tiểu luận bao bì kim loại

34 641 2
tiểu luận bao bì kim loại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tiểu luận bao bì kim loại

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BỘ MÔN CÔNG NGHỆ BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM - - -    - - - TIỂU LUẬN Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Vĩnh Long Bao bì kim loại – Nhóm 9 I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BAO BÌ KIM LOẠI: - Năm 1810, Một người Anh dùng bình sắt tráng thiếc chứa thực phẩm. - Năm 1880, Máy tự động sản xuất bao bì kim loại được giới thiệu lần đầu tiên. - Năm 1940, nước giải khát có gas đóng lon được đưa ra thị trường. - Năm 1958, lần đầu tiên lon nhôm được bán. - Năm 1968, Reynolds người tiêu dùng tiên phong tái chế lon nhôm. - Ngày nay, có hơn 600 kích cỡ và kiểu bao bì kim loại khác nhau đang được sản xuất, cho phép người tiêu dùng mua hơn 1.500 các loại thực phẩm khác nhau, như là lon được đúc và tạo hình, lon được in nhiều hình ảnh, lon mở được dễ dàng và đồ hộp có thể hâm trong lò vi ba… II. ĐẶC TÍNH CHUNG: - Bao bì kim loại chứa đựng bảo quản thực phẩm trong khoảng thời gian rất dài nhằm phục vụ nhu cầu ăn liền cho những vùng xa nơi mà không thể cung cấp thức ăn, không có điều kiện thu hoạch những thực phẩm tươi sống. Bao bì kim loại có thể bảo quản thực phẩm trong thời gian dài từ 2-3 năm, thuận tiện cho việc chuyên chở, phân phối xa vì bao bì nhẹ, cứng vững - Hiện nay trên thế giới, công nghệ đồ hộp đang ở mức ổn định không phát triển mạnh, càng ngày người ta càng thích ăn thực phẩm tươi vừa mới chế biến, bao bì kim loại được sản xuất nhằm giải quyết vấn đề thời vụ, tránh ứ đọng và nhằm cung cấp thực phẩm ăn liền, vận chuyển được xa và bảo quản lâu dài. - Nhìn chung, bao bì kim loại có những ưu và nhược điểm như sau: • Ưu điểm:  Nhẹ, thuận tiện vận chuyển  Đảm bảo được độ kín (thân, nắp, đáy làm cùng một vật liệu)  Chống ánh sáng tốt  Chịu nhiệt tốt và khả năng truyền nhiệt cao GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 2 Bao bì kim loại – Nhóm 9  Bề mặt sáng, bóng, đẹp, có thể tráng lớp vecni để bảo vệ lớp in không bị trầy xước • Nhược điểm:  Dễ bị oxy hóa nếu không tráng lớp vecni  Không thấy sản phẩm bên trong  Giá thành sản xuất và đóng gói bao bì khá cao III. PHÂN LOẠI 3.1. Phân loại theo vật liệu bao bì: - Bao bì thép tráng thiếc (sắt tây): Có thành phần chính là sắt, và các phi kim, kim loại khác như carbon hàm lượng ≤ 2,14%, Mn ≤ 0,8%, Si ≤ 0,4%, P ≤ 0,05%, S ≤ 0,05%. Hàm lượng carbon chỉ nên ở mức 0,15 – 0,5% vì nếu hàm lượng carbon lớn thép không đạt được tính mềm dẻo mà có tính dòn (điển hình như gang). Để có thể làm bao bì kim loại, yêu cầu hàm lượng carbon ở khoảng 0,2%. - Bao bì kim loại Al: Al làm bao bì có độ tinh khiết đến 99%, và những thành phần kim loại khác co lẫn trong Al như Si, Fe, Cu, Mn, Mg, Zn, Ti. 3.2. Phân loại theo công nghệ chế tạo lon: 3.2.1. Lon hai mãnh: - Lon hai mãnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với thân (giống ghép mí nắp lon ba mãnh). Vật liệu chế tạo lon hai mãnh phải có tính mềm dẻo cao, đó chính là nhôm (Al). Hộp, lon hai mãnh được chế tạo theo công nghệ kéo vuốt tạo nên thân rất mỏng so với bề dày đáy, nên dễ bị đâm thủng, móp, biến dạng khi va chạm cơ học. Lon hai mãnh là loại thích hợp chứa các thức uống có gas (khí CO 2 )vì tạo áp suất đối kháng bên trong. - Chế tạo lon Al có thể đạt được chiều cao đến 110mm, nếu chế tạo bằng vật liệu thép thì không thể theo công nghệ kéo vuốt với chiều cao như lon nhôm vì thép rất cứng, vững. GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 3 Bao bì kim loại – Nhóm 9 3.2.2. Lon ba mãnh (Lon ghép): - Công nghệ chế tạo lon ba mãnh được áp dụng cho vật liệu thép. Lon ba mãnh gồm thân, nắp, đáy được chế tạo riêng biệt sau đó ghép mí lại với nhau. - Thân, nắp, đáy có độ dày như nhau vì thép rất cứng vững, không mềm dẻo như nhôm, không thể nong vuốt lon có chiều cao như nhôm, chỉ có thể nong vuốt ở chiều cao nhỏ. IV. BAO BÌ SẮT TÂY 4.1. Vật liệu thép tráng thiếc: - Thép có màu xám đen không có độ bóng bề mặt, có thể bị ăn mòn trong môi trường axit, kiềm. Khi được tráng thiếc thì thép có bề mặt sáng bóng. Tuy nhiên thiếc là một kim loại lưỡng tính (giống Al) nên dễ tác dụng với axit, kiềm, do đó ta cần tráng lớp vec-ni (nhựa nhiệt rắn) có tính trơ trong môi trường axit và kiềm - Quy trình sản xuất thép khá phức tạp và chi phí cao, bao bì kim loại thép không thể tái sử dụng, đồng thời việc tái chế cũng tốn nhiều chi phí và công sức. Do đó công nghiệp đồ hộp thực phẩm vẫn còn tồn tại vấn đề ô nhiễm. Thép được chế tạo thông qua quy trình sau: Quặng sắt Loại tạp chất Oxi Nhập liệu vào lò luyện thép GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 4 Bao bì kim loại – Nhóm 9 Thép lỏng Rót khuôn tạo phôi thép Gia nhiệt Cán thành tấm Làm lạnh, tôi bề mặt Thép có độ cứng đạt yêu cầu Hình 1. Thép tấm GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 5 Bao bì kim loại – Nhóm 9 - Thép trong chế tạo bao bì thực phẩm cần phải có độ tinh sạch cao, đạt được độ dẻo dai (C ≤ 0,2 %). - Độ dày thép để chế tạo bao bì thực phẩm là 0,15 – 0,5 mm, tùy theo đặc tính thực phẩm. 4.2. Tiêu chuẩn tráng thiếc: • Thiếc sử dụng phải đạt độ tinh khiết 99,75% • Thiếc có thể tráng bằng phương pháp nhúng (14-15kg/tấn thép) hoặc mạ điện (4-5kg/tấn thép) • Tấm thép sau khi mạ thiếc được phủ lớp dầu bôi trơn DOS (dioetyl sebacate) từ 2-5mg/m 2 • Lon chứa đựng thực phẩm có độ tráng thiếc từ 5,6 - 11,2g/m 2 • Lớp thiếc phủ bề mặt thép tạo vẽ mỹ quan cho sản phẩm: bên ngoài và bên trong hộp đều có màu sáng bạc. 4.3. Lớp Vec-ni bảo vệ: − Phủ bên trong cũng như bên ngoài của lon 3 mảnh và 2 mảnh, phủ ở các mối hàn và ghép mí. − Là loại nhựa nhiệt rắn. Sau khi được đun nóng chảy để phun phủ lên bề mặt lon thì vecni được sấy khô trở nên cứng, rắn chắc. − Nhằm bảo vệ lon không bị ăn mòn bởi môi trường thực phẩm. − Vec-ni tráng ngoài lon giúp lớp sơn bên ngoài không bị trầy xước. Lớp vec-ni phải đảm bảo: • Không gây mùi lạ cho thực phẩm, không gây biến màu thực phẩm được chứa đựng • Không bong tróc khi va chạm cơ học • Không bị phá hủy bởi các quá trình đun nóng, thanh trùng • Có độ dẻo cao để trải đều khắp bề mặt được phủ. Liều lượng được tráng lên thép tấm: 3-9g/m 2 , độ dày 4-12 . Sau khi tạo hình thì lon GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 6 Bao bì kim loại – Nhóm 9 được tráng bổ sung để khắc phục những chỗ trầy sước biến dạng ở mối ghép thân, đáy. • Độ dày lớp vecni phải đồng đều nhau, không để lộ thiếc qua những lỗ, những vết, sẽ gây ăn mòn thiếc và lớp thép một cách dễ dàng. 4.4. Cấu tạo lon 3 mãnh: Hình 2. Cấu tạo lon ba mãnh (1), (2) Mối hàn mí phần thân lon; (3) Mối nối; (4) Thép tấm tráng thiếc; (5) Mối hàn mí phần thân và đáy lon; (6) Mối hàn mí phần thân và nắp lon. Cấu tạo của một thép tấm tráng thiếc (4) như sau: GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 7 Bao bì kim loại – Nhóm 9 Lớp thép nền (5): Lớp thép nền hay nguyên liệu thép tấm dày 0,2 – 0,36mm. Thành phần hóa học của lớp thép nền và đặc tính bề mặt ảnh hưởng đến cơ tính và tính chống ăn mòn của bao bì. Ngoài ra độ cứng của thép nền cũng ảnh hưởng đến việc chế tạo lon. Lớp hợp kim FeSn 2 (4): Dày khoảng 0,15 . Lớp sắt nền sau khi được tráng thiếc, được xử lý hóa học để thành lớp hợp kim Fe-Sn. Tính liên tục của lớp hợp kim và độ dày của nó ảnh hưởng tới tính chống ăn mòn của thép nguyên liệu. Nếu lớp thiếc bị hòa tan vào thực phẩm thì lớp hợp kim sẽ trở thành lớp bảo vệ thứ hai. Lớp thiếc (3): Dày khoảng 0,35 . Thời gian bảo quản của lon và độ mạ thiếc tỷ lệ với nhau: lớp mạ thiếc càng dày thì trên bề mặt thiếc càng ít lỗ, do đó chống ăn mòn càng tốt. Lớp oxyt (SnO) (2): Dày khoảng 0,002 được tạo ra trong quá trình xử lý hóa học lớp thiếc mạ bằng dung dịch Na 2 Cr 2 O 7 , có tác dụng bảo vệ lớp thiếc bên trong. Lớp dầu DOS (1): Phủ lên bề mặt thép tấm, dày khoảng 0,002 , nhằm để bôi trơn và che phủ tránh trầy xước, giúp các thép tấm trượt lên nhau dễ dàng trong quá trình vận chuyển, nhập liệu, tạo hình lon. GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 8 Hình 3. Cấu tạo của một thép tấm tráng thiếc Bao bì kim loại – Nhóm 9 4.5. Quy trình công nghệ chế tạo lon ba mãnh (loại nắp thường không gắn khóa đòn bẩy): 4.5.1. Tổng quan về quy trình: Sắt nguyên liệu Rửa dầu, sấy khô Phủ vecni, sấy khô, in nhãn hiệu Cắt sắt tạo hình Cuôn, hàn mí phần thân Loe miệng Tạo gân Ghép mí thân, nắp, đáy GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 9 Tách lon Bao bì kim loại – Nhóm 9 Phủ vecni Sấy Sản phẩm lon ba mãnh 4.5.2. Chế tạo phần thân lon: Dựa từ quy trình tổng quan ta có những công đoạn chính sau đây để tạo thân lon: Thép tấm được rửa dầu, sấy, in nhãn hiệu, tráng vecni Cắt tạo hình Cuộn, hàn mí thân Loe miệng Tạo gân Thân lon GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 10 Tách lon [...]... tính ưu việt hơn hẳn các loại bao bì khác trong việc giữ nguyên hương vị trà Đựng trà trong những hộp kín, để ở nơi thoáng mát, khô ráo và tối sẽ giúp bảo quản trà ngon tới 3 năm Hình 18 Trà khô được chứa trong lon kim loại GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 27 Bao bì kim loại – Nhóm 9 6.3 Các loại đồ hộp Bao bì kim loại sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp đồ hộp đặc biệt là bao bì nhôm Đây là vật liệu thay... chứa trong lon kim loại Để giữ được hương vị đặc trưng này và làm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng, cafe bắt buộc phải được đóng gói, vận chuyển và phân phối trong những bao bì kín Hộp kim loại và bao gói bằng giấy nhôm là những vật liệu GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 26 Bao bì kim loại – Nhóm 9 có thể dùng để bao gói được Tuy nhiên, bao gói bằng giấy nhôm phải được hút chân không để tránh bao gói bị rách... Đào, kỹ thuật bao bì thực phẩm Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh  Trang web: [1] Bao bì kim loại: http://www.scribd.com/doc/83887015/Chuong-2-BaoBi -Kim- Loai [2] Quá trình cho sản phẩm vào bao bì - bài khí - ghép kín: http://cnx.org/content/m30416/latest/ [3] Bao bì 200 tuổi và những con số liên quan: http://newlifepack.com.vn/index.php? opt=news&views=9&ncid=7&seo =bao- bi -kim- loai-200-tuoi-nhung-conso-lien-quan... thiếc ba mảnh - Bao bì lon nhôm được chế tạo đặc biệt sử dụng để chứa đựng nước giải khát có gas, bia, là những loại dung dịch lỏng có tạo áp lực bên trong bao bì Do nhôm có tính mềm dẻo cao, nếu bao bì nhôm chỉ chứa đựng chất lỏng không có áp lực khí thì bao bì không cứng chắc như trường hợp lon thép, dễ dàng bị hư hỏng do biến dạng, thủng bởi những va chạm cơ học khi bao bì chứa đựng những loại thức uống... vừa tác dụng tiêu diệt vi sinh vật, vừa giữ được chất lượng sản phẩm c) Các loại đồ hộp chế biến từ thủy sản Đồ hộp thủy sản không gia vị + Đồ hộp cá thu không gia vị + Đồ hộp tôm không gia vị + Đồ hộp cua không gia vị Hình 21 Sản phẩm đồ hộp kim loại thủy sản GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 30 Bao bì kim loại – Nhóm 9 Bao bì kim loại được dùng do có các tính năng như dễ ghép mí chặt và kín, truyền nhiệt... hưởng tới hương vị của cafe Hộp kim loại chứng tỏ là sự lựa chọn tối ưu cho bao bì cafe Cafe sau khi xay, được đưa vào những silo kín và đóng gói vào những hộp kim loại Các hộp này sau đó được hút chân không và ghép mí Bốn tám tiếng sau, áp suất trong hộp trở lại bình thường Phương pháp này giúp cho cafe giữ nguyên được hương vị của nó tới tận tay người tiêu dùng Bao bì kim loại còn có những lợi thế đáng... thể dùng bao bì nhựa nhưng chỉ đựng được lượng nhỏ sản phẩm và thời gian bảo quản ngắn vì chỉ thanh trùng được trong thời gian ngắn do tính chất vật liệu bao bì không chịu được nhiệt trong thời gian dài TÀI LIỆU THAM KHẢO  Sách: [1] Đỗ Vĩnh Long, bài giảng công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm Trường Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 33 Bao bì kim loại – Nhóm... nhuộm cho nên thành bao bì bên trong không bao giờ xuất hiện những vết loang lổ màu xám đen khi để lâu, nhưng giá thành cao Cho nên, thông thường với những loại trái cây màu nhẹ như dứa, chôm chôm, vải…dùng vỏ hộp tráng thiếc; trái cây màu mạnh như chuối, xoài…thì dùng vỏ tráng vecni b) Các loại đồ hộp chế biến từ thịt GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 29 Bao bì kim loại – Nhóm 9 Đây là loại đồ hộp thực phẩm... khi bao bì chứa đựng những loại thức uống có gas, gas tạo áp lực ở trong lon, tạo sự cứng vững cho lon nhôm một cách hợp lý GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 19 Bao bì kim loại – Nhóm 9 Hình 13 Các sản phẩm lon nhôm - Bao bì nhôm rất nhẹ so với các loại bao bì bằng các vật liệu khác, rất thuận lợi trong vận chuyển phân phối sản phẩm thực phẩm - Nhôm có đặc tính mềm dẻo, có nhiệt độ nóng chảy cao, do đó không... ghép mí thân GVHD: Đỗ Vĩnh Long Trang 15 Bao bì kim loại – Nhóm 9 a) Thân lon được loe miệng b) Nắp hoặc đáy chuẩn bị ghép mí với thân c) Vị trí nắp hoặc đáy chuẩn bị d) Thân với nắp hoặc đáy đã ghép mí với thân được ghép mí hoàn chỉnh Hình 10 Mối ghép mí giữa thân hoặc đáy với nắp a) Vị trí ban đầu GVHD: Đỗ Vĩnh Long b) Hoàn tất việc cuốn mí Trang 16 Bao bì kim loại – Nhóm 9 c) Ép chặt mí ghép Hình 11 . PHẨM BỘ MÔN CÔNG NGHỆ BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM - - -    - - - TIỂU LUẬN Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Vĩnh Long Bao bì kim loại – Nhóm 9 I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BAO BÌ KIM LOẠI: - Năm 1810,. như gang). Để có thể làm bao bì kim loại, yêu cầu hàm lượng carbon ở khoảng 0,2%. - Bao bì kim loại Al: Al làm bao bì có độ tinh khiết đến 99%, và những thành phần kim loại khác co lẫn trong Al. sản xuất và đóng gói bao bì khá cao III. PHÂN LOẠI 3.1. Phân loại theo vật liệu bao bì: - Bao bì thép tráng thiếc (sắt tây): Có thành phần chính là sắt, và các phi kim, kim loại khác như carbon

Ngày đăng: 16/08/2015, 20:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan