Phân tích triết lý đầu tư của warren buffet ( một nhà đầu tư huyền thoại trên thị trường chứng khoán) bài học rút ra từ triết lý này là gì liên hệ với thực tiễn tại việt nam

37 2.6K 9
Phân tích triết lý đầu tư của warren buffet ( một nhà đầu tư huyền thoại trên thị trường chứng khoán)  bài học rút ra từ triết lý này là gì liên hệ với thực tiễn tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích triết lý đầu tư của warren buffet ( một nhà đầu tư huyền thoại trên thị trường chứng khoán) bài học rút ra từ triết lý này là gì liên hệ với thực tiễn tại việt nam

NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN MỤC LỤC Bài tập nhóm: Thị trường vốn Đề tài: Phân tích triết lý đầu tư của Warren Buffet ( một nhà đầu tư huyền thoại trên thị trường chứng khoán). Bài học rút ra từ triết lý này là gì? Liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam? Lời mở đầu Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000, trải qua 11 năm hình thành và phát triển, TTCK đang dần được hoàn thiện khung pháp lí hoạt động, và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế. TTCK đã góp phần minh bạch hóa môi trường hoạt động kinh doanh, trở thành kênh huy động vốn dài hạn hiệu quả đối với những doanh nghiệp niêm yết, hiện nay niêm yết trên sàn giao dịch trở thành mục tiêu chính của nhiều doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư có thêm một kênh đầu tư minh bạch và hiệu quả, đồng thời thông qua hoạt động đầu tư trên TTCK, với động lực từ việc thu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro nhà đầu tư sẽ không ngừng nỗ lực học hỏi, trang bị những kiến thức mới và tiếp cận với những phương pháp đầu tư điển hình trên thế giới. Tuy đã đi vào hoạt động trên 10 năm, nhưng TTCK VN chỉ hoạt động sôi động và thu hút được sự quan tâm của công chúng đầu tư trong vòng vài năm trở lại đây (từ năm 2006 đến nay). Phần lớn nhà đầu tư cá nhân vẫn còn thực hiện mua bán cổ phiếu theo tin đồn, mang nặng tính cảm tính và kinh nghiệm. Trong hai năm trở lại đây, sau đợt sụt giảm mạnh của thị trường vào năm 2008, số lượng nhà đầu tư tìm hiểu về phân tích kỹ thuật tăng lên nhanh chóng và những sinh viên ngành chứng khoán đã được trang bị đầy đủ kiến thức về phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật cũng như tiếp cận được với các phương pháp đầu tư điển hình trên TTCK thế giới. Một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất, với thành công vượt trội trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán đó là Warren Buffett. Ông hiện là người giàu thứ ba thế giới và thứ hai tại nước Mỹ và đã tạo dựng khối tài sản khổng lồ của mình bằng những hiểu biết trong lĩnh vực đầu tư vốn. Page 1 NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN Luận văn dưới đây, sẽ phân tích về những triết lý đầu tư của Warren Buffet đồng thời rút ra những bài học về việc sử dụng những triết lý đầu tư đó để áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam Chương I: Tổng quan về triết lý đầu tư của Warren Buffet I. Giới thiệu về nhà đầu tư Warren Buffet 1. Tiểu sử cuộc đời - Warren Edward Buffett là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người Hoa Kỳ. Ông là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, và được tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ hai thế giới sau Bill Gates với tài sản ước tính khoảng 27 tỉ USD. - Ông nổi tiếng với sự kiên định trong triết lý đầu tư theo giá trị cũng như lối sống tiết kiệm dù sở hữu khối tài sản khổng lồ. 2. Sự nghiệp - Buffett có sở trường về thị trường chứng khoán mà không ai có thể phủ nhận. Thử thách đầu tư cổ phiếu của Buffett là lúc mới 11 tuổi (được bố là nhà môi giới cổ phiếu giúp). Buffett mua ba cổ phần của Cities Service với giá 38 USD/cổ phần. Sau đó, cổ phiếu này nhanh chóng rớt giá xuống còn 27 USD. Khi giá tăng lại lên đến 40 USD, cậu bán và thu được một khoản lợi nhỏ. Sau đó, cổ phiếu này tăng giá đến 200 USD, khiến cậu hết sức tiếc rẻ. Đây là bài học đầu tiên về giá trị của đầu tư dài hạn đối với Buffett. - Quyết chí kiếm sống bằng nghề đầu tư, Buffett dồn hết sức lực và toàn bộ tiền tiết kiệm để đổ vào thị trường chứng khoán. Năm 1951 đến 1956, Buffett biến 9.800 USD thành 140.000 USD. Thị trường râm ran bàn tán về thiên tài đầu tư trẻ tuổi mới xuất hiện, và ngày càng có nhiều người nhờ Buffett đầu tư giùm cho họ. Lúc đầu Buffett chỉ giúp bạn bè, sau đó giúp rất nhiều người và chẳng mấy chốc Buffett Page 2 NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN thành lập những công ty hợp danh hữu hạn, và hưởng 25% trên bất cứ khoản lợi tức nào cao trên 4%. - Sau khi lấy đầu tư làm sự nghiệp, Buffett xây dựng chiến lược đầu tư của riêng mình. Buffett chịu ảnh hưởng lớn của Ben Graham, thầy cũ ở Đại học Columbia và là đồng tác giả của tác phẩm kinh điển về đầu tư ''Phân tích chứng khoán'' năm 1934. Buffett phát triển những chiến lược đầu tư của Graham thêm một bước nữa bằng cách chọn những cổ phiếu có tiềm năng nhưng giá khá rẻ, rồi nắm giữ chúng trong thời gian dài Phương pháp này đòi hỏi phải đánh giá những tài sản vô hình của công ty, như giá trị thương hiệu chẳng hạn. Về mặt này, Buffett đã đi trước thời đại. Tài sản vô hình hiện nay là đề tài ngày càng được giới chuyên môn quan tâm, nhưng vào thập niên 1950, chẳng mấy ai để ý tới. - Từ năm 1957 đến 1966, công ty hợp danh đầu tư của Buffett đạt mức lợi nhuận đáng nể là 1.156%, trong khi chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones chỉ tăng 122,9% trong cùng thời gian đó. Một khoản đầu tư 10.000 USD của một người hợp danh sẽ sinh lợi thành 80.420 USD, sau khi trừ phần chia cho Buffett. Buffett tiếp tục đạt hiệu quả cao hơn thị trường, có mức sinh lời 36% vào năm 1967 và 59% vào năm 1968 trong một thị trường đầu cơ (vốn không hợp với chiến lược đầu tư của Buffett). - Từ năm 1969, Buffett tập trung hoàn toàn vào Công ty Đầu tư Berkshire Hathaway. Thị trường lúc xuống lúc lên, nhưng Buffett luôn đạt kết quả ổn định cho cổ đông của mình. Biệt tài của Buffett trong việc đầu tư cổ phiếu đã khiến ông được mệnh danh là ''Nhà hiền triết xứ Ohama''. Một khoản đầu tư 10.000 USD vào Berkshire Hathaway vào năm 1965 sẽ đáng giá hơn 50 triệu USD vào cuối năm 2000. Những ai đầu tư vào chỉ số S&P 500 cũng chỉ tích luỹ được khoảng 500.000 USD. Trong thời gian đó, Buffett đã chọn những cổ phiếu như Coca-Cola và American Express khi chúng còn trong giai đoạn khốn khó. Trái lại, ông đã không bị cuốn vào những đợt giá cổ phiếu bong bóng do báo chí khuyếch trương, chẳng hạn như đợt bùng nổ cổ phiếu Internet cuối thập niên 1990. Page 3 NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN - Cho đến ngày nay, Warren Buffet không chỉ được coi là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, mà những bài học triết lý về đầu tư của ông đã giúp những nhà đầu tư hiện nay rút ra được nhiều bài học đầu tư quý giá. II. Tổng quan những triết lý đầu tư của Warren Buffet 1. Quan điểm của Warren Buffet về bảo toàn vốn: “Không để mất vốn” - Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng của tất cả các nhà đầu tư. Chúng ta đã nghe cụm từ này rất nhiều và bạn thấy rất hiển nhiên nhưng thực sự không phải ai cũng dễ dàng để có thể cảm nhận một cách sâu sắc nó. Theo quan điểm chung, mục đích của việc bảo toàn vốn là không để thất thoát hay hao hụt lượng tiền đang có. Có thể xem đây là một chiến lược khá hạn chế bởi nó hạn chế chính các phương án đầu tư của bạn. - Nhưng với Warrent bufet bảo toàn vốn ở đây không có nghĩa là nhà đầu tư chỉ đầu tư vào lĩnh vực đảm bảo chắc chắn không có rủi ro. Bởi lẽ hoạt động đầu tư nào cũng sẽ có rủi ro và bạn muốn làm giàu thì phải biết chấp nhận và làm lợi từ những rủi ro này. Vì vậy theo Warrent Bufet nhà đầu tư phải biết xác định cách thức đầu tư để chắc chắn rằng bạn không mất trắng chỉ trong một đêm. Quan điểm đầu tư của Buffett về việc đầu tư là định hướng đến tương lai. Ông cho rằng khi đã đặt ra những yêu cầu về việc bảo toàn vốn, bạn sẽ tìm thấy những dạng đầu tư phù hợp với bản thân, và bạn sẽ đầu tư theo danh mục đó. Ông đã thực hiện những cách đầu tư để chắc chắn mình không bị mất vốn và vẫn trở thành ông vua trên thị trường chứng khoán như hiện giờ. - Vậy ông đã có các cách đầu tư nào để “ không để mất vồn “ ?. Warren bufett đã xây dựng cho mình các cách đầu tư riêng để không làm mất vốn. Warrent bufet không dùng tiền riêng để cược tất cả vào một vụ làm ăn. Khi Buffett ở độ tuổi hơn 20, ông đã thử đầu tư bằng tiền của mình và thấy thất vọng. Ông đã đầu tư tất cả số cổ phiếu đang nắm giữ theo triết lý đầu tư vào giá trị mua thấp bán cao của Benjamin Graham. Nhưng khi những cổ phiếu ít được chú ý bắt đầu nổi lên, Page 4 NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN Buffett khám phá ra rằng các cổ phiếu được định giá thấp có thể có nhiều hứa hẹn. Khi gặp khó khăn về tiền mặt ông đã liên tục đối mặt với sự chọn lựa đầy khó khăn: hoặc là bán đi một cổ phiếu trước khi mức giá lên cao nhất hoặc để cơ hội lớn trôi đi. Buffett nhận ra rằng ông sẽ chẳng đi đến đâu nếu làm theo cách này và ông phải miễn cưỡng huy động tiền từ những người khác thông qua các đối tác đầu tư để có nhiều vốn hơn. Buffett là một người nhút nhát và ông không thích quá trình huy động vốn, đòi hỏi ông phải chìa tay xin tiền người khác. Nhưng ông cũng nhận thấy rằng tiền của những người khác có thể giúp ông chơi một trò chơi mang tên “ngửa thì tôi thắng, sấp thì thì tôi không thua”. Theo nguyên tắc của các đối tác đầu tư ban đầu của ông, Buffett sẽ được hưởng nhiều phần trăm lãi nếu chọn lựa tốt cổ phiếu và chỉ mất rất ít nếu những cổ phiếu ông mua bị mất giá. Khi mọi người hỏi Buffett về sự đầu tư tồi nhất của ông, ông luôn nói rằng đó là khoản đầu tư đầu tiên lúc ông mới 21 tuổi. Đó là vụ đầu tư kiểu “ngửa thì tôi thắng, sấp thì tôi thua” theo đó ông đã mất hết mọi thứ ở ngay sân ga. Kể từ đó Warren Buffett không dùng tiền riêng để đặt cược tất cả vào một vụ làm ăn nữa. Lôi kéo những “ người bạn phù hợp” để cùng làm ăn. Thay vì dùng tiền riêng để đặt cược tất cả vào một vụ làm ăn ông đã lôi kéo những người thuộc ban giám đốc thường được hưởng lợi từ mối quan hệ đối tác của ông để nắm giữ các cổ phiếu riêng lẻ. Buffett lập ra các liên minh các nhà đầu tư lớn khác chịu sự dẫn dắt của ông khi ông yêu cầu ban quản lý tiến hành các bước nhằm tăng giá cổ phiếu. Đôi lúc ban quản lý sẽ mua quyền sở hữu các liên minh của Buffett, qua đó giúp Bufett và các đối tác trở nên giàu có nhưng lại khiến các nhà đầu tư vào giá trị đơn lẻ rơi vào tình trạng ản đạm. Buffett dựa trên bí quyết của mình để xác định các cơ hội nhưng chính bí quyết chọn người đã giúp ông trở nên giàu có. 2. Quan điểm “Đầu tư theo giá trị thực” - Hai hướng dẫn có tương quan với nhau về việc mua lại một doanh nghiệp đó là: Giá trị của doanh nghiệp là gì? Liệu việc mua lại doanh nghiệp có được thực hiện Page 5 NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN ở mức giá có mức chiết khấu tốt tốt so với giá trị của nó?Tất cả các nguyên lí đó nhằm hỗ trợ để đưa ra quyết định cuối cùng: Có nên mua cổ phiếu của một doanh nghiệp hay không. Và quyết định này dựa trên hai yếu tố: đó có phải là một doanh nghiệp có giá trị tốt hay không, và liệu đây có phải là thời điểm tốt để mua hay không. TTCK thiết lập giá của cổ phiếu. Nhà đầu tư quyết định giá trị của doanh nghiệp dựa trên những đặc điểm về kinh doanh, quản lí và tài chính mà nhà đầu tư nắm được. - Giá cả và giá trị không nhất thiết phải bằng nhau: Nếu TTCK hiệu quả, giá cổ phiếu sẽ ngay lập tức điều chỉnh theo những thông tin có sẵn trên thị trường. Tuy nhiên theo chúng ta biết điều đó không xảy ra. Giá cổ phiếu thường dịch chuyển lên cao hay thấp hơn giá trị của doanh nghiệp vì nhiều lí do, và không phải tất cả đều logic. WB đã phát biểu tại cuộc họp thường niên năm 2003 rằng: “Thật không tốt, khi đi ngủ mà vẫn suy nghĩ về giá của cổ phiếu. Chúng tôi nghĩ về giá trị và kết quả hoạt động của doanh nghiệp”. - Về lí thuyết, các nhà đầu tư đưa ra quyết định dựa trên sự khác nhau giữa giá cả và giá trị. Nếu giá thấp hơn giá trị thì nhà đầu tư quyết định mua. Nếu giá cổ phiếu cao hơn giá trị, nhà đầu tư sẽ không mua. Khi một doanh nghiệp trải qua vòng đời kinh tế của mình, các nhà đầu tư nên tái định giá giá trị của doanh nghiệp theo từng giai đoạn trong mối liên hệ với giá cổ phiếu trên thị trường. Và từ đó đưa ra quyết định mua, bán hay nắm giữ. - Tính toán giá trị của doanh nghiệp: Các nhà phân tích tài chính sử dụng nhiều công thức để xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp. Một số người ưa thích những các tính ngắn gọn như: sử dụng tỉ số P/E thấp, tỉ số P/B thấp, hay có mức cổ tức cao. Tuy nhiên hệ thống tốt nhất, theo WB đã xuất hiện hớn sáu mươi năm trước bởi John Burr Williams. WB và nhiều người khác sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức của Williams trong cuốn sách “Theory of Investment Value” như là cách tốt nhất để xác định giá trị của chứng khoán. Diễn giải Williams, WB cho rằng giá trị của doanh nghiệp là tổng giá trị dòng tiền thuần được dự đoán sẽ xảy ra Page 6 NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN trong suốt vòng đời của doanh nghiệp, được chiết khấu ở một mức lãi suất hợp lí. Ông cho rằng đó là tiêu chuẩn so sánh thích hợp nhất đối với các công công cụ đầu tư khác nhau như: Trái phiếu chính phủ, Trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu phổ thông, căn hộ, giếng dầu hay nông trại. Tóm lại để xác định giá trị của một doanh nghiệp, đầu tiên chúng ta cần dự đoán tất cả các khoản thu nhập mà ta sẽ nhận được trong suốt vòng đời của doanh nghiệp. Và sau đó chiết khấu với lãi suất chiết khấu thích hợp về thời điểm hiện tại. (Chúng ta cần lưu ý đó là thu nhập mà WB đề cập đó là thu nhập của người chủ sở hữu, đó là dòng tiền thuần đã điều chỉnh chi phí tài chính đã được đề cập ở phần trên) - WB tỏ ra kiên quyết đối với quan điểm chỉ tìm kiếm những doanh nghiệp có thu nhập trong tương lai mà ông có thể dự đoán được, tương đối chắc chắn như thu nhập của trái tức của trái phiếu. Nếu doanh nghiệp hoạt động với một mức thu nhập ổn định trong nhiều năm, và hoạt động kinh doanh đơn giản và có thể hiểu được, WB tin rằng ông có thể xác định thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp với một mức chắc chắn khá cao. Nếu không tự tin có thể dự đoán dòng tiền trong tương lai của một doanh nghiệp, ông sẽ không nỗ lực định giá và đơn giản là sẽ bỏ qua doanh nghiệp đó. “Để định giá một doanh nghiệp, lí tưởng nhất là bạn dự đoán dòng tiền sẽ xảy ra từ nay đến ngày dự định trong tương lai, và chiết khấu chúng về hiện tại bằng một lãi suất chiết khấu thích hợp. Đó là tất cả những gì về định giá doanh nghiệp. Một phần của việc định giá đó là bạn tự tin đến đâu khi dự đoán những dòng tiền này sẽ xảy ra. Một vài doanh nghiệp thì dễ dự đoán hơn những doanh nghiệp khác. Chúng tôi cố tìm kiếm những doanh nghiệp có thể dự đoán được” Trích từ báo cáo thường niên năm 1988 của Berkshire Hathaway. Đây là sự khác biệt trong cách tiếp cận của WB, mặc dầu ông thừa nhận Microsoft là một doanh nghiệp năng động, và ông đánh giá rất cao Bill Gates với vai trò là nhà điều hành, WB thừa nhận là ông không có manh mối để xác định dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp này. Đây là những gì ông gọi là vòng tròn khả năng, ông Page 7 NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN không hiểu biết lĩnh vực công nghệ đủ để xác định dòng thu nhập trong dài hạn của doanh nghiệp. - Để ước tính thu nhập trong tương lai chúng ta cần sử dụng tất cả những thông tin mà ta đã tìm hiểu được về doanh nghiệp như những đặc điểm kinh doanh, tình trạng tài chính, phẩm chất của Ban lãnh đạo, và sử dụng các nguyên tắc phân tích đã được trình bày bên trên, sau đó chúng ta chỉ cần quyết định mức lãi suất chiết khấu như thế nào là thích hợp. Điều này dẫn chúng ta đến với yếu tố thứ hai trong công thức đó là lãi suất chiết khấu nào là phù hợp, câu trả lời của WB khá đơn giản, ông sử dụng lãi suất hiện hành của trái phiếu dài hạn của chính phủ Mỹ, theo ông đó là mức lãi suất phi rủi ro, nếu lãi suất tăng cao hơn 10% ông sử dụng mức hiện hành, nếu mức lãi suất này hạ thấp hơn 7%, ông điều chỉnh lên 10% và đó là cách ông sử dụng lãi suất chiết khấu cho đến ngày nay. Và đó cũng là cách ông nâng cao biên độ an toàn trong việc tính toán giá trị các khoản đầu tư. Một vài nhà nghiên cứu cho rằng không có doanh nghiệp nào có thể đảm bảo thu nhập trong tương lai một cách chắc chắn tương tư như trái phiếu. Vì vậy họ cho rằng mức lãi suất chiết khấu thích hợp là mức lãi suất phi rủi ro cộng với mức rủi ro của vốn cổ phần để phản ánh tính không chắc chắn của dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. WB không cộng thêm mức phí rủi ro đó, thay vào đó ông tập trung vào tính ổn định và thu nhập có thể dự đoán của doanh nghiệp và mức biên độ an toàn mà ông có được tại thời điểm mua vào. - Ngoài ra, ông cũng đặt nặng vấn đề về tính chắc chắn khi tìm hiểu một doanh nghiệp, nếu làm như vậy toàn bộ ý tưởng về yếu tố rủi ro sẽ không còn ý nghĩa. - Mua ở mức giá hấp dẫn: Tập trung vào những doanh nghiệp có thể hiểu được hoạt động kinh doanh, có lợi thế kinh tế bền vững, được điều hành với những nhà quản lí có trách nhiệm với cổ đông. Tất cả những đặc điểm này khá quan trọng, những bản thân chúng không đảm bảo cho sự thành công trong đầu tư. Để thành công theo WB cần thêm hai điều kiện. • Thứ nhất, cổ phiếu cần được mua ở mức giá hấp dẫn. Page 8 NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN • Thứ hai, doanh nghiệp phải thể hiện được những kỳ vọng của ông. Điều kiện thứ hai cần thời gian để kiểm chứng, còn điều thứ nhất, nếu giá cổ phiếu không thấp đủ để tạo hấp dẫn, ông sẽ bỏ qua. Mục tiêu cơ bản của WB là nhận diện những doanh nghiệp cho mức lợi nhuận trên trung bình, sau đó là mua những doanh nghiệp này ở mức giá thấp hơn giá trị thực của chúng. Đây chính là nguyên tắc thực hiện “margin of safety” của Graham. Cho đến tận ngày nay, đây vẫn là nguyên tắc đầu tư của ông, dù Charlie Munger luôn khuyến khích ông hướng đến những doanh nghiệp triển vọng. Thông thường những cơ hội đầu tư lớn thường xuất hiện khi những doanh nghiệp tuyệt vời bị bao phủ bởi những thông tin bất thường và là nguyên nhân khiến cổ phiếu bị định giá sai. 3. Nguyên tắc “Không quan tâm” - Khi nghĩ về một chuyên gia chứng khoán, mọi người sẽ hình dung về những hình ảnh được mô tả qua các bộ phim như: nói cùng lúc vào hai điện thoại, ghi chú điên cuồng trong khi vẫn giữ một mắt trên màn hình vi tính quan sát những diễn biến liên tục của giá cổ phiếu, vò đầu bức tóc khi màn hình hiện lên sự giảm giá của cổ phiếu dù rất nhỏ. WB khác xa những hình ảnh điên cuồng đó. Ông hành động một cách bình tĩnh, với sự tự tin rất lớn. Ông không cần nhìn một tá màn hình cùng một lúc, sự thay đổi liên tục trên thị trường cũng chẳng làm ông quan tâm. WB không suy nghĩ về từng phút, từng ngày, từng tháng mà nhiều năm. Ông không cần phải theo dõi hàng trăm doanh nghiệp vì ông chỉ lựa chọn đầu tư vào một số ít doanh nghiệp có triển vọng thành công trong dài hạn. Cách tiếp cận này gọi là đầu tư tập trung, giúp đơn giản hóa nhiệm vụ quản lí danh mục. - Với chiến lược đầu tư nói trên Warren Buffett không quan tâm nhiều đến sự lên xuống của giá cả thị trường chứng khoán cũng như chu kỳ kinh tế. Nói đúng hơn ông chỉ quan tâm đến việc lên xuống giá khi ông chọn thời điểm mua. Khi đã mua rồi, ông không quan tâm đến sự lên xuống của giá nữa. Page 9 NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN - Một điểm nữa khá đặc biệt là ông vẫn đánh giá cao việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, tuy nhiên với những nhà đầu tư biết mình đang đầu tư vào đâu và khá chắc chắc về doanh nghiệp mình đầu tư thì việc đa dạng hóa danh mục đầu tư không còn quan trọng. Nhiều nhà đầu tư đã nghiên cứu và thực hiện thành công các phương pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư tức là chọn nhiều cổ phiếu của các công ty khác nhau, ngành khác nhau có tác dụng bổ sung, tương hỗ nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất có thể trong khi giảm rủi ro đến mức thấp nhất. Warren Buffett không theo trường phái đa dạng hóa này. Ông cho rằng nếu đã chọn được doanh nghiệp tốt để đầu tư thì sẽ đạt lợi nhuận cao và rủi ro thấp. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, tức là chọn thêm những cổ phiếu khác vào danh mục đầu tư sẽ giảm lợi nhuận cao tạo ra từ công ty/cổ phiếu chính yếu. - Theo ông, nếu “lỡ” đầu tư vào doanh nghiệp có lãi suất thấp hơn kỳ vọng, thì hãy rút ra càng sớm càng tốt, vì càng để lâu, nhà đầu tư càng bị lỗ và vì thế mất cơ hội đầu tư ở công ty tốt. Còn nếu đã đầu tư đúng công ty làm ăn hiệu quả, thì đừng rút tiền gốc và cổ tức ra khỏi doanh nghiệp. Càng để lâu bao nhiêu thì lợi nhuận sinh ra càng cao bấy nhiêu. - Tóm lại Quan tâm Không quan tâm - Quan tâm đến việc CP xuống giá khi ông chọn mua. - Sự lên xuống của giá cả thị trường - Chu kì kinh tế - Những doanh nghiệp tốt, có nội lực, có khả năng phát triển trong tương lai - Đa dạng hóa danh mục đầu tư bởi nó sẽ làm giảm lợi nhuận từ Cty/ CP chính yếu. - Đầu tư tập trung: Đầu tư tập trung có nghĩa là: bạn chỉ chọn một ít cổ phiếu có thể cho mức lợi nhuận trên trung bình tạo động lực cho danh mục trong một thời gian Page 10 [...]... kinh doanh của doanh nghiệp Ông xem bản thân là những người phân tích doanh nghiệp không phải là nhà phân tích thị trường, không phải là nhà phân tích vĩ mô và thậm chí không phải là nhà phân tích chứng khoán Ông không suy nghĩ dựa trên những lý thuyết về thị trường, những phân tích vĩ mô, hay khuynh hướng nghành Ông chỉ ra quyết định đầu tư dựa trên hoạt động của doanh nghiệp Ông tin rằng nếu một người... với các phương pháp đầu tư hiện đại trên thế giới Những quỹ đầu tư chuyên nghiệp trên TTCK VN, về mặt lí thuyết, đã tiếp cận và ứng dụng hầu hết những phương pháp đầu tư điển hình trên thế giới Chương III: Ứng dụng triết lý đầu tư của Warren Buffet vào thị trường chứng khoán Việt Nam Để ứng dụng phương pháp đầu tư của WB, đòi hỏi nhà đầu tư phải thay đổi tầm nhìn và cách thức đo lường kết quả đầu tư. .. ý nghĩa về mặt đầu tư Thứ nhất nó là giảm thiểu rủi ro do giá cổ phiếu giảm, thứ hai nó là gia tăng giá trị khoản đầu tư nhanh chóng khi thị trường tăng giá Kết luận Trong vài thập kỷ qua, các nhà đầu tư đã áp dụng nhiều phương pháp đầu tư khác nhau như đầu tư vốn nhỏ, đầu tư vốn lớn, đầu tư tăng trưởng, đầu tư giá trị, đầu tư theo xu hướng, đầu tư từ trên xuống hay đầu tư theo chỉ số Một cách định... nhuận trong mọi hoàn cảnh hơn là sở hữu những cổ phiếu chỉ hoạt động tốt trong một môi - trường kinh tế đặc thù So sánh với phần đa các nhà đầu tư ở Việt Nam: Các nhà đầu tư ở Việt Nam thường không quan tâm đến tình hình làm ăn của công ty mà thường chỉ quan tâm đến sự lên xuống giá cả thị trường Một phần cũng là do các nhà đầu tư ở Việt Nam thường đầu tư lướt sóng mà không đầu tư theo giá trị bởi đa phần... có kiến Page 29 NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN thức, đầu tư theo xu hướng thị trường Các nhà đầu tư Việt Nam thường đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro mà phần lớn không nhận ra rằng việc làm này cũng sẽ làm giảm lợi nhuận của cả danh mục đầu tư Bài học rút ra từ WB là nếu đã chọn được công ty tốt thì nên tập trung vào công ty đó, không nên đa - dạng hóa danh mục đầu tư khi không cần thiết Tuy... nghĩa là nhà đầu tư thụ động giữ ổn định danh mục đầu tư của mình một cách tất nhiên Vì sự thụ động không phải là phương pháp đầu tư của WB Thay vào đó, nhà đầu tư nên định kỳ đánh giá lại tình trạnh kinh tế của các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư của mình so với các cơ hội đầu tư xuất hiện mới trên thị trường Từ đó có - những hành động điều chỉnh danh mục kịp thời, mang lại hiệu quả đầu tư cao... việc, và quan trọng là sẵn sàng bán ở mức giá hấp dẫn Phương pháp định hướng sở hữu doanh nghiệp khi nhìn vào tiềm năng của một khoản đầu tư là nền tảng cho phương pháp tiếp cận đầu tư của WB WB từng nói: “Tôi là nhà đầu tư tốt hơn bởi vì tôi là một nhà kinh doanh, và tôi là một nhà kinh doanh tốt hơn bởi vì - tôi là một nhà đầu tư Khi muốn mua một cổ phiếu mới, WB sẽ tiến hành phân tích toàn bộ hoạt... lại cho nhà đầu tư hai lợi thế sau Thứ nhất nó cho nhà đầu tư thêm thời gian đủ lâu để kiểm chứng những phân tích về doanh nghiệp, điều đó mang lại niềm tin cho nhà đầu tư và những phân tích của mình, và tạo niềm tin vững chắc vào những thương vụ đầu tư Thứ hai, nhà đầu tư có thể tận dụng được những thời điểm thuận lợi nhất mà thị trường mang lại để thực hiện thương vụ đầu tư của mình Ngoài ra việc... các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK VN còn thiếu những kiến thức đầu tư căn bản, phương pháp đầu tư chủ yếu của họ là phương pháp đầu tư theo cảm tính Với sự tụt giảm mạnh của TTCk trong năm 2008, trong vòng hai năm trở lại đây, số lượng nhà đầu tư tìm hiểu về phân tích kỹ thuật tăng lên rõ rệt, đồng thời những sinh viên ngành chứng khoán cũng được trang bị đầy đủ kiến thức về phân tích cơ bản, phân tích. .. thức phân tích ngành và vĩ mô đến từ Bản cáo bạch niêm yết, bản cáo bạch phát hành thêm, báo cáo thường niên và đặc biệt là các bài phân tích và nhận định của các công ty chứng khoán về các doanh nghiệp cụ thể đang niêm yết trên thị trường, các bài phân tích nghành và phân tích các chính sách vĩ mô Ngoài ra, nhà đầu tư có thể tìm đọc thêm từ các tờ báo và tạp - chí chuyên nghành trên thị trường Thứ . THỊ TRƯỜNG VỐN MỤC LỤC Bài tập nhóm: Thị trường vốn Đề tài: Phân tích triết lý đầu tư của Warren Buffet ( một nhà đầu tư huyền thoại trên thị trường chứng khoán). Bài học rút ra từ triết lý này. khoán Việt Nam Chương I: Tổng quan về triết lý đầu tư của Warren Buffet I. Giới thiệu về nhà đầu tư Warren Buffet 1. Tiểu sử cuộc đời - Warren Edward Buffett là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ. III THỊ TRƯỜNG VỐN Luận văn dưới đây, sẽ phân tích về những triết lý đầu tư của Warren Buffet đồng thời rút ra những bài học về việc sử dụng những triết lý đầu tư đó để áp dụng cho thị trường chứng

Ngày đăng: 20/08/2015, 16:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời mở đầu

  • Chương I: Tổng quan về triết lý đầu tư của Warren Buffet

    • I. Giới thiệu về nhà đầu tư Warren Buffet

      • 1. Tiểu sử cuộc đời

      • 2. Sự nghiệp

      • II. Tổng quan những triết lý đầu tư của Warren Buffet

        • 1. Quan điểm của Warren Buffet về bảo toàn vốn: “Không để mất vốn”

        • 2. Quan điểm “Đầu tư theo giá trị thực”

        • 3. Nguyên tắc “Không quan tâm”

        • 4. Chọn thời điểm mua hợp lý

        • 5. Đầu tư định hướng kinh doanh

        • Chương II: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam

          • I. Giới thiệu thị trường chứng khoán Việt Nam

          • II. Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam

          • III. Kết luận chương

          • Chương III: Ứng dụng triết lý đầu tư của Warren Buffet vào thị trường chứng khoán Việt Nam

            • I. Ứng dụng: Không quan tâm đến sự biến động ngắn hạn trên TTCK và nền kinh tế.

            • II. Ứng dụng: Đầu tư định hướng kinh doanh, tìm hiểu kỹ doanh nghiệp

            • III. Chọn thời điểm đầu tư thuận lợi

            • Kết luận

            • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan