Thiết kế tuyến cáp từ bưu điện trung tâm đến trường bia

10 155 0
Thiết kế tuyến cáp từ bưu điện trung tâm đến trường bia

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thiết kế tuyến cáp từ bưu điện trung tâm đến trường bia

Trường Đại Học Khoa Học Khoa Vật Lý  BÀI TẬP MẠNG NGOẠI VI Thiết kế tuyến cáp từ Bưu điện Trung tâm đến trường bia. Giáo viên hướng dẫn: Lê Văn Thanh Vũ 1 Nội dung bài làm: - Bản đồ khu vực. - Quá trình khảo sát. - Quá trình thiết kế. - Tổng kết. 1. Bản đồ khu vực: Hình 1: Bản đồ khu vực 2. Quá trình khảo sát: 2 + Sau khi khảo sát đoạn đường từ Central Post Office đến Hue University Gymnasium Center qua nhiều tuyến khác nhau em đã chọn được tuyến đường như sau: Hình 2: Tuyến chọn được sau khi khảo sát + Trên tuyến mà em chọn thì có thể thấy, từ Central Post Office đến ngã 6 (nhà văn hóa trung tâm, Hùng Vương, Lê Quý Đôn, Đống Đa) thì có 2 tuyến khác nhau có thể chọn. Tuyến thứ nhất, 3 có thể chọn từ Central Post Office ta đi theo đường Lý Thường Kiệt và tới ngã 6 (Hà Nội, Ngô Quyền, Nguyễn Tri Phương, Lý Thường Kiệt) và tới ngã 6 (nhà văn hóa trung tâm, Hùng Vương, Lê Quý Đôn, Đống Đa). Tuyến thứ hai, ta có thể chọn đi từ Central Post Office sang đường Trần Cao Vân rồi sau đó rẽ phải sang đường Hùng Vương, sau đó đến ngã 6 (nhà văn hóa trung tâm, Hùng Vương, Lê Quý Đôn, Đống Đa). Ở đây em chọn Tuyến thứ nhất vì theo em thấy nếu ta chọn tuyến thứ nhất thì ta đi qua ngã 6 (Hà Nội, Ngô Quyền, Nguyễn Tri Phương, Lý Thường Kiệt), nếu ở đây ta thực hiện rẽ cáp sang các tuyến như Ngô Quyền hay Lý Thường Kiệt thì sẽ mở rộng được vùng phục vụ của tuyến chúng ta đang thiết kế. + Sau khi đã chọn được tuyến từ Central Post Office đến ngã 6 (nhà văn hóa trung tâm, Hùng Vương, Lê Quý Đôn, Đống Đa) ta tiếp tục chọn đường đi cho tuyến cáp chính từ ngã 6 (nhà văn hóa trung tâm, Hùng Vương, Lê Quý Đôn, Đống Đa) đến Hue University Gymnasium Center. Tuyến của chúng ta tiếp tục chạy từ ngã 6 (nhà văn hóa trung tâm, Hùng Vương, Lê Quý Đôn, Đống Đa) dọc theo đường Hùng Vương băng qua Cầu An Cựu. Tiếp tục dọc theo đường Hùng Vương đến ngã 3 (Ngự Bình, An Dương Vương, Hùng Vương). Ở đây nếu chúng ta chọn tuyến chạy theo đường Ngự Bình để đến điểm cuối của tuyến (Hue University Gymnasium Center) thì khó khăn hơn trong quá trình thi công lắp đặt bởi vì không có đường đi trực tiếp đến điểm cuối (Hue University Gymnasium Center). Vì vậy ta chọn rẽ sang đường An Dương Vương rồi rẽ sang đường Hồ Đắc Di (ta chọn tuyến này vì ở đây có đường xe chạy tới điểm cuối nên sẽ dễ dàng cho việc thì công lắp đặt, ta chọn tuyến này thì sẽ có đoạn băng qua đường ray nên cần lưu ý đến cáp băng qua đường ray). Sau khi vào đường Hồ Đắc Di thì sẽ tới điểm cuối ( chính là Trường Bia). Và như vậy tuyến em chọn được sau khi khảo sát đó là tuyến màu xanh lá cây trên hình 2. + Trong quá trình khảo sát thì em cũng có kiểm tra các hệ thống cống, bể để thuận tiện cho quá trình thiết kế. 4 3. Quá trình thiết kế: Sau khi đã chọn ra được tuyến phù hợp với yêu cầu ta tiến hành thiết kế tuyến cáp như sau (hình 3): Hình 3: Tuyến sau khi thiết kế 5 3.1 Thiết kế mạng cáp chính: - Mạng cáp chính được thiết kế bằng hệ thống cáp có chất cách điện bằng chất dẻo và đi trong cống bể. - Trong tuyến chúng ta đang xét cáp được đi trong cống bể vì việc đi trong cống bể đảm bào và làm cho cánh quan trong khu vực có tuyến cáp đẹp hơn. Tránh trường hợp thiết kế treo nổi sẽ làm mất mỹ quan. Chúng ta chỉ thực hiện thiết kế treo nổi trong trường hợp cáp đi trong cống bể không thực hiện được. - Cáp nối từ phòng hầm cáp lên giá MDF của tổng đài (Central Post Office) ở đây ta chọn cáp nhập đài có khả năng chống cháy. - Cáp nhập đài: là loại cáp dùng để đấu nối giữa tổng đài và các thiết bị chuyển mạch với tủ đấu dây MDF, có khả năng chống ảnh hưởng nhiễu điện từ trường. - Ở đây ta có thể dùng 2 loại cáp cho tuyến cáp chính: + Thứ nhất ta có thể dùng cáp đồng có đường kính lõi khoảng 0,4 mm để thõa mãn các tiêu chuẩn giới hạn về điện trở mạch vòng và suy hao truyền dẫn, và vùng phục vụ khoảng 4 km. Ở đây nếu ta chọn cáp đồng thì chọn 10000 đôi cáp để phục vụ cho hiện tại và dự trữ cáp cho tương lai. + Thứ 2 ta có thể chọn cáp quang 48 sợi, sở dĩ ta không chọn vì nếu dùng 144 sợi thì sẽ dẫn tới lãng phí không cần thiết. Ta dùng 48 sợi cũng đảm bảo cho dự trữ trong tương lai (khoảng 5 năm). Cáp quang ta sử dụng có thể đơn mode hoặc là đa mode. Ở đây ta truyền trong khoảng cách gần nên ta chọn cáp quang đa mode để tiết kiệm chi phí. - Vì cáp quang có nhiều ưu điểm nổi bậc như: dung lượng lớn, kích thước và trọng lượng nhỏ, không bị nhiễu điện, bảo mật và độ tin cậy cao……nên ta dùng cáp quang thì sẽ nâng cao tốc độ cũng như chất lượng của tuyến chúng ta. - Trong tuyến cáp chính ta có sử dụng các măng sông cáp để rẽ nhánh cáp sang các tuyến khác nhau, dung lượng trên các tuyến nhánh được rẽ sẽ thấp hơn tuyến chính. Măng sông cáp được đặt tại các hầm cáp và phải chịu được ngập nước lâu ngày. 3.2 Thiết kế mạng cáp phối: - Cáp phối được chọn là cáp đồng với cỡ đường kính lõi chuẩn bằng 0,4; 0,5; 0,6 mm. - Các hộp cáp có dung lượng từ 10-50 đôi dây có trang bị cầu chì bảo vệ, các tủ cáp cấp 1 có dung lượng từ 200-600 đôi, tủ cáp cấp 2 có dung lượng từ 100-200 đôi. - Chiều dài trung bình của cáp từ hộp cáp đến nhà thuê bao là 100 m, trong trường hợp khác có thể lên tới 300 m (chẳng hạn như vùng nông thôn). 6 - Nếu tuyến cáp chính ta dùng cáp đồng với đường kính lõi là 0,4 mm thì ở tuyến cáp phối ta phải sử dụng cáp đồng có đường kính lõi là 0,5 mm để tiết kiệm chi phí. Và trong toàn tuyến thì đường kính lõi cáp chỉ được thay đổi 3 lần. 3.3 Thiết kế hệ thống cống bể: - Tuyến cáp chính của chúng ta có tổng cộng 5 bể cáp đó là các bể từ 1-> 5 (hình 3). Các bể được bố trí ở những nơi vượt quá chiều dài lớn nhất của cuộn cáp, tại các chỗ giao nhau của dải đường ống chính và nhánh và tại các vị trí cần dãn cáp vào trong một hệ thống đường ống. - Tại các vị trí lên cáp đưa vào tủ cáp chúng ta đặt một 1 bể cáp tại gần tủ cáp (ví dụ như bể cáp 5 trên hình 5). - Nếu cáp của chúng ta chạy trong rãnh cáp thì cách thức đặt cáp trong rãnh phải đúng, như mặt cắt dưới đây: Mặt cắt rãnh cáp : Hình 4: Mặt cắt rãnh cáp 3.4 Hầm cáp, hố cáp, tủ cáp và hộp cáp: - Bố trí hầm cáp: Theo hình 3 thì ta có tất cả 6 hầm cáp và cách bố trí các hầm cáp như trên, tại các hầm cáp ta có thể đặt các măng sông để thực hiện rẽ cáp cho các nhánh phụ ngoài nhánh chính của chúng ta. Cụ thể tại các Hầm cáp 1, Hầm cáp 2, Hầm cáp 4, Hầm cáp 5 chúng ta có thể đặt măng sông để rẽ cáp sang các nhánh phụ như hình 5 chúng ta có thể xem dưới đây: 7 Hình 5: Đặt măng sông tại các hầm cáp. 8 - Và dưới đây là mặt cắt tổng quát của hầm cáp: Mặt cắt hầm cáp mặt - Bố trí hố cáp: trên tuyến chúng ta có các vị trí chúng ta cần đặt hố cáp như sau: + Thứ nhất là chúng ta đặt 2 hố cáp 2 đầu của tuyến cáp đi qua Cầu An Cựu để tiến hành đưa cáp vào ống và qua cầu (hố 1 và hố 2). + Thứ hai là chúng ta đặt 2 hố cáp 2 bên đường sắt để tiến hành ngầm hóa cáp qua đường sắt (hố 3 và hố 4). Và dưới đây là mặt cắt cáp qua cầu và qua đường sắt trên tuyến chúng ta: 9 - Bố trí tủ cáp: trên tuyến chính của chúng ta chỉ có 1 Tủ cáp chính đó là tại vị trí Bể cáp 5 (hình 5). Và từ tủ cáp này chúng ta phân phối cáp đến cho các hộp cáp (hình 5). Và sau đó từ hộp ta đưa đến các nhà thuê bao. Lưu ý là khoảng cách từ hộp cáp đến nhà thuê bao không vượt quá 300 m.  Tổng kết: - Chi tiết tuyến cáp chính bao gồm: + Vị trí của tủ cáp duy nhất trên tuyến của chúng ta được bố trí như hình 5. + Ranh giới giữa các hầm khoảng trên 230 m. + Trên tuyến chính của chúng ta có các đoạn băng qua đường như tại vị trí của hầm cáp 1, hầm cáp 2 và hầm cáp 4. + Trên tuyến cáp chính nếu dùng cáp đồng ta sử dụng loại có đường kính lõi là 0,4 mm còn tuyến cáp phối ta dùng loại 0,5 mm hoặc 0,6 mm. Còn dùng cáp quang thì ta dùng loại 48 sợi (các đoạn cáp chính và đoạn cáp phối đã được giải thích trên hình 5). + Số đôi cáp chính cho mỗi tủ cáp cấp 1 là từ 200 -> 600 đôi, tủ cáp cấp 2 là từ 100 -> 200 đôi. + Trên tuyến cáp chính của chúng ta có thể dùng các măng sông để rẽ nhánh sang các tuyến phụ như trên hình 5. 10 . trình thiết kế. 4 3. Quá trình thiết kế: Sau khi đã chọn ra được tuyến phù hợp với yêu cầu ta tiến hành thiết kế tuyến cáp như sau (hình 3): Hình 3: Tuyến sau khi thiết kế 5 3.1 Thiết kế mạng cáp. Trường Đại Học Khoa Học Khoa Vật Lý  BÀI TẬP MẠNG NGOẠI VI Thiết kế tuyến cáp từ Bưu điện Trung tâm đến trường bia. Giáo viên hướng dẫn: Lê Văn Thanh. có tuyến cáp đẹp hơn. Tránh trường hợp thiết kế treo nổi sẽ làm mất mỹ quan. Chúng ta chỉ thực hiện thiết kế treo nổi trong trường hợp cáp đi trong cống bể không thực hiện được. - Cáp nối từ

Ngày đăng: 21/08/2015, 13:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan