NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGUYỄN HOÀNG

83 627 0
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH  XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGUYỄN HOÀNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Qua quá trình tìm hiểu về sự hình thành, hoạt động sản xuất kinh doanh, những số liệu về doanh thu và thống kê về các hoạt động PR cụ thể tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Nguyễn Hoàng đã cho ta thấy được kết quả hoạt động cũng như vai trò quan trọng của công ty trong sự phát triển chung của ngành CNTT.Đề tài đã hệ thống hoá lý luận cơ bản về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tại Doanh nghiệp nói chung và NHG nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời làm rõ được các hoạt động PR tại công ty trong thời gian vừa qua. Từ đó đánh giá mặt tích cực và tồn tại, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty.Nguyễn Hoàng là một công ty lớn với thị phần khá cao trên thị trường, thương hiệu công ty được nhiều người biết đến với lượng sản phẩm phong phú, đa dạng về chủng loại của các nhà cung cấp các sản phẩm CNTT hàng đầu như: Intel, HP, Canon, Acer,… phù hợp với từng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó là các dịch vụ đầy sức sáng tạo, là ý tưởng tiên phong hàng đầu trong cung cấp các giải pháp tích hợp hệ thống và theo dõi, chăm sóc tối đa quá trình hoạt động của “bệnh nhân Máy tính”. Hàng hoá được phân phối đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước. Công ty cũng có những chính sách ưu đãi lớn nhằm mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách rộng khắp vào các dịp Lễ lớn.Tuy nhiên, công tác PR về NHG còn chưa được quan tâm một cách đầy đủ, chưa chú trọng nhiều đến các mảng khác mà chỉ mới thực hiện thông qua các hoạt động tài trợ.Do thời gian khảo sát và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên có những thiếu sót trong khi thực hiện đề tài, rất mong được sự góp ý của Quý thầy cô, các Cán bộ trong công ty và bạn bè quan tâm đến đề tài này, nhằm bổ sung cho đề tài càng hoàn thiện hơn.

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGUYỄN HOÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC Trang 4.9. Hiệu quả hoạt động xây dựng Thương hiệu 48 4.10.3. Giải pháp về cơ cấu phòng ban và nhân sự khối Marketing 56 4.10.4. Giải pháp về phương pháp quản lý trong hoạt động Marketing và xây dựng Thương hiệu 59 4.10.5. Giải pháp về công cụ, phương pháp thực hiện xây dựng Thương hiệu 60 4.10.6. Giải pháp về kế hoạch, định hướng xây dựng Thương hiệu trong ngắn hạn và dài hạn: 60 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN: Doanh nghiệp TH: Thương hiệu CNTT: Công nghệ thông tin NHG: Nguyễn Hoàng Group PR: Quan hệ công chúng ( Public Relation) TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh USP: Unit Selling Proposition ICT: Sản phẩm Công nghệ thông tin CNTT-TT: Công nghệ thông tin - Truyền thông VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam CVNCTT: Chuyên viên Nghiên cứu thị trường CTTV: Công ty thành viên TSLĐ: Tài sản lưu động LNST: Lợi nhuận sau thuế NVCSH: Nguồn vốn chủ sở hữu TS: Tài sản DT: Doanh thu DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình về nguồn vốn của công ty 11 Bảng 3.1. Bảng tăng trưởng doanh thu qua các năm (2005-2007) 29 Bảng 4.1. Cơ cấu lao động tại Tổng công ty, các công ty thành viên và các chi nhánh 34 Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2005, 2006 45 Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu tài chính năm 2005, 2006 46 Bảng 4.4. Báo cáo k ết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 47 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý 11 Hình 3.1. Sơ đồ các chiến lược định vị thương hiệu 20 Hình 3.2. Sơ đồ các loại kênh phân phối 25 Hình 3.3. Nguyên tắc quảng cáo trình tự A.I.D.A 26 Hình 4.1. Sơ đồ quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu 37 Hình 4.2. Ma trận SWOT 44 Hình 4.3. Sơ đồ chức năng các bộ phận thuộc phòng Marrketing 57 vii DANH MỤC PHỤ LỤC Các bài báo viết về Nguyễn Hoàng viii ix CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, Việt Nam có 5 thị trường xuất khẩu chiến lược là: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và châu Phi. Việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường này đều đòi hỏi sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu và xuất xứ. Tuy nhiên ít có doanh nghiệp chú ý đến vấn đề này. Trong khi đó có đến 90% người tiêu dùng cho biết thương hiệu là một trong những yếu tố quyết định mua sắm thì gần 80% doanh nghiệp không có chức danh quản lý thương hiệu, 20% doanh nghiệp không hề dành kinh phí cho việc xây dựng thương hiệu (Nguồn: Đại học Kinh Tế TP.HCM) Theo thống kê của Bộ Thương mại, từ năm 1997 đến nay, Mỹ đã đăng kí 4206 nhãn hiệu hàng hóa vào thị trường Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam đăng kí chưa bằng 1% nhãn hiệu hàng hóa gốc Mỹ đăng kí vào Việt Nam. Theo Cục Sở hữu Trí tuệ thì từ năm 1995 đến 2002 có 8632 đơn đăng kí sở hữu công nghiệp tại Việt Nam của người nước ngoài; trong khi đó người Việt Nam chỉ có 305 đơn đăng ký. Số bằng sở hữu được cấp cho người Việt Nam chỉ chiếm 1,3% (người nước ngoài chiếm 98,7%) Một tình trạng mang tính phổ biến là các doanh nghiệp bằng lòng với việc gia công sản phẩm cho những đối tác nước ngoài có thương hiệu mạnh thay vì tự xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của chính mình. Điều này cho thấy trình độ, năng lực, kỹ thuật của Doanh Nghiệp Việt Nam không hề thua kém nước ngoài nhưng nhìn chung DN Việt Nam thiếu ý thức xây dựng thương hiệu cho chính mình. Điển hình là sản phẩm dệt may xuất khẩu đứng hàng thứ hai của cả nước (chỉ sau dầu khí) nhưng có đến 80% là gia công. Thương hiệu là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hội nhập, nhất là trong thời điểm chúng ta đang gia nhập WTO. Vì thế mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Đó là con đường duy nhất, không thể khác, nếu muốn doanh nghiệp của mình tồn tại và lớn mạnh.(Theo tạp chí TRI THỨC & CÔNG NGHỆ Số đầu tháng.Bộ mới, năm thứ mười một) Nắm bắt được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu trong quá trình hội nhập và phát triển, Nguyễn Hoàng đã không ngừng đổi mới nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ mới lạ. Cho đến nay, sau 9 năm hoạt động, thương hiệu Nguyễn Hoàng đã chiếm một vị trí quan trọng, mà khi nhắc đến NHG, người ta liên tưởng ngay đến hình ảnh của một vị bác sĩ máy tính, một nơi cung cấp các linh kiện máy tính đáng tin cậy hay một trung tâm đào tạo CNTT mang tầm vóc quốc tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nắm bắt được giá trị kì vọng mà thương hiệu mang lại cho công ty khi sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, từ đó tập trung nghiên cứu nhằm nâng cao uy tín của thương hiệu máy tính Nguyễn Hoàng thong qua các hoạt động PR, các chương trình tài trợ,… 1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Giới hạn về nội dung - Do hạn chế về thời gian, đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu chủ yếu thông qua các hoạt động PR. - Đề tài không nghiên cứu toàn bộ hoạt động marketing của công ty. 1.3.2. Phạm vi về không gian Nghiên cứu tại trụ sở chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Nguyễn Hoàng. 1.3.3. Phạm vi về thời gian Nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu của công ty chủ yếu qua các năm 2005, 2006, 2007 trong khoảng thời gian từ tháng 04/2008 đến tháng 06/2008. 1.4. Cấu trúc của luận văn 2 Luận văn gồm có 5 chương: Chương 1 : Mở đầu: nêu lên lí do chọn đề tài, lí do chọn công ty. Chương 2 : Tổng quan: giới thiệu sơ lược về công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Nguyễn Hoàng Chương 3 : Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Nêu sơ lược về thương hiệu, các công cụ xây dựng thương hiệu và phương pháp nghiên cứu đề tài. Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Nêu lên thực trạng tại công ty và một số giải pháp nâng cao vị thế của Nguyễn Hoàng trong thời gian tới. Chương 5 : Kết luận và kiến nghị: đưa ra các đề xuất về chính sách của Nhà nước và của công ty để giữ vững thương hiệu Nguyễn Hoàng trên thị trường. 3 4 [...]... thức Công ty Cổ Phần và chuyển đổi sang Logo mới với tên gọi Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Nguyễn Hoàng Ngày 22/10/2007: Lễ khánh thành và chính thức đi vào hoạt động của Nhà máy Nghiên cứu và Sản xuất máy tính VIBIRD 5 Ngày 15/11/2007: Chuỗi hệ thống Bệnh viện Máy tính Quốc Tế iCARE – Trung tâm Đào tạo Công nghệ Thông tin iSPACE trực thuộc Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ. ..CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Nguyễn Hoàng 2.1.1 Sơ lược về công ty: Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Nguyễn Hoàng Tên giao dịch ngoài nước: Nguyen Hoang Investment and Developing Technology Joint-Stock Company Tên viết tắt: NHG Trụ sở chính: 207/3 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố... văn hóa công ty a Tầm nhìn Trở thành một Holding Corporation (Công Ty Cổ Phần mẹ) chuyên Đầu tư Tài chính & Phát triển Thương Mại, Dịch Vụ bằng một chuỗi Công ty thành viên và chi Nhánh tại thị trường Việt Nam với các ngành nghề mang tính sáng tạo và đột phá, trong đó lấy Giáo Dục Đào Tạo và Công Nghệ Thông Tin là ngành xương sống để phát triển và hỗ trợ các ngành khác trong hệ thống cùng phát triển. .. Tính Nguyễn Hoàng, siêu thị chuyên nghiệp đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam chuyên kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin Tháng 11/2003: Công ty khánh thành Bệnh viện Máy Tính Icare, bệnh viện chuyên khoa dành cho máy tính đầu tiên, chuyên nghiệp và duy nhất tại Việt Nam Tháng 11/2004: Nguyễn Hoàng Informatic tung ra thị trường máy tính thương hiệu Vibird được sản xuất và phát triển với công nghệ. .. nghĩa thương hiệu Trong Marketing, thương hiệu được xem là trung tâm của các công cụ Marketing vì thương hiệu chính là những gì nhà Marketing xây dựng và nuôi dưỡng để cung cấp lợi ích cho khách hàng mục tiêu của mình, Vậy thương hiệu là gì? Từ khi ra đời và phát triển, khái niệm thương hiệu cũng được thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của ngành Marketing Vì vậy, cũng có nhiều quan điểm về thương hiệu. .. và niềm tin của ngư ời tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tư ng lai Nói cách khác, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp b Phân loại thương hiệu Cách phổ biến nhất là phân thành 4 loại: * Thương hiệu cá biệt: (thương hiệu cá thể hoặc thương hiệu riêng) là thương. .. theo các thành phần của marketing-mix Trước khi lập kế hoạch truyền thông, DN cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần kể trên với mục tiêu định vị, từ đó chọn “vũ khí chính” quảng bá cho thương hiệu và khả năng phối hợp với các bộ phận khác nhau nhằm đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng 3.1.4 Những công cụ để xây dựng thương hiệu Xây dựng một thuơng hiệu mạnh, ngoài việc xây dựng và thực hiện... các cổ đông sáng lập chiếm giữ khoảng 58.03% số cổ phần 2.4 Đánh giá chung về công ty Sau 9 năm hoạt động, Nguyễn Hoàng đã khẳng định vị trí dẫn đầu trong khai phá những ý tư ng mới, đi đầu tiên phong trong phát triển công nghệ, đem đến cho người tiêu dùng những tiện ích mới với sự thoả mãn đầy đủ nhất 12 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lí luận 3.1.1 Nhận thức về thương hiệu. .. Bệnh Viện Máy Tính Quốc Tế iCARE và chiêu sinh khóa đầu tiên Tháng 12/2006: Duyệt đề án thiết kế và dự toán xây dựng công ty Nghiên cứu và Sản xuất máy tính VIBIRD Tháng 01/2007: Trường đào tạo Bác sĩ máy tính thực hành chính thức đi vào hoạt động Ngày 17/04/2007: Nhà máy nghiên cứu và sản xuất máy tính VIBIRD đã chính thức khởi công xây dựng tại quận Thủ Đức - TP HCM đi vào hoạt động từ tháng 09/2007... tiêu chí nhất định tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng giai đoạn) Ví dụ: Thai’s là thương hiệu quốc gia của Thái Lan… c Những yếu tố tác động đến thương hiệu 13  Tên thương hiệu Đây là vấn đề nhiều DN đang quan tâm hiện nay Tên thương hiệu và tên công ty được khác nhau do đối tư ng mục tiêu của chúng khác nhau Do đó tên công ty cần thể hiện: chính sách phát triển, chiến lược và khách hàng trực tiếp, chính

Ngày đăng: 19/08/2015, 20:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • a. Không đặt tên có dấu

  • b. Logo dễ liên tuởng sản phẩm

  • c. Hình tuợng tạo thiện cảm

  • d. Không chọn những khẩu hiệu chung chung

  • e. Nhạc hiệu ngắn, dễ nhớ

  • f. Bao bì nổi bật

  • 4.9. Hiệu quả hoạt động xây dựng Thương hiệu

    • 4.10.3. Giải pháp về cơ cấu phòng ban và nhân sự khối Marketing

    • 4.10.4. Giải pháp về phương pháp quản lý trong hoạt động Marketing và xây dựng Thương hiệu

    • 4.10.5. Giải pháp về công cụ, phương pháp thực hiện xây dựng Thương hiệu

    • 4.10.6. Giải pháp về kế hoạch, định hướng xây dựng Thương hiệu trong ngắn hạn và dài hạn:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan