tiểu luận về thủ tục giải quyết việc dân sự trong tố tụng dân sự

25 4.4K 30
tiểu luận về thủ tục giải quyết việc dân sự trong tố tụng dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.Khái niệm và các đặc trưng của việc dân sự1.Khái niệmTheo quy định tại Điều 311 của Bộ luật tố tụng dân sự thì : Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức và cá nhân không có tranh chấp nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lí làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao độngTheo đó, việc dân sự bao gồm hai loại:•Các việc dân sự phát sinh từ yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của mình, của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Ví dụ: Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi li hôn, yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự…•Các việc dân sự yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động. Ví dụ: yêu cầu công nhận thuận tình li hôn, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết…Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 –sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định về phạm vi áp dụng các quy định tại chương XX của Bộ luật này để giải quyết việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Cụ thể là những việc dân sự quy định tại các Khoản1, 2, 3, 4, 6, 7, 8 Điều 26, các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 28, Khoản 1, 4 Điều 30, Khoản3 Điều 32 của Bộ luật này.2.Đặc trưng của việc dân sựBản chất của việc dân sự là những vấn đề không có tranh chấp liên quan đến các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động do các chủ thể là cá nhân, cơ quan,tổ chức yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét, giải quyết nhằm để công nhận một sự kiện pháp lý hoặc một quyền hợp pháp làm căn cứ cho việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hoặc làm cơ sở cho việc hưởng các quyền , lợi ích hợp pháp. Do đó, việc dân sự được phân biệt với vụ án dân sự dựa trên các đặc trưng cơ bản sau:Thứ nhất: Căn cứ để Tòa án thực hiện việc thụ lý làm phát sinh việc dân sự không xuất phát từ hành vi khởi kiện mà từ hành vi gửi đơn yêu cầu. Người gửi đơn có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Hơn nữa, người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tiền án phí mà nộp tạm ứng lệ phí, tiền lệ phí theo từng loại việc dân sự cụ thểThứ hai: Về thành phần đương sự việc dân sự không có nguyên đơn và bị đơn và thay vào đó là người yêu cầu và người liên quan. Điều này xuất phát từ bản chất của việc dân sự là không chứa đựng các yếu tố kiện tụng, tranh chấp nên không tạo ra hai bên đối kháng về lợi ích như vụ án dân sựThứ ba: Quá trình giải quyết việc dân sự có một số nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự không được áp dụng như: Nguyên tắc hòa giải (Trừ trường hợp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, cụ thể tại Điều 88: “ sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn , Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự”), Nguyên tắc sự tham gia của Hội thẩm nhân dân, Nguyên tắc xét xử tập thểThứ tư: Sự tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết việc dân sự là trực tiếp và bắt buộc. Điều này được cụ thể hóa tại các quy định như : Điều 21Bộ luật tố tụng dân sự “ Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm đối với các việc dân sự, Điều 313 Khoản2Bộ luật này cũng quy định “ Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp phải tham dự phiên họp, trường hợp kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp”…•Thứ năm: Trong giải quyết việc dân sự , Tòa án chỉ mở phiên họp giải quyết việc dân sự mà không mở phiên Tòa. Kết quả của việc dân sự được tuyên bằng quyết định không được tuyên bằng bản án như trong các vụ án dân sự.•Thứ sáu: Thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự ngắn hơn so với thời hạn kháng cáo,kháng nghị trong bản án dân sự. 3.Thành phần giải quyết việc dân sựTheo quy định tại Điều 55 về “Thành phần giải quyết việc dân sự” được quy định trongBộ luật Tố tụng dân sự hiện hành thì: Những yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại Khoản5 Điều 26, Khoản6 Điều 28, Khoản2 và Khoản3 Điều 30, Điều 32 của Bộ luật này hoặc việc xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết việc dân sự do một tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết.Những yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động không thuộc

Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trường đại học Kinh tế - Luật …∞… Bài thuyết trình môn: Tố tụng dân sự Giảng viên:Th.s Huỳnh Thị Nam Hải Đề tài: Thủ tục giải quyết việc dân sự trong tố tụng dân sự I. Khái niệm và các đặc trưng của việc dân sự 1. Khái niệm Theo quy định tại Điều 311 của Bộ luật tố tụng dân sự thì : Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức và cá nhân không có tranh chấp nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lí làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động Theo đó, việc dân sự bao gồm hai loại: • Các việc dân sự phát sinh từ yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của mình, của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Ví dụ: Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi li hôn, yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự… • Các việc dân sự yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân- gia đình, kinh doanh thương mại và lao động. Ví dụ: yêu cầu công nhận thuận tình li hôn, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết… Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 –sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định về phạm vi áp dụng các quy định tại chương XX của Bộ luật này để giải quyết việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Cụ thể là những việc dân sự quy định tại các Khoản1, 2, 3, 4, 6, 7, 8 Điều 26, các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 28, Khoản 1, 4 Điều 30, Khoản3 Điều 32 của Bộ luật này. 2. Đặc trưng của việc dân sự Bản chất của việc dân sự là những vấn đề không có tranh chấp liên quan đến các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động do các chủ thể là cá nhân, cơ quan,tổ chức yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét, giải quyết nhằm để công nhận một sự kiện pháp lý hoặc một quyền hợp pháp làm 2 căn cứ cho việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hoặc làm cơ sở cho việc hưởng các quyền , lợi ích hợp pháp. Do đó, việc dân sự được phân biệt với vụ án dân sự dựa trên các đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất: Căn cứ để Tòa án thực hiện việc thụ lý làm phát sinh việc dân sự không xuất phát từ hành vi khởi kiện mà từ hành vi gửi đơn yêu cầu. Người gửi đơn có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Hơn nữa, người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tiền án phí mà nộp tạm ứng lệ phí, tiền lệ phí theo từng loại việc dân sự cụ thể Thứ hai: Về thành phần đương sự - việc dân sự không có nguyên đơn và bị đơn và thay vào đó là người yêu cầu và người liên quan. Điều này xuất phát từ bản chất của việc dân sự là không chứa đựng các yếu tố kiện tụng, tranh chấp nên không tạo ra hai bên đối kháng về lợi ích như vụ án dân sự Thứ ba: Quá trình giải quyết việc dân sự có một số nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự không được áp dụng như: Nguyên tắc hòa giải (Trừ trường hợp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, cụ thể tại Điều 88: “ sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn , Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự”), Nguyên tắc sự tham gia của Hội thẩm nhân dân, Nguyên tắc xét xử tập thể Thứ tư: Sự tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết việc dân sự là trực tiếp và bắt buộc. Điều này được cụ thể hóa tại các quy định như : Điều 21 -Bộ luật tố tụng dân sự “ Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm đối với các việc dân sự, Điều 313 Khoản2 Bộ luật này cũng quy định “ Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp phải tham dự phiên họp, trường hợp kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp”… • Thứ năm: Trong giải quyết việc dân sự , Tòa án chỉ mở phiên họp giải quyết việc dân sự mà không mở phiên Tòa. Kết quả của việc dân sự được tuyên bằng quyết định không được tuyên bằng bản án như trong các vụ án dân sự. 3 • Thứ sáu: Thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự ngắn hơn so với thời hạn kháng cáo,kháng nghị trong bản án dân sự. 3. Thành phần giải quyết việc dân sự Theo quy định tại Điều 55 về “Thành phần giải quyết việc dân sự” được quy định trongBộ luật Tố tụng dân sự hiện hành thì: Những yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại Khoản5 Điều 26, Khoản6 Điều 28, Khoản2 và Khoản3 Điều 30, Điều 32 của Bộ luật này hoặc việc xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết việc dân sự do một tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết.Những yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản1 Điều này do một Thẩm phán giải quyết.Thành phần giải quyết những yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Khoản1 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại. Như vậy, có thể nói so với thành phần giải quyết vụ án dân sự thì khi giải quyết các việc dân sự sẽ không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân như thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và Hai Hội thẩm nhận dân, hoặc Hai Thẩm phán và Ba Hội thẩm nhận dân. Điều này hẳn bắt nguồn từ tính chất không có tranh chấp của các việc dân sự. Bởi lẻ, sự tham gia của Hội thẩm nhân dân không những là đại diện cho nhân dân trong công tác xét xử mà còn thể hiện sự dân chủ trong hoạt động tố tụng. Vì vậy, mà trong hoạt động giải quyết việc dân sự - mang tính chất xác nhận những sự kiện pháp lý hay là quyền của chủ thể yêu cầu vốn không có sự tranh chấp thì sự tham gia này có lẻ là không cần thiết. 4. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự: Theo quy định tại Điều 313- Bộluật tố tụng dân sự 2014-sửa đổi, bổ sung 2011 thì: - Tòa án phải mở phiên họp công khai giải quyết việc dân sự. - Sau khi ra quyết định phiên họp giải quyết việc dân sự, Tòa án phải ra quyết định này và hồ sơ sự việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, hết thời hạn này Tòa án, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự - Viện kiểm sát cùng cấp phải tham dự phiên họp, trường hợp kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp 4 - Người có đơn yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải tham dự phiên họp - Người có đơn yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án. Nguời có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sư mà không có mặt thì thì Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ, nếu người có đơn yêu cầu đã được triệu tập lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm - Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người phiên dich tham gia phiên họp, nếu có người vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp. Như vậy, theo quy định tại Điều luật này thì Tòa án phải mở phiên họp công khai để giải quyết việc dân sự - công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý, công nhận quyền dân sự của cá nhận, cơ quan, tổ chức. Phiên họp này cũng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Chương II của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành (như nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình cũng như nguyên tắc xét xử liên tục bằng lời nói được quy định tại Điều 197 - Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Hình thức và nội dung và quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự tương tự như quyết định đưa vụ án ra xét xử) Nếu như trong việc giải quyết vụ án dân sự, khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự , đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó , nếu vụ án khởi kiện sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ tranh chấp ( Trừ các trường hợp được quy định tại Khoản3, Điều 168, các Điểm c, e, g, Khoản1, Điều 192 cà các quy định khác của pháp luật như: Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và đã được tòa án chấp nhận hay là người khởi kiện không có quyền khởi kiện…) . Thì trong giải quyết việc dân sự, nếu người yêu cầu đã được triệu tập tham gia phiên họp đến lần thứ 5 hai vẫn vắng mặt thì sau khi Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự đó, thì sau này họ vẫn có quyền nộp đơn kèm theo chứng cứ, tài liệu yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự đó nếu còn thời hiệu, không phụ thuộc trước đó đương sự đã có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đó. II. Thủ tục giải quyết việc dân sự cấp sơ thẩm 1. Yêu cầu giải quyết việc dân sự 6 Dựa trên những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng dân sự mà cụ thể là nguyên tắc về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được quy định rõ tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2014-sửa đổi, bổ sung 2011 thì: “ Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự và Tòa án chỉ thụ lý giải quyết việc dân sự khi có đơn yêu cầu và chỉ giải quyết việc dân sự trog phạm vi đơn yêu cầu đó” . Theo đó, trong quá trình giải quyết việc dân sự nếu các đương sự có tranh chấp thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết việc dân sự và nếu đương sự khởi kiện thì Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự. Ví dụ: Khi giải quyết việc dân sự yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, nếu một bên vợ, hoặc chồng hoặc người có liên quan có tranh chấp thì vụ việc này sẽ được giải quyết theo vụ án dân sự nếu một bên khởi kiện. Trong quá trình giải quyết việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại mục hai – Chương III của Bộ luật này Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 – sửa đổi, bổ sung 2011 đã quy định về đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự một cách chi tiết và cụ thể. Nếu như đơn khởi kiện các tranh chấp về vụ án dân sự của các nguyên đơn và người có quyền và nghĩa vụ liên quan được quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, thì người gửi đơn yêu cầu gIải quyết việc dân sự cũng phải thể hiện yêu cầu của mình bằng văn bản. Cụ thể, thì đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự phải có các nội dung chính được quy định tại Khoản2- Điều 312 của Bộ luật này như: Ngày tháng năm viết đơn, tên Tòa án có thẩm quyền, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lí do, mục đích , căn cứ của việc yêu cầu giải quyết việc dân sự đó… Việc quy định về nội dung đơn yêu cầu xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự được quy định tại Điều 4 “ Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và ợi ích hợp pháp” Điều 5 “ Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự” Đây cũng là căn cứ và Điều kiện để Tòa án xem xét, thụ lí và giải quyết các việc dân sự nhằm bảo đảm quyền, nghĩa vụ hợp pháp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đối với ngừơi yêu cầu là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì chính cá nhân đó phải kí tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu. Nếu người yêu cầu là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành 7 vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ phải kí tên hoặc điểm chỉ. Đối với yêu cầu của cơ quan và tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan tổ chức đó phải kí tên, đóng dấu vòa phần cuối đơn. Người yêu cầu phải gửi kèm theo đơn các yêu cầu là các tài liệu và chứng cớ, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Các tài liệu và chứng cứ này cùng với đơn yêu cầu tạo nên hồ sơ yêu cầu mà người yêu cầu phải nộp để làm căn cứ để Tòa án xem xét, thụ lý giải quyết việc dân sự. 2. Thụ lí đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự Tòa án có nghĩa vụ nhận đơn yêu cầu do đương sự gửi đến. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải xem xét và quyết định: Tiến hành thụ lí, hoặc chuyển đơn yêu cầu cho Tòa án có thẩm quyền hoặc trả lại đơn yêu cầu. (Điều 167-Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành) Trường hợp sau khi nhận đơn và các tài liệu kèm theo đơn, nếu xét thấy việc giải quyết việc dân sự thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án nhận đơn phải thông báo cho người gửi đơn về thủ tục nộp tiền tạm ứng lệ phí. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa về việc nộp tạm ứng lệ phí,Tòa án thụ lí việc dân sự vào ngày người có đơn yêu cầu xuất trình cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng lệ phí trừ trường hợp họ được miễn nộp tiền tạm ứng thì ngày thụ lí là ngày Tòa án nhận đơn và các tài liệu làm căn cứ cho việc thụ lí việc dân sự theo quy định đối với mỗi loại việc dân sự cụ thể. Như vậy, khi giải quyết các việc dân sự, Tòa án phải áp dụng các quy định tại chương XX và các quy định khác của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành trong phần Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp Sơ thẩm mà không trái với các quy định tại chương XX của Bộ luật này. Ví dụ: Theo quy định tại điều 176, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố nhưng do việc dân sự là không có tranh chấp nên không được áp dụng quy định này để giải quyết… 3. Chuẩn bị giải quyết việc dân sự Nếu như việc giải quyết các vụ án dân sự phải mở phiên tòa, thì việc giải quyết những yêu cầu dân sự chỉ mở phiên họp. Vì vậy trong thời gian mà BLTTDS hiện hành quy định, Tòa án phải chuẩn bị việc xét đơn yêu cầu và ra quyết định mở phiên họp công khai để xét đơn yêu cầu. Để đảm bảo việc giải quyết được khách 8 quan, BLTTDS hiện hành đã quy định Viện kiểm sát phải tham gia phiên họp là một yêu cầu bắt buộc, nếu vắng mặt phải hoãn phiên họp( Khoản2, Điều 313). Vì vậy khi ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, Tòa án phải gửi ngay quyết định và hồ sơ dân sự cho Viện kiểm sát cùng thu thập để nghiên cứu. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Việc kiểm sát là 7 ngày , kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự. Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị giải quyết việc dân sự, tùy từng trường hợp khi có các căn cứ do pháp luật quy định thẩm phán sẽ ra các quyết định khác nhau như tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết việc dân sự… 4. Phiên họp giải quyết việc dân sự Theo quy định tại Điều 314 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 – sửa đổi, bổ sung 2011 thì trình tự phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự được tiến hành theo thủ tục sau đây • Thư ký Tòa án báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp; • Thẩm phán khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp; • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó; • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự; • Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn; • Thẩm phán xem xét tài liệu, chứng cứ; • Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự; 9 • Thẩm phán xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự. • Trong trường hợp có người vắng mặt thì Thẩm phán cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp hoặc đã khai với Tòa án. 5. Quyết định giải quyết việc dân sự Theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Tố tụng dân sự thì tương tự như bản án sơ thẩm dân sự, quyết định gải quyết việc dân sự là văn bản tố tụng thể hiện tập trung nhất tư duy trí tuệ, năng lực thẩm phán và đánh dấu sự kết thúc giai đoạn sơ thẩm việc dân sư. Vì vậy quyết định này phải bảo đảm tính hợp pháp, có căn cứ và thuyết phục. Điều đó có nghĩa là việc ban hành quyết định này phải tuân thủ nguyên tắc tự định đoạt của đương sự, dựa trên những tài liệu và chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra công khai tại phiên họp và phù hợp với các quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung. Cụ thể việc giải quyết việc dân sự phải có các nội dung sau: a) Ngày, tháng, năm ra quyết định; b) Tên Toà án ra quyết định; c) Họ, tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án; d) Tên, địa chỉ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự; đ) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết; e) Tên, địa chỉ của người có liên quan; g) Nhận định của Toà án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu; h) Căn cứ pháp luật để giải quyết việc dân sự; i) Quyết định của Toà án; k) Lệ phí phải nộp. Quyết định giải quyết việc dân sự phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án có thẩm quyền, người yêu cầu giải quyết việc dân sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định đó trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. 10 [...]... khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định Luật Hôn nhân gia đình 2014 không có quy đình về thủ tục giải quyết các yêu cầu về hôn nhân gia đình Do đó, khi phát sinh quyền yêu cầu đối với mỗi loại việc này thì thủ tục giải quyết được dẫn chiếu tới các quy định tại phần thứ 5 Thủ tục giải quyết việc dân sự của Bộ luật tố tụng dân sựhiện hành Về nguyên tắc chung việc giải quyết việc dân sự, ... họp xét đơn yêu cầu, ra quyết định giải quyết việc dân sự Nhưng bao trùm lên những cái đơn lẻ ấy thì tổng quan của các việc dân sự nói chung hay nói riêng đều phải tuân theo những quy định thống nhất do pháp luật tố tụng dân sự quy định Cụ thể: Việc giải quyết những vụ việc dân sự đều phải tuân thủ một cách nghiêm minh và chính xác các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự như nguyên tắc “ Bảo... chương XX “Quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự được ưu tiên áp dụng, những vấn đề chưa được quy định cụ thể tại chương XX thì được áp dụng các quy định khác của bộ luật tố tụng dân sự 6 Thủ tục giải quyết việc dân sự liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam * Những việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy... cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ Trong trường hợp Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn nhưng không quá hai mươi lăm ngày 13 IV Thủ tục giải quyết việc dân sự cụ thể Thủ tục giải quyết các việc dân sự nói chung và các việc dân sự cụ thể nói riêng mặc dù có những điểm khác biệt nhau về một số vấn đề liên quan đến bản chất của mỗi yêu... hành và không bị kháng cáo và kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm” (Khoản1, Điều 138Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011) 2 Việc xét lại quyết định bị kháng cáo và kháng nghị Thủ tục phúc thẩm giải quyết lại việc dân sự bị kháng cáo và kháng nghị được quy định tại Điều 280 của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành Cụ thể:  Khi phúc thẩm đối với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo,... định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, trong quyết định này Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật 5 Thủ tục giải quyết yêu cầu về hôn nhân và gia đình Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự liệt kê các loại việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án • Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật • Yêu cầu công...III Thủ tục giải quyết việc dân sự cấp phúc thẩm 1 Người có quyền kháng cáo, kháng nghị Theo quy định tại Điều 316, thì các chủ thể sau đây có quyền kháng cáo và kháng nghị quyết định gIải quyết việc dân sự Người yêu cầu và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo Thời hạn kháng cáo... thì thủ tục giải quyết sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật đó Ví dụ: Thủ tục giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại thì khi giải quyết Tòa án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về Trọng tài Thương mại Việt Nam hay đơn yêu cầy ly hôn thì phải áp dụng biện pháp hòa giải theo quy định của pháp luật Hôn nhân gia đình… 1 Thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự. .. tố tụng dân sự - sửa đổi, bổ sung 2011 • Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP – Hướng dẫn một số quy định trong Phần thứ nhất “ Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sủa đổi, bổ sung… • Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP – Hướng dẫn một số quy định trong phần thứ hai “ Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm… • Nghị quyết 02/2012/NQ-HĐTP – Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật tố tụng. .. thuộc một trong các trường hợp đươc quy định tại 14 Khoản1, Điều 81 Bộ Luật Dân sự 2005 và các tài liệu khác chứng minh quyền yêu cầu của mình Sau khi mở phiên họp giải quyết việc dân sự, Tòa án có thể ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu đó của đương sự sau khi nghiên cứu và xác minh các căn cứ của yêu cầu Đối với một số thủ tục giải quyết việc dân sự đặc biệt mà đã có sự điều chỉnh . loại việc này thì thủ tục giải quyết được dẫn chiếu tới các quy định tại phần thứ 5 Thủ tục giải quyết việc dân sự của Bộ luật tố tụng dân sựhiện hành. Về nguyên tắc chung việc giải quyết việc. án giải quyết việc dân sự đó nếu còn thời hiệu, không phụ thuộc trước đó đương sự đã có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đó. II. Thủ tục giải quyết việc dân sự cấp sơ thẩm 1. Yêu cầu giải. án. 5. Quyết định giải quyết việc dân sự Theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Tố tụng dân sự thì tương tự như bản án sơ thẩm dân sự, quyết định gải quyết việc dân sự là văn bản tố tụng thể

Ngày đăng: 19/08/2015, 10:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Khái niệm và các đặc trưng của việc dân sự

  • II. Thủ tục giải quyết việc dân sự cấp sơ thẩm

  • III. Thủ tục giải quyết việc dân sự cấp phúc thẩm

  • IV. Thủ tục giải quyết việc dân sự cụ thể

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan