Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mền phân loại và tra cứu thuốc, phục vụ công tác quản lý dược

61 1.6K 2
Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mền phân loại và tra cứu thuốc, phục vụ công tác quản lý dược

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

m BỘ YTẾ TRUỜNG ĐAI HOC DUOC HÀ NỒI Trịnh Thuc Anh BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG cơ sở DỮ LIỆU, PHẦN MỀM PHÂN LOẠI VÀ TRA cúu THUỐC, PHỤC vụ CONG TÁC QUẢN LÝ Dược (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 1998-2003) Người hướng dẫn : TS. LÊ VIẾT HÙNG ThS. NGUYỄN TUẤN ANH Nơi thực hiện : BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ Dược Thời gian thực hiện: 03 - 05/2003 Hà Nội 5/2003 m N 2 U ,< Ì Lời cảm ơn Sau quá trình tiến hành nghiên cứu và thực hiện, đến này khoá luận đã được hoàn thành. Tôi xỉn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: PGS. TS. Lê Viết Hùng, phó chủ nhiệm Bộ môn Quản lỷ và Kinh tế Dược, Đại học Dược Hà Nội. ThS. Nguyễn Tuấn Anh, giảng viên bộ môn Quản lỷ và Kinh tế Dược, Đại học Dược Hà Nội. là những người thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và chu đảo cho tỏi trong quả trình thực hiện khoá luận. Kỹ sư Phan Thái Trung, người bạn đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi rất nhiều để thực hiện đề tài. Các thầy cô giảo bộ môn Quản lỷ và Kinh tế Dược, trường Đại học Dược Hà Nội. Tôi xin gửi tặng khóa luận này tới bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, các thầy cồ giáo trường Đại học Dược Hà Nội, những người tôi vô cùng kính trọng. tới bổ mẹ, chị Chỉ và anh Trung, những người đã dành cho tôi tình cảm và nguồn động viên to lớn. tới các bạn bè của tôi. Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2003 Sinh viên Trịnh Thục Anh CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT TĐ : Thuốc độc TGN : Thuốc gây nghiện THTT : Thuốc hướng tâm thần ATC : Anatomical therapeutic chemical classification. DDD : Defined daily doses WHO : Tổ chức Y tế Thế giới CSDL: Cơ sở dữ liệu. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẢN 1 -TỔNG QUAN 1. Hệ thống phân loại ATC/DDD 3 1.1. Lịch sử hệ thống phân loại ATC/DDD 3 1.2. Mục đích của hệ thống ATC/DDD 5 1.3. Cấu trúc và danh pháp 5 1.4. Nguyên tắc phân loại 6 1.5. Đơn vị đo lường và sử dụng thuốc DDD 8 1.6. Vài nét về tình hình ứng dụng hệ thống ATC/DDD trên thế giới và Việt N am 9 2. Các thuốc có yêu cầu quản lý đặc biệt 11 2.1. Thuật ngữ, khái niệm 11 2.2. Các quy chế quản lý thuốc độc, gây nghiện, hướng tâm thần 12 2.3. Công tác quản lý thuốc độc, gây nghiện, hướng tâm thần trên thế giới và Việt N am 14 3. Vài nét về chương trình CSDL thuốc 15 PHẦN 2 - PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 1. Phương tiện nghiên cứu và công nghệ ứng dụng 20 1.1. Phương tiện nghiên cứu 20 1.2. Công nghệ ứng dụng 20 2. Phương pháp nghiên cứu 21 PHẦN 3 - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 1. Giới thiệu về chương trình 23 2. Các bước xây dựng chương trình 24 2.1. Dịch nội dung hệ thống ATC/DDD 24 2.2. Tra cứu, phân loại thuốc quản lý đặc biệt 25 2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu 26 2.4. Thiết lập thuật toán xây dựng chương trình 30 3. Hướng dẫn sử dụng chương trình 30 3.1. Hướng dẫn cài đặt 30 3.2. Hướng dẫn sử dụng chương trình 32 3.3. Tham chiếu 44 3.4. Kết quả minh hoạ . 49 PHẦN 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận . 52 1.1. Xây dựng hệ thống CSDL 52 1.2. Xây dựng phần mềm phân loại và tra cứu thuốc 52 2. Đề xuất 53 2.1. Đề xuất cho phiên bản mới 53 2.2. Các hướng mở của đề tài 54 2.3. Đề xuất khác 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 ĐẶT VẤN ĐÈ Từ những năm 60 của thế kỷ trước, lĩnh vực nghiên cứu sử dụng thuốc đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng thế giới. Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, chủng loại và số lượng thuốc cũng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Do vậy, hơn bao giờ hết, công tác nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc, cũng như quản lý thuốc nhằm nâng cao tính hiệu quả, an toàn và hợp lý đang ngày càng được đề cao. Để nghiên cứu tình hình tiêu thụ và sử dụng thuốc, cần phải dựa trên một hệ thống phân loại thuốc hoàn chỉnh và được quốc tế chuẩn hóa. Trên thế giới, hệ thống phân loại thuốc ATC (Anatomical therapeutic chemical classification) đã được Tổ chức Y té thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng từ năm 1981 như một tiêu chuẩn quốc tế cho những nghiên cứu việc sử dụng thuốc. Thực tế cho đến nay đã có nhiều quốc gia sử dụng hệ thống phân loại này, đặc biệt là trong công tác giám sát tiêu thụ thuốc. Bên cạnh đó, trong công tác quản lý dược ở nước ta, Bộ Y tế đã ra nhiều văn bản, trong đó có các quy chế về thuốc có yêu cầu quản lý đặc biệt như: các thuốc độc (TĐ), thuốc gây nghiện (TGN) và thuốc hướng tâm thần (THTT). Đây là những nhóm thuốc cần phải được quản lý rất chặt chẽ và nghiêm ngặt, nếu không sẽ gây ra những tai họa khôn lường. Tuy nhiên, với số lượng chủng loại thuốc ngày càng phong phú đa dạng như hiện nay, việc thực hiện quy chế cũng như việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi xem xét một thuốc có thuộc diện quản lý đặc biệt hay không. Do vậy, những giải pháp để có thể đơn giản hóa việc tra cứu TĐ, TGN, THTT cho các dược sĩ bán thuốc và những người hoạt động trong lĩnh vực dược, giảm bớt gánh nặng cho công tác phân loại, quản lý thuốc là rất cần thiết. 1 Trước tình hình đó, ngành Dược Việt Nam cần phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) thuốc phục vụ cho công tác quản lý, hệ thống này phải được tổ chức trên cơ sở của: hệ thống phân loại ATC/DDD và các quy chế quản lý thuốc đặc biệt. Thực tế đã có một vài nghiên cứu bước đầu xây dựng hệ thống CSDL theo mục đích trên, và đã đạt được những bước khai phá rất thành công, tuy nhiên sản phẩm chưa thể đưa vào ứng dụng trong thực tế bởi thiếu tính đồng bộ. Từ những phân tích trên, khóa luận “Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm phân loại và tra cứu thuốc, phục vụ công tác quản lý dược” được thực hiện với những mục tiêu sau: Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu về các thuốc và biệt dược, dựa trên hệ thống phân loại ATC 2003 của WHO và quy chế quản lỷ các TGN, THTT, TĐ do Bộ Ytế ban hành. Bước đầu xây dựng phần mềm phân loại và tra cứu thuốc (viết tắt là “VNpharmacy”), phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng thuốc. 2 Phần 1: TỔNG QUAN 1/ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ATC/DDD: 1.1 LỊCH SỬ HỆ THÓNG PHÂN LOẠI ATC/DDD: Ke từ khi ra đời vào những năm 1960, lĩnh vực nghiên cứu sử dụng thuốc đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng thế giới. Kết quả nghiên cứu trong thời gian 1966-1967 của Tổ chức Y Tế thế giới tại Châu Âu cho thấy có sự khác biệt rất lớn trong vấn đề sử dụng thuốc giữa các nhóm dân cư ở 6 nước Châu Âu. Năm 1969,* hội nghị chuyên đề về “Sự tiêu dùng thuốc” đã được tổ chức tại Oslo. Hội nghị đã thống nhất cần phải có một hệ thống phân loại thuốc sử dụng cho các nghiên cứu về tiêu dùng thuốc và để áp dụng trên toàn thế giới. Cũng tại hội nghị này, nhóm Nghiên cứu sử dụng thuốc (DURG) được thành lập với nhiệm vụ xây dựng và phát triển các phương pháp nghiên cứu sử dụng thuốc hợp lý có thể áp dụng được toàn cầu. Khoảng đầu những năm 70, trung tâm phát triển thuốc Nauy (NMD) đã xây dựng hệ thống phân loại ATC (Anatomic Therapeutic Chemical classification system) bằng cách mở rộng và sửa đổi hệ thống phân loại thuốc của Hiệp hội nghiên cứu thị trường dược Châu Âu (EPhMRA). [8] Tuy nhiên, để đánh giá việc sử dụng thuốc, hệ thống phân loại cần phải được gắn với một đơn vị đo lường đánh giá. NMD đã đưa ra một đơn vị đo lường để sử dụng trong nghiên cứu sử dụng thuốc được gọi là liều xác định theo n gày D DD (Defined D aily D oses). H ệ thống ATC/DDD này được sử dụng ở Nauy từ những năm 70 khi đưa ra những dữ liệu về vấn đề tiêu dùng thuốc. [1] 3 Năm 1975, Hội đồng thuốc Bắc Ầu được thành lập phối hợp với NMD để phát triển hệ thống phân loại ATC/DDD. Năm 1976, hội đồng đã sử dụng phương pháp phân loại ATC/DDD để đưa ra những số liệu thống kê về sử dụng thuốc ở Bắc Âu. Ke từ đó, hệ thống phân loại ATC/DDD được sủ dụng rộng rãi cho hầu hết các loại thuốc trên thị trường Bắc Âu. Năm 1981, Trụ sở WHO tại Châu Âu đã giới thiệu hệ thống phân loại ATC/DDD trước cộng đồng quốc tế cho các nghiên cứu về sử dụng thuốc. Để phổ biến và áp dụng hệ thống phân loại ATC/DDD một cách rộng rãi hơn, năm 1982, Trung tâm hợp tác của WHO về phương pháp thống kê thuốc - “WHO Collaborating Centre for Drug Statistics Methodology ” (WCCDSM) đã được thành lập ở Nauy với nhiệm vụ phối họp sử dụng phương pháp phân loại này. Năm 1996, WHO thấy rằng phát triển, phổ biến việc sử dụng hệ thống phân loại ATC/DDD như một tiêu chuẩn quốc tế cho các nghiên cứu sử dụng thuốc là thực sự cần thiết. Do đó, cùng với nỗ lực phối hợp chặt chẽ hơn với các nghiên cứu về sử dụng thuốc và tiếp cận trực tiếp với thông tin về các thuốc cần thiết, WHO đã chính thức đưa ra quyết định áp dụng toàn cầu hệ thống phân loại ATC/DDD. Cũng trong năm đó, nhóm công tác quốc tế về phương pháp thống kê thuốc của WHO đã được thành lập, với nhiệm vụ tư vấn chuyên môn về hệ thống ATC/DDD cho WCCDSM. [8] Hàng năm, nhóm công tác quốc tế này tổ chức các khóa đào tạo quốc tế về hệ thống ATC, và cuộc họp thường niên để xem xét các đề nghị thay đổi và duyệt lại hệ thống ATC và liều DDD nếu thấy cần thiết. Đầu năm 2003, khóa tập huấn quốc tế về ATC/DDD đã diễn ra vào ngày 7, 8 tháng 4 tại Ecuado, và 26, 27 tháng 5 tại trụ sở của Nhóm công tác của WHO. Cuộc họp thường niên của năm 2003 sẽ được tổ chức vào 2 ngày 16,17 tháng 11 tại Olso, Nauy. [13] 4 1.2 MỤC ĐÍCH CỦA HỆ THÓNG ATC/DDD: [1] Mục đích của hệ thống phân loại ATC/DDD là cung cấp một công cụ cho các nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc, nhằm cải thiện chất lượng của việc sử dụng thuốc. Nó được WHO coi là một tiêu chuẩn quốc tế cho các nghiên cứu về lĩnh vực này. Ngoài ra còn là để trình bày và so sánh các số liệu thống kê về việc tiêu thụ thuốc ở mức độ quốc tế và các mức độ khác. DDD là một đon vị đo lường kỹ thuật về sử dụng thuốc, có ý nghĩa để theo dõi, giám sát đánh giá về tình hình tiêu thụ thuốc và sử dụng hợp lý hay không, nó không phản ánh liều dùng thực tế. Sự phân loại một chất trong hệ thống ATC/DDD không phải là một khuyến cáo sử dụng thuốc, cũng không nhằm đánh giá chất lượng của một thuốc hay một nhóm thuốc. 1.3 CẤU TRÚC VÀ DANH PHÁP: Danh pháp: Tên hoạt chất dùng trong hệ thông phân loại ATC được ghi theo tên quốc tế (INN). Nếu không có tên quốc tế thì chọn theo tên được chấp nhận ở Mỹ (United States Approved Name) hoặc tên được chấp nhận ở Anh (British Approved Name). Cẩu trúc: Hệ thống phân loại ATC được xây dựng dựa trên cơ sở ba yếu tố: • Bộ phận cơ thể mà thuốc tác động vào (Anatomical) • Tác dụng điều trị của thuốc (Therapeutic) • Các đặc trưng hóa học của thuốc (Chemical) Trong hệ thống phân loại này, mỗi thuốc sẽ có ít nhất một mã bao gồm năm bậc phân loại được ký hiệu dưới dạng những nhóm chữ và số khác nhau. 5 [...]... q lý . ĐAI HOC DUOC HÀ NỒI Trịnh Thuc Anh BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG cơ sở DỮ LIỆU, PHẦN MỀM PHÂN LOẠI VÀ TRA cúu THUỐC, PHỤC vụ CONG TÁC QUẢN LÝ Dược (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 1998-2003) Người hướng. thuốc, phục vụ công tác quản lý dược được thực hiện với những mục tiêu sau: Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu về các thuốc và biệt dược, dựa trên hệ thống phân loại ATC 2003 của WHO và quy chế quản. Ytế ban hành. Bước đầu xây dựng phần mềm phân loại và tra cứu thuốc (viết tắt là “VNpharmacy”), phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng thuốc. 2 Phần 1: TỔNG QUAN 1/ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ATC/DDD: 1.1

Ngày đăng: 18/08/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan