Bình giảng đoạn thơ trong bài tây tiến

8 650 2
Bình giảng đoạn thơ trong bài tây tiến

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Chúng ta đều biết Quang Dũng không chỉ là 1 nhà thơ mà ông còn là 1 nhạc sĩ, 1 họa sĩ có tài, có lẽ chính vì điều đó mà trong thơ ông không chỉ đơn thuần có thi ca ( cảm xúc ). Đọc thơ Quang Dũng ta sẽ thấy ở đó có họa có nhạc. Dưới con mắt nhìn của 1 nhà thơ có tài hội họa, vẻ đẹp phi thường của những người lính Tây Tiến đã được dựng lên từ những gì giản dị bình thường nhất, ở 4 dòng thơ mở đầu khổ thơ sự kết hợp đan xen nhuần nhuyễn giữa 2 thủ pháp nghệ thuật hiện thực và lãng mạn nhà thơ đã khắc họa thành công bức chân dung vừa oai hùng dữ dội lại vừa đầy mộng mơ của người lính Tây Tiến trong kháng chiến gian khổ.

Bình giảng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc … Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Đọc thơ Quang Dũng nhất là bài thơ Tây Tiến, người đọc thường có cảm tưởng như được chiêm ngưỡng 1 bức tượng đài hoành tráng về những anh hùng hào kiệt thời đại Hồ Chí Minh. Đó là bức tranh tuyệt đẹp về người lính Tây Tiến cả khi đang chiến đấu và cả lúc hi sinh. Ở họ không chỉ có vẻ oai phong song song cới quyết tâm 1 đi không trở lại của nhưng tráng sĩ xưa trong văn họ cổ mà ở những chàng trai trẻ hào hoa này ta còn thấy có cả vẻ đẹp đáng kính đáng yêu của những tri thức thời đại cụ Hồ. Bằng tình cảm yêu mến sâu sắc với binh đoàn Tây Tiến qua hệ thống ngôn từ chọn lọc và cách diễn đạt sáng tạo tài hoa, nhà thơ Quang Dũng đã ghi lại vẻ đẹp uy nghi, trang nghiêm mà rất đỗi đời thường của họ qua 8 dòng thơ nhãn tự: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Chúng ta đều biết Quang Dũng không chỉ là 1 nhà thơ mà ông còn là 1 nhạc sĩ, 1 họa sĩ có tài, có lẽ chính vì điều đó mà trong thơ ông không chỉ đơn thuần có thi ca ( cảm xúc ). Đọc thơ Quang Dũng ta sẽ thấy ở đó có họa có nhạc. Dưới con mắt nhìn của 1 nhà thơ có tài hội họa, vẻ đẹp phi thường của những người lính Tây Tiến đã được dựng lên từ những gì giản dị bình thường nhất, ở 4 dòng thơ mở đầu khổ thơ sự kết hợp đan xen nhuần nhuyễn giữa 2 thủ pháp nghệ thuật hiện thực và lãng mạn nhà thơ đã khắc họa thành công bức chân dung vừa oai hùng dữ dội lại vừa đầy mộng mơ của người lính Tây Tiến trong kháng chiến gian khổ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Thực ra những bài thơ viết về hình ảnh người lính ở 1 đất nước mà bề dày lịch sử được tính bằng chiều dài của những cuộc quan vệ quốc công lại như ở Việt Nam không phải là hiếm. Lịch sử văn học cũng đã có những bức tượng đài người lính trong ca dao. Trong văn học trung đại ta cũng từng bắt gặp vẻ đẹp của người lính trong “ Văn tế nghĩ sĩ Cần Guộc”. “ Ngoài cật có 1 manh áo vải, nào mang bao cấu bầu ngòi” nay ta lại bắt gặp hình ảnh người lính trong thơ Quang Dũng 1 vẻ đẹp riêng biệt vừa độc đáo mới lạ, vừa dữ dội oai hùng lại vừa trẻ trung. Nghệ thuật vốn có quy luật riêng của nó, 1 tác phẩm văn học được coi là có giá trị thì nhất định phải là 1 tác phẩm văn học có nội dung sâu sắc và mang nét nghệ thuật độc đáo, nó không chấp nhận sự lặp lại kể cả sự lặp lại chính mình và hơn ai hết người nghệ sĩ tài hoa Quang Dũng đã nhận ra độc đáo đó. Để rooid bằng ngòi bút tài hoa của mình ông đã dựng lên bức tượng đài về người lính Tây Tiến của riêng ông, những chàng trai lẫm liệt oai phong mang dáng dấp của những người anh hùng hào kiệt, những tráng sĩ thuở xưa hiên ngang kiêu bạc, bất chấp mọi không gian khổ vẫn giữ được tư thế của mình: ” Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm” Có người nói thư Quang Dũng bên cạnh những dòng viết lãng mạn lại có những dòng thơ thật chân thực ( chân thực đến trần trụi) 2 dòng thơ này nằm trong số những dòng thơ chân thực đó chăng? Có thể nói Quang Dũng thật dũng cảm, ông dám nhìn thẳng vào hiện thực mà không hề tránh né, không sợ hiện thực làm bi lụ lòng người vốn xuất thân là 1 người lính từng trải qua gian khổ , đánh giặc nơi rừng thiêng nước độc hoang vu đầy những mối nguy hiểm rình rập, hơn ai hết Quang Dũng thấu hiểu tất cả những gian khổ mà người lính Tây Tiến từng trải qua, từng chứng kiến những ngày “nhạt muối vơi cơm” thuốc men không có, sốt rét rừng hành hạ liên miên, với Quang Dũng và những người lính Tây Tiến lúc ấy toàn những mái đầu rụng thưa cả tóc với những làn da tái xanh vì sốt rét không phải là chuyện hiếm. Song những lần gian khổ ấy đã không thể làm mất đi vẻ đẹp phi thường ở những người lính Tây Tiến, trái lại bằng thủ pháp sâu sắc, độc đáo, qua những hình ảnh thơ chọn lọc rất đắt, tác giả đã làm toát lên vẻ đẹp dũng mãnh của những người lính Tây Tiến: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Ba câu thơ là những nét vẽ sắc sảo được Quang Dũng sử dụng để tạc lên bức chân dung người lính Tây Tiến trong chiến đấu, hiện lên trong tâm trí người đọc là tư thế sẵn sàng chiến đấu của người lính Tây Tiến, 2 cụm từ so sánh giàu khả năng gợi hình tượng:” dữ oai hùm ”, “ mắt trừng “ như chạm khắc vào kí ức người đọc vẻ oai phong dũng mãnh như con hùm con hổ chốn rừng thiêng, sức mạnh của người lính Tây Tiến và ý thức cảnh giác để bảo vệ biên cương toát lên qua những dòng thơ để làm nổi bật lên vẻ rắn rỏi oai phong của họ dù cuộc sống còn muôn vàn gian khổ khó khăn nhưng ở những người lính Tây Tiến vẫn toát lên vẻ đẹp phi thường của những người lính Tây Tiến hết lòng vì Tổ quốc. Có 1 nhà phê bình:”Thơ sinh ra từ tình yêu”. Ở đây, tình yêu của mình với binh đoàn Tây Tiến nhà thơ Quang Dũng đã tạo nên 1 bức tượng đài tập thể về những người lính Tây Tiến không chỉ ở dáng vẻ bề ngoài mà còn ở vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn của họ ở những trái tim tuổi trẻ luôn khao khát rạo rực yêu thương, luôn đề cao cảnh giác không quên nhiệm vụ nhưng chỉ cần 1 phút đổi gác, 1 đêm được nghỉ ngơi, nỗi lòng của họ lại được cả về Hà Nội:”Đêm mơ Hà dáng kiều thơm”. Câu thơ tài hoa là điểm lãng mạn của “mắt bão” để rồi gây sóng gió dữ dội trong lòng bạn đọc. Nét lãng mạn trẻ trung ấy trong lòng người lính đã tôn thêm vẻ đẹp của họ khiens họ gần gũi với ta hơn và đó cũng là vẻ đẹp quen thuộc trong thơ Nguyễn Đình Thi: ” Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu” Nhà thơ Quang Dũng đã thật tài hoa khi dùng từ “kiều thơm” để chỉ người con gái Hà Nội. Trong kí ức những chàng lính trẻ, bao gian khổ hi sinh không làm mất đi tình yêu cuộc sống đang căng tràn, mặt trận im tiếng súng ánh mắt những chàng lính trẻ lại say sưa dõi theo dáng hình những cô thiếu nữ miền sơn cước trong đêm hội đuốc hoa và họ lại thả hồn mình với Hà Thành hoa lệ với những tà áo dài tha thướt mà Quang Dũng gợi là “dáng kiều thơm”. Dí dỏm tinh nghịch mà tài hoa, câu thơ không hề làm giảm đi vẻ đẹp dữ dội oai hùng của những người lính Tây Tiến mà nó đã tôn thêm vẻ đẹp rất đời thường của họ. Cùng với những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, 1 lần nữa nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa được vẻ đẹp vừa phi thường lại vừa lãng mạn đời thường rất đáng yêu của những anh bộ đội cụ Hồ trong lòng bạn đọc. Vẻ đẹp ấy lại 1 dấu ấn không bao giờ phai về binh đoàn Tây Tiến. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi qua để lại dấu ấn không thể mờ phai trong tâm hồn dân tộc. “Có 1 bài ca không bao giờ quên” và xây dựng lên bài ca không bao giờ quên ấy là hình ảnh người lính- con người đẹp nhất của thời đại, người con trung hiếu của nhân dân. Đến với những dòng thơ Quang Dũng, ta thấy bức chân dung người lính: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Đọc cả bài thơ đến đây ta bỗng thấy liên tiếp những từ Hán Việt, nào “biên cương” “viễn xứ” “áo bào”… khiến giọng điệu của những dòng thơ âm vang dư ba ấn tượng khác thường, 2 dòng thơ đầu, giọng thơ như lắng xuống chậm rãi thế mà đến 2 dòng thơ sau âm điệu đột ngột vút lên bi tráng trầm hùng dữ dội người xa mà ám ảnh bạn đọc, ngòi bút miêu tả hiện thực theo dấu chân người lính Tây Tiến, Quang Dũng nhận thấy dọc biên cương chỗ nào cũng có sự hi sinh của những người lính Tây Tiến:” Rải rác biên cương mồ viễn xứ” Thật ra trong dòng thơ này đã hơn 1 lần Quang Dũng nhắc đến sự hi sinh của người lính nhưng không vì thế mà bài thơ nhuốm màu bi lụy, trái lại dưới ngòi bút diễn đạt tài hoa của nhà thơ ngay cả lúc hi sinh những người lính cũng hiện lên vẻ đẹp của những tráng sĩ, những anh hùng hào kiệt ngày xưa, những con người vì nghĩ lớn mà coi thường cái chết: ” Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” Quang Dũng nói về cái chết của đòng đội, về chiến tranh gian khổ mà không gợi đau thương hoảng sơ bởi ông đã bình thường hóa cái chết:”anh về đất” “hồn về sầm Nứa”. Thử hỏi có chiến thắng nào mà không trải qua những hi sinh? Có vinh quang nào mà không phải trả bằng máu và nước mắt. Nhưng tình yêu Tổ quốc và lý tưởng Cách mạng đã đem đến cho người lính sức mạnh tinh thần nó giúp họ có thêm quyết tâm chiến đấu và thực sự trong thơ ca Việt Nam hiện đại đã có rất nhieuf nhà thơ nói về sự hi sinh của người lính nhưng có lẽ chẳng có nhà thơ nào viết về sự hi sinh độc đáo như Quang Dũng. Dường như với những người lính Tây Tiến việc ra đi không hẹn ngày về đã được xác định rõ trong tư tưởng ngay từ khi họ mới gác bút mà ra đi theo tiếng gọi của non sông. Vì thế họ mới có được 1 tư thế sẵn sàng mà bao nhiêu người Việt Nam đã từng xác định cho chính mình. Là 1 hồn thơ lãng mạn tài hoa, Quang Dũng không chỉ khắc họa thành công vẻ đẹp của những người lính lúc hi sinh mà ngay cả những lúc thiếu thốn của họ trong thực tế cũng được nhà thơ nhìn nhận bằng cái nhìn đầy lãng mạn khiến cho sự hi sinh của họ bỗng trỏ nên nhẹ nhàng đậm chất bi tráng và đây là những dòng thơ ấy: “Áo bào thay chiếu, anh về đất” Những thiếu thốn vật chất những bi thương về tinh thần trước sự hi sinh đồng đội chợt như tan biến bởi chiếc áo bào trang trọng. “Áo bào”- vốn là từ chỉ chiếc áo khoác cuẩ những tướng sĩ ngày xưa khi ra trận. Tùy theo vị trí và địa vị của họ mà nó được gọi như chiến bào, long bào hoặc hoàng baofnhwng khi nói đến áo bào là nói đến chiếc áo khoác. Thực tế, những người lính Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh thiếu thốn, những người hi sinh không có manh chiếu bọc thân. Thế mà trong con mắt nhìn của nhà thơ Quang Dũng, tấm aó mặc hàng ngày của họ bỗng hóa thành áo bào đưa tiễn người lính về nơi an nghỉ. Hình tượng chiếc áo bào được đưa vào trong bài thơ đã khẳng định nét tài hoa của nhà thơ Quang Dũng, đặc biệt cụm từ “anh về đất” được đặt ở cuối dòng thơ càng làm cái chết của người lính thêm ý nghĩa. Cách nói tránh tinh tế, không thể giúp nhà thơ hiểu được hi sinh cao cả của những người lính Tây Tiến mà nó còn khẳng định sức sống bất tử của họ trong lòng Tổ quốc, nhân dân. Trong lòng nhân dân, Tổ quốc, những người lính Tây Tiến không chết, họ chỉ hóa thân như 1 phép nhiệm màu để về với lòng đất mẹ đem máu xương của mình tô thắm màu cờ Tổ quốc. Bên cạnh họ, tiếng gầm của dòng sông Mã mãi mãi vang lên như bản nhạc ngợi ca những anh hùng tử sĩ. Viết về hi sinh của những người lính trong thiếu thốn gian khổ trong đau thương tột cùng mà không hề bi lụy là nét phong cách nghệ thuật tài hoa của nhà thơ Quang Dũng. . Bình giảng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc … Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Đọc thơ Quang Dũng nhất là bài thơ Tây Tiến, người đọc thường có cảm tưởng. lính Tây Tiến vẫn toát lên vẻ đẹp phi thường của những người lính Tây Tiến hết lòng vì Tổ quốc. Có 1 nhà phê bình: Thơ sinh ra từ tình yêu”. Ở đây, tình yêu của mình với binh đoàn Tây Tiến. người lính Tây Tiến, trái lại bằng thủ pháp sâu sắc, độc đáo, qua những hình ảnh thơ chọn lọc rất đắt, tác giả đã làm toát lên vẻ đẹp dũng mãnh của những người lính Tây Tiến: Tây Tiến đoàn

Ngày đăng: 18/08/2015, 15:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan