thực tập tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần chế tạo bơm hải dương

32 420 0
thực tập tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần chế tạo bơm hải dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt 1 A LỜI MỞ ĐẦU 2 B NỘI DUNG 3 PHẦN I: KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BƠM HẢI DƯƠNG 3 I – Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương 3 1.Giai đoạn 1960 – 1975 3 2.Giai đoạn 1975 – 1990 4 3.Giai đoạn 1990 – 2003 5 4.Giai đoạn 2003 đến nay 6 II Mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của Công ty 8 1.Mục tiêu 8 2.Ngành nghề kinh doanh 9 III Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 9 1.Nguyên tắc tổ chức quản trị và điều hành của Công ty 9 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 10 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 10 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 11 2.2.1. Đại hội đồng cổ đông 11 2.2.2 Hội đồng quản trị 11 2.2.3. Ban Kiểm soát 12 2.2.4. Ban Giám đốc 13 2.2.5. Các phòng ban chức năng 14 IV Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất, quy trình công nghệ trong Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương. 15 1.Quy trình công nghệ 15 2.Công tác tổ chức sản xuất và tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty 16 PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 18 I Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 18 II – Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại Công ty 20 1.Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 20 1.1. Nguyên tắc xác định các khoản tiền 20 1.2. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác. 20 1.3. Nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho. 21 1.4. Ghi nhận và khấu hao TSCĐ 21 1.5. Các nghĩa vụ về thuế 22 2.Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán. 22 2.1. Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán 22 2.2. Tình hình vận dụng chế độ tài khoản kế toán. 22 2.3. Tình hình vận dụng chế độ sổ kế toán 24 2.4. Tình hình vận dụng chế độ báo cáo kế toán. 24 III – Hạch toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty. 24 1.Kế toán thanh toán bằng tiền 24 1.1. Đặc điểm 24 1.2. Tài khoản, chứng từ và sổ sách sử dụng 24 1.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ kế toán 25 2.Kế toán NVL, CCDC 25 2.1. Đặc điểm 25 2.2. Tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng 25 2.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ kế toán 26 3.Kế toán TSCĐ 26 3.1. Đặc điểm 26 3.2. Tài khoản, chứng từ và sổ kế toán sử dụng 27 3.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ kế toán. 27 4.Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 27 4.1. Đặc điểm 27 4.2. Tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng 28 4.3. Sơ đồ luân chuyển và hạch toán trên sổ kế toán 28 5.Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm 29 5.1. Đặc điểm 29 5.2. Tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng 29 5.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ kế toán. 30 C KẾT LUẬN 31

MỤC LỤC A - LỜI MỞ ĐẦU 3 B - NỘI DUNG 4 PHẦN I: 4 KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 4 CỔ PHẦN CHẾ TẠO BƠM HẢI DƯƠNG 4 I – Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương 4 1.Giai đoạn 1960 – 1975 4 2.Giai đoạn 1975 – 1990 5 3.Giai đoạn 1990 – 2003 6 4.Giai đoạn 2003 đến nay 7 II - Mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của Công ty 9 1.Mục tiêu 9 2.Ngành nghề kinh doanh 10 III - Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 10 1.Nguyên tắc tổ chức quản trị và điều hành của Công ty 10 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 11 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 11 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 12 2.2.1. Đại hội đồng cổ đông 12 2.2.2 Hội đồng quản trị 12 2.2.3. Ban Kiểm soát 13 2.2.4. Ban Giám đốc 14 2.2.5. Các phòng ban chức năng 15 IV - Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất, quy trình công nghệ trong Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương 16 1.Quy trình công nghệ 16 2.Công tác tổ chức sản xuất và tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty.17 PHẦN II: 19 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 19 I - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 19 II – Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại Công ty 21 1.Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 21 1.1. Nguyên tắc xác định các khoản tiền 21 1.2. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác 21 1.3. Nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho 22 1.4. Ghi nhận và khấu hao TSCĐ 22 1.5. Các nghĩa vụ về thuế 23 2.Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán 23 2.1. Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán 23 2.2. Tình hình vận dụng chế độ tài khoản kế toán 23 2.3. Tình hình vận dụng chế độ sổ kế toán 25 2.4. Tình hình vận dụng chế độ báo cáo kế toán 25 III – Hạch toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty 25 1.Kế toán thanh toán bằng tiền 25 1.1. Đặc điểm 25 1.2. Tài khoản, chứng từ và sổ sách sử dụng 25 1.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ kế toán 26 2.Kế toán NVL, CCDC 26 2.1. Đặc điểm 26 2.2. Tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng 26 2.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ kế toán 27 3.Kế toán TSCĐ 27 3.1. Đặc điểm 27 3.2. Tài khoản, chứng từ và sổ kế toán sử dụng 28 3.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ kế toán 28 4.Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 28 4.1. Đặc điểm 28 4.2. Tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng 29 4.3. Sơ đồ luân chuyển và hạch toán trên sổ kế toán 29 5.Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm 30 5.1. Đặc điểm 30 5.2. Tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng 30 5.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ kế toán 31 C - KẾT LUẬN 32 A - LỜI MỞ ĐẦU Quá trình thực tập trước khi tôt nghiệp là một qua trình rất quan trọng đối với mỗi sinh viên. Trong quá trình này, sinh viên được trực tiếp đến các cơ sở sản xuất kinh doanh, tìm hiểu thực tế công việc đã được nghiên cứu trên lý thuyết tại nhà trường, từ đó so sánh giữa lý luận và thực tiễn, giúp sinh viên tích lũy được kinh nghiệm cho công việc sau này. Công ty Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cơ khí, là một lĩnh vực mặc dù chưa thực sự phát triển ở Việt Nam nhưng lại là một lĩnh vực có tiềm năng và sẽ được tập trung phát triển nhằm xây dựng đất nước. Hơn nữa sản phẩm của Công ty lại là bao gồm những sản phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp cho đất nước, vì vậy Công ty vẫn đang được tiếp tục đầu tư để phục vụ cho đất nước. Trong thời gian qua, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, song với những nỗ lực của chính mình cũng như được sự giúp đỡ của Nhà nước, Công ty đã vượt qua khó khăn và đang phát triển mạnh mẽ, tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho cán bộ CNV. Hiện nay, tình hình tiêu thụ của Công ty đang ngày càng mở rộng, sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu ra thị trường khu vực cũng như trên thế giới, Công ty đã tạo được một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực của mình. Mục đích của Báo cáo thực tập tổng hợp là cung cấp những thông tin tổng quan về Công ty sau một thời gian tìm hiểu, vì vậy Báo cáo tổng hợp bao gồm hai phần lớn: Phần I: Khái quát chung về Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương. Phần II: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn nên Báo cáo thực tập tổng hợp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, sửa chữa của cô giáo B - NỘI DUNG PHẦN I: KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BƠM HẢI DƯƠNG Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương là một trong những DNNN được chuyển đổi thành Công ty cổ phần, trong đó Nhà nước giữ quyền chi phối 51% vốn điều lệ. Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm cổ phần hóa được xác định là 17.143.300 đồng, trong đó vốn thuộc sở hữu Nhà nước là 8.743.100.000 đồng. Công ty có trụ sở tại Số 37 – Đại lộ Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương. Ngoài ra, Công ty còn có một chi nhánh hoạt động phụ thuộc tại Số 41A – Đường Độc Lập – Phường Tân Thành – Quận Tân Phú – Thành phố Hồ Chí Minh. I – Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương Được thành lập từ năm 1960, Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương là một trong những doanh nghiệp công nghiệp nặng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó đến nay, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn, …………. 1.Giai đoạn 1960 – 1975 Sau khi hòa bình lập lai ở miền Bắc, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị 114/TTg ngày 24/5/1960 về việc tiếp nhận các tập đoàn sản xuất miền Nam vào quốc doanh. Bộ Công nghiệp nặng lúc bấy giờ đã tiếp nhận và hợp nhất hai tập đoàn cơ khí Tiền Giang và Hậu Giang ở Hà Nội thành Nhà máy cơ khí Đống Đa Hà Nội vào ngày 01/8/1960, với trên 40 cán bộ CNV chuyên sửa chữa ô tô và sản xuất các mặt hàng cơ khí đơn giản như êtô nguội, quạt lò rèn, kìm, búa,… rồi tiến đến những máy bơm cỡ nhỏ mang ký hiệu BN8K. Đây chính là tiền thân của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương ngày nay. Cũng từ đó ngày 01/8 hàng năm được lấy làm ngày kỉ niệm thành lập Công ty. Cuối năm 1961, Bộ điều động trên 100 công nhân kỹ thuật của hai trường Kỹ thuật dệt Nam Định và trường công nhân kỹ thuật Hải Phòng lập đội thanh niên xung kích và Ban xây dựng cơ bản về tiếp nhận sở rượu Hải Dương để đầu năm 1962, Nhà máy được chuyển về thị xã Hải Dương, trên quốc lộ 5 với diện tích 2,8 ha, lúc này Nhà máy vẫn mang tên Nhà máy cơ khí Đống Đa. Đầu năm 1963, do yêu cầu tưới tiêu để phát triển nông nghiệp, Bộ giao cho Nhà máy nhiệm vụ chế tạo máy bơm và Nhà máy được đổi tên là Nhà máy chế tạo bơm. Thời kỳ này, với chưa đầy một chục Đảng viên và 140 cán bộ CNV, Nhà máy mới chỉ chế tạo được một số máy bơm nông nghiệp cỡ nhỏ kiểu BN8, 8K, còn chủ yếu là chế tạo các loại công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và chế tạo đá mài (Thời kỳ này Nhà máy có một phân xưởng chế tạo đá mài). Hòa trong khí thế miền Bắc bước vào thời kỳ phát triển mới – thời kỳ lấy xây dựng CNXN làm trọng tâm, với phong trào thi đua “Ba nhất” trong công nghiệp, cán bộ CNV Nhà máy đã vừa sản xuất, vừa xây dựng, cải tạo nhà xưởng cũ, xây dựng mới xưởng cơ khí và nhà làm việc, nhiều sản phẩm của Nhà máy đã về với bà con nông dân các tỉnh miền Bắc, góp phần làm nên những mùa vàng bội thu. Cuối năm 1966, do nhu cầu phát triển công nghiệp của đất nước, phân xưởng đá mài được tách ra thành Nhà máy Đá mài (nay là Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương). Bị thất bại liên tiếp trên các mặt trận ở miền Nam, năm 1964 giặc Mỹ ồ ạt tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhiều cán bộ CNV Nhà máy đã rời tay búa lên đường ra trận, Nhà máy cũng đã phải hai lần sơ tán về các vùng nông thôn thuộc huyện Tứ Kỳ. Trong lúc phương tiện vận chuyển thiếu, chủ yếu là dùng sức người, nhưng với ý chí kiên cường khắc phục mọi khó khăn, tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, cán bộ CNV Nhà máy đã vận chuyển an toàn hàng trăm tấn vật tư, máy móc, thiết bị về nơi sơ tán, kịp thời sản xuất hoàn thành kế hoạch Bộ giao hàng năm. Sản xuất trong điều kiện ngày đêm máy bay Mỹ luôn rình dập ném bom đã biết bao khó khăn, năm1968 và 1971 lại gặp hai trận lụt lớn, gây nhiều khó khăn và tổn thất cho sản xuất, song cán bộ CNV Nhà máy đã bảo vệ an toàn được máy móc, giữ vững sản xuất, góp phần cùng cả nước bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN và hết lòng chi viện cho miền Nam. Trong thời kỳ này, công nghệ kỹ thuật của sản phẩm của Nhà máy được cải tiến từ loại máy bơm có lưu lượng từ 182 m³/h lên 400 m³/h (1969), và từ chỗ chạy bằng Điezen đến chạy bằng động cơ điện, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa nâng cao hiệu suất sử dụng. Với những đóng góp vào sự nghiệp chung của cả nước, thời kỳ này Nhà máy đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III (1963) và nhiều phần thưởng cao quý khác. 2.Giai đoạn 1975 – 1990 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà máy bước vào thời kỳ phát triển mới. Số lượng cán bộ CNV đông thêm, có năm lên đến 1200 người, sản phẩm cũng đa dạng hơn, gồm nhiều loại máy bơm, chủ yếu là bơm nông nghiệp, các loại van, quạt và tuốc-bin cỡ nhỏ. Năm 1975, Nhà máy vinh dự được Nhà nước giao thực hiện công trình KT75 góp phần cùng nhân dân cả nước xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Năm 1976, chiếc bơm 8000m³/h đầu tiên được chế tạo thành công lắp tại trạm My Động – Hải Hưng đánh dấu bước tiến mới về khoa học kỹ thuật của Nhà máy. Từ đó chủng loại sản phẩm ngày càng tăng lên, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao, góp phần tích cực vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế đất nước. Hàng năm Nhà máy đều hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao. Tháng 2/1985 Nhà máy được Bộ Công nghiệp nặng cấp bổ sung 2,8 triệu đồng vốn lưu động để tạo điều kiện cho Nhà máy thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Do những bất cập của cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung, Nhà máy gặp nhiều khó khăn, lao động đông, công ăn việc làm thiếu, ngoài sản phẩm chính là máy bơm, van, quạt, Nhà máy phải mở ra nhiều ngành nghề sản xuất phụ như sản xuất gạch, chế tạo một số mặt hàng cơ khí nhở như bơm xe đạp, xe đạp trẻ em, máy tẽ ngô,…, mở một số dịch vụ khác song vẫn còn nhiều khó khăn, một số lao động phải nghỉ việc theo chế độ 176 hoặc bươn chải sang các hoạt động khác. Có thể nói đây là thời kỳ khó khăn nhất của Nhà máy. Từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, và đặc biệt là từ khi có Quyết định Số 21/ HĐBT ban hành ngày 14/11/1987 về việc trao quyền tự chủ về kinh doanh, tự chủ về tài chính của các DNNN, Nhà máy đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, khắc phục mọi khó khăn, phát động nhiều phong trào thi đua, khai thác sức mạnh tập thể, từng bước ổn định và phát triển sản xuất, đưa Nhà máy vượt qua gian khó, tiếp tục phát triển. Thời kỳ này Nhà máy đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng hai Huân chương lao động hạng III (năm 1977 và 1982), một Huân chương lao động hạng II (năm 1984). 3.Giai đoạn 1990 – 2003 Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thư 7,8,9 nhiều cơ chế, chính sách mới của Đảng và Nhà nước đã tạo thuận lợi để Nhà máy chủ động, sáng tạo tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng hợp tác quốc tế. Nhà máy đã đầu tư một số thiết bị mới như lò nấu thép trung tần, máy phân tích nhanh, áp dụng và cải tiến công nghệ làm khuôn, công nghệ nấu luyện kim loại và công nghệ gia công cơ khí. Sản phẩm giai đoạn này của Nhà máy không chỉ có bơm nông nghiệp, Nhà máy đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo nhiều loại bơm công nghiệp phục vụcho ngành khai thác mỏ, các ngành sản xuất đường, giấy, chế tạo phân hóa học, bơm nước mặn và bơm cột áp cao cho vùng trung du, miền núi. Các loại van áp lực cao đến 16 KG/cm 2 , các loại quạt lưu lượng lớn đến 40000m 3 /h, nhiều loại sản phẩm đã đạt chất lượng tương đương hàng ngoại nhập. Từ chỗ trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, cơ sở vật chất quá xuống cấp, thiếu thốn nghiêm trọng đến nay Nhà máy đã tự đầu tư một số máy móc quan trọng, chủ yếu nâng cao năng lực sản xuất, điều tiết cân đối các nguồn vốn, tạo đủ vốn cho sản xuất kinh doanh, cụ thể là đã tạo ra công ăn việc làm cho hơn 500 lao động với mức thu nhập ngày càng được cải thiện; tốc độ tăng trưởng trên dưới 15%, trong mỗi năm các chỉ tiêu kinh tế đều tăng từ 4,5 – 5 lần so với những năm đầu bước sang cơ chế quản lý mới. Sản xuất ổn định và phát triển, doanh thu ngày càng tăng; đến năm 1993 doanh thu đã đạt trên 10 tỷ đồng và năm 2002 đạt trên 30 tỷ đồng. Công ty đã dần từng bước mở rộng thị trường, đã trúng thầu và thực hiện nhiều gói thầu quốc tế, bắt đầu có sản phẩm xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và thế giới. Tháng 10 năm 1996, sản phẩm của Nhà máy giành giải thưởng bạc chất lượng vàng Việt Nam; đến năm 1998, giành giải “Huy chương vàng bạn của nhà nông”. Đến ngày 24/02/1997, theo quyết định của Công ty Máy và thiết bị công nghiệp – Bộ Công nghiệp, Nhà máy chế tạo bơm Hải Dương được đổi tên thành Công ty chế tạo bơm Hải Dương, có địa chỉ tại 37 – Đại lộ Hồ Chí Minh – Thành phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương. Năm 1999, Công ty được Chính phủ tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu ngành cơ khí Việt Nam. Cùng năm, sản phẩm của Công ty đạt nhiều giải thưởng tạo các hội chợ hàng công nghiệp, hàng phục vụ nông nghiệp, giải bạc chất lượng vàng Việt Nam. Năm 2000, Công ty đạt giải Bông lúa vàng Việt Nam. Ngày 23/4 cùng năm, Công ty được hãng BVC cấp chứng chỉ ISO 9001, 9002 cho sản phẩm bơm và van công nghiệp của Công ty. Trong năm này, Nhà máy cũng bắt đầu áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 với những cam kết bảo vệ môi trường, xử lý chất thải theo tiêui chuẩn quốc tế. Với những đóng góp cho sự phát triển của đất nước cùng những thành công của Công ty, thời kỳ này Công ty đã được Nhà nước trao tặng hai Huân chương lao động hạng III vào các năm 1977 và 1982, hai Huân chương lao động hạng II vào các năm 1984 và 1990, một Huân chương lao động hạng Nhất năm 1995 và một Huân chương Độc lập hạng III năm 2000. 4.Giai đoạn 2003 đến nay Tháng 6 năm 2003 là dấu mốc bắt đầu thời kỳ bước vào giai đoạn phát triển mới của Công ty – giai đoạn bắt đầu cổ phần hóa doanh nghiệp. Tiến hành cổ phần hóa, Công ty gặp biết bao khó khăn: người lao động dôi dư, hàng tỷ đồng đầu tư dở dang, số dư công nợ phải trả cán bộ công nhân viên lên tới hàng chục tỷ đồng, giá vật tư lên cao, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm,…. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tổ chức mới thay đổi, song Công ty vẫn quyết tâm thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của Nhà nước. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc cổ phần hóa, Đảng bộ, Ban lãnh đạo Công ty đã tập trung chỉ đạo lập kế hoạch, phân công phân nhiệm rõ ràng, làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, phát huy dân chủ để cán bộ công nhân viên hiểu và tích cực ủng hộ. Do đó, các bước cổ phần hóa đã được thực hiện đúng pháp luật, có chất lượng cao, đạt yêu cầu về thời gian. Tháng 01 năm 2004, Công ty chính thức trở thành Công ty cổ phần. Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định Số 07/2004/QĐ – BCN ngày 12/11/2004 của Bộ Công nghiệp và giấy phép đăng ký kinh doanh số 0403000144. Hiện nay, Công ty có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật gần 100 người có trình độ đại học chuyên nghiên cứu thiết kế công nghệ. Bên cạnh đó Công ty còn có một đội ngũ đông đảo công nhân tay nghề cao có kinh nghiệm chế tạo các thiết bị thủy khí có yêu cầu kỹ thuật cao bằng các vât liệu như gang hợp kim gang cầu, thép không gỉ, kim loại màu,… cùng các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, tư vân các công trình sử dụng thiết bị thủy khí, kinh doanh thiết bị, vật tư phục vụ cho công trình. Sản phẩm bơm Hải Dương hiện không những chiếm phần lớn thị phần trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước trong khu vực và châu Âu, châu Phi. Sản phẩm của Công ty đã hai lần đoạt giải chất lượng vàng Việt Nam, Cúp ngôi sao chất lượng, đạt nhiều Huy chương vàng tại Hội chợ trong nước, quốc tế; thương hiệu của Công ty đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004, giải “Thương hiệu nổi tiếng năm 2005” và Cúp vàng thương hiệu Việt Nam năm 2005; Công ty cũng đã nhận được nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ, Tỉnh, Ngành. Tât cả những giải thưởng, bằng khen đó đã minh chứng cho chất lượng sản phẩm và các dịch vụ hoàn hảo của Công ty. Cùng với sự phát triển đi lên đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Công ty thường xuyên đầu tư bổ sung nhiều thiết bị mới, hiện đại như các lò nấu kim loại 500, 750, 2000 kg/mẻ, dây chuyền đúc Furan, thiết bị làm khuôn, phun bi lám sạch, sơn tĩnh điện,…. Các công nghệ tiên tiến cũng được áp dụng như: nấu luyện các mác gang, thép hợp kim, thép không gỉ, hợp kim đồng. đặc biệt Công ty đã có quan hệ hợp tác liên doanh với những tập đoàn lớn của các nước phát triển như: Ebara (Nhật Bản), AVK (Đan Mạch) để không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, duy trì và liên tục cải tiến nâng cao hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000. Với hàng trăm loại mẫu mã, kiểu dáng liên tục được cải tiến phù hợp với các điều kiện sản xuất, các địa hình khác nhau, sản phẩm của Công ty đã khẳng định được vị trí số 1 trên thị trường hiện nay. Công ty đã chế tạo và lắp đặt một loạt các trạm bơm có công suất lớn lên tới hàng trăm ngàn m³/h như Quế II (Hà Nam, 7 máy HTĐ8000-6), Bạch Tuyết (Hà Tây, 6 máy HTĐ8400-5,2), Tiêu nước nam Nghệ An (6 máy HTĐ9500-3,5),…. Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một mở rộng, Công ty đã thành lập Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đại lý ở Cần Thơ. Trong giai đoạn hiện nay Công ty cũng đang gặp phải một số khó khăn, thử thách mới như: Sự hòa nhập thị trường quốc tế ở mức đọ cao, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường Việt Nam sẽ được mở rộng hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài, khiến cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt; vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất liên tục tăng giá,…. Song dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn đang chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu kinh tế đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Đến nay, công trình xây dựng xưởng đúc Furan đã được khởi công xây dựng. Công trình hoàn thành sẽ tạo điều kiện để Công ty nâng sản lượng đúc lên trên 3000 tấn/năm và sẽ cho những sản phẩm đúc chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chế tạo các loại bơm công nghiệp và hàng xuất khẩu. Trải qua hơn 46 năm xây dựng và trưởng thành, bắt đầu từ những tháng ngày đầy gian khổ, song bằng sự nỗ lực của Công ty, sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Công ty đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, nâng cao trình độ sản xuất và quản lý cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước. KẾT QUẢ VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 2004 – 2005 – 2006 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu 2004 2005 2006 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 37.156.972.680 39.547.596.538 50.874.743.176 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 98.412.600 162.739.048 403.372.582 3. Doanh thu thuần 37.059.560.080 39.384.857.490 50.471.370.594 4.Giá vốn hàng bán 28.366.798.034 29.035.254.830 37.931.698.378 5. Lợi nhuận gộp 8.692.762.046 10.349.602.660 12.539.672.216 6. Doanh thu hoạt động tài chính 95.587.110 150.342.697 236.464.173 7. Chi phí hoạt động tài chính 43.461.330 68.357.473 14.584 8. Chi phí bán hàng 748.156.520 1.226.481.772 2.162.427.369 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.523.689.526 4.546.670.493 4.350.210.159 10. Lợi nhuận thuần 3.473.041.780 4.658.435.619 6.263.484.277 11. Thu nhập khác 138.000.000 35.794.400 41.306.000 12. Chi phí khác 0 634.244.000 148.973.948 13. Lợi nhuận khác 138.000.000 (598.449.600) (107.667.948) 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 3.611.041.780 4.059.986.019 6.155.816.329 II - Mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của Công ty 1.Mục tiêu Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh, bền vững, tạo dựng uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. 2.Ngành nghề kinh doanh Ngành nghề kinh doanh của Công ty rất đa dạng, bao gồm cả sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, xây lắp hay sửa chữa, chủ yếu là trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, bao gồm: - Công ty sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại máy bơm, van nước, quạt công nghiệp, tuốc-bin nước, các sản phẩm cơ khí; - Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất – kinh doanh; - Xây lắp và sửa chữa các công trình cấp thoát nước, các hệ thống máy bơm, van và các sản phẩm khác của Công ty; - Chế tạo, cung cấp vật tư, thiết bị và lắp đặt các công trình điện hạ thế; - Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Khi xét thấy cần thiết Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định việc chuyển, mở rộng các ngành nghề kinh doanh của Công ty theo quy định của pháp luật. III - Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 1.Nguyên tắc tổ chức quản trị và điều hành của Công ty Công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến Công ty; Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty; Đại hội đồng cổ đông bầu Hội đồng quản trị để quản lý Công ty trong nhiệm kỳ, bầu Ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, điều hành Công ty; Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty; Điều hành hoạt động của Công ty là Tổng Giám đốc. [...]... quản lý thực tế của Công ty, Phòng Tài chính kế toán của Công ty gồm 6 người, đựoc t chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BƠM HẢI DƯƠNG Kế toán trưởng Kế toán giá thành và tổng hợp Kế toán tiền mặt và TGNH Kế toán NVL, CCDC và TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Thủ quỹ 1 – Kế toán trưởng kiêm kế toán tập hợp chi phí tính... II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN I - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của Công ty Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty cũng như trình độ của nhân viên kế toán Theo mô hình này, Phòng Tài chính kế toán có chức năng giúp Tổng Giám đốc Công ty chỉ đạo, thống... phần chế tạo bơm Hải Dương là một Công ty đang trên đà phát triển mạnh, với nhiều sản phẩm đa dạng, công tác kế toán tại Công ty nhiều và phức tạp, do đó kế toán là một khâu rất quan trọng trong Công ty Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương, được sự chỉ bảo nhiệt tình của cán bộ kế toán phòng tài chính kế toán và phòng ban khác đã giúp em nắm bắt, thâm nhập thực tế và cũng cố,... cho các tổ chức doanh nghiệp đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, do đó Công ty được hưởng ưu đãi 50% thuế TNDN cho năm tài chính 2008, 2009 – Các loại thuế khác: Công ty trích nộp theo quy định hiện hành 2.Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán 2.1 Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán Hiện nay Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương sử... kho 2 .Công tác tổ chức sản xuất và tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Ngoài công tác tổ chức sản xuất thì việc tổ chức hoạt động kinh doanh cũng là một việc làm cần thiết vì nếu tổ chức kinh doanh tốt thì việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty sẽ mang lại hiệu quả to lớn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu cho Công ty Theo đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty thì mọi hoạt động tổ chức. .. sản phẩm và kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ phối hợp hoạt động của các nhân viên kế toán, phối hợp hoạt động giữa các nội dung của công tác kế toán nhằm đảm bảo sự thống nhất về mặt số liệu và quy trình kế toán Đồng thời, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra công tác kế toán của các nhân viên kế toán khác Ngoài ra, với tư cách là kế toán tổng hợp, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tập hợp số... thức lý luận tiếp thu được trong nhà trường, tạo điều kiện cho em đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán ở Công ty Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tập Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo – ThS Lê Kim Ngọc đã giúp em hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp này Em xin chân thành cảm ơn!\ ... cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 2.2.1 Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhệm vụ sau: - Thông qua định hướng phát triển của Công ty; - Quyết định các loại cổ phần và tổng số cổ phần. .. chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Công ty thực hiện công tác kế toán theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành và Hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ– BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND) Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng... thuộc Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh Mặc dù chi nhánh mới hoạt động được hơn hai năm nhưng cũng đạt được doanh thu đáng kể Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tìm kiếm, khai thác khách hàng khu vực phía Nam, bán, sản xuất và bảo hành các sản phẩm của Công ty, hạch toán phụ thuộc Công ty IV - Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất, quy trình công nghệ trong Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương . cầu tổ chức và yêu cầu quản lý thực tế của Công ty, Phòng Tài chính kế toán của Công ty gồm 6 người, đựoc t chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BƠM HẢI. phần chế tạo bơm Hải Dương. Phần II: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn nên Báo cáo thực tập tổng hợp của. giáo B - NỘI DUNG PHẦN I: KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BƠM HẢI DƯƠNG Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương là một trong những DNNN được chuyển đổi thành Công ty cổ phần, trong đó

Ngày đăng: 20/08/2015, 21:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan