SKKN biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS

25 274 0
SKKN biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS Mục lục: Nội dung trang A : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lí luận. 2. Cơ sở thực tiễn . II . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU B – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ. I - LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: II - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG: 1. Hướng dẫn sử dụng các phương tiện dạy học. 2. Mục đích sử dụng các thí nghiệm hoá học trong giảng dạy môn hoá học 3. Hoạt động của giáo viên và học sinh khi sử dụng các thí nghiệm hoá học 4. Hoạt động của giáo viên và học sinh khi sử dụng các thí nghiệm hoá học III - SỬ DỤNG CÁC THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC 1-Sử dụng các thí nghiệm hoá học trong khâu kiểm tra bài cũ 2 Sử dụng thí nghiệm hoá học trong dạy bài mới 2.1: Thí nghiệm của học sinh 2.1.1: Thí nghiệm đồng loạt của HS 2.1.1.1: Thí nghiệm của học sinh chứng minh tính chất hoá học của chất 2.1.1.2: Thí nghiệm nghiên cứu của học sinh 2.1.2 : Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm 2.1.3: Thí nghiệm ở nhà 2.2 Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên 2.2.1. Thí nghiệm nghiên cứu của giáo viên 2.2.2 Sử dụng TN đối chứng của giáo viên 2.2.3. Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề 3 . Sử dụng bài tập thực nghiệm trong khâu củng cố kiến thức 3.1 Các bước giải bài tập thực nghiệm . 3.2. Sử dụng bài tập thực nghiệm khi luyện tập, thực hành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho HS: 3.3.Tăng cường sử dụng TN và các bài tập thực nghiệm trong kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh. C. KẾT LUẬN I . Kết quả . II-Những vấn đề bỏ ngỏ : III-Hướng tiếp tục nghiên cứu IV Kiến nghị - đề xuất: V-Bài học kinh nghiệm V-Điều kiện áp dụng : 2 2 A - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trang 1 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS 1. Cơ sở lí luận Bác Hồ kính yêu từng nói : “Học đi đôi với hành “. Điều này đúng với mọi môn học trong đó có hoá học .Có thể nói đơn giản lí thuyết hoá học là “học “ thì các thí nghiệm hoá học là “hành”. Nhưng hiểu theo nghĩa rộng thực hành hoá học còn để củng cố lí thuyết , nghiên cứu lí thuyết và chứng minh lí thuyết. Vậy làm thế nào để trong dạy học hoá học “Học đi đôi với hành “ tức là lí thuyết hoá học gắn liền với thực hành hoá học ? Hóa học là môn khoa học thực nghiệm ,vì vậy thí nghiệm hoá học đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong dạy học hóa học. Vậy thí nghiệm hoá học có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong dạy học hóa học? Thí nghiệm hoá học có ý nghĩa to lớn trong dạy học hoá học, nó giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy học hoá học vì những lí do sau đây: - Thí nghiệm hoá học giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc. Thí nghiệm hoá học là cơ sở, điểm xuất phát cho quá trình học tập - nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của học sinh, để sau đó diễn ra sự trừu tượng hóa và tiến lên đến cụ thể trong tư duy. - Thí nghiệm hoá học giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh, thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo. Nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kĩ năng kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật. - Thí nghiệm hoá học do tự tay giáo viên làm sẽ là khuôn mẫu về thao tác cho học trò học tập và bắt chước, để rồi sau khi học sinh làm thí nghiệm , các em sẽ học được cả cách thức làm thí nghiệm . Do đó có thể nói thí nghiệm hoá học do giáo viên trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kĩ năng thí nghiệm đầu tiên ở học sinh một cách chính xác. - Thông qua thí nghiệm hoá học, học sinh nắm kiến thức một các hứng thú, vững chắc. Thí nghiệm hoá học được sử dụng với tư cách là nguồn gốc, là xuất xứ của kiến thức để dẫn đến lí thuyết hoặc với tư cách kiểm tra lí thuyết. - Thí nghiệm hoá học có thể được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên được dùng trong nghiên cứu tài liệu mới, trong khâu hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Thí nghiệm hoá học của học sinh cũng được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học nói trên. Như vậy, thí nghiệm hoá học là dạng phương tiện trực quan chủ yếu, có vai trò quyết định trong quá trình dạy học hoá học. Trước tất cả các vấn đề nêu trên và qua thực tế khi giảng dậy trên lớp tôi thấy rằng cần phải xây dựng một số biện pháp để khai thác triệt để các thí nghiệm hoá học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế nên tôi đã chọn đề tài“ các biện pháp nâng cao hiệu quả các thí nghiệm trong dạy học hoá học „ 2 . Cơ sở thực tiễn Sách giáo khoa hoá học với thông tin kênh chữ và kênh hình trình bày với màu sắc đẹp mắt hấp dẫn đã thu hút sự chú ý tìm tòi của học sinh , đồng thời học sinh cũng có thể tìm tòi các lĩnh vực này trong đời sống Trang 2 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS Song kênh hình và kênh chữ chưa đủ để giúp học sinh nhớ lâu , nhớ sâu và hiểu rõ bản chất của các hiện tượng hoá học . Việc đổi mới phương pháp dạy và học môn hoá học đang đi vào chiều sâu đòi hỏi người giáo viên ngoài kĩ năng sư phạm còn phải tổ chức tốt các thí nghiệm cho học sinh và biểu diễn tốt các thí nghiệm do chính giáo viên thao tác. Trên thực tế học sinh rất ít được tham gia làm các thí nghiệm hoá học . Bản thân giáo viên cũng ngại làm thí nghiệm . Các thí nghiệm khó giáo viên còn lảng tránh không làm mà chỉ giới thiệu điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giảng dạy và chất lượng học tập môn hoá học . Bên cạnh đó vẫn có không ít giáo viên tích cực làm thí nghiệm nhưng lại chưa có cách sử dụng hợp lí các thí nghiệm do đó cũng chưa đem lại những hiệu quả đích thực trong dạy học hoá học. Đã hơn 10 năm tôi đứng trên dục giảng giảng dạy bộ môn hoá học , thời gian tuy chưa dài song cũng giúp tôi tích luỹ được một số kinh nghiệm sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học . Cùng với vốn kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình dạy học kết hợp với nhận thức về nhiệm vụ năm học 2012-2013trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh công tác sử dụng các thí nghiệm trong dạy học hoá học tôi mạnh dạn viết sáng kiến “Biện pháp nâng cao hiệu quả các thí nghiệm trong dạy học hoá học“ .Hi vọng rằng sáng kiến kinh nghiệm của tôi có sức lan toả để mang lại hiệu quả của dạy và học môn hoá học nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả của dạy học THCS nói chung II . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Sáng kiến kinh nghiệm “ Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS “ nhằm mục đích : + Tìm ra các phương pháp khác nhau để khai thác tính chủ động , sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện kĩ năng + Rèn luyện và phát triển kĩ năng cho học sinh. Đó là : Làm thí nghiệm -> Quan sát -> nhận xét -> kết luận + HS biết sử dụng thí nghiệm hoá học trong việc hiểu và nhớ bài đồng thời giải thích một số hiện tượng thực tế . III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 1. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh khối lớp 8 và lớp 9 trường THCS Hoàn Long - Các thí nghiệm hoá học trong chương trình hoá 8 , 9 2. Phạm vi nghiên cứu. - Đề tài này được thực hiện dựa trên quá trình vận dụng dạy học thực tiễn nhiều năm liền của các khối lớp 8, 9 thuộc trường THCS Hoàn Long - Đề tài này được tham khảo , đóng góp ý kiến của các giáo viên bộ môn hoá học của trường. B - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ I. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Có thể nói dạy học hoá học gắn liền với các thí nghiệm hoá học . Nếu dạy học hoá học vắng bóng các thí nghiệm hoá học thì các tiết dạy hoá học không có tác dụng tích cực . Chính vai trò của thí nghiệm hoá quan trọng đối với dạy học hoá học mà đã có Trang 3 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS nhiều tài liệu nói về các thí nghiệm hoá học cũng như sử dụng các thí nghiệm trong dạy học hoá học như : Cuốn sách : “ dạy học đặt và giải quyết vấn đề trong dạy và học hoá học ở trường THCS” của thạc sĩ Cao Thị Thặng . Hay cuốn “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức – kĩ năng thí nghiệm cho học sinh trung học cơ sở “ của phó giáo sư – tiến sĩ Đặng Thị Oanh cùng một số tài liệu khác . Cũng đã có một số giáo viên mạnh dạn làm các sáng kiến về các thí nghiệm hoá học trong dạy học . Song ở các cuốn sách và các sáng kiến trên mới chỉ dừng lại đưa ra cách sử dụng thí nghiệm ở một lĩnh vực nhỏ như chỉ rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm của giáo viên hoặc sử dụng thí ngiệm trong dạy học đối với học sinh. Chưa có một cuốn sách hoặc một sáng kiến nào đề cập đến tất cả các khía cạnh của việc sử dụng các thí nghiệm trong dạy học hoá học . Chính vì lí do đó tôi đã mạnh viết sáng kiến “Các biện pháp nâng cao hiệu quả các thí nghiệm trong dạy học hoá học“ .Hi vọng rằng sáng kiến của tôi sẽ góp thêm 1 tiếng nói làm phong phú thêm các thí nghiệm trong dạy học hoá học cũng như nâng cao chất lượng dạy và học hoá học . II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG: 1. Hướng dẫn sử dụng các phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học rất đa dạng , nhiều chủng loại . Song thành phần không thể thiếu được trong tiến trình tổ chức tiết học đặc biệt là tiết học có sự chủ động của người học , ở đây chúng ta nói đến phương tiện học tập của học sinh , phương tiện này chủ yếu là sách giáo khoa , sách bài tập hoá học và các thí nghiệm hoá học . Để kết quả học tập đạt kết quả cao đòi hỏi học sinh phải nắm được cách thức , yêu cầu của tài liệu sử dụng do đó học sinh cần nắm được một số kí hiệu dùng trong sách giáo khoa . Đó là : : Các thí nghiệm học sinh làm : Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên 2. Mục đích sử dụng các thí nghiệm hoá học trong giảng dạy môn hoá học *Giáo viên sử dụng các thí nghiệm hoá học trong giảng dạy để : - Minh hoạ lời nói - Khai thác các thông tin ( kiến thức cần biết ) - Vừa chứng minh , vừa khai thác kiến thức 3. Hoạt động của giáo viên và học sinh khi sử dụng các thí nghiệm hoá học *Hoạt động của giáo viên - Nêu mục đích của việc làm các thí nghiệm hoá học - Định hướng cho học sinh nội dung cần quan sát , nhận xét và rút ra kết luận - Giáo viên làm các thí nghiệm hoá học *Hoạt động của học sinh - Nghiên cứu trước nội dung bài học cũng nghư nội dung các thí nghiệm hoá học - Nắm được mục đích yêu cầu của các thí nghiệm hoá học - HS tiến hành thao tác với các thí nghiệm hoá học ( khi có sự chỉ dẫn của giáo viên) -Quan sát hiện tượng , nhận xét và rút ra kết luận 4. Phân loại thí nghiệm trong quá trình giảng dạy môn hoá học Trang 4 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS Trong quá trình giảng dạy môn hoá học , mỗi thí nghiệm hoá học có 1 mục đích riêng , cần phải khai thác đúng mục đích của thí nghiệm để đạt hiệu quả cao nhất . Do đó để làm tăng hiệu quả của các thí nghiệm hoá học việc sử dụng các thí nghiệm hoá học nên thực sự đa dạng trong các lĩnh vực sau : - Sử dụng các thí nghiệm hoá học trong khâu kiểm tra bài cũ - Sử dụng các thí nghiệm hoá học trong khâu giảng bài mới - Sử dụng các thí nghiệm hoá học trong khâu củng cố kiến thức - Sử dụng các thí nghiệm hoá học trong các tiết ngoại khoá III. SỬ DỤNG CÁC THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC 1. Sử dụng các thí nghiệm hoá học trong khâu kiểm tra bài cũ . Việc kiểm tra bài cũ , giáo viên thường tiến hành đầu tiết dạy .Khi kiểm tra giáo viên cần hạn chế việc bắt buộc HS học thuộc lòng nội dung bài học 1 cách máy móc mà cần kiểm tra kiến trức thông qua việc phân tích , hoặc giải thích hiện tượng . Việc kiểm tra bài cũ có thể sử dụng các thí nghiệm hoá học để nêu và giải thích hiện tượng. Muốn trả lời được những câu hỏi này đòi hỏi trong quá trình học tập học sinh phải suy nghĩ , chú ý quan sát lắng nghe thầy cô giảng bài , điều đó cũng có nghĩa là chất lượng dạy và học được nâng cao. Song không phải bài nào bạn cũng có thể dùng các thí nghiệm trong phần kiểm tra bài cũ . Việc dùng các thí nghiệm trong phần kiểm tra bài cũ chỉ áp dụng đối với các bài mà các thí nghiệm trong phần kiểm tra bài cũ có liên quan hoặc phục vụ cho bài mới thì hiệu quả của việc dùng thí nghiệm được nâng lên VD1 : Trong chương trình hoá 8 : Tiết 55 - Bài 37 : Axit –bazơ - muối . Giáo viên có thể dùng 2 thí nghiệm sau để kiểm tra bài cũ: Thí nghiệm 1 : Cho 1 mẩu Na bằng hạt đậu xanh vào nước .Nhỏ dd thu được vào giấy quỳ tím Thí nghiệm 2 : Cho nước vào ống nghiệm chứa P 2 O 5 ( đã diều chế sẵn ) lắc đều .Nhỏ dd thu được vào giấy quỳ tím Quan sát hiện tượng trong 2 thí nghiệm , Nhận xét và viết các PTHH ( nếu có ) Với 2 thí nghiệm trên học sinh vừa được ôn lại tính chất hoá học của H 2 O , 2 cách nhận biết axit và bazơ đồng thời giáo viên dùng 2 thí nghiệm đó để dẫn dắt vào bài. VD2 :Trong chương trình hoá 9 : Tiết 5 - Bài 4 : Một số axit quan trọng . Giáo viên có thể dùng 4 thí nghiệm sau để kiểm tra bài cũ: Thí nghiệm 1 : Nhỏ 1 vài giọt dd H 2 SO 4 loãng vào quỳ tím Thí nghiệm 2 :Nhỏ 1 vài giọt dd H 2 SO 4 loãng vào ống nghiệm có chứa 1 mảnh Zn Thí nghiệm 3 : Nhỏ 1 vài giọt dd H 2 SO 4 loãng ống nghiệm có chứa Cu(OH) 2 Thí nghiệm 4 :Nhỏ 1 vài giọt dd H 2 SO 4 loãng vào ống nghiệm có chứa CuO Trang 5 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS Quan sát hiện tượng trong 4 thí nghiệm , Nhận xét và viết các PTHH ( nếu có ) Trước khi tiến hành thí nghiệm Kết quả thí nghiệm Sau phần trả lời của học sinh chúng ta sẽ sử dụng các thí nghiệm trên như thế nào cho hiệu quả đó là vấn đề mà tôi muốn đề cập .Vì trong tiết này các em được nghiên cứu về 1 số axit quan trọng cụ thể là axit sunfuric nên tôi sử dụng các thí nghiệm trên vừa là phương tiện kiểm tra bài cũ đồng thời đó cũng là các thí nghiệm chứng minh axit sunfuric loãng mang đầy đủ tính chất hoá học của axit. Các bạn thấy đấy việc sử dụng các thí nghiệm hoá học trong khâu kiểm tra bài cũ đã mang lại những hiệu quả đáng kể . Với cách kiểm tra này chúng tra đã làm mới phần kiểm tra bài cũ và tạo cho học sinh hứng thú học tập ngay từ những phút giây đầu tiên của tiết học và hiệu quả của tiết học được nâng lên. 2 . Sử dụng thí nghiệm hoá học trong dạy bài mới Trong quá trình dạy bài mới các thí nghiệm hoá học có thể được chia như sau: Trang 6 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS 2.1: Thí nghiệm của học sinh Thí nghiệm của học sinh là thí nghiệm do học sinh tự làm. Tùy theo mục đích của việc sử dụng trong quá trình học tập (để nghiên cứu tài liệu mới, để củng cố, hoàn thiện kiến thức hay kiểm tra kiến thức kĩ năng kĩ xảo) mà thí nghiệm hoá học của HS chia thành 3 dạng: + Thí nghiệm đồng loạt + Thí nghiệm ở PTN + Thí nghiệm ở nhà - Thí nghiệm hoá học đồng loạt : Tùy theo mục đích của việc sử dụng trong quá trình học tập (để nghiên cứu tài liệu mới, để củng cố, hoàn thiện kiến thức hay kiểm tra kiến thức kĩ năng kĩ xảo) thí nghiệm đồng loạt của học sinh khi học bài mới ở trên lớp để nghiên cứu sâu một vài nội dung của bài học.Thí nghiệm hoá học được làm với tất cả các học sinh trong lớp hoặc theo nhóm hoặc một vài học sinh do giáo viên chỉ định, điều này tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và nội dung bài học.Thí nghiệm đồng loạt gồm : + Thí nghiệm chứng minh + Thí nghiệm nghiên cứu - Thí ngiệm thực hành ở phòng thí nghiệm nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và kĩ thuật tiến hành thí nghiệm, thí nghiệm thường được tổ chức sau một số bài hoặc cuối học kì. - Thí nghiệm ở nhà: ở dạng thí nghiệm này, học sinh tự kiếm dụng cụ, nguyên vật liệu, hóa chất cần thiết, giáo viên hướng dẫn đề tài. 2.1.1: Thí nghiệm đồng loạt của HS 2.1.1.1: Thí nghiệm của học sinh chứng minh tính chất hoá học của chất Thí nghiệm này chúng ta nên sử dụng khi học sinh đã biết tính chất hoá học của chất và các thí nghiệm hoá học được đưa ra nhằm chứng minh cho những nhận định ( những tính chất hoá học) mà các em đã biết . Do đặc thù của thí nghiệm này nên trong chương trình hoá 8 chúng ta không nên sử dụng thí nghiệm chứng minh vì các em mới được làm quen với hoá học . Trong chương trình hoá 9 việc sử dụng thí nghiệm chứng minh có thể áp dụng cho nhiều bài do các em đã được nghiên cứu nhiều hơn . Sau đây tôi xin đưa ra 1 ví dụ trong chương trình hoá 9 VD : Tiết 55 . Bài 45 : Axit axetic Trang 7 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS Trong tiết học này chúng ta sử dụng thí nghiệm chứng minh khi nghiên cứu tính chất hoá học của axit axetic ( cụ thể phần axit axetic có tính chất hoá học của axit không?) Để dạy phần này giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời - Axitaxetic có là axit không ? Vậy axit axetic có tính chất hoá học của axit không? Đó là các tính chất nào ? Hãy làm các thí nghiệm chứng minh? - Giáo viên chia lớp thành nhóm và cho các em làm các thí nghiệm chứng minh axit axetic tính chất hoá học của axit với các thí nghiệm : Cho dung dịch axitaxetic lần lượt vào các ống nghiệm đựng các chất sau : Quỳ tím , dung dịch NaOH có phenolphtalein, CuO, Zn, Na 2 CO 3 Trước khi tiến hành thí nghiệm Kết quả thí nghiệm Để thí nghiệm nghiên cứu của các em được thành công giáo viên cần: + Chuẩn bị đầy đủ các bộ thí nghiệm để nhóm nào cũng được thực hành + Trước khi làm thí nghiệm giáo viên cần định hướng các vấn đề các em cần quan sát khi làm thí nghiệm hoặc giải thích một số vấn đề khó trong khi làm thí nghiệm .Như trong các thí nghiệm trên cần giúp các em hiểu vì sao phải cho phenolphtalein vào dd NaOH trước khi cho axitaxetic. Trang 8 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS + HS trực tiếp làm thí nghiệm , quan sát , nhận xét và rút ra kết luận Như vậy bằng việc sử dụng các thí nghiệm trong bài này học sinh đóng vai trò là chủ thể trong việc lĩnh hội tri thức .Yếu tố tập thể được đẩy lên . Tính sáng tạo của các em được phát huy và tôi tin tưởng rằng bằng việc được trực tiếp làm các thí nghiệm HS sẽ nhớ lâu và nhớ sâu tính chất hoá học của axit nói chung và tính chất hoá học của axit axetic nói riêng. 2.1.1.2: Thí nghiệm nghiên cứu của học sinh Trong dạy học hoá học, phương pháp sử dụng thí nghiệm nghiên cứu được đánh giá là phương pháp dạy học tích cực vì nó dạy học sinh cách tư duy độc lập, tự lực sáng tạo và có kĩ năng nghiên cứu tìm tòi. Khi sử dụng phương pháp này học sinh trực tiếp tác động vào đối tượng, đề xuất các giả thuyết khoa học, những dự đoán, những phương án giải quyết vấn đề và lập kế hoạch giải ứng với từng giả thuyết.Thí nghiệm hoá học được dùng như là nguồn kiến thức để học sinh nghiên cứu tìm tòi, như là phương tiện xác nhận tính đúng đắn của các giả thuyết, dự đoán khoa học đưa ra. Người giáo viên cần hướng dẫn các hoạt động của học sinh như: - Học sinh hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu. - Nêu ra các giả thuyết, dự đoán khoa học trên cơ sở kiến thức đã có. - Lập kế hoạch giải ứng với từng giả thuyết. - Chuẩn bị hoá chất, dụng cụ, thiết bị, quan sát trạng thái các chất trước khi làm thí nghiệm hoá học . - Tiến hành thí nghiệm quan sát, mô tả đầy đủ các hiện tượng thí nghiệm . - Xác nhận giả thuyết, dự đoán đúng qua kết quả của thí nghiệm . - Giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng và rút ra kết luận. Thí nghiệm nghiên cứu tính chất hoá học của chất chúng ta nên sử dụng khi học sinh chưa biết tính chất hoá học của chất và các thí nghiệm hoá học được đưa ra nhằm nghiên cứu tính chất hoá học của chất . Do đặc thù của thí nghiệm này nên trong chương trình hoá 8 và trình hoá 9 chúng ta đều có thể sử dụng thí nghiệm này. Sau đây tôi xin đưa ra ví dụ trong chương trình hoá 9 VD: Tiết 14.Bài 9 . Tính chất hoá học của muối (Hoá 9) Khi nghiên cứu về tính chất hoá học của muối học sinh chỉ mới được giới thiệu 2 tính chất hoá học đó là muối tác dụng với axit và muối tác dụng với bazơ nhưng chưa được biết sản phẩm sinh ra của các phản ứng trên là gì và các tính chất hoá học khác của muối như thế nào do đó trong tiết này việc lựa chọn thí nghiệm nghiên cứu cho học sinh là phù hợp vì khi được làm thí nghiệm nghiên cứu học sinh đóng vai trò là chủ thể nghiên cứu tính chất hoá học của muối , chủ động chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc trực tiếp làm thí nghiệm quan sát các hiện tượng của thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối. Trang 9 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS Trước khi tiến hành thí nghiệm 2.1.2 : Thí nghiệm của HS trong phòng thí nghiệm Để thí nghiệm thực hành đạt được nhiệm vụ và mục đích đề ra, cần đảm bảo những yêu cầu sau đây: - Cần chuẩn bị thật tốt cho giờ thực hành: Giáo viên tổ chức cho học sinh nghiên cứu trước bản hướng dẫn làm thí nghiệm thực hành, giáo viên cần làm trước các thí nghiệm để hướng dẫn học sinh viết bản tường trình được cụ thể, chính xác, phù hợp với thực tế, điều kiện thiết bị của phòng thí nghiệm . Cần cố gắng chuẩn bị những phòng dành riêng cho các giờ thực hành. Tất cả hoá chất, dụng cụ cần dùng phải được xếp đặt trước trên bàn để các em không phải đi lại tìm kiếm trong quá trình làm thí nghiệm . Đối với những lớp lần đầu vào phòng thí nghiệm, giáo viên cần giới thiệu những điểm chính của nội quy phòng thí nghiệm như: + HS phải chuẩn bị trước ở nhà. + Phải thực hiện đúng các qui tắc phòng độc, phòng cháy nổ. + Không được để đồ dùng riêng trên bàn làm thí nghiệm như: cặp, mũ, sách vở + Không được nói chuyện riêng, đi lại lấy hoá chất và dụng cụ ở bàn khác. + Phải tiết kiệm hoá chất khi làm thí nghiệm hoá học . + Khi làm xong thí nghiệm , phải rửa sạch dụng cụ thí nghiệm và xếp vào đúng nơi đã lấy. - Phải đảm bảo an toàn: Những thí nghiệm với các chất độc, dễ nổ, gây bỏng thì không nên cho HS làm; nếu cho làm thì giáo viên phải chú ý theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo an toàn tuyệt đối. - Thí nghiệm và dụng cụ phải đơn giản nhưng phải rõ ràng, chính xác và đảm bảo mĩ thuật. Cần cố gắng dùng một lượng nhỏ hoá chất sẽ giáo dục được học sinh tính cẩn thận, chính xác trong công việc và tinh thần tiết kiệm của công. Ngoài ra nếu dùng lượng hoá chất nhỏ sẽ an toàn hơn. Trang 10 [...]... Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS lệ giáo viên sử dụng các thí nghiệm trong dạy học hoá học cần có sự hỗ trợ tích cực từ cán bộ phụ trách đồ dùng cho giáo viên dạy hoá học để họ có thời gian nghiên cứu và chuẩn bị các thí nghiệm V-Bài học kinh nghiệm: Để dạy học hoá học có hiệu quả cao chúng ta cần đổi mới phương pháp dạy học , đặc biệt cần tích cực sử dụng các thí nghiệm. .. Trang 12 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS Như vậy bằng 1 thao tác nhỏ là giao cho học sinh tự làm 1 thí nghiệm ở nhà học sinh vừa hứng thú say mê đồng thời các em lại có thể hiểu sâu hơn bài học hôm sau 2.2 Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên Thí nghiệm trong dạy học hoá học sẽ được coi là tích cực khi thí nghiệm hoá học được dùng làm nguồn kiến thức để học sinh khai... tác dụng với muối + Thí nghiệm 2 : Đồng (II)hidroxit tác dụng với axit + Thí nghiệm 3 : Đồng (II)sunfat tác dụng với kim loại + Thí nghiệm 4 : Bariclorua tác dụng với muối + Thí nghiệm 5 : Bariclorua tác dụng với axit Trước khi tiến hành thí nghiệm Trang 11 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS Kết quả thí nghiệm Trong quá trình học sinh tiến hành làm thí nghiệm giáo viên giám... tổng hợp kiến thức và thí nghiệm hoá học là định hướng đổi mới đánh giá môn hoá học của Bộ GD Đào tạo thể hiện trong chương trình hoá học cấp THCS Trang 20 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS Ngoài kiến thức về lý thuyết hoá học, tính chất, ứng dụng của các chất thì kĩ năng thực hành thí nghiệm , khả năng vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống là.. .Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS - Khi chọn các thí nghiệm thực hành thì giáo viên phải tính đến tác dụng của các thí nghiệm đó tới việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh - Đảm bảo và duy trì được trật tự của lớp trong quá trình làm thí nghiệm hoá học : Giờ thí nghiệm sẽ không có kết quả tốt nếu học sinh mất tập trung, gây ồn, không... và có mùi thơm Trang 14 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS Trước khi tiến hành thí nghiệm Kết quả thí nghiệm Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu sẽ giúp học sinh hình thành kĩ năng nghiên cứu khoa học hoá học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề 2.2.2 Sử dụng TN đối chứng của giáo viên Để hình thành khái niệm hoá học giúp học sinh có kết luận đầy đủ, chính... sử dụng các thí nghiệm Tôi thấy ở lóp 9b các em học tập tích cực , hăng say các em không bị nhầm lẫn tính chất hoá học Trang 21 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS của muối cũng như điều kiện để phản ứng xảy ra khi cho muối tác dụng với các chất trong khi đó ở lớp 9c , tiết học trầm lắng ,học sinh không nhiệt tình tham gia vào các hoạt động học tập Nhiều em học sinh còn... ống nghiệm dưới ngọn lửa đèn cồn quan sát hiện tượng và nhận xét Trang 16 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS Kết quả là ở ống nghiệm thứ nhất không có hiện tượng gì và ở ống nghiệm thứ 2 thấy có khí sinh ra Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi nguyên nhân nào có sự khác nhau đó ? Và yêu cầu học sinh nhắc lại vai trò của chất xúc tác trong 1 số phản ứng hoá học Muốn thí nghiệm. .. làm thí nghiệm đối chứng như sau Có 2 ống nghiệm mỗi ống đựng 1 mảnh Cu nhỏ Nhỏ vào ống thứ nhất vài giọt dd H2SO4 đặc và ống thứ hai vài giọt dd H2SO4 loãng Giáo viên định hướng cho học sinh : Nếu đun 2 ống nghiệm trên trên nhọn lửa đèn cồn dự đoán các hiện tượng xảy ra trong từng ống nghiệm Trang 15 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS Sau đó giáo viên tiến hành thí nghiệm. .. tiến dụng cụ thí nghiệm cho đơn giản, dùng những hoá chất dễ kiếm và rẻ tiền để thay thế cho phù hợp với điều kiện thiết bị còn thiếu thốn của Trang 13 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS nước ta Đó là việc làm rất đáng khuyến khích, nhưng đồng thời cũng phải chú ý đảm bảo cho các dụng cụ thí nghiệm được mĩ thuật, đảm bảo tính khoa học * Số lượng thí nghiệm trong một bài . hoá học mà đã có Trang 3 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS nhiều tài liệu nói về các thí nghiệm hoá học cũng như sử dụng các thí nghiệm trong dạy học hoá học. tan trong nước và có mùi thơm. Trang 14 Biện pháp nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học hoá học THCS Trước khi tiến hành thí nghiệm Kết quả thí nghiệm Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp. lớn trong dạy học hóa học. Vậy thí nghiệm hoá học có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong dạy học hóa học? Thí nghiệm hoá học có ý nghĩa to lớn trong dạy học hoá học, nó giữ vai trò cơ bản trong

Ngày đăng: 18/08/2015, 16:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan