ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM (SOUTH VINA)

77 584 1
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM (SOUTH VINA)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ những nội dung phân tích, nghiên cứu đưa ra những kết luận sau: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2007 là có hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Sản phẩm Công ty đạt chất lượng ổn định, tạo được uy tín với khách hàng, có thị trường tiêu thụ rộng với những khách hàng quen thuộc. Quy mô sản xuất lớn nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Công ty cũng đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng. Hệ thống thiết bị nhà xưởng hiện đại đã tạo được sự an tâm của người lao động trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động.Khó khăn: Công ty chỉ chú trọng thị trường xuất khẩu, chưa quan tâm thị trường trong nước. Công ty chưa có bộ phận chuyên môn nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị cổ động chưa được quan tâm đúng mức, cũng như hạn chế thông tin về đối thủ cạnh tranh vì thế khả năng cạnh tranh chưa thể sánh bằng với những công ty dẫn đầu thị trường.Do điều kiện về thời gian nghiên cứu và tư liệu tham khảo về năng lực cạnh tranh của Công ty là có giới hạn, nhưng tôi đã cố gắng đưa ra những thông tin liên quan đến khả năng cạnh tranh của Công ty, từ đó góp phần đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM (SOUTH VINA) KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TNHH Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn BHXH Bảo Hiểm Xã Hội HĐKT Hợp Đồng Kinh Tế HĐ Hợp Đồng TĐKT Thi Đua Khen Thưởng HĐKL Hội Đồng Kỹ Luật ANTT An Ninh Trật Tự HACCP Hệ Thống Phân Tích, Xác Định và Tổ Chức Kiểm Soát Các Mối Nguy Trọng Yếu trong Quá Trình Sản Xuất và Chế Biến Thực Phẩm PCCC Phòng Cháy Chữa Cháy PR Quan Hệ Công Chúng ISO 9001:2000 Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng theo Tiêu Chuẩn Quốc Tế EU Châu Âu H5N1 Một Dạng Đặc Biệt Của Cúm Gia Cầm WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới SQF Tiêu Chuẩn An Toàn Chất Lượng Thực Phẩm CPI Chỉ Số Giá Tiêu Dùng GMP Tiêu Chuẩn Thực Hành Sản Xuất Tốt SXKD Sản Xuất Kinh Doanh CP Cổ Phần CIRAD Trung Tâm Nghiên Cứu Nông Nghiệp Pháp Về Phát Triển Quốc Tế TW Trung Ương HALAL Tiêu Chuẩn Sản Phẩm Được Chấp Nhận Ở Các Nước Ả Rập BRC Tiêu Chuẩn Bán Lẻ Của Anh vii SGS Công Ty Chuyên Về Giám Định Và Chứng Nhận Hàng Hóa ASEAN Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á OZ Đơn Vị Đo Lường (1OZ bằng 28,35Gram) T o Nhiệt Độ DD Dung Dịch KCN Khu Công Nghiệp SPACE Ma Trận Đánh Giá Hoạt Động Và Vị Trí Chiến Lược SWOT Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội, Đe Dọa R&D Nghiên Cứu Và Phát Triển SOUTHVINA Công Ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam NAVICO Công Ty Cổ Phần Nam Việt MINH PHU SEAFOOD CORP Công Ty Cổ phần Thủy Hải Sản Minh Phú PHUONG NAM CO Công Ty Cổ phần Thủy Hải Sản Phương Nam HV CO Công Ty Cổ phần Hùng Vương KIM ANH CO. LTD Công Ty TNHH Kim Anh VINH HOAN CORP Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn QUOC VIET CO. LTD Công Ty TNHH Quốc Việt CASEAMEX Công Ty CP XNK Thuỷ sản Cần Thơ MINH HAI JOSTOCO Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu Minh Hải STAPIMEX Công Ty CP Thủy Sản Sóc Trăng AGIFISH CO Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An Giang CL- FISH CORP Công Ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang ANVIFISH Công Ty Cổ phần Việt An THIMACO Công Ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản Thiên Mã QVD. FOOD CO Công Ty TNHH Thực phẩm QVD Đồng Tháp viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh 16 Bảng 4.1. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 2006, 2007 28 Bảng 4.2. Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Năm 2007 29 Bảng 4.3. Tổng Hợp Nguyên Liệu Nhập Kho Năm 2007 33 Bảng 4.4. Doanh Thu Theo Thị Trường Năm 2007 34 Bảng 4.5. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Năm 2007 36 Bảng 4.6. Tình Hình Nhập Xuất Tồn Kho Thành Phẩm Năm 2007 38 Bảng 4.7. Các Chỉ Tiêu Tài Chính Năm 2007 39 Bảng 4.8. Cơ Cấu Tình Hình Lao Động Southvina 40 Bảng 4.9. 10 Công Ty Đứng Đầu Về Xuất Khẩu Thuỷ Sản Năm 2007 51 Bảng 4.10. 10 Công Ty Đứng Đầu Về Xuất Khẩu Cá Tra, Basa Năm 2007 51 Bảng 4.11. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh 58 Bảng 4.12. Ma Trận SPACE 60 Bảng 4.13. Ma Trận SWOT 62 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty 7 Hình 3.1. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của Michael E. Porter 23 Hình 3.2. Những Yếu Tố Trong Phân Tích Đối Tượng Cạnh Tranh 24 Hình 4.1. Qui Trình Chế Biến Cá Basa, Cá Tra Fillet Đông Lạnh 31 Hình 4.2. Doanh Thu Và Sản Lượng Theo Thị Trường 34 Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu 36 Hình 4.4. Hình Ảnh Ma Trận SPACE 61 x CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, đời sống người dân dần được cải thiện một cách rõ rệt. Do đó, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Người dân không chỉ quan tâm đến việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho cuộc sống mà họ còn quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình. Một bữa ăn có chất lượng phải đáp ứng được nhu cầu calo cho sinh hoạt hàng ngày. Thông thường trong một bữa ăn cơ bản của người Việt Nam luôn có cá hoặc thịt. Khi mà Gà có dịch cúm, Heo có bệnh heo tai xanh, lỡ mồm long móng, thì thủy sản có lẽ là hướng lựa chọn tốt nhất cho bữa ăn vào thời điểm hiện nay. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với hơn 3000km đường bờ biển cùng với hệ thống sông ngòi chằn chịt, rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là chăn nuôi và đánh bắt cá. Vì thế ngành công nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản đã và đang phát triển rất nhanh, thu hút nhiều doanh nghiệp với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đã tạo ra một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt. Để có thể đạt được thành công cũng như có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có được năng lực cạnh tranh nhất định. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh chính là thị trường tiêu thụ rộng lớn, có khả năng phát triển mạnh và còn phải kể đến các thị trường tiềm năng, bản thân các yếu tố nội tại của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, việc giành thị phần trên thị trường tiêu thụ thủy sản là cuộc chạy đua về các chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Vì vậy sẽ có những thách thức mới được đặt ra với ngành sản xuất này. Là một trong những công ty mới tham gia vào ngành thủy sản, mặc dù vậy sản phẩm của Công ty phần nào đã chiếm được lòng tin của khách hàng và thương hiệu Southvina cũng đã dần được biết đến. Không bằng lòng với kết quả hiện tại, Công ty luôn cố gắng đầu tư nghiên cứu, cho ra đời những sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn, hợp vệ sinh hơn để vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng, vừa có thể đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh khốc liệt của ngành thủy sản đòi hỏi Công ty phải có có một cách nhìn rõ hơn, cụ thể hơn về khả năng cạnh tranh của mình. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Viết Sản cùng với sự cho phép của ban giám đốc, Phòng kinh doanh, Phòng kế toán, Phòng nhân sự Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam (Southvina), tôi đã chọn đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam (Southvina)”. Thông qua những vấn đề trình bày trong luận văn, tôi mong muốn sẽ có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận và những giải pháp phát triển phù hợp không chỉ riêng đối với ngành sản xuất, chế biến thủy sản mà còn các ngành sản xuất khác, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong các hoạt động kinh tế. 1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu Mục tiêu chung: - Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty trên các mặt: sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm. - Tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình sản xuất khẩu kinh doanh của công ty trong những năm gần đây - Phân tích các khó khăn thuận lợi, trong sản xuất, phân phối tiêu thụ. - Đánh giá năng lực cạnh tranh. - Đề xuất một số ý kiến. 1.2.2. Nội dung 2 - Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian từ 2006-2007 Xác định được năng lực cạnh tranh và những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của Công ty. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh thông qua các chỉ tiêu so sánh, đánh giá. Đưa ra một số biện pháp để phát huy mặt mạnh, khắc phục và giải quyết những mặt khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Địa điểm nghiên cứu Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam Các công ty cùng ngành và dẫn đầu về lĩnh vực thủy sản trong cả nước. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 3/2008 đến tháng 6/2008 1.4. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm 5 chương : Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ Nêu ra những lí do, tầm quan trọng của việc đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Southvina trong giai đoạn hiện nay và đưa ra những giả thiết, lập luận ban đầu về việc sử dụng các chỉ tiêu để xác định năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đó. Chương I còn trình bày được nội dung và mục đích của đề tài cũng như phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài. Chương II: TỔNG QUAN Chương II đã nêu ra giới thiệu chung về công ty, chức năng , nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quá trình phát triển cùng những mục tiêu, nhiệm vụ đã đạt được trong năm 2007 và những mục tiêu phương hướng phát triển trong năm 2008 và thời gian tới. Ngoài ra chương II còn giới thiệu về tình hình sơ lược của Công ty, trụ sở, chi nhánh, đưa ra những thuận lợi khó khăn về tình hình vốn, cơ cấu lao động cũng như hiện trạng cơ sở vật chất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm để có một cái nhìn tổng quan về Công ty nhằm nắm bắt sơ lược những điểm mạnh, điểm yếu và có những đánh giá đầu tiên về năng lực của Công ty. 3 Chương III: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với việc nêu ra những khái niệm năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu, phương pháp nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua các ma trận, chương III cung cấp cách thức, phương pháp nhằm thực hiện mục tiêu của đề tài. Chương III còn đưa ra khái niệm cũng như giới thiệu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một công ty, bao gồm các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, chương III còn trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp nhằm đảm bảo cho việc sử dụng số liệu chính xác và đầy đủ trong quá trình phân tích. Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Thông qua việc nêu tình hình chung về hoạt động sản xuất, kinh doanh, chương IV đã đi sâu vào phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ, phân phối, tồn kho, tình hình đầu tư tài chính của Công ty trong giai đoạn năm 2006-2007. Bên cạnh đó, chương IV còn đánh giá, phân tích về các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất. Ngoài ra, chương IV còn đưa ra một cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh cũng như cơ sở xác định đối thủ cạnh tranh chính của Southvina và đánh giá chung khả năng cạnh tranh giữa Southvina và các đối thủ cạnh tranh. Chương IV còn sử dụng các ma trận để đánh giá chính xác những mặt mạnh- mặt yếu cũng như năng lực cạnh tranh nhằm đưa ra những biện pháp đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh. Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chương V đưa ra nhận xét, kết luận chung về nội dung của đề tài, đồng thời từ đó đưa ra những một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm tăng cường hoạt động cạnh tranh cho các công ty hiện nay và đối với Công ty nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. 4 [...]... với các đối thủ cạnh tranh b) Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh • Ma trận hình ảnh cạnh tranh Ma trận hình ảnh cạnh tranh là ma trận nhận diện những nhà cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu khuyết đặc biệt của họ Ma trận hình ảnh cạnh tranh không chỉ là cơ sở đánh giá vị thế cạnh tranh trên thị trường của Công ty với đối thủ cạnh tranh chủ yếu, mà còn cho thấy sự hơn kém của Công ty ở những mặt... quả của Công ty và như vậy doanh nghiệp đang sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả nhất 4.2.2 Tình hình sản xuất Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất đều cần đến một dây chuyền công nghệ, tuy nhiên mỗi một dây truyền công nghệ đều khác nhau tùy theo lọai sản phẩn mà họ sản xuất Do đó công nghệ sản xuất góp phần không nhỏ trong thành công của công ty Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam (Southvina)... của công ty Sau thời gian thi công và hoạt động thử nghiệm, tại lô 2.14 Khu Công nghiệp Trà Nóc 2, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ, Ngày 10-7-2006, Công ty TNHH Công nghiệp Thuỷ sản Miền Nam (Southvina) tổ chức Lễ Khánh thành, đồng thời đưa nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Công ty chính thức đi vào hoạt động Công ty TNHH Công nghiệp Thuỷ sản Miền Nam được xây dựng trên diện tích... rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển bản thân doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn được hiểu là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá dịch vụ... hàng, đưa doanh nghiệp Southvina phát triển bền vững lâu dài và trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu cũng như quy mô trong ngành xuất khẩu và khai thác thủy sản 14 CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lí luận 3.1.1 Năng lực cạnh tranh a) Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở... tự trong Công ty Tổ chức kiểm tra và xử lý các vi phạm điều lệ Công ty 7 Ký Hợp đồng lao động với người lao động trong Công ty Tuỳ tình hình hoạt động thực tế của Công ty, Giám đốc có thể uỷ quyền cho phó Giám đốc hoặc trưởng phòng (ban) nghiệp vụ thực hiện một số công việc nhất định Chức năng và nhiệm vụ của các Phó Giám đốc Các Phó Giám đốc Công ty là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc ủy... quả của chiến lược này vào ô WT c) Vai trò của các chỉ tiêu trong việc xác định năng lực cạnh tranh Đánh giá được những khó khăn, thuận lợi cũng như điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh Xem xét được những tác động và ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đối với doanh nghiệp Đánh giá được sự hấp dẫn của thị trường đối với doanh nghiệp và mức độ, vị thế cạnh tranh. .. chính của công ty- FS và lợi thế cạnh tranh vượt trội- CA thuôc về vị trí chiến lược bên trong của công ty, sự ổn định của môi trường –ES và sức mạnh của ngành- IS thuộc vào vị trí chiến lược bên ngoài của công ty Bốn khiá cạnh này là quan trọng nhất cho sự xác định chiến lược chung của một tổ chức Từ đó tạo thành 4 góc cho thấy 4 xu thế thích hợp cho một công ty (tấn công, thận trọng, phòng thủ, cạnh tranh) ... yếu tố đó với điểm phân loại tương ứng của công ty, tổng điểm này có điểm từ 1 đến 4 Bảng 3.1 Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh CÁC YẾU TỐ Mức độ THÀNH CÔNG quan trọng Công ty mẫu Điểm hạng Công ty cạnh tranh 1 Xếp Công ty cạnh tranh 2 Xếp Điểm hạng Xếp Điểm hạng Liệt kê các yếu tố Tổng cộng • Ma trận đánh giá hoạt động và vị trí chiến lược SPACE Ma trận SPACE là một công cụ hoạch định chiến lược quan trọng... đối thủ cạnh tranh mới Trong ngành Người cung cấp Khả năng ép giá Khả năng ép giá Khách hàng Sự tranh đua giữa các doanh nghiệp hiện có Nguy cơ bị các sản phẩm (dịch vụ) thay thế Sản phẩm thay thế Giáo trình: Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đây là lực lượng sắp tham gia vào ngành và sẽ cạnh tranh với doanh nghiệp chính vì thế mà các đối thủ tiềm năng này

Ngày đăng: 19/08/2015, 19:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan