Truyền thông về khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử sở khoa học và công nghệ các tỉnh miền đông nam bộ

143 368 1
Truyền thông về khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử sở khoa học và công nghệ các tỉnh miền đông nam bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN THỊ DUNG TRUYỀN THÔNG VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2015 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN THỊ DUNG TRUYỀN THÔNG VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Hà Nội - 2015 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Chủ nhiệm khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Các kết quả công bố trong luận văn là hoàn toàn chính xác. Các trích dẫn, tham khảo đều rõ nguồn. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Tác giả Trần Thị Dung 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn và cho tôi những ý kiến quý giá trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu về chuyên ngành báo chí cũng nhƣ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này đúng thời hạn. Tôi cũng xin chân thành cám ơn lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng và Đồng Nai; các anh (chị) khối Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và các anh (chị) khối Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học công nghệ Bình Dƣơng và Đồng Nai đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2015 Trần Thị Dung 4 MỤC LỤC MỤC LỤC 4 MỞ ĐẦU 5 1. Tính cấp thiết của đề tài 5 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11 6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn 11 7. Kết cấu của luận văn 12 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ 13 1.1. Truyền thông và truyền thông về khoa học công nghệ 13 1.2. Khái niệm về cổng thông tin điện tử 14 1.3. Chức năng của cổng thông tin điện tử về khoa học và công nghệ trong hệ thống thông tin đại chúng 21 1.4. Phƣơng thức tổ chức và quản lý hoạt động của cổng thông tin điện tử 25 Tiểu kết chƣơng 1 33 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BA CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CÁC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 35 2.1. Giới thiệu chung về cổng thông tin điện tử của ba Sở Khoa học và Công nghệ miền Đông Nam Bộ 35 2.2. Tổ chức hoạt động của ban biên tập và quy trình xử lý thông tin đăng trên cổng thông tin điện tử các Sở Khoa học và Công nghệ 42 2.3. Mức độ cung cấp thông tin, dịch vụ của các cổng thông tin điện tử 45 2.4. Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của ngƣời dùng cổng thông tin điện tử 66 2.5. Một số điểm khác biệt giữa 3 cổng thông tin điện tử 76 Tiểu kết chƣơng 2 79 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 80 3.1. Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của 3 cổng thông tin điện tử đối với hoạt động truyền thông khoa học và công nghệ 80 3.2. Nguyên nhân khách quan và chủ quan của nhƣợc điểm 83 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử 86 3.4. Một số đề xuất trong cách viết và cách trình bày trên cổng thông tin điện tử . 101 Tiểu kết chƣơng 3 105 KẾT LUẬN 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay khoa học và công nghệ đã trở thành động lực trực tiếp thúc đẩy sản xuất và tiến bộ xã hội. Do đó, truyền thông về khoa học và công nghệ đƣợc xác định là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm về phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020. Cùng với sự phát triển vƣợt bậc của công nghệ thông tin (CNTT) và internet mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra nhiều chƣơng trình ứng dụng CNTT trong quản lý. Chính từ yêu cầu đổi mới nền hành chính nƣớc nhà, hầu hết các cơ quan nhà nƣớc đều triển khai xây dựng trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử để phục vụ công tác tuyền thông về hoạt động của cơ quan, đơn vị thông qua việc cung cấp thông tin và các dịch vụ công trực tuyến nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu cung cấp thông tin và dịch vụ cho ngƣời dân, doanh nghiệp và chính quyền. Hiện nay, việc đƣa cổng TTĐT vào phục vụ ngƣời dân không chỉ nhằm mục đích cải cách nền hành chính mà còn nhằm mục đích nâng cao giá trị dân chủ và niềm tin của ngƣời dân đối với cơ quan nhà nƣớc thông qua việc cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc và dịch vụ công trực tuyến. Thêm vào đó, những cổng TTĐT này còn giúp ngƣời dân phản hồi thông tin lại cho các cơ quan nhà nƣớc; đồng thời còn là một kênh truyền thông hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đòi hỏi nền hành chính nƣớc nhà phải hiện đại, tiện lợi và đặc biệt là quảng bá đƣợc hình ảnh cơ quan, đơn vị; cung cấp đầy đủ thông tin, giới thiệu đƣợc những thành tựu và tiềm năng nghiên cứu khoa học của ngành khoa học công nghệ đến với các đơn vị có nhu cầu liên kết, hợp tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong và ngoài nƣớc. Do khả năng xuất bản nhiều nguồn thông tin và cho phép tích hợp các phần mềm ứng dụng nghiệp vụ nên cổng TTĐT có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến nhƣ: Dịch vụ cấp giấy phép X-Quang; dịch vụ về đề tài khoa học, dịch vụ về Tiêu chuẩn - Đo lƣờng - Chất lƣợng…. các dịch vụ này vừa là công cụ phục 6 vụ công tác quản lý, vừa tạo ra sự minh bạch thông tin, giảm phiền hà tiêu cực trong quá trình giải quyết các thủ tục. Trong quá trình phát triển, Sở KH&CN các tỉnh/ thành phố luôn xem cổng TTĐT là một kênh truyền thông khoa học công nghệ hiệu quả. Đồng thời còn là phƣơng tiện rút ngắn khoảng cách giữa cơ quan nhà nƣớc với doanh nghiệp và công dân nên lãnh đạo Sở KH&CN các tỉnh/ thành phố luôn quan tâm chỉ đạo, đầu tƣ kinh phí để duy trì, cập nhật thông tin và dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, để có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng thông tin và dịch vụ công trực tuyến cùng những tác động của chúng đến công chúng, nhất thiết phải tiến hành khảo sát ở cả hai mặt: nội dung, chất lƣợng của thông tin và dịch vụ đang đƣợc cung cấp và nhu cầu của công chúng đối với thông tin trên trên cổng TTĐT Sở KH&CN các tỉnh, thành phố. Có nhƣ vậy mới đƣa ra đƣợc một mô hình phát triển hoàn thiện và phù hợp với điều kiện ngành KH&CN và công chúng của cổng TTĐT Sở KH&CN. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về cổng TTĐT Sở KH&CN các tỉnh miền Đông Nam Bộ, cụ thể là ba tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng và thành phố Hồ Chí Minh giúp tìm ra những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các cổng TTĐT các Sở KH&CN. Đề tài này đƣợc lựa chọn nghiên cứu còn do bản thân ngƣời thực hiện đề tài hiện đang trực tiếp quản lý cổng TTĐT Sở KH&CN Đồng Nai và mong muốn có một công trình nghiên cứu khoa học làm cơ sở phân tích thực trạng của thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên cổng TTĐT hiện tại nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin và dịch vụ trong tƣơng lai, đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nƣớc về khoa học công nghệ và đáp ứng nhu cầu công chúng. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Cho đến nay vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin và internet trong hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ công dân đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Theo đó vấn đề cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến thông qua các phƣơng tiện truyền thông trực tuyến nhƣ các trang web, 7 trang blog và mạng xã hội cho các mục đích quan hệ công chúng khác nhau cũng đƣợc nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến một số nghiên cứu liên quan nhƣ: - Về việc chính phủ sử dụng các phƣơng tiện truyền thông trực tuyến và tính dân chủ: Năm 2009 tác giả Broom [51] đã tiến hành nghiên cứu và giải thích tầm quan trọng của các hoạt động quan hệ với công chúng của chính phủ khi xét đến hai nguyên tắc dân chủ; trách nhiệm báo cáo các hoạt động của chính phủ với ngƣời dân và nhu cầu hỗ trợ và tham gia của ngƣời dân để giúp chính phủ hoạt động có hiệu quả. Tƣơng tự, năm 2012 tác giả Lee [54] đã nghiên cứu và nhấn mạnh về các hoạt động quan hệ với công chúng của chính phủ là nhằm thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chính phủ bằng cách cung cấp cho ngƣời dân những thông tin và dịch vụ cần thiết và đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Trong khi đó, vào năm 2003, hai tác giả Welch và Hinnant [58] lại xác định tính minh bạch và tính tƣơng tác nhƣ hai thành phần chính của các website chính phủ. Welch và Hinnant cho rằng tính minh bạch có đƣợc chủ yếu bằng cách phổ biến thông tin và tính tƣơng tác đƣợc đảm bảo bằng cách công khai và đáp ứng nhu cầu thông tin của ngƣời dân. Tƣơng tự, năm 2010, hai tác giả Searson và Johnson [56] lại nghiên cứu về lợi thế của các chức năng tiên tiến của các website chính phủ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao tiếp hai chiều giữa chính phủ và ngƣời dân và do đó thúc đẩy tính minh bạch, tính khả dụng và tính tƣơng tác. Tính tƣơng tác và tính khả dụng của các website chính phủ đƣợc hỗ trợ bởi các công nghệ tiên tiến đã vƣợt khỏi giới hạn đơn giản chỉ là cung cấp thông tin. - Về sự ảnh hƣởng của các kênh truyền thông trực tuyến đối với các mối quan hệ giữa chính phủ và ngƣời dân: Năm 2003, hai tác giả Welch và Hinnant đã nghiên cứu và mô tả rằng việc sử dụng một website của chính phủ có tác động gián tiếp đến niềm tin vào chính phủ thông qua sự dung hòa mức độ nhận thức về tính minh bạch và tính tƣơng tác của website. Welch và Hinnant cho rằng hai yếu tố góp phần quan trọng cho các website chính phủ là sự cải thiện về mặt nhận thức về tính minh bạch và tính tƣơng tác của 8 chính phủ. Vì vậy, vai trò của các kênh truyền thông trực tuyến đƣợc nhấn mạnh trong khía cạnh giúp gia tăng cơ hội tham gia của ngƣời dân và thu hẹp khoảng cách thông tin giữa chính phủ và ngƣời dân. Năm 2012, tác giả Hyehyun Hong [52] tập trung nghiên cứu về ảnh hƣởng của các website chính phủ và các phƣơng tiện truyền thông xã hội đến cảm nhận của ngƣời dân. Nhìn chung, những nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài tập trung nghiên cứu về niềm tin của ngƣời dân vào chính phủ thông qua các các kênh trực tuyến của chính phủ bằng cách tăng cƣờng các dịch vụ chính phủ cho ngƣời dân, cải thiện khả năng tiếp cận thông tin chính phủ của ngƣời dân, khuyến khích sự tƣơng tác giữa chính phủ và ngƣời dân. 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Nghiên cứu về cổng TTĐT đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm ở góc độ ngành công nghệ thông tin. Phần lớn các đề tài nghiên cứu đều tập trung tìm ra những giải pháp về công nghệ phục vụ cung cấp thông tin, tra cứu thông tin và các dịch vụ phục vụ ngƣời dân, doanh nghiệp và chính quyền. Có thể kể đến một số đề tài nhƣ: - Đề tài “Xây dựng cổng thông tin điện tử phục vụ tra cứu thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Dung (năm 2011). Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng một cổng TTĐT nhằm hỗ trợ việc tìm hiểu và nghiên cứu về cuộc đời của Bác Hồ. Cổng TTĐT cho phép ngƣời sử dụng xem, trao đổi, tải thông tin về dƣới nhiều dạng tệp dữ liệu khác nhau, thực hiện việc trao đổi thông tin giữa hệ thống và ngƣời sử dụng, tăng hiệu quả công tác nghiên cứu và tra cứu thông tin về Bác Hồ. - Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin một cửa liên thông trong cấp phép đầu tƣ tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Định” của tác giả Nguyễn Bay (năm 2012). Đề tài ứng dụng dịch vụ web xây dựng hệ thống thông tin một cửa điện tử hỗ trợ quản lý, theo dõi, tra cứu hồ sơ thủ tục hành chính tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Định. - Đề tài “Tìm hiểu về kiến trúc Chính phủ điện tử và nghiên cứu, đề xuất mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh 9 Phúc” của tác giả Hoàng Tiến Hợi (năm 2013). Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất mô hình tham chiếu cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề tài “Xây dựng cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam theo kiến trúc hƣớng dịch vụ SOA” của tác giả Lƣơng Hoài Nhơn (năm 2011). Đề tài này tập trung nghiên cứu vào công nghệ mã nguồn mở Liferay nhằm xây dựng một cổng TTĐT tỉnh Quảng Nam dựa trên SOA nhằm thiết lập một cổng TTĐT có thể tích hợp các dịch vụ hành chính công để phục vụ nhu cầu của công dân, doanh nghiệp và chính quyền. Ở góc độ ngành báo chí - truyền thông, hiện chỉ có tác giả Cao Phƣợng Diễm nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lƣợng Website Hải quan Việt Nam” (năm 2010). Luận văn đã tiến hành nghiên cứu về công chúng của website Hải quan dựa trên lí thuyết về công chúng truyền thông. Cả hai đối tƣợng công chúng chính của website Hải quan là cán bộ trong ngành và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đều đƣợc xem xét trên ba bình diện nhân khẩu học xã hội, thực trạng nhận thức và thói quen, sở thích tiếp nhận sản phẩm truyền thông. Kết quả nghiên cứu về công chúng của website Hải quan có thể đƣợc áp dụng vào hoạt động của đơn vị này và giúp ích cho những nghiên cứu về sau. Nhƣ vậy, dƣới góc độ tiếp cận của ngành báo chí - truyền thông, vẫn chƣa có đề tài nào nghiên cứu về truyền thông khoa học công nghệ trên cổng TTĐT Sở KH&CN. Vì vậy, đề tài thực hiện nhằm mục đích đánh giá chất lƣợng hoạt động của cổng TTĐT thông qua hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến đối với ngƣời dân, doanh nghiệp và chính quyền dƣới góc độ truyền thông đại chúng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận chung và các tiêu chí đánh giá chất lƣợng hoạt động của cổng TTĐT, luận văn khảo sát việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên cổng TTĐT để nắm rõ thực trạng các cổng TTĐT nhƣ thế nào, từ đó đề [...]... luận và thực tiễn về cổng thông tin điện tử Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động của ba cổng thông tin điện tử Sở khoa học và Công nghệ miền Đông Nam Bộ Chƣơng 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử ba Sở Khoa học và Công nghệ miền Đông Nam Bộ 12 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ 1.1 Truyền thông và truyền thông về khoa. .. và những kết quả nghiên cứu thực tế ở chƣơng 2, luận văn đề ra những giải pháp truyền thông khoa học công nghệ hiệu quả trên cổng thông tin điện tử ba Sở KH&CN miền Đông Nam Bộ 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BA CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CÁC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 2.1 Giới thiệu chung về cổng thông tin điện tử của ba Sở Khoa học và Công nghệ miền Đông Nam Bộ 2.1.1 Cổng thông tin. .. vai trò của khoa học công nghệ đối với phát triển đất nƣớc, làm cho xã hội hiểu đúng về khoa học và công nghệ, đồng thời là cầu nối giữa hoạt động khoa học công nghệ với sản xuất và đời sống Truyền thông về khoa học và công nghệ trên cổng thông tin điện tử các Sở Khoa học và Công nghệ là một hình thức truyền thông hiệu quả, nhanh nhạy về tất cả những hoạt động của ngành khoa học và công nghệ trên mạng... phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ) Nghị định này quy định về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, bao gồm: nội dung hoạt động, hạ tầng thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, các biện pháp bảo đảm phát triển, tổ chức và quản lý nhà nƣớc về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ 1.4.2 Về mặt nội dung Nội dung thông tin đƣợc xem là bộ phận cốt lõi của cổng thông. .. tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về truyền thông khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử của ba Sở Khoa học và Công nghệ miền Đông Nam Bộ 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về truyền thông khoa học công nghệ trên cổng TTĐT, bao gồm nội dung, hình thức thông điệp chính, tần suất cập nhật, năng lực tƣơng tác trên cổng TTĐT của ba Sở KH&CN miền Đông Nam. .. liệu và định hƣớng thông tin Ngoài Thông tƣ này, Bộ Thông tin và Truyền thông còn ban hành nhiều văn bản khác để quy định về kỹ thuật trên trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử nhƣ: Thông tƣ số 28/2009/TT-BTTTT ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ ngƣời khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. .. thông tin điện tử, việc cung cấp, truyền đƣa, lƣu trữ, sử dụng thông tin điện tử trên Internet phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, pháp 26 luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về báo chí, pháp luật về xuất bản, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nƣớc, pháp luật về bản quyền, pháp luật về quảng cáo và các quy định quản lý thông tin điện tử trên Internet Bộ Thông tin và Truyền thông. .. thông tin 1.1.2 Truyền thông về khoa học và công nghệ Truyền thông khoa học và công nghệ là hoạt động tƣơng tác xã hội nhằm chia sẻ thông tin về chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển khoa học và công nghệ; về hoạt động khoa học công nghệ: từ những hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai, phát triển công nghệ trong các lĩnh vực khoa. .. của công nghệ thông tin và yêu cầu đổi mới để phát triển, thì trang thông tin điện tử đƣợc nâng cấp thành cổng TTĐT Cổng TTĐT gồm có phiên bản tiếng Việt và phiên bản tiếng Anh Địa chỉ cổng TTĐT Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai là: https://dost-dongnai.gov.vn (Phụ lục 1) Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học và công nghệ là đơn vị đƣợc Sở KH&CN Đồng Nai giao nhiệm vụ duy trì và quản lý cổng thông. .. Do đó, cổng TTĐT bao gồm các chức năng sau: 1.3.1 Chức năng quản lý hoạt động khoa học và công nghệ Cổng TTĐT khoa học và công nghệ là công cụ để các Sở KH&CN tuyên truyền về những chủ trƣơng, chính sách mới của Đảng, Nhà nƣớc về hoạt động khoa học công nghệ; nơi trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở; nơi cung cấp các thông tin hoạt động của ngành, thông tin các dịch . ĐỘNG CỦA BA CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CÁC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 35 2.1. Giới thiệu chung về cổng thông tin điện tử của ba Sở Khoa học và Công nghệ miền Đông Nam Bộ 35 2.2 ba cổng thông tin điện tử Sở khoa học và Công nghệ miền Đông Nam Bộ Chƣơng 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử ba Sở Khoa học và Công. về truyền thông khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử của ba Sở Khoa học và Công nghệ miền Đông Nam Bộ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về truyền thông khoa học công nghệ

Ngày đăng: 20/08/2015, 11:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan