoài theo hợp đồng gia công đã ký. Các trường hợp được xét miễn thuế, bao gồm: 9 - Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo trên cơ sở kế hoạch hàng năm đã được Bộ trưởng Bộ chủ quản duyệt. - Hàng nhập khẩu của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh trong trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư. - Hàng là quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các tổ chức, cá nhân của quốc gia đó được miễn thuế theo mức quy định của Bộ Tài Chính. - Hàng miễn nhập khẩu để bán miễn thuế tại các đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh bán hàng miễn thuế phục vụ cho người xuất cảnh, các cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài tại quốc gia đó.  Trường hợp giảm thuế. Hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc xếp bị hư hỏng, mất mát có lý do xác đáng được Công ty giám định hàng hóa xuất, nhập khẩu chứng nhận thì được giảm thuế tương ứng với tỷ lệ hư hao của hàng hóa.  Các trường hợp hoàn thuế. Theo qui định hiện hành, thuế nhập khẩu được hoàn lại trong các trường hợp sau: - Hàng nhập khẩu đã nộp thuế mà còn lưu kho, lưu bãi ở cửa khẩu được Bộ thương mại cho phép tái xuất. - Hàng đã nộp thuế theo tờ khai nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn . 10 [...]... thuế nhập khẩu, ảnh hưởng thuế nhập khẩu đối với các nền kinh tế Đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu về các loại ôtô, căn cứ để đánh mức thuế suất nhập khẩu đối với từng loại mặt hàng ôtô Tiếp đến chương 2 sẽ trình bày về thực trạng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ôtô ở Việt Nam Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG ÔTÔ Ở VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VÀ NHẬP KHẨU... thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ôtô 2006-2008 Đơn vị tính: tỷ VND Năm 2006 2007 2008 Khoản thu Tổng thu thuế nhập khẩu ôtô Tổng thu thuế nhập khẩu các mặt hàng Tỷ trọng so với tổng thu thuế nhập khẩu 389.075 945.6 39040 701678 972800 1286400 0.55 0.0972 3.03 (%) Nguồn: Tổng cục Hải Quan Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được số thu về thuế nhập khẩu ôtô tăng qua các năm Năm 2006 số thu về thuế nhập. .. kinh tế suy thoái, thắt chặt chi tiêu thì nhu cầu mua sắm ôtô của người dân, các cơ quan và kể cả của các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân là rất thấp 25 2.2 THỰC TRẠNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU ĐÁNH VÀO MẶT HÀNG ÔTÔ Ở VIỆT NAM 2.2.1 Thực trạng của việc thu thuế nhập khẩu ôtô chở người ở Việt Nam 2.2.1.1 Năm 2006 Bảng 2.3: Số thu thuế nhập khẩu ôtô chở người năm 2006 Đơn vị: tỷ VND STT 1 Chỉ tiêu Xe khách... của thuế nhập khẩu với một mặt hàng được bảo hộ đã thấy rất rõ ảnh hưởng của thuế nhập khẩu Trên thực tế ảnh hưởng của thuế quan còn lan tỏa xa hơn đối với một ngành sản xuất được thuế quan bảo hộ ban đầu Đứng trên tổng thể của nền kinh tế đối với nước có nền kinh tế nhỏ khi ban hành thuế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế trên các khía cạnh chủ yếu sau: - Thuế nhập khẩu làm cho giá cả tương đối. .. Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đến giá cả đối với nước có nền kinh tế lớn S P (giá) Pw Pt 1 D 2 Q1 Q0 15 Q (sản lượng) Nước có nền kinh tế lớn đánh thuế nhập khẩu (t) vào mặt hàng Y, lúc này giá của nhà xuất khẩu chỉ còn P t = Pw - t Sản lượng xuất khẩu tương ứng chỉ còn Qt nhỏ hơn Q0; kim ngạch xuất khẩu chỉ còn Q 1 x Pt nhỏ hơn nhiều so với Q0 x Pw Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu ở đây là: - Đối với người... thu từ thuế nhập khẩu ôtô là 1911.87 tỷ đồng Đối với xe nguyên chiếc, có thể nói 2008 là năm nhiều biến động nhất từ trước tới nay của thị trường ôtô nhập khẩu Đặc biệt ở giai đoạn giữa năm, 29 các trào lưu tranh thủ nhập khẩu “chạy” thuế và mua “chạy” giá đã tạo nên những cơn sốt “nóng”, “lạnh” bất thường của thị trường 2.2.2 Thực trạng của việc thu thuế nhập khẩu ôtô chở hàng ở Việt Nam 2.2.2.1 Năm... Trong năm 2007, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô liên tục được thay đổi và giảm dần theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam Tổng cục Hải quan cho biết, trong số xe nhập về sau khi giảm thuế nhập khẩu, lượng xe nhập khẩu tăng kỷ lục, với 28.000 xe các loại, bằng 223% lượng xe nhập của năm 2006 với trị giá hơn 500 triệu USD (so với hơn 200 triệu USD của năm 2006) Như vậy, so với mức nhập khẩu trung bình trước... bình trước đây, số xe ôtô dưới 12 chỗ ngồi nhập về đã tăng mạnh, tăng hơn 10000 xe so với năm 2006 Cùng với lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu tăng mạnh, số lượng linh kiện phụ tùng phụ ôtô nhập về với số lượng hơn 4000 bộ… Như vậy, động thái giảm thuế đối với mặt hàng xe ôtô mới đây của Bộ Tài Chính đã có tác động, xe ôtô nguyên chiếc và linh kiện đã nhập về nhiều và nguồn cung cho hàng hóa trong nước... Xe tải nhẹ; Xe rơ moóc… Mức thuế suất thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng ôtô có thể căn cứ vào: số lượng ghế ngồi, trọng lượng xe, phân khối, loại động cơ, dung tích xi lanh… 17 Ví dụ như ở Việt Nam có thể phân loại các mức thuế suất đánh vào từng mặt hàng ôtô như sau: • Đối với xe ôtô chở người thuộc nhóm 8702 và 8703 có thể căn cứ vào các loại sau: - Xe ôtô chở 10 người trở lên - Loại động cơ đốt trong... Kim ngạch nhập khẩu đạt 323.2 triệu USD Tổng thu từ thuế nhập khẩu ôtô là 1237.12 tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2006 do thuế suất thuế nhập khẩu ôtô giảm từ 100% xuống còn 80% 2.2.1.3 Năm 2008 Bảng 2.5: Số thu thuế nhập khẩu ôtô chở người năm 2008 Đơn vị: tỷ VND STT 1 Chỉ tiêu Xe khách nguyên chiếc - Dưới 5 chỗ Đơn Sản vị lượng ngàn xe " 28 Đơn giá USD 3.8 1.5 Thuế nhập khẩu Kim Tổng ngạch Thuế thu . bày về thực trạng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ôtô ở Việt Nam. Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG ÔTÔ Ở VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VÀ NHẬP KHẨU ÔTÔ. 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ THUẾ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG ÔTÔ 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ NHẬPKHẨU 1.1.1. Xuất sứ và khái niệm về thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung. xứ của thuế nhập khẩu, ảnh hưởng thuế nhập khẩu đối với các nền kinh tế. Đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu về các loại ôtô, căn cứ để đánh mức thuế suất nhập khẩu đối với từng loại mặt hàng ôtô. Tiếp

Ngày đăng: 21/08/2015, 22:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 3.1: Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020

  • Đơn vị: xe

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan