SKKN_ Phương pháp dạy học môn toán lớp 10 theo hướng phân hóa đối tượng

31 607 0
SKKN_ Phương pháp dạy học môn toán lớp 10 theo hướng phân hóa đối tượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIÁO VIÊN: ĐẶNG VĂN ĐỒNG TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH MỤC LỤC Trang Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 2 2. Lịch sử vấn đề. 3 3. Phạm vi nghiên cứu. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3 5. Đóng góp của đề tài. 4 6. Phương pháp thực hiện. 4 Phần II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 5 A. VAI TRÒ CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở BẬC THPT. 5 B. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN TOÁN HIỆN NAY. 5 1. Giáo viên. 6 2. Học sinh. 7 3. Về phía sách giáo khoa. 9 C. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. 9 II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG. 10 1. Tổ chức dạy học phân hóa trong mỗi tiết học chính khóa. 10 2. Dạy học phân hóa đối tượng trong các giờ học phụ đạo nói chung. 16 a. Dạy học phân hóa đối tượng cho học sinh yếu kém. 16 b. Dạy học phân hóa đối tượng cho học sinh trung bình. 18 c. Dạy học phân hóa đối tượng cho học sinh khá, giỏi. 21 III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI 25 Phần III: KẾT LUẬN 26 Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán năm học 2011 – 2012 Trang 1 GIÁO VIÊN: ĐẶNG VĂN ĐỒNG TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lý giáo dục rất quan tâm. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2015 đã đề ra phương hướng: Cùng hòa nhịp vào xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên thế giới, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở những quan điểm đầy đủ và thống nhất về đổi mới phương pháp dạy và học cũng như những giải pháp phù hợp, khả thi. Như vậy, những định hướng lớn cho tương lai phát triển của ngành giáo dục đã nhấn mạnh đến đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Để đổi mới phương pháp dạy và học đòi hỏi: "Người dạy phải dạy thật, người học phải học thật". Vậy thì đổi mới phương pháp dạy và học như thế nào để hiệu quả đối với đối tượng học sinh của trường Phan Chu Trinh hiện nay là cấp thiết vì: Đa số các em có học lực rất yếu, vì chất lượng đầu vào thấp, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số lại chiếm tỉ lệ cao. Đa số các em yếu và mất căn bản nhiều về môn toán. Thậm chí có nhiều em không biết thực hiện các phép toán đơn giản như : cộng , trừ, nhân, chia, …áp dụng lí thuyết vào làm bài tập, áp dụng công thức, định lí, tính chất. . . Như vậy nhìn chung chất lượng đầu vào của học sinh quá thấp, đặc biệt môn toán. Bên cạnh đó học sinh lớp 10 còn gặp rất nhiều khó khăn khi học toán là do mất kiến thức căn bản, thậm chí còn nhiều em chưa biết cộng, trừ, nhân, chia số âm, phân số, hoặc biến đổi đa thức. . .Một phần là do học sinh chưa biết phương pháp học nên khó tiếp cận với kiến thức mới ở bậc trung học phổ thông. Cũng có nhiều học sinh rất ham chơi, không có ý thức học tập nên chán nản dẫn đến nguy cơ bỏ học, bên cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn cho giáo viên khi giảng dạy bộ môn toán là sự phân bố học sinh không đồng đều, hệ thống bài tập trong sách giáo khoa còn chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đa phần giáo viên còn ảnh hưởng của lối dạy truyền thống, chưa đổi mới phương pháp cho phù hợp với đối tượng học sinh của trường mình nên hiệu quả đạt được chưa cao. Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán năm học 2011 – 2012 Trang 2 GIÁO VIÊN: ĐẶNG VĂN ĐỒNG TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH Đứng trước thực trạng trên, tôi thiết nghĩ chúng ta phải phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mình, tất cả hướng về học sinh thân yêu. Đối với giáo viên dạy Toán thì hãy cùng nhau tận tâm, tận lực để tìm ra một phương pháp dạy tốt nhất cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Làm thế nào để giúp các em học tốt được môn toán? Làm thế nào để nâng cao chất lượng của môn toán? Làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê toán học của các em học sinh, làm sao để học sinh yếu kém không xem môn toán là nỗi khổ của học sinh mà dẫn đến nguy cơ bỏ học vì môn toán. Đó là điều tôi luôn trăn trở sau những tiết dạy. Vì vậy tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Phương pháp dạy học môn toán lớp 10 theo hướng phân hóa đối tượng ” mong góp một phần nhỏ bé để chất lượng môn toán ngày càng được nâng cao. 2. Lịch sử vấn đề. Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phân hóa đối tượng của các trường THPT, các trường đại học, cao đẳng. . . .thậm chí là đề tài tốt nghiệp cuối khóa của các sinh viên. Tuy nhiên các đề tài đó chỉ đưa ra được các phương pháp chung chung cho nhóm đối tượng học sinh chứ chưa đưa ra được phương pháp phương pháp cụ thể thực hiện cho đối tượng là một lớp học. Như vậy dựa trên nền tảng của những đề tài đó để rút ra một kinh nghiệm cho bản thân về một phương pháp dạy học cho đối tượng học sinh trường ta. 3. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài này tôi quan tâm đến việc dạy học phân hóa đối tượng cho học sinh lớp 10 trường THPT Phan Chu Trinh theo hệ thống bài tập phù hợp trên cơ sở bảo đảm kiến thức chuẩn của bài học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Đưa ra được phương pháp dạy học theo hướng phân hóa đối tượng, để giáo viên thực hiện dạy bộ môn toán cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Sao cho tất cả các em học sinh trong một lớp say mê học toán mà không gây nhàm chán khi học toán cho học sinh yếu, kém, kể cả học sinh khá, giỏi. Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán năm học 2011 – 2012 Trang 3 GIÁO VIÊN: ĐẶNG VĂN ĐỒNG TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH 5. Đóng góp của đề tài. - Giúp học sinh bổ trợ những kiến thức bị hổng từ các lớp dưới của từng đối tượng học sinh. Giúp học sinh phân hóa được các dạng bài tập theo các mức độ phù hợp với các đối tượng học sinh. Giúp học sinh có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu ban. Thực hiện tốt “ Nói không với học sinh ngồi nhầm lớp” Qua nghiên cứu đề tài này người viết muốn đưa ra một phương pháp dạy học cụ thể để cho học sinh có thể học được môn toán tốt nhất 6. Phương pháp thực hiện. + Thăm dò ý kiến: Thông qua một số ý kiến của học sinh trong tiết học, các buổi trò chuyện để biết được thực tế, khó khăn của học sinh khi học bộ môn toán hiện nay là gì? Phương pháp giảng dạy của giáo viên có phù hợp với từng đối tượng học sinh không? Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa, bài tập làm thêm của thầy cô cho có phù hợp hay không?. . .Để từ đó giáo viên tìm ra một phương pháp dạy, hướng giải quyết tốt nhất sao cho học sinh có hứng thú trong học lí thuyết và làm bài tập môn toán. + Điều tra: thông qua việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học trên vào đối tượng học sinh của mình ta thấy được kết khả thi hay không, tức là: học sinh có hứng thú hơn trong học tập môn toán hay không, biết cách vận dụng lí thuyết vào bài tập, việc giải quyết các bài toán cho từng đối tượng hay không. + Thực hành: trong suốt quá trình dạy học bộ môn giáo viên đổi mới phương pháp để giáo viên thực hiện việc dạy học toán cho học sinh tốt hơn, phù hợp hơn và một số hệ thống bài tập áp dụng phương pháp trên. + Đánh giá: thông qua các bài kiểm tra 15’, một tiết, thậm chí bài kiểm tra nhanh 5’ của học sinh để đánh giá được mức độ tiếp thu của học sinh về các dạng bài tập ở các mức độ khác nhau của tường đối tượng học sinh trong lớp học của mình. Thông qua đó giáo viên có cơ sở để phân nhóm học sinh của lớp mình theo các mức độ khác nhau. Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán năm học 2011 – 2012 Trang 4 GIÁO VIÊN: ĐẶNG VĂN ĐỒNG TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH Phần II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. A. VAI TRÒ CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở BẬC THPT. Toán học có vai trò quan trọng đối với đời sống và các ngành khoa học. Từ thế kỉ 13 nhà tư tưởng Anh R.Bêcơn đã nói rằng “ Ai không hiểu biết toán học thì không hiểu biết bất cứ một khoa học nào khác và cũng không phát hiện ra sự dốt nát của bản thân mình”. Do vai trò quan trọng của toán học trong đời sống, trong khoa học và công nghệ hiện đại, các kiến thức và phương pháp toán học là công cụ thiết yếu giúp các em học tập tốt các môn khác và hoạt động tốt trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hơn nữa môn toán có khả năng to lớn giúp học sinh phát triển các năng lực và phẩm chất trí tuệ và tư duy. Việc tìm kiếm , chứng minh một định lí, định nghĩa, một lời giải cho bài toán có tác dụng to lớn trong việc rèn luyện cho học sinh các phương pháp khoa học trong suy luận , trong học tập, trong giải quyết các vấn đề. B. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN TOÁN HIỆN NAY. Trong những năm gần đây trường THPT Phan Chu Trinh đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trong công tác giảng dạy thể hiện cụ thể qua thành tích học sinh giỏi và kết quả thi tốt nghiệp, tỉ lệ học sinh đậu vào các trường Đại học, cao đẳng, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm nhiều Hoà chung sự phấn đấu của các tổ chuyên môn trong nhà trường đội ngũ giáo viên tổ Toán nói riêng và các tổ bộ môn khác trong nhà trường nói chung đã không ngừng phấn đấu và đóng góp đáng kể vào thành tích của nhà trường. Tuy nhiên thực trạng dạy học Toán ở trường THPT nói chung và ở trường ta nói riêng để lại trong tôi và các thầy cô trong tổ những trăn trở. Sau đây tôi xin nêu ra cách nhìn nhận của mình về thực trạng của việc dạy và học môn toán của giáo viên, học sinh, sách giáo khoa để các đồng nghiệp cùng suy nghĩ: Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán năm học 2011 – 2012 Trang 5 GIÁO VIÊN: ĐẶNG VĂN ĐỒNG TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH 1. * Về phía Giáo viên: Nhiều giáo viên đã cố gắng hết mình trong công tác giảng dạy như tìm kiếm tài liệu, đồ dùng dạy học, bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp cho các đối tượng học sinh, chỉ mong các em có thể có được kiến thức và không bi hụt hẫng khi học tiếp lên những lớp trên. Tuy nhiên chúng ta đã chú trọng đổi mới phương pháp dạy học Toán nhưng chưa đi vào thực chất và chưa có chiều sâu, chưa triệt để chỉ mới dừng lại ở việc cải tiến phương pháp dạy học truyền thống bằng cách sử dụng các câu hỏi tái hiện, các câu hỏi nêu vấn đề nhưng chưa thực sát. Trong quá trình giảng dạy chúng ta chú ý nhiều đến việc truyền thụ khối lượng kiến thức ít chú trọng đến cách dẫn dắt học sinh tìm hiểu khám phá và lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh đó trong quá trình giảng dạy còn tồn tại nhiều thực trạng cụ thể sau đây: * Hiện tượng dạy học bình quân (yêu cầu cả lớp như nhau), bằng lòng với cách giải quyết vấn đề học tập sẵn trong sách giáo khoa, hiện tương dạy nhồi nhét để đối phó với thi cử, kiểm tra và chạy theo thành tích, mà chưa quan tâm đến sự phát triển trí tuệ, năng lực cá nhân của từng học sinh. * Đa số giáo viên Toán ở trường THPT đều nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, nhưng vận dụng vào thực tiễn dạy học còn nhiều hạn chế vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn: giáo viên cũng như học sinh chưa khắc phục được thói quen dạy học truyền thống theo kiểu thầy đọc – trò chép, tâm lí ngại đổi mới phương pháp dạy học, một nguyên nhân nữa là giáo viên chưa nắm chắc cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học,… *Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng, có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm. * Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, sách giáo khoa còn hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học. Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán năm học 2011 – 2012 Trang 6 GIÁO VIÊN: ĐẶNG VĂN ĐỒNG TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH * Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức chưa phù hợp. * Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm dối tượng còn hạn chế. * Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi học sinh có một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ. * Chưa quan tâm đến tất cả học sinh trong lớp, giáo viên chỉ chú trọng vào các em học sinh khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp. * Nhiều khi thương học sinh mà chưa nghỉ tới hậu quả lâu dài các em phải gánh chịu khi học lên lớp trên hoạc suốt cả cuộc đời. * Còn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh giải quyết vấn đề chất lượng học tập của học sinh, còn tâm lí trông chờ chỉ đạo của cấp trên. * Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm, bệnh thành tích, không đánh giá đúng thực chất của lớp mình giảng dạy. * Trong qúa trình giảng dạy chưa khơi dậy được niềm say mê và hứng thú học tập, đặc biệt cho các đối tượng học sinh yếu, kém, học sinh khá giỏi. Chưa gợi được động cơ học tập cho học sinh. 2. * Về phía Học sinh: Với yêu cầu phát triển giáo dục, cải cách giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì học sinh phải nỗ lực hết mình mới có thể tiếp cận tốt với nền tri thức của nhân loại, chính vì điều đó học sinh phải cố gắng học tập cho tốt, tức là biết cách học, biết cách vận dụng, biết cách làm bài tập . Thế nhưng điều ngược lại là do điều kiện kinh tế xã hội phát triển kéo theo các dịch vụ kinh doanh, giải trí được mở ra rộng rãi, một phần ý thức học tập của các em quá kém, sự quản lí lỏng lẻo của gia đình nên dẫn đến chất lượng học tập của các em yếu đi ở hầu hết các bộ môn, trong đó có môn toán. Môn toán vẫn được coi là môn học chính, khối lượng kiến thức rất nhiều và khó nên đa số học sinh không tiếp thu được. Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán năm học 2011 – 2012 Trang 7 GIÁO VIÊN: ĐẶNG VĂN ĐỒNG TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH Mặc dù học sinh đã có ý thức về tầm quan trọng của môn Toán, tuy nhiên chất lượng học tập môn Toán chưa thật sự cao, chưa đồng đều. Chất lượng chỉ tương đối ổn định ở lớp chọn. Còn đa số các lớp thuộc chương trình chuẩn chất lượng thường thấp. Theo chủ quan của cá nhân tôi có những nguyên nhân sau: * Chất lượng đầu vào tại trường ta quá thấp, nhà trường không tổ chức thi tuyển sinh đầu vào mà xét tuyển nên một phần ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào của học sinh. Học sinh thường mắc phải những sai lầm rất cơ bản trong quá trình học tập, chẳng hạn sai lầm từ các phép biến đổi đơn giản, cách giải các phương trình, bất phương trình cơ bản… Có quá nhiều lổ hổng kiến thức vì vậy học sinh dễ chán nản và không ham thích học Toán. Khả năng tiếp thu của học sinh còn hạn chế và chưa linh động trong việc xử lý các tình huống Toán học đơn giản nên kết quả học tập còn rất hạn chế. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình cho học sinh lên lớp theo chỉ tiêu đề ra ở cấp THCS, trong suốt 9 năm học không một lần tuyển sinh hoặc thi tốt nghiệp trước khi bước vào bậc THPT. * Đa phần học sinh chưa xác định đúng được động cơ và mục đích học tập, học không thể hiện được ý thức phấn đấu, vươn lên. Một phần do học sinh chưa làm quen với cách dạy của thầy cô bậc THPT nên chưa có phương pháp học hiệu quả, đồng thời học sinh chưa biết định hướng trong việc lựa chọn bài tập phù hợp để làm, hay tài liệu tham khảo dẫn đến học tràng lan, cái gì cũng học nhưng hiệu quả đem lại không cao. Chính vì điều này mà học sinh mới vào lớp 10 có nguy cơ bỏ học cao vì có cảm giác mệt mỏi, kiến thức nhiều,học không hiệu quả. * Chưa có sự quan tâm đúng đắn từ phía phụ huynh. Nhiều gia đình học sinh hầu như khoán trắng việc học con em mình cho nhà trường, chưa có biện pháp đề nghị nhà trường giúp đỡ con em mình học tốt hơn. * Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập. * Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán năm học 2011 – 2012 Trang 8 GIÁO VIÊN: ĐẶNG VĂN ĐỒNG TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH * Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế. * Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền. 3. * Về phía sách giáo khoa: Với bộ sách giáo khoa môn toán hiện nay bên cạnh những ưu điểm về hình thức, nội dung, bố trí thời lượng, phát huy tính tích cực của học sinh còn có một số nhược điểm mà không phù hợp với đối tượng học sinh ở trường chúng ta vì phần lớn các em là học sinh yếu, kém. Cụ thể : số lượng bài tập quá nhiều trong mỗi bài học mà không có sự phân hóa theo các mức độ học sinh. Phân phối chương trình cho một số bài chưa hợp lí: không có tiết chữa bài tập, hoặc có thì quá ít. Chính vì một số đặc điểm trên của bộ sách giáo khoa môn toán hiện nay, tức là còn nhiều đặc điểm chưa phù hợp với đối tượng học sinh ở một trường như ta, nên việc môn toán ở trường chúng ta còn rất nhiều hạn chế. C. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. Vào đầu mỗi năm học mới, sau khi ổn định tổ chức, giáo viên phải tìm hiểu và phân loại học sinh để có biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập các bộ môn, đặc biệt là môn Toán. Trong thực tế giảng dạy hiện nay, chúng ta thường xuyên gặp nhiều học sinh học tập yếu kém mà các thầy cô giáo có lương tâm và trách nhiệm không thể hờ hững được vì đây là nhiệm vụ của mình. Do yêu cầu và thực tế của giáo dục hiện nay là chất lượng của học sinh trong một lớp học đại trà chưa đạt chuẩn nên điều tất yếu là ở trong các lớp đó thường có một số học sinh học yếu môn Toán do bị hổng các kiến thức và kỹ năng cơ bản. Nhiệm vụ được đặt ra là người giáo viên dạy lớp nào phải cố gắng giúp đỡ các em này nhanh chóng theo kịp được với mặt bằng kiến thức chung của lớp mình. *Qua thực tế giảng dạy bộ môn toán tôi nhận thấy: + Với môn Toán, hầu hết các học sinh yếu đều có một nguyên nhân chung là: kiến thức ở các lớp dưới bị hổng, không có phương pháp học tập, tự ti, rụt rè, thiếu hào hứng trong học tập. Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán năm học 2011 – 2012 Trang 9 GIÁO VIÊN: ĐẶNG VĂN ĐỒNG TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH + Ở mỗi học sinh yếu bộ môn Toán đều có nguyên nhân riêng, rất đa dạng. Có thể chia ra một số loại thường gặp là: *. Do quên kiến thức cơ bản, kỹ năng tính toán yếu. *. Do chưa nắm được phương pháp học môn Toán, năng lực tư duy bị hạn chế (loại trừ những học sinh bị bệnh lý bẩm sinh). Nhiều học sinh thể lực vẫn phát triển bình thường nhưng năng lực tư duy toán học kém phát triển. *. Do lười học. *. Do thiếu điều kiện học tập hoặc do điều kiện khách quan tác động - học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (gia đình xảy ra sự cố mâu thuẫn gia đình, hoàn cảnh éo le…). Xác định rõ một trong những nguyên nhân trên đối với mỗi học sinh là điều quan trọng. Công việc tiếp theo là giáo viên có biện pháp để xoá bỏ dần các nguyên nhân đó, nhen nhóm lại lòng tự tin và niềm hứng thú của học sinh đối với việc học môn Toán. Vậy trước những vấn đề khó khăn của việc dạy và học bộ môn toán hiện nay như: thực trạng của học sinh, thực trạng của giáo viên, thực trạng về sách giáo khoa, yêu cầu kiến thức của bộ môn thì việc đổi mới phương pháp dạy học là tất yếu vì không những khắc phục các tồn tại hiện nay mà còn định hướng cho học sinh phát triển tư duy, nói không với tình trạng ngồi nhầm lớp. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG. 1. Tổ chức dạy học phân hóa trong mỗi tiết học chính khóa. + Tổ chức những hoạt động phân hóa trên lớp: Ở những lúc nhất định trong quá trình dạy học có thể thực hiện những hoạt động phân hóa tạm thời, tổ chức cho học sinh hoạt động một cách phân hóa. Biện pháp này được áp dụng khi trình độ học sinh có sự sai biệt lớn, có nguy cơ yêu cầu quá cao hoặc quá thấp nếu cứ dạy học đồng loạt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dạy học theo hướng phân hóa đối tượng giáo viên thường vận dụng chủ yếu vào các tiết dạy bài tập, luyện tập, các hoạt động giải toán. Vào các tiết lý thuyết giáo viên phải đảm bảo được chuẩn kiến thức kĩ năng, bên cạnh đó còn kết hợp các hoạt động phân hóa đối tượng như việc chứng minh các định lí, xây dựng phương Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán năm học 2011 – 2012 Trang 10 [...]... giỏc an ton Hc tp hp tỏc theo nhúm cũn phỏt trin hoc sinh k nng t chc, k nng iu khin Thụng qua ú hỡnh thnh hoc sinh nhng phm cht ca ngi lao ng mi Vi thờ, trong quỏ trỡnh iu khin hc sinh hc tp, cn phỏt huy nhng tỏc dng qua li gia nhng hc sinh bng cỏc hỡnh thc hc tp khuyn khớch s giao lu ca hc sinh nh: m thoi trong lp, hc theo cp, hc theo nhúm Vi hỡnh thc hc theo cp, hc theo nhúm hc sinh khỏ gii... trỡnh , cng , tin hoan thnh nhim v hc tp Hỡnh thc phõn chia theo i tng nh sau: cn c vo im u vo ca hc sinh, theo dừi mc nhn thc ca hc sinh qua mt vi tit dy u tiờn, thm chớ thụng qua mt bi kim tra 15 giỏo viờn ó cú s phõn hoỏ cỏc i tng hc sinh theo 3 nhúm cựng trỡnh : hc sinh yu-kộm, hc sinh trung bỡnh, hc sinh khỏ gii Khi phõn hoa hoc sinh theo nhom cung trinh ụ khụng nờn goi tờn nhom la: Gioi, Kha,... hn cỏc giai on sau Giai on 2: Lm theo hng dn: Giỏo viờn cho vớ d tng t hc sinh bc u lm theo hng dn, ch o ca giỏo viờn Hc sinh bc u vn dng hiu bit ca mỡnh vo gii toỏn Giai on ny thng vn cũn lỳng tỳng v sai lm, do hc sinh cha thuc, cha hiu sõu sc Tuy nhiờn giai on 2 vn cú tỏc dng gi ng c cho giai on 3 Giai on 3: T lm theo mu : Giỏo viờn ra mt bi tp khỏc, hc sinh t lm theo mu m giỏo viờn ó a ra giai... kộm, hc sinh khỏ gii cú c hi vn lờn tm cao mi Th ba: Dy hc theo hng phõn hoỏ i tng ó loi tr tỡnh trng quỏ ti i vi hc sinh, hoc tỡnh trng hc sinh ngi nhm lp Th t: Dy hc theo hng phõn hoỏ i tng ó hn ch n mc ti a s lng hc sinh phi thi li mụn toỏn cui nm B KT QU THC NGHIM CA TI Nm hc 2 010- 2011 tụi c s phõn cụng ca t chuyờn mụn dy mụn Toỏn lp 10A5, kt qu sau mt nm hc nh sau: Thi im S S Gii SL % Khỏ SL... kinh nghim mụn Toỏn nm hc 2011 2012 Trang 14 GIO VIấN: NG VN NG TRNG THPT PHAN CHU TRINH quyt vn , vn dng kin thc vo thc t cuc sng theo kh nng nhn thc, kh nng sỏng to ca mi cỏ nhõn Phõn hoa cac tỏc ng qua li gia cỏc hc sinh nh: Tụ chc m thoi trong lp - Hc theo cp - Hc theo nhúm Lp hc l mụi trng giao tip thy - trũ, trũ - trũ, to nờn mi quan h hp tỏc gia cỏc cỏ nhõn trong quỏ trỡnh chim lnh kin thc... Giỏo viờn thng vn dng giai on ny trong kim tra Cỏch dy hc toỏn theo bn giai on nh trờn, tuy cha thoỏt ly cỏch dy hc truyn thng, nhng ó phn no t ra cú hiu qu thit thc i vi sỏch giỏo khoa ó c biờn son lõu nay, phự hp vi hỡnh thc dy hc theo tit (45 phỳt), phự hp vi trỡnh nhn thc ca i tng hc sinh din i tr trong hc tp mụn toỏn cú th dy hc theo bn giai on nh trờn ũi hi giỏo viờn phi: Hiu sõu sc kin thc... tam giỏc ABC, gi I l im trờn cnh BC sao cho 2CI = 3BI v J thuc BC kộo di sao cho 5JB = 2JC uu uur r uuu uuu r r uuu uuu r r uu uur r a) Tớnh AI , AJ theo hai vộc t AB, AC T ú biu din AB, AC theo AI , AJ uuu r uu uur r b) Gi G l trng tõm tam giỏc Tớnh AG theo AI , AJ Sỏng kin kinh nghim mụn Toỏn nm hc 2011 2012 Trang 24 GIO VIấN: NG VN NG CHUYấN 3: TRNG THPT PHAN CHU TRINH CHNG MINH BA IM THNG HNG... phng phỏp dy hc nghiờn cu v ch rừ Thc tin dy hc lõu nay nc ta, theo ni dung, chng trỡnh v sỏch giỏo khoa ó ban hnh, hot ng hc v gii toỏn ca hc sinh i tng trung Sỏng kin kinh nghim mụn Toỏn nm hc 2011 2012 Trang 18 GIO VIấN: NG VN NG TRNG THPT PHAN CHU TRINH bỡnh c bn din ra theo trỡnh t: quan sỏt, tip thu kin thc; lm bi cú s hng dn; t lm theo mu; c lp lm bi thớch ng vi quỏ trỡnh hc tp ú ca a s hc sinh,... Trang 16 GIO VIấN: NG VN NG TRNG THPT PHAN CHU TRINH giỳp hc sinh yu kộm, tụi ó tin hnh mt s bin phỏp sau: Phõn loi hc sinh yu kộm theo nhng nguyờn nhõn ch yu v cú k hoch giỳp thớch hp vi tng loi Vic ny tin hnh trong sut nm, trong quỏ trỡnh ú cú s iu chnh hc sinh theo nhúm cựng trỡnh , phự hp vi k hoch giỳp Tuy nhiờn khi thc hin ging dy hc sinh yu kộm giỏo viờn phi tht s quyt tõm mi cú c hiu qu... s t cao, t ai hoc t ti mc cam trong hoc sinh M t tờn theo cỏc nhúm 1(hc sinh yu-kộm), nhúm 2 (hc sinh trung bỡnh), nhúm 3 (hc sinh khỏ gii) Tuy nhiờn trong quỏ trỡnh dy hc khụng nht thit phi c nh thnh viờn ca mi nhúm m giỏo viờn cú th linh hot thay i thnh viờn gia cỏc nhúm, tc l hc sinh nhúm 3 m hc khụng tin b thỡ chuyn xung nhúm 2, hoc ngc li Theo ú, i vi hc sinh trung bỡnh tr xung cn dy hc bỏm . ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. 9 II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG. 10 1. Tổ chức dạy học phân hóa trong mỗi tiết học chính khóa. 10 2. Dạy học phân hóa đối tượng trong. các giờ học phụ đạo nói chung. 16 a. Dạy học phân hóa đối tượng cho học sinh yếu kém. 16 b. Dạy học phân hóa đối tượng cho học sinh trung bình. 18 c. Dạy học phân hóa đối tượng cho học sinh. một phương pháp dạy học cho đối tượng học sinh trường ta. 3. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài này tôi quan tâm đến việc dạy học phân hóa đối tượng cho học sinh lớp 10 trường THPT Phan Chu Trinh theo

Ngày đăng: 17/08/2015, 16:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan