Bài giảng Cơ sở hạ tầng thương mại điện tử Topica

24 851 3
Bài giảng Cơ sở hạ tầng thương mại điện tử Topica

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện t ử ICT401_Bài 2_v1.0013101225 25 BÀI 2: CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Thương mại điện tử hiểu một cách đơn giản chính là việc tiến hành các hoạt động thương mại bằng các phương tiện điện tử có sử dụng đến các công cụ thanh toán điện tử trên môi trường Internet. Chính vì vậy để phát triển thương mại điện tử phải xây dựng và phát triển một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hay chính là xây dựng “xương sống” cho thương mại điện tử. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thương mại điện tử bao gồm xây dựng và phát triển mạng Internet, công cụ thanh toán trực tuyến, đặc biệt quan tâm tới xây dựng cơ sở hạ tầng bảo mật trong thương mại điện tử. Ngoài ra đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới nhưng lại phát triển nhanh nên bên cạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý nhằm tạo hành lang cho phát triển thương mại điện tử. Mục tiêu Nội dung Sau khi học xong bài học, bạn sẽ nắm được:  Cơ sở hạ tầng luật pháp: Bao gồm luật mẫu về thương mại điện tử UNCITRAL – đây là nguồn luật đầu tiên của tổ chức quốc tế và là nguồn luật mẫu cho xây dựng các nguồn luật của các quốc gia trên thế giới; Luật chữ ký điện tử và một số tập quán thương mại.  Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Internet, intranel, extranel, world wide web.  Cơ sở hạ tầng thanh toán: Cơ sở hạ tầng thẻ thanh toán, các giải pháp thanh toán  Bảo mật trong thương mại điện tử Thời lượng học  5 tiết  Cơ sở hạ tầng pháp lý  Luật về thương mại điện tử  Luật về chữ ký điện tử  Tập quán về thương mại điện tử  Quyền sở hữu trí tuệ  Cơ sở hạ tầng kỹ thuật  Internet  Intranet  Extranet  World wide web  Cơ sở hạ tầng thanh toán  Bảo mật trong thương mại điện tử Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện t ử 26 ICT401_Bài 2_v1.0013101225 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống: Lợi ích của mạng Extranet của General Motor GM là công ty hàng đầu thế giới về sản xuất xe ô tô. Những yêu cầu chi tiết về nguyên liệu cần thiết sẽ được gửi bằng email tới các nhà cung cấp tiềm năng, các nhà cung cấp này sau đó sẽ đưa ra giá thầu, và GM sẽ lựa chọn người thắng nếu nhà cung cấp đưa ra giá đủ thấp. Nếu tất cả các giá thầu đều quá cao, vòng mời thầu thứ hai hoặc thứ ba sẽ được mở ra. Trong vài trường hợp, quá trình này kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng trước khi GM tin rằng đã đạt được một hợp đồng tốt nhất cả về giá cả và chất lượng. Những chi phí chuẩn bị cho việc ra giá thầu khiến nhiều nhà thầu không thể đưa ra lời mời, do đó việc số lượng nhà cung cấp tham gia ít hơn số lượng tối ưu dẫn tới việc GM sẽ phải trả giá cao hơn. Để giải quyết vấn đề liên kết giữa các nhà phân phối và cung cấp, GM đã thiết lập một hệ thống Extranet được gọi là ANX (Automotive Network Exchange). Hệ thống ANX - được các nhà sản xuất ô tô khác ủng hộ đã phát triển thành website trao đổi giữa các consortium covisint.com. Trong phiên bán đấu giá ngược online đầu tiên, GM đã mua được một lượng lớn túi khí bằng cao su dùng cho ô tô. Giá GM phải trả thấp hơn giá công ty đã trả cho sản phẩm tương tự trước kia bằng hình thức đấu thầu truyền thống. Câu hỏi Lợi ích mà General Motor đã có khi sử dụng mạng Extranet? Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện t ử V1.0 27 2.1. Cơ sở hạ tầng pháp lý Thương mại điện tử ngày càng phát triển thì yêu cầu xây dựng cơ sở pháp lý lại ngày càng cấp thiết để đảm bảo cho phát triển thương mại điện tử được bền vững. UNCITRAL, WIPO và ủy ban Châu Âu là những tổ chức năng động trong việc ban hành các luật mẫu, văn bản quy phạm và hướng dẫn quốc tế liên quan tới hoạt động thương mại điện tử. 2.1.1. Luật về thương mại điện tử Luật mẫu về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce)  Luật mẫu về Thương mại điện tử được Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) ban hành vào ngày 12/06/1996 và được sửa đổi bổ sung Điều 5 vào năm 1998. Luật mẫu thương mại điện tử UNCITRAL ban hành nhằm mục đích đơn giản hóa các hoạt động thương mại điện tử bằng cách cung cấp các qui định và luật pháp được chấp thuận rộng rãi trên qui mô quốc tế và có thể được các quốc gia sử dụng trong việc cải thiện hệ thống luật pháp trong môi trường điện tử.  Mục tiêu của luật mẫu về thương mại điện tử là giúp các quốc gia hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử cũng như đóng vai trò là nguồn luật tham khảo để giải thích cho các công ước quốc tế và là công cụ để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tất cả các quốc gia cần xem việc sử dụng luật mẫu như tài liệu tham khảo trước khi ban hành các đạo luật mới hoặc sửa đổi các quy định hiện hành, phải tính đến sự c ần thiết phải đảm bảo sự thống nhất của các quy định pháp luật về sử dụng các phương tiện truyền thông và lưu giữ thông tin mới thay thế cho các tài liệu bằng giấy.  Luật mẫu được chia làm hai phần với 17 điều khoản: o Phần I là những vấn đề chung của thương mại điện tử, bao gồm 15 điều, được phân bổ trong 3 chương.  Chương I gồm 4 điều đưa ra các điều khoản chung như đưa ra các lĩnh vực ứng dụng, các định nghĩa về thương mại điện tử, cũng như việc áp dụng theo từng hợp đồng cụ thể. Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện t ử 28 ICT401_Bài 2_v1.0013101225  Chương II gồm 6 điều về việc áp dụng các qui định luật pháp đối với thông điệp dữ liệu. Trong đó, Điều 5 là công nhận pháp lý đối với các thông điệp dữ liệu.  Chương III gồm 5 điều đề cập tới việc trao đổi các thông điệp dữ liệu. o Phần II nói về thương mại điện tử trong từng lĩnh vực cụ thể gồm 2 điều liên quan tới việc chuyên chở hàng hóa. Điều 16 quy định các hành vi liên quan đến hợp đồng vận tải hàng hoá, Điều 17 liên quan tới các chứng từ vận chuyển hàng hoá. Các nguồn luật về thương mại điện tử của EU  Xét về tốc độ phát triển và ứng dụng thương mại điện tử trên thế giới thì liên minh Châu Âu đứng ngay sau Mỹ, gã khổng lồ trong lĩnh vực thương mại điện tử. Các quốc gia trong liên minh Châu Âu đã có những đạo luật thương mại điện tử riêng của quốc gia mình.  Ngày 8/6/2000 liên minh Châu Âu có ban hành một chỉ thị về thương mại điện tử số 2000/31/EC. Mục đích của việc ban hành chỉ thị là nhằm thống nhất hệ thống luật pháp của các nước thành viên để thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các quốc gia thành viên. Luật thống nhất về giao dịch điện tử của Mỹ (UETA) Luật thống nhất về giao dịch điện tử của Mỹ gồm có 21 điều khoản điều chỉnh các vấn đề về bản ghi điện tử và chữ ký điện tử; hợp đồng điện tử, trọng tài; bản gốc; thời gian nhận gửi các các bản ghi điện tử; vai trò của cơ quan chính phủ trong việc chấp nhận hay cấm. Luật giao dịch điện tử của Việt Nam  Theo xu thế phát triển thương mại điện tử của các quốc gia và khu vực, vào cuối năm 2005, Việt Nam cũng ban hành Luật giao dịch điện tử. Luật giao dịch điện tử của Việt Nam đã đề cập tới: Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu điện tử, giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng từ điện tử; hợp đồng điện tử; giao dịch điện tử của các cơ quan nhà nước; bảo mật, an toàn, an ninh; sở hữu trí tuệ trong giao dịch điện tử thuộc các lĩnh vực dân sự, thương mại, hành chính và các lĩnh vực khác. Luật giao dịch điện tử Việt Nam gồm 8 chương, 54 điều. Trong Điều 4 của luật giao dịch điện tử đã đưa ra một số định nghĩa: “Giao dịch điện tử là các giao dịch bằng các phương tiện điện tử” trong đó “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”. Luật giao dịch điện tử năm 2005 lần đầu tiên chấp nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu điện tử và chứng từ điện tử. Theo luật giao dịch: “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”.  Sau khi Luật giao dịch điện tử đi vào hiệu lực được 3 tháng thì Việt Nam ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP vào ngày 9/6/2006. Nghị định 57 thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương với chứng từ truyền thống trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Nghị định này là cơ sở giải quyết các tranh chấp, bảo vệ hợp pháp các bên tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử. Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện t ử V1.0 29  Ngoài Luật giao dịch điện tử và Nghị định về thương mại điện tử, Việt Nam còn ban hành một số nghị định điều chỉnh chi tiết cho từng lĩnh vực trong quá trình triển khai hoạt động thương mại điện tử như: Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính và Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng cùng một số các thông tư nhằm hướng dẫn chi tiết cho từng hoạt động lĩnh vực trong hoạt động giao dịch điện tử . 2.1.2. Luật về chữ ký điện tử  Luật mẫu về chữ ký điện tử được Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) ban hành vào ngày 5/7/2001. Mục đích của việc ban hành Luật mẫu chữ ký điện tử là nhằm mục đích đem lại một khuôn khổ pháp lý điều chỉnh đối với việc sử dụng chữ ký điện tử.  Luật mẫu về chữ ký điện tử là tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật giữa chữ ký điện tử và chữ ký viết tay. Luật mẫu có cách tiếp cận với các vấn đề công nghệ một cách trung lập, tránh sử dụng những từ ngữ kỹ thuật chuyên ngành. Luật mẫu còn là các qui định cơ bản để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của người ký, người nhận và bên thứ ba tham gia vào quá trình ký điện tử.  Luật mẫu chữ ký điện tử được xây dựng trên nền tảng Điều 7 của Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL. Luật mẫu về chữ ký điện tử gồm 12 điều khoản. Theo đó thì “Chữ ký điện tử là các dữ liệu dưới dạng điện tử, được ký hoặc có liên quan một cách logic tới các thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử dùng để nhận ra người ký thông điệp dữ liệu hoặc sự nhất trí của người ký trong thông điệp dữ liệu” [Điều 2].  Theo Luật chữ ký điện tử của Mỹ, định nghĩa chữ ký điện tử một cách chi tiết là: “Chữ ký điện tử là âm thanh, hình ảnh hay quá trình, được gắn và có liên quan tới hợp đồng hoặc bất cứ bản ghi và được ký hay ghi bởi một người”. Chữ ký điện tử hơn chữ ký viết tay ở chỗ nó có thể được sử dụng bởi cá nhân hoặc cơ quan thẩm định để nhận ra ai là người gửi thông điệp hoặc ai là người ký vào thông điệp. Chữ ký số chỉ là một phần của chữ ký điện tử. Chú ý Thứ nhất, Luật mẫu về chữ ký điện tử đã cung cấp các tiêu chuẩn để nhận ra đâu là chữ ký điện tử về mặt pháp lý mà không quan tâm tới công nghệ được sử dụng. Thứ hai, Luật mẫu chứ ký điện tử không giải quyết các vấn đề liên quan tới trách nhiệm của các bên tham gia vào hệ thống ký điện tử. Việc quy trách nhiệm cho các bên sẽ đượ c áp dụng theo các văn bản luật pháp khác. Luật mẫu chỉ đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá việc tham gia của các bên, bao gồm người ký, cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực, bên xác thực. Thứ ba, quan trọng nhất, Luật mẫu này khẳng định rằng chữ ký điện tử có chức năng tương đương chữ ký viết tay.  Luật mẫu về chữ ký điện tử là nguồn luật tham khảo chung cho các quốc gia về điều chỉnh chữ ký điện tử trong các thông điệp dữ liệu. Ngoài ra, các quốc gia cũng ban hành những văn bản qui phạm pháp luật riêng điều chỉnh chữ ký số. Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện t ử 30 ICT401_Bài 2_v1.0013101225 o Mỹ đã ban hành Luật chữ ký điện tử trong các giao dịch thương mại toàn cầu và quốc gia vào năm 2000; Luật chữ ký số và thẩm định chữ ký điện tử; Luật giao dịch điện tử thống nhất o Ủy ban Châu Âu đã đưa ra chỉ thị về chữ ký điện tử số 1999/93/EC gồm 15 điều. Ủy ban Châu Âu cũng công nhận chữ ký điện tử là tương đương như chữ viết. Chữ ký điện tử có vai trò chứng minh bản gốc của thông điệp, chứng minh liệu thông điệp có bị thay đổi hay không và sử dụng các mã hóa để đảm bảo tính bảo mật của thông điệp. Ngoài ra các nước trong khu vực Ủy ban Châu Âu cũng có những văn bản pháp qui riêng của quốc gia điều chỉnh chữ ký điện tử. Như Anh có luật giao dịch điện tử năm 2000, các qui định về chữ ký điện tử năm 2002. Đức có Luật chữ ký điện tử được ban hành vào năm 2001 và sửa đổi vào năm 2005. o Nhật Bản ban hành văn bản pháp Luật liên quan tới chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử vào năm 2000. o Việt Nam ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh về chữ ký điện tử như Luật giao dịch điện tử năm 2006; Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về việc thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Trong Luật giao dịch điện tử 2006 có hẳn riêng một chương 3 đề cập đến vấn đề chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử. Trong chương này có đề cập tới giá trị pháp lý của chữ ký điện tử (gồm 7 điều – từ Điều 21 đến Điều 27); Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (gồm 4 điều từ Điều 28 đến Điều 31); Quản lý chứng thực chữ ký điện tử (Điều 32). Theo luật giao dịch điện tử của Việt Nam “Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lôgic với thông điệp dữ liệ u, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký”. Tóm lại, việc chữ ký điện tử được chấp nhận về mặt giá trị pháp lý theo qui định của Luật mẫu về chữ ký điện tử của Ủy ban liên hiệp quố c đã giúp cho hoạt động thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển về qui mô, giá trị. Chữ ký điện tử được chấp nhận về mặt giá trị pháp lý cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận giá trị pháp lý của các hợp đồng điện tử. 2.1.3. Tập quán về thương mại điện tử Incoterms 2000 Được sửa đổi từ Incoterms 1990, điểm mới của Incoterms 2000 là thừa nhận giá trị pháp lý của các chứng từ điện tử. Trong các điều khoản liên quan tới trách nhiệm người bán về việc cung cấp chứng từ thì có đề cập tới việc chấp nhận, thay thế các Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện t ử V1.0 31 chứng từ dưới dạng văn bản giấy bằng các chứng từ dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử EDI, tuy nhiên các bên tham gia hoạt động thương mại quốc tế phải có thỏa thuận với nhau từ trước. eUCP: Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, các giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến với việc điện tử hoá các chứng từ nói chung và chứng từ thanh toán quốc tế nói riêng; điều này làm nảy sinh nhu cầu có một tiêu chuẩn quốc tế điều chỉnh việc sử dụng các chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế.  Ngày 1/4/2002 bản phụ trương eUCP đã được ban hành bên cạnh những sửa đổi UCP500 với mục đích bổ sung thêm những khái niệ m mới để phù hợp hơn với môi trường kinh doanh điện tử như: “chứng từ” được định nghĩa mở rộng bao gồm “bản ghi điện tử”; “địa điểm xuất trình” đối với các chứng từ điện tử được mở rộng thêm gồm “địa chỉ điện tử”; chữ ký truyền thống được mở rộng bao gồ m cả “chữ ký điện tử”.  Bên cạnh đó, eUCP giải quyết hầu hết các vấn đề cơ bản liên quan đến xuất trình chứng từ điện tử như: Hình thức của các chứng từ điện tử; Phương thức xuất trình; Thực hiện chấp nhận hay từ chối các chứng từ điện tử; Quy định về bản gốc của chứng từ điện tử; Giải pháp khi ngân hàng không xử lý được chứng từ hay khi chứng từ bị hư hỏng  Trên thực tế, eUCP không thay thế UCP500 mà là một bộ phận bổ sung của UCP500 để hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế. Việc áp dụng eUCP chỉ có hiệu lực khi trong thư tín dụng cho phép xuất trình chứng từ điện tử.  Tuy nhiên, trong eUCP không quy định cụ thể dạng nào của chứng từ điện tử là dạng chuẩn. eUCP không quy định cụ thể về phương tiện xuất trình chứng từ điện tử. Vấn đề này cũng để cho các bên linh hoạt thoả thuận. eUCP không qui định rõ đâu là phương tiện điện tử, dạng chứng từ điện tử nhưng lại quy định rõ ràng rằng tấ t cả các chứng từ cần phải được chứng thực bằng chữ ký số hóa để qua đó có thể xác định người ký và nội dung trong chứng từ là nguyên vẹn, không bị thay đổi trong quá trình gửi và nhận. Thông thường, có 2 phương pháp để đảm bảo thực hiện việc chứng thực các chứng từ: o Phương pháp riêng: Yêu cầu các bên tạo chứng từ trên trang web của ngân hàng hay tổ chức chứng thực. Để làm được điều này, bên sử dụng phải được lắp đặt thiết bị, phần mềm và cung cấp password, smartcard, hay các phương tiện an toàn khác để xác nhận cá nhân hay tổ chức tạo lập chứng từ. Khi các chứng từ đã được tạo lập xong, người tạo lập cần thông báo cho ngân hàng để ngân hàng “khoá” nội dung của văn bản. Có thể tham khảo một mô hình điển hình tại website Global Trade and Advisory: http://www.maxtrad.com Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện t ử 32 ICT401_Bài 2_v1.0013101225 o Phương pháp chung: Sử dụng chữ ký điện tử ký vào các chứng từ. Chứng từ điện tử có thể là file Word, Excel, Acrobat hay file ảnh Nếu chỉ một ký tự trong file bị thay đổi sau khi đã ký, chữ ký điện tử coi như không có giá trị mặc dù vẫn có thể mở để đọc chứng từ đó. Chữ ký điện tử được cấp kèm theo chứng thực điện tử, chứng thực này thường được cấp dưới dạng thẻ thông minh (smart card). Có thể tham khảo về thẻ thông minh Identrus tại website: http://www.identrus.com. Như vậy, các chứng từ điện tử cần được ký để đảm bảo xác định người ký và nội dung không thay đổi sau khi đã ký điện tử. Người mua nên chỉ rõ phương thức chứng thực mong muốn để ngân hàng được chỉ định có thể kiểm tra được chứ ng từ. Trong trường hợp ngân hàng không thể xác thực được chứng từ, Điều 5 (f) của eUCP đề cập trực tiếp vấn đề này, “một chứng từ điện tử không thể chứng thực được thì coi như chưa được xuất trình”. Như vậy, chứng từ bị coi là chưa hợp lệ.  Khi được cấp chứng thực điện tử, ngườ i sử dụng được cấp kèm theo phần mềm để “ký điện tử”; thực chất đây là một phần mềm để mã hoá văn bản điện tử nhằm xác định người tạo ra văn bản và đồng thời đảm bảo nội dung chứng từ không bị thay đổi trong quá trình gửi và nhận. Có nhiều tổ chức chứng thực cung cấp các chứng thực điện tử như vậy. eUCP không quy định cụ thể về tổ chức chứng thực, do đó các bên liên quan có thể tự thoả thuận về phương thức chứng thực và tổ chức chứng thực nào được chấp nhận để cấp các chứng thực điện tử. Tóm lại, thương mại điện tử tuy còn non trẻ nhưng tốc độ phát triển nhanh. Thị trường trong hoạt động thương mại điện tử là không biên giới, mọi thành phần đều có thể tham gia vào. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, và những phát sinh đó tập trung liên quan đến chứng từ điện tử và chữ ký điện tử. 2.1.4. Quyền sở hữu trí tuệ Theo tổ chức sở hữu trí tuệ của thế giới (WIPO) thì tài sản trí tuệ chính là “những sáng tạo của con người: phát minh, tác phẩm văn học, tác phẩm hội họa, và hình ảnh tên, biểu tượng và những thiết kế được sử dụng vào mục đích thương mại”. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chính là bảo vệ các cá nhân hay tổ chức đã tạo ra những sản phẩm nêu trên. B ảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề vô cùng quan trọng trong nền kinh tế tri thức nhằm tạo một môi trường lành mạnh cho phát triển thương mại điện tử. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử phải bao trùm 4 lĩnh vực sau đây:  Bản quyền: là tất cả những vấn đề mà chính phủ đã ngăn cấm: o Sao chép lại một tác phẩm, dù một phần hay toàn bộ, o Cung cấp hay trưng bày những tác phẩm này ra công chúng dưới mọi hình thức. Bảo vệ bản quyền toàn cầu là vấn đề được các tổ chức quốc tế rất quan tâm. Công ước Berne về bảo vệ bản quyền các tác phẩm văn học và nghệ thuật được xem là sự khởi đầu cho bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Công ước Berne được ban hành vào năm 1886. Hiện nay có 157 quốc gia trên thế giới đã ký kết tham gia Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện t ử V1.0 33 công ước Berne. Theo công ước Berne, bản quyền của mỗi tác phẩm nghệ thuật sẽ được kéo dài tối thiểu là 50 năm sau khi tác giả mất. Ngoài ra, mỗi quốc gia thành viên có thể tự qui định riêng cho quốc gia mình về thời gian tác quyền cho mỗi tác phẩm. Bên cạnh công ước Berne còn có công ước tác quyền thế giới do Liên hiệp quốc ban hành. Công ước này cũng giống công ước Berne trong việc bảo vệ quyền tác giả thuộc quốc gia. Theo công ước này thì mỗi tác phẩm sẽ được bảo hộ bản quyền trong suốt cuộc đời tác giả cộng với 25 năm sau khi tác giả mất. Bản quyền chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Thường bản quyền chỉ có hiệu lực trong khoảng một số năm nhất định sau khi tác giả mất. Tại Mỹ theo luật mở rộng về bản quyền của Sonny Bono, bản quyền sẽ được kéo dài thêm 70 năm sau khi tác giả mất. Mỹ là quốc gia đầu tiên triển khai hoạt động thương mại điện tử và là quốc gia thành công nhất trong lĩnh vực này. Để có được thành công như vậy là nhờ quốc gia này sớm nhận ra vai trò bảo hộ bản quyền trên Internet. Tại Việt Nam, chính phủ cũng sớm nhận ra được vai trò của bảo hộ bản quyền trong nền kinh tế số. Việt Nam đã tham gia công ước Berne vào 10/2004. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ vào ngày 25/11/2005 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2006. Luật Sở hữu trí tuệ 2006 chủ yếu tập trung cho bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng. Phổ biến nhất hiện nay tại nước ta là vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm. Ngoài ra còn có việc sao chép tác phẩm để in sách, làm sách lậu, bản quyền tác phẩm âm nhạc… Trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đang đứng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Indonesia về vi phạm bản quyền phần mềm. Trước thực trạng vi phạm bản quyền như vậy thì ngày 22/2/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số 04/2007/CT-TTg về tăng cường bảo vệ bản quyền tác giả đối với chương trình máy tính.  Thương hiệu Bảo hộ thương hiệu tức là bảo hộ những hình ảnh được sử dụng để nhận ra hàng hóa dịch vụ của một doanh nghiệp bao gồm hình ảnh, từ ngữ, con số cả về màu sắc cũng như những nhận dạng khác. Thương hiệu phải được đăng ký tại một nước để được luật pháp bảo hộ. Thương hiệu đi đăng ký phải khác biệt, nguyên gốc và không gây nhầm lẫn. Thương hiệu sẽ được bảo hộ trong khoảng thời gian đã đăng ký. Luật sở hữu trí tuệ của WIPO là nguồn luật đầu tiên điều chỉnh các hoạt động liên quan tới thương hiệu. Trong phần thương hiệu của nguồn luật có đưa ra khái niệm thương hiệu là gì cũng như các thuật ngữ chung. Một thực tế hiện nay đó là các sản phẩm nhái tên thương hiệu và kiểu dáng đang được bán tràn lan. Tại Mỹ đã có ban hành điều luật Dilution vào năm 1995 Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện t ử 34 ICT401_Bài 2_v1.0013101225 để bảo hộ những thương hiệu nổi tiếng. Việc mua bán, nhập khẩu hàng hóa vi phạm thương hiệu cũng như việc sử dụng thương hiệu dưới bất cứ hình thức nào mà không được phép sẽ bị quy là tội phạm. Trong lĩnh vực thương mại điện tử còn xuất hiện một khái niệm mới đó là tên miền. Bảo vệ thương hiệu trong lĩnh vực thương mại điện tử còn bao gồm cả bảo hộ tên miền của chính doanh nghiệp, tổ chức. Hiện nay có hiện tượng cybersquatting – tức là các tổ chức cá nhân đăng ký tên miền sau đó bán những tên miền này với giá cao hơn. Hiện trên các trang web đấu giá nổi tiếng như Ebay ta dễ dàng thấy các lời giao bán tên miền. Những công ty lớn như Christian Dior, Nike, Deutsche Bank và thậm chí là Microsoft đã phải đấu tranh hay phải mua lại những tên miền có liên quan tới tên công ty. Năm 1999, Mỹ đã ban hành một đạo luật về bảo vệ người tiêu dùng chống lại cybesquatting nhằm bảo hộ cho các tên miền đã có thương hiệu của các doanh nghiệp. Luật sở hữu trí tuệ của WIPO sẽ giúp giải quyết những tranh chấp liên quan tới việc đang ký tên miền trùng với những thương hiệu và công ty đã có từ trước. Năm 1999 là năm đầu tiên WIPO đã giải quyết một vụ tranh chấp về tên miền theo Chính sách giải quyết tranh chấp về tên miền thống nhất (Uniform Domain Name Dispute Resolution Policy – UDRP) như sau: Tranh chấp tên miền Sting.com Năm 2000, Gordon Summer, người đã có trên 20 năm biểu diễn âm nhạc với nghệ danh là Sting đã kiện ra WIPO khi có một người đàn ông Georgia đã sở hữu tên miền sting.com và rao bán tên miền này cho ông với giá 25000 đô la. Đối với những vụ kiện như vậy thì có đến 80% trường hợp, tổ chức WIPO sẽ phán quyết có lợi cho chủ sở hữu thương hiệu đó. Tuy nhiên trong vụ này WIPO đã cho rằng sting là một từ chung và sử dụng phổ biến, cũng như có nhiều nghĩa hơn là chỉ để nhận ra tên một nhạc sĩ. Chính vì vậy tổ chức đã phán quyết ông nhạc sĩ thua kiện. Nhưng sau phán quyết bất lợi đó thì nhạc sĩ sting đã bí mật trao đổi với người đàn ông Georgia để sở hữu trang web mang tên mình. Tại Việt Nam, việc sử dụng tên miền được qui định trong khoản 3 Điều 68 Luật Công nghệ thông tin và điểm d khoản 1 Điều 130 của Luật Sở hữu trí tuệ. Theo khoản 3 Điều 68 Luật Công nghệ thông tin quy định: “Tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin đăng ký và b ảo đảm việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có trước ngày đăng ký”. Còn theo điểm d khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. [...]... 47 Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện tử CÂU HỎI THẢO LUẬN: 1 Cơ sở hạ tầng pháp lý về Thương mại điện tử của Việt Nam có đặc điểm gì? 2 Những khó khăn và hạn chế gì khi xây dựng cơ sở hạ tầng cho sự phát triển thương mại điện tử? 3 Luật mẫu về Thương mại điện tử có hay không quy định đánh thuế đối với các hàng hóa được mua bán qua mạng? Nếu có thì quy định như thế nào? 4 Theo Luật về Chữ ký điện. .. truyền thống 40 ICT401 _Bài 2_v1.0013101225 Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện tử Hình 2.1: Quy trình giao dịch bằng thẻ thanh toán trong thương mại điện tử Ngoài sử dụng các loại thẻ trong thanh toán điện tử ra thì người tiêu dùng còn có thể sử dụng các giải pháp thanh toán trực tuyến như: tiền điện tử, ví điện tử, hóa đơn điện tử Các giải pháp thanh toán như ví điện tử, tiền điện tử, hay thẻ thanh... tỏa tới các hoạt động khác trong thương mại điện tử Do vậy, việc cập nhật những văn bản pháp luật cũng như ban hành mới các văn bản điều chỉnh từng lĩnh vực trong thương mại điện tử sẽ giúp cho hoạt động thương mại điện tử phát triển lành mạnh Song song với việc phát triển hạ tầng cho thương mại điện tử thì vấn đề bảo mật luôn là yếu tố cốt lõi trong thương mại điện tử, đặc biệt là bảo mật thông tin... dịch đến mức tối thiểu nhất Phát triển thanh toán điện tử trước hết phải phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: cơ sở hạ tầng để triển khai hoạt động thanh toán điện tử, song hành với nó là phát triển hạ tầng bảo mật Xây dựng hạ tầng kỹ thuật thanh toán điện tử chính là việc xây dụng hệ thống thẻ thanh toán, giải pháp thanh toán trực tuyến Hiện nay hạ tầng thẻ thanh toán phát triển với tốc độ chóng... thứ hai trên thế giới là tiền điện tử do các công ty cung cấp Tiền điện tử dùng để mua sắm hàng hóa và dịch vụ, tuy nhiên nó không thể chuyển thành tiền mặt V1.0 39 Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện tử Thanh toán điện tử hiện nay phát triển rất nhanh trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển Các nước đang phát triển đang rất cố gắng để xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán tốt theo kịp với... của cơ quan chứng nhận) và các thông tin nhận dạng khác Các chứng thư này được sử dụng để xác minh tính chân thực của website (website certificate), của cá nhân (personal certificate) và của các công ty phần mềm (software publisher certificate) 46 ICT401 _Bài 2_v1.0013101225 Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện tử TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Luật mẫu về thương mại điện tử của Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật Thương. .. chế cũng sẽ ảnh hưởng nhanh chóng và lan tỏa tới các hoạt động khác trong thương mại điện tử Do vậy, việc cập nhật những văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng như ban hành mới các văn bản điều chỉnh từng lĩnh vực trong thương mại điện tử như tên miền sẽ giúp cho hoạt động thương mại điện tử phát triển lành mạnh 2.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 2.2.1 Internet Internet là mạng máy tính lớn nhất trên thế... chức, cá nhân Đối với các hoạt động trên sẽ được luật sở hữu trí tuệ và bản quyền của các quốc gia điều chỉnh Tóm lại, phạm vi thương mại là rộng lớn trên khắp toàn cầu, không bị giới hạn về không gian và thời gian Nên bất cứ một vi phạm nào về quyền sở hữu trí tuệ như V1.0 35 Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện tử bản quyền; nhái và ăn cắp thương hiệu, tên miền; bắt chước những sáng chế cũng sẽ... của mình (sử dụng phần mềm bí mật được cơ quan chứng thực cấp) để tạo thành một chữ ký điện tử  Người gửi tiếp tục gắn kèm chữ ký điện tử này với thông điệp dữ liệu ban đầu và gửi một cách an toàn qua mạng cho người nhận V1.0 45 Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện tử  Sau khi nhận được, người nhận sẽ dùng khoá công khai của người gửi để giải mã chữ ký điện tử thành bản tóm tắt thông điệp Người... chủ thể tham gia vào thương mại điện tử có thế thanh toán trực tuyến Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay đó là các thông tin thanh toán của chủ thẻ thường xuyên bị ăn cắp với mục đích không tốt, có hiện tượng rửa tiền thông qua việc sử dụng tiền điện tử Chính vì vậy, bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử thì còn phải chú trọng tới xây dựng cơ sở hạ tầng bảo mật thanh toán . Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện t ử ICT401_ Bài 2 _v1. 0013101225 25 BÀI 2: CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Thương mại điện tử hiểu.  Bảo mật trong thương mại điện tử Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện t ử 26 ICT401_ Bài 2 _v1. 0013101225 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống: Lợi ích của mạng Extranet của General. dụng theo từng hợp đồng cụ thể. Bài 2: Cơ sở hạ tầng của thương mại điện t ử 28 ICT401_ Bài 2 _v1. 0013101225  Chương II gồm 6 điều về việc áp dụng các qui định luật pháp đối với thông

Ngày đăng: 19/08/2015, 14:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan