ỨNG DỤNG kỹ THUẬT GHI điện não NGHIÊN cứu CHỨC NĂNG THẦN KINH TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG của CÔNG NHÂN cột CAO THÔNG TIN

4 252 0
ỨNG DỤNG kỹ THUẬT GHI điện não NGHIÊN cứu CHỨC NĂNG THẦN KINH TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG của CÔNG NHÂN cột CAO THÔNG TIN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y H Ọ C TH Ự C HÀNH (914) - S Ố 4 /2014 188 ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GHI ĐIỆN NÃO NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG THẦN KINH TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN CỘT CAO THÔNG TIN TRỊNH HOÀNG HÀ - Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Nghiên cứu cắt ngang có so sánh được tiến hành trên 36 công nhân cột cao thông tin và 34 đối tượng đối chứng trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự giảm sút có ý nghĩa thống kờ một số chỉ tiờu trờn điện nóo đồ của công nhân cột cao thông tin ở trước ca so với sau ca làm việc trên cao: Biên độ sóng Alpha từ 25,03  7,36  V giảm cũn 18,69  6,39  V; Chỉ số sóng Alpha từ 45,14  14,27% giảm cũn 39,04  12,23%; Thời gian dập tắt sóng Alpha từ 0,053  0,013s kéo dài lên 0,078  0,014s; Thời gian phục hồi sóng Alpha từ 0,399  0,013s kéo dài lên 0,570  0,016s. Điện nóo đồ là kỹ thuật có giá trị trong nghiên cứu đánh giá tâm sinh lý và mệt mỏi trong lao động trí tuệ. SUMMARY Cross-sectional studies have been conducted to compare 36 workers working with high informatic poles and 34 individuals as control in Vietnam Post and Telecommunication Group. The study results show that there was statistically significant decrease on some indicators of the EEG of workers before working with high informatic poles in comparison with after that. Alpha wave amplitute from 25.03  7.36  V downed to 18.69  6.39  V; Alpha wave index from 45.14  14.27 % decreased to 39.04  12.23%, Alpha waves extinguish time from 0.053  0.013s prolonged to 0.0780  0.014s; Alpha waves recovery time from 0.399  0.013s extended to 0.570  0.016s. EEG technique is valuable in evaluation studies on physiology and fatigue chracteristics of intellectual work. ĐẶT VẤN ĐỀ Công nhân cột cao thông tin (CNCCTT) thuộc Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (TĐBCVTVN) làm công việc: xây lắp, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cột cao anten và các thiết bị trên cột có độ cao từ 6,5 đến 120m. Độ cao, yêu cầu kỹ thuật chính xác trong điều kiện vi khí hậu khắc nghiệt ngoài trời và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi bức xạ điện từ tần số Radio từ anten, luôn là áp lực về thần kinh tâm lý, thể lực đối với CNCCTT. Theo thông báo của TĐBCVTVN, tai nạn lao động do làm việc trờn cao chiếm khoảng 30%ữ40% trong tổng số tai nạn trong toàn ngành. Vỡ vậy, cột cao thông tin được Ngành Bưu Điện và Nhà nước xếp vào loại lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và được đề xuất xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn đặc thù. Từ năm 1986, OSHA (Occupational Safety and Health Administration) Mỹ đó đề nghị sửa đổi Luật về phũng trỏnh ngó nghề nghiệp. Nhỡn chung, luật yờu cầu cụng nhõn làm việc ở nơi nguy cơ ngó cao (từ 1,8m trở lờn) phải được cung cấp các thiết bị phũng ngừa hoặc ngặn chặn ngó nghề nghiệp. Theo thống kờ tại Mỹ năm 1994, trong 6067 trường hợp tử vong ở nam, ngó cao chiếm 10,3%; tỷ lệ ngó bắt đầu tăng cao ở tuổi 45 - 54 và tăng cao hơn ở tuổi trên 55 [5,6]. Việc nghiên cứu điều kiện lao động và sức khỏe công nhân làm việc trên cao ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn do thiếu các thiết bị hiện đại để thu thập thông tin khách quan ở giai đoạn tiền lâm sàng. Vỡ vậy, cho đến hiện nay, chúng ta vẫn chưa thống nhất được các tiêu chuẩn tuyển chọn sức khỏe phù hợp với nghề này, đặc biệt là các tiêu chuẩn về tâm sinh lý. Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu sau: - Góp phần đánh giá sự biến đổi chức năng thần kinh của CNCCTT trong ca lao động. - Trên cơ sở đó đề xuất hướng nghiên cứu mới nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe CNCCTT. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là cán bộ công nhân viên làm việc tại đơn vị nghiên cứu được chọn trong TĐBCVTVN, đối tượng được chia làm 2 nhóm: - Nhóm chủ cứu: là CNCCTT. - Nhóm đối chứng: là công nhân viên làm công tác hành chính ương ứng mọi điều kiện, nhưng không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ của nghề CNCCTT. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu ngang có so sánh 2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc so sánh khác biệt giữa hai trị số trung bỡnh như sau:   2 2 2 21 2 ,     Znn Trong đó:  là độ lệch chuẩn;  là sự khỏc biệt giữa hai số trung bỡnh trước và sau ca lao động.  2 (, ) là mức ý nghĩa thống kờ, tra bảng 10,5. Tham khảo các nghiên cứu trước, chọn độ lệch chuẩn của biên độ sóng  là 6V và sai khỏc nhau giữa hai trị số trung bỡnh của iên độ sóng  là 5V. Thay vào công thức tính được số đối tượng nghiên cứu tối thiểu là 30,24 làm trũn là 31 đối tượng cho mỗi nhóm nghiên cứu. 2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin: - Ghi điện nóo đồ bằng máy kỹ thuật số NEUROFAX- Nhật, theo phương pháp lưỡng cực tại 4 vùng trán, đỉnh, chẩm, thái dương (hai bên phải và trái). Các nghiệm pháp chức năng được sử dụng trong khi ghi điện nóo là mở mắt - nhắm mắt và thở sõu 2 phỳt. Tại thời điểm trước và sau ca làm việc trên cao. - Khi phân tích điện nóo, đó tiến hành phõn loại điện nóo và tớnh toỏn cỏc thụng số tần số, biờn độ Y H Ọ C TH Ự C HÀNH (914) - S Ố 4 /2014 189 và chỉ số của các sóng điện nóo chủ yếu là súng Alpha. 2.4. Phương pháp thống kê xử lý số liệu: trên Epi-Info 6.4. và SPSS. 2.5. Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu tuân thủ theo quy định và được Hội đồng đạo đức của Bệnh viện Bưu điện thông qua trước khi tiến hành. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Các chi số cơ bản của sóng Alph trên điện nóo đồ Bảng 1: Tần số sóng Alpha trên điện nóo đồ của CNCCTT và đối chứng. Nhóm nghiên cứu ĐV tính Trư ớc ca Sau ca p X  X  Chủ cứu (n=36) CK/s 11,19 1,22 10,46 0,82 0,05 Đối chứng (n=34) CK/s 10,06 1,29 10,00 1,52 0,05 p  0,05  0,05 Ở thời điểm sau ca lao động, tần số sóng  của CNCCTT và nhóm đối chứng đều giảm hơn so với trước ca. Tuy nhiên, sự khác nhau này chưa có ý nghĩa thống kờ. Bảng 2: Biên độ sóng Alpha trên điện nóo đồ của CNCCTT và đối chứng. Nhóm nghiên cứu ĐV tính Trước ca Sau ca p  X   X  Chủ cứu (n=36) V 25,03 7,36 18,69 6,39 0,05 Đối chứng (n=34) V 27,94 10,32 24,77 10,92 0,05 p >0,05 0,05 - Tại thời điểm trước ca Biên độ sóng Alpha của CNCCTT thấp hơn so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, sự khác nhau này chưa có ý nghĩa thống kờ. - Tại thời điểm sau ca lao động, biên độ sóng Alpha của CNCCTT giảm thấp hơn so với trước ca có ý nghĩa thống kờ. Đặc biệt là biên độ sóng Alpha của CNCCTT giảm thấp nhiều hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kờ. Trong khi đó, biên độ sóng Alpha của nhóm đối chứng cũng giảm thấp hơn so với trước ca. Tuy nhiên, sự khác nhau này chưa có ý nghĩa thống kờ. Bảng 3: Chỉ số sóng Alpha trên điện nóo đồ của CNCCTT và đối chứng. Nhóm nghiên cứu ĐV tính Trước ca Sau ca p X  X  Chủ cứu (n=36) % 45,14 14,27 39,04 12,23 0,05 Đối chứng (n=34) % 51,62 112,4 1 52,67 14,09 0,05 p <0,05 0,001 - Tại thời điểm trước ca chỉ số sóng Alpha của CNCCTT thấp hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kờ. - Tại thời điểm sau ca lao động, chỉ số sóng Alpha của CNCCTT giảm thấp hơn so với trước ca có ý nghĩa thống kờ. Đặc biệt là chỉ số sóng Alpha của CNCCTT giảm thấp nhiều hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kờ. Trong khi đó, chỉ số sóng Alpha của nhóm đối chứng lại có xu hướng tăng hơn so với trước ca. Tuy nhiên, sự khác nhau này chưa có ý nghĩa thống kờ. 2. Kết quả Các nghiệm pháp chức năng Bảng 4: Thời gian dập tắt sóng Alpha (T 1 ) của CNCCTT và đối chứng. Nhóm nghiên cứu ĐV tính Trước ca Sau ca p X  X  Chủ cứu (n=36) s 0,053 0,013 0,078 0,014 0,01 Đối chứng (n=34) s 0,059 0,012 0,064 0,017 0,05 p >0,05 <0,05 - Tại thời điểm trước ca, thời gian dập tắt sóng  của CNCCTT ngắn hơn nhóm đối chứng. Tuy nhiên, sự khác nhau này chưa có ý nghĩa thống kờ. - Tại thời điểm sau ca lao động, thời gian dập tắt sóng  của CNCCTT bị kéo dài hơn so với trước ca có ý nghĩa thống kờ. Đặc biệt là thời gian dập tắt sóng  của CNCCTT kéo dài nhiều hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kờ. Trong khi đó, thời gian dập tắt sóng  của nhóm đối chứng cũng bị kéo dài nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Bảng 5: Thời gian phục hồi sóng Alpha (T 2 ) của CNCCTT và đối chứng. Nhóm nghiên cứu ĐV tính Trước ca Sau ca p X  X  Chủ cứu (n=36) s 0,399 0,013 0,570 0,016 0,01 Đối chứng (n=34) s 0,277 0,019 0,280 0,016 0,05 p >0,05 <0,01 - Tại thời điểm trước ca, thời gian phục hồi sóng  của CNCCTT dài hơn nhóm đối chứng. Tuy nhiên, sự khác nhau này chưa có ý nghĩa thống kờ. - Tại thời điểm sau ca lao động, thời gian phục hồi sóng  của CNCCTT bị kéo dài hơn so với trước ca có ý nghĩa thống kờ. Đặc biệt là thời gian phục hồi sóng  của CNCCTT kéo dài nhiều hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kờ. Trong khi đó, thời gian phục hồi sóng  của nhóm đối chứng cũng bị kéo dài nhưng chưa có ý nghĩa thống kờ. BÀN LUẬN Điện nóo đồ là một đường cong ghi lại các biến thiên của điện sinh học do nóo phỏt ra trong quỏ trỡnh hoạt động. Điện nóo đồ có vai trũ quan trọng trong nghiờn cứu y học, nú cho phộp đánh giá trực tiếp trạng thái chức năng của nóo cú liờn quan đến các quá trỡnh hoạt động tâm sinh lý. Theo Malkin V.B. (1978) điện nóo đồ là chỉ tiêu vững chắc biểu hiện các nét cá nhân của chân dung tâm sinh lý. Ngày nay, do tiến bộ khoa học và điều kiện kinh tế tốt hơn nên điện nóo đồ được ứng dụng rộng rói hơn trong nghiên cứu đánh giá chức năng, đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý và mệt mỏi trong lao động và đánh giá hiệu quả các biện pháp nghỉ ngơi tích cực, luyện tập phục hồi sức khoẻ [4]. Điện nóo nền được ghi trong trạng thái tương đối yên tĩnh, không có sự căng thẳng thần kinh tâm lý. Như vậy, bản điện nóo ghi trước ca trong nghiên cứu Y H Ọ C TH Ự C HÀNH (914) - S Ố 4 /2014 190 của chúng tôi được coi như là một bản điện nóo nền, nú cho phộp ta xỏc định các chỉ số cơ bản như tần số, biên độ trung bỡnh, chỉ số Alpha, Beta, và phõn loại điện nóo đồ tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Mặt khỏc, chỳng tụi cũn sử dụng cỏc nghiệm phỏp chức năng sau khi ghi điện nóo nền để nghiên cứu thời gian đáp ứng (T 1 ) và thời gian phục hồi (T 2 ) của điện nóo với kớch thớch bằng ỏnh sỏng, nghiệm phỏp này cho phộp xỏc định tính phản ứng, độ năng động và tính hưng phấn của hệ thần kinh [4]. Tần số, biên độ và chỉ số sóng Alpha phản ánh khách quan khả năng hoạt động đồng bộ, bỡnh thường của nóo người. Trong tỡnh trạng mệt mỏi hoặc quỏ căng thẳng thỡ cả tần số, biờn độ và chỉ số Alpha đều giảm sút, trong đó biên độ và chỉ số Alpha có độ nhạy và đặc hiệu cao hơn [3,4,8]. Kết quả nghiên cứu (bảng 1,2,3) cho thấy, tại thời điểm sau ca lao động, biên độ và chỉ số Alpha của CNCCTT giảm thấp hơn so với trước ca có ý nghĩa thống kờ. Đặc biệt là tại thời điểm sau ca lao động, biên độ và chỉ số Alpha của CNCCTT giảm thấp nhiều hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kờ. Trong khi đó, ta chưa thấy có sự khác biệt rừ ràng ở nhúm đối chứng tại thời điểm sau ca so với trước ca. Điều này thể hiện rừ sự căng thẳng và mệt mỏi của CNCCTT trong quỏ trỡnh lao động trên cao. Nhận định này phù hợp với kết luận của Nguyễn Văn Oai và cs (2002) khi nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn CNCCTT trong ngành Bưu Điện [1,2]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả chủ yếu vẫn sử dụng các trắc nghiệm theo mẫu soạn sẵn nên bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố chủ quan như chú ý, trí nhớ, thời gian thính thị - vận động đơn giản, Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Vũ Khắc Khoan [3] nghiên cứu sức khoẻ Phi công và công nhân công tác trên không cho biết, không có sự khác biệt về tần số sóng điện nóo của nhúm nghiờn cứu (Phi cụng và Điện báo viên) với nhóm chiến sĩ đối chứng, nhưng có sự khác nhau về biên độ và đặc biệt là chỉ số nhịp Alpha. Biên độ và chỉ số Alpha của nhóm nghiên cứu thấp hơn, thể hiện căng thẳng thần kinh tâm lý của nhúm nghiờn cứu (Phi cụng và Điện báo viên) với nhóm đối chứng. Tác giả cũng cho biết biên độ và chỉ số Alpha của Phi công và Điện báo viên quân sự kém hơn Phi công và Điện báo viên dân sự. Khi đánh giá sự biến đổi điện nóo đồ trong lao động tác giả cho biết, điện nóo của Phi cụng sau cỏc chuyến bay: tần số của cỏc nhịp súng điện nóo biến đổi không có ý nghĩa thống kê, biên độ nhịp Alpha giảm có ý nghĩa ngay sau lần bay đầu tiên. Chỉ số nhịp Alpha giảm cú ý nghĩa ngay sau lần bay thứ nhất và tiếp tục giảm rừ sau cỏc lần bay thứ 2, thứ 3 [3]. Để tỡm hiểu sõu hơn về bản chất và mức độ biến đổi, chúng tôi đo thời gian đáp ứng (T 1 ) và thời gian phục hồi (T 2 ) của sóng alpha với kích thích ánh sáng (xem chi tiết kết quả bảng 4 và 5) cho thấy, sau khi lao động trên cao, cả thời gian T 1 và T 2 của CNCCTT đều bị kéo dài hơn so với trước ca và kéo dài hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kờ. Trong khi đó ta chưa thấy sự khác biệt này ở nhóm đối chứng. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu các đối tượng làm việc trên cao trên cao của Vũ Khắc Khoan (1995), cho thấy, thời gian đáp ứng T 1 và thời gian hồi phục T 2 sau lao động bị kéo dài hơn so với trước lao động có ý nghĩa thống kờ [3]. Theo y văn trong nước và thế giới, có nhiều kỹ thuật nghiên cứu căng thẳng thần kinh tâm lý nghề nghiệp và mệt mỏi trong quỏ trỡnh lao động như điều tra tâm sinh lý bằng bảng cõu hỏi soạn sẵn, Sipelberger test; cỏc trắc nghiệm tõm lý, bao gồm trớ nhớ, chỳ ý, phản xạ thính thị - vận động, tốc độ xử lý thông tin, tư duy logic,…Nhỡn chung, cỏc nghiệm phỏp này đều dễ triển khai thực hiện tại hiện trường và ít tốn kém nhưng cùng mắc nhược điểm là bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan từ cả hai phía người lao động và cán bộ nghiên cứu. Để khắc phục nhược điểm này, gần đây các nhà khoa học sử dụng các thiết bị, máy móc hiện đại để thu thập thông tin chính xác và khách quan hơn như máy điện tim trong thống kê toán học nhịp tim, máy ghi điện nóo đồ, Mặt khác, chúng ta có thể sử dụng một số nghiệm pháp kích hoạt để phát hiện được những dấu hiệu bất thường tiềm ẩn như nghiệm pháp gắng sức trong ghi điện tâm đồ, nghiệm pháp hít thở sâu, nghiệm pháp ánh sáng, như thời gian đáp ứng T 1 và thời gian hồi phục T 2 như đó bàn ở trên. Tóm lại, hiện nay thiết bị ghi điện nóo đó được ứng dụng khá phổ biến nên việc sử dụng kỹ thuật này trong nghiên cứu đánh giá tâm sinh lý lao động và nghỉ nghơi tích cực là khả thi, độ nhạy cao và cho kết quả tin cậy. Đặc biệt, kỹ thuật này hiệu quả trong các trường hợp biến đổi chưa thể hiện trên lâm sàng và nghiên cứu can thiệp. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Biến đổi một số chỉ số cơ bản trên điện nóo đồ của CNCCTT thể hiện giảm sút chức năng thần kinh, mệt mỏi trong ca làm việc trên cao như sau: - Tại thời điểm sau ca làm việc trên cao, biên độ và chỉ số sóng Alpha trên điện nóo đồ của CNCCTT giảm thấp so với trước ca và giảm thấp hơn với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kờ. - Thời gian đáp ứng (T 1 ) và thời gian phục hồi (T 2 ) trên điện nóo của CNCCTT tại thời điểm sau ca bị kéo dài hơn so với trước ca và kéo dài hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kờ. 2. Cần tăng cường các biện pháp chăm sóc sức khoẻ CNCCTT như áp dụng các biện pháp nghỉ ngơi tích cực, khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm các bệnh lý có tính chất nghề nghiệp để điều trị kịp thời. 3. Tiếp tục áp dụng kỹ thuật ghi điện nóo đồ nghiên cứu biên soạn tiêu chuẩn sức khoẻ tuyển chọn phù hợp với nghề CNCCTT nói riêng để hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp đảm bảo an toàn hơn, năng suất hơn trong lao động và nghiên cứu đánh giá tâm sinh lý và mệt mỏi trong lao động trí tuệ nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Oai, Phạm Thị Hiền (2002), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn Công nhân cột cao thông tin, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội. Y H Ọ C TH Ự C HÀNH (914) - S Ố 4 /2014 191 2. Nguyễn Văn Oai, Trinh Hoàng Hà (2002), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn Công nhân cáp kim loại, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội. 3. Vũ Khắc Khoan (1995), Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ sức khoẻ Phi công và nhân viên công tác trên không, nhằm góp phần bảo đảm an toàn và kéo dài tuổi bay, Báo cáo kết quả nghiờn cứu khoa học cấp Bộ Quốc phũng, Hà Nội. 4. Stykan O.A. (1998), Điện nóo đồ trong lâm sàng, tài liệu dịch, Học viện Quân Y, Hà Nội. 5. Charles N, Jeffress (1999), Fall protection. Occupational Safety and Health Aministration (OSHA). US. Derpartement of labor. Federal Register: 64, 38077- 38086, 1999, Jyly, 12 pages. 6. Gray Davis (1995), Fall Protection. Departement of Industrial relation Division of Occupational Safety and Health, State of California. 7. Kawakami N., Haratani T. (1999), Epideminology of job stress and health in Japan: Review of current evidence and future direction. Industrial health, Vol.37 N 0 2, pp.174-186. 8. Phoon W.O. (1998), Practical occupational health, PG publishing, Singapore – Hongkong – New Dehli. . 188 ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GHI ĐIỆN NÃO NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG THẦN KINH TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN CỘT CAO THÔNG TIN TRỊNH HOÀNG HÀ - Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Nghiên. PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là cán bộ công nhân viên làm việc tại đơn vị nghiên cứu được chọn trong TĐBCVTVN, đối tượng được chia làm 2 nhóm: - Nhóm chủ cứu: . Thay vào công thức tính được số đối tượng nghiên cứu tối thiểu là 30,24 làm trũn là 31 đối tượng cho mỗi nhóm nghiên cứu. 2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin: - Ghi điện nóo đồ bằng máy kỹ thuật

Ngày đăng: 19/08/2015, 15:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan