Những thành tựu chính trong kết nối cơ sở hạ tầng của hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng hơn hai thập niên qua

6 381 2
Những thành tựu chính trong kết nối cơ sở hạ tầng của hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng hơn hai thập niên qua

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hợp tác Tiểu vùng sông Mê công mở rộng (gọi tắt bằng tiếng Anh là GMS) được thành lập từ năm 1992 do sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và đến năm 1995 đã được thể chế hóa băng Nhóm công tác, các Hội nghị cấp Bộ trưởng và Hội nghị Cấp cao. Cho đến nay (2015), GMS đã trải qua 23 năm hợp tác và phát triển, với nỗ lực chung của các nước thành viên (gồm 6 nước là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Trung Quốc(1)) và sự hỗ trợ của các nhà tài trự trong và ngoài khu vực, đặc biệt là ADB, Chương trình hợp tác kinh tế GMS đã đạt được nhiều thành tựu khá to lớn trong việc thúc đẩy hội nhập giữa các nước, nhất là tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng, nâng cao tri thức nguồn lực, tạo thuận lợi cho phát triển giao thông, thương mại, du lịch, năng lượng v.v. Tuy nhiên hợp tác trên cũng đang gặp không ít khó khăn, thách thức như khoảng cách phát triển giữa các quốc gia, mức độ hội nhập khác nhau, vấn đề xuống cấp của môi trường, biến đổi khí hậu và sự biến động, khá phức tạp của môi trường địa chính trị, kinh tế khu vực và thế giới. Bài viết này chỉ bước đầu khái quát những thành tựu mà hợp tác GMS đã đạt được trong kết nối cơ sở hạ tầng ở khu vực này, từ đó đưa một vài nhận định liên quan đến vấn đề này. 1. Về tạo dựng cơ chế hỢp tác chung Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức cả từ bên trong và bên ngoài, nhất là tác động của khủng hoảng tài chínhtiền tệ châu Á 19971998, khủng hoảng kinh tế toàn cầu 20082009 và sự nổi lên của các vấn đề an ninh, cả truyền thống và phi truyền thống như tranh chấp biển đảo, chạy đua vũ trang, thiên tai, khủng bố cũng như sự bất ổn chính trị nội bộ của một số nước thành viên, nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của các nước thành viên và sự hỗ trợ của các đối tác bên ngoài, nhất là của ADB, tiến trình GMS đã mang lại kết quả đáng kể kể, cả về việc hình thành các cơ chế cho đến thực tiễn hợp tác trên các lĩnh vực. Trước hết là về hình thành các cơ chế hợp tác. Sau ba năm triển khai sáng kiến của ADB, nhất là lập và đánh giá các dự án và chuẩn bị khuôn khổ thể chế để vận hành của GMS, đến năm 1995, các nước tham gia đã xác định được các lĩnh vực ưu tiên và hình thành nên cơ chế lãnh đạo hợp tác, điều phối chương trình này. Cơ quan quyền lực cao nhất của hợp tác GMS là Hội nghị cấp cao. Từ năm 2002, GMS quy định cứ 3 năm tổ chức Hội nghị cấp cao một lan. Cho đến nay (2015), GMS đã tổ chức được năm 5 Hội nghị Cấp cao (lần thứ nhất lại Campuchia (2002), lần thứ hai tại Vân Nam Trung Quốc (2005), lần thứ 3 tại Lào (2008), lần thứ 4 tại Myanma (2011) và lần thứ 5 tại Thái Lan (2014). Tiếp đến hàng năm tổ chức Hội nghị Bộ trưởng các nước và các quan chức cấp cao của các nước tham gia. Ngân hàng Phát triển châu Á đóng vai trò xúc tác và được các thành viên thừa nhận là điều phối viên quốc tế và là Ban thư ký của Chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng. Mỗi quốc gia thành viên đều có úy ban Điều phối Quốc gia về hợp tác GMS. Uy ban này là đầu mối quốc tế về hợp tác và trực tham mưu cho Chính phủ về tham gia các hoạt động trong GMS. Qua quá trình hoạt động, nhiều cơ chế hợp tác trong GMS được hình thành như các diễn đàn hợp tác ngành về năng lượng, giao thông vận tải, bưư chính viễn thông, du lịch, thanh niên v.v. Các diễn đàn này được tổ chức luân phiên ở các quốc gia thành viên (tổ chức hàng năm hoặc theo lịch trình hoạt động của mỗi ngành). Đặc biệt các nước tham gia đã đưa ra các Khung chiến lược trung hạn và xác định khuôn khổ các dự án lớn để hợp tác trong GMS. Ví dụ như Khung Chiến lược hợp tác GMS (20022012) (thông qua tại Phnôm Pênh năm 2002), Khung Chiến lược GMS (20122022) (thông qua tại Naypyitaw năm 2011), và đặc biệt là Khung Đầu tư GMS (RIF)(2) (thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 19 vào năm 2013) v.v. Cùng với các hoạt động trên, từ năm 1998, các nước tham gia GMS đã thông qua các dự án hợp tác lớn cho từng vùng, tuyến hành lang kinh tế như Hành lang kinh tế BắcNam (NSEC), Hành lang kinh tế ĐôngTây (EWEC), Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) V.V.. và đã đưa ra 10 lĩnh vực chính ưư tiên hợp tác như: 1) Giao thông vận tải; 2) Năng lượng; 3) Môi trường; 4) Du lịch; 5) Bưu chính viễn thông; 6) Thương mại; 7) Đầu tư; 8) Phát triển nguồn nhân lực; 9) Nông nghiệp và phát triển nông thôn và 10) là phát triển đô thị dọc các Hành lang kinh tế. Thêm vào đó, các nước tham gia từ năm 1999 đã ký nhiều Hiệp định GMS về thủ tục hải quan, về vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới, về du lịch, về phát triển cơ sở hạ tầng, về công nghệ thông tin và truyền thông, về năng lượng v.v. Cùng với chúng, các Nghị định thư, các Phụ lục Hiệp định hầu hết đã đi vào cuộc sống. 2. Thành tựu chính dã đạt được trong hỢp tác phát triển cơ sở hạ tầng Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. ơ cấp độ khu vực như GMS, việc đầu tư CSHT còn có tác động quan trọng trong việc làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia và qua đó làm tăng sự thịnh vượng chung. Tác động lớn nhất của các kết nối CSHT trong GMS là trực tiếp giảm chi phí thương mại thông qua việc giảm mức chi tiêu trực tiếp cho thương mại, giảm thời gian vận chuyển hàng hóa, làm tăng cơ hội cho các nước tham gia trong quan hệ kinh tế với các nước, khu vực bên ngoài. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào CSHT, nhất là phần “mềm” (như thể chế, các hoạt động chuyên chở, lưu giữ, hậu cần (logistics) có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa công nghệ, điều đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với các nước thuộc GMS. 2.1. Trong kết nối cơ sở hạ tầng “cứng” Có thể nói, hợp tác kết nối cơ sở hạ tầng cả phần “cứng” và “mềm” là lĩnh vực uu tiên hàng đầu và trên thực tiễn cũng là lĩnh vực nổi bật nhất, thu được nhiều thành tựu quan trọng của Chương trình hợp tác GMS trong hơn hai thập niên qua. Trước hết là trong phát triển giao thông mà điển hình là xây dựng các cây cầu lớn qua sông Mê Công và phát triển các trục đường bộ, kể cả đường cao tốc theo các hành lang kinh tế đã xác định. Hiện tại đã có 4 chiếc cầu Mê Công quốc tế đã hoàn thành, trong đó có cầu nối Huôixai của Lào với Chiang Khong của Thái Lan mới hoàn thành trong năm 2013. Đây là cây cầu kết nối cuối cùng còn thiếu trong hành lang kinh tế BắcNam (NSEC). Tương tự, dọc theo hướng đông của hành lang kinh tế BắcNam, tuyến đường cao tốc dài 240 km Nội BàiLào Cai của Việt Nam, một trong những dự án hạ tầng lớn nhất trong khu vực GMS đã được khánh thành vào tháng 9 năm 2014. Trước đó, các tuyến đường cao tốc nằm trên lãnh thổ Trung Quốc thuộc Hành lang Côn MinhLao CaiHải Phòng và Nam NinhLạng SơnHải Phòng đã đi vào hoạt động từ cuối thập niên đầu thế kỷ XXI. Còn Hành lang kinh tế ĐôngTây (EWEC) đã được thông xe từ năm 2007 và hiện nay đang chuẩn bị được mở rộng tuyến đường qua đến Myanmar đến biển Adaman của An Độ Dương. Hiện nay giữa Việt Nam và Campuchia đang khẩn trương nâng cấp tuyến đường Hành lang kinh tế ven biển phía Nam, nối Năm CãnCà MâuHà TiênCampotKoh Kong lên tiêu chuẩn đường cấp III, nâng cấp tuyến đường Vũng Tàu TP. Hồ Chí MinhCửa khẩu Mộc Bài đạt tiêu chuẩn đường cấp I, v.v.(3). về dự án xây dựng đường sắt xuyến Á đi từ Côn Minh của Trung Quốc đến Singapore đã được các nước cam kết tham gia nghiên cứu lập dự án từ năm 2008 và tuyến đường sắt miền Nam Campuchia từ Phnôm Pênh đến Sihanoukville đã hoàn thành và thông xe phục vụ giao thông, thương mại từ tháng 12 năm 2012. Các nước GMS đã ký Biên bản ghi nhớ về việc thành lập Hiệp hội đường sắt GMS (GMRA) và ADB tiếp tục cung cấp dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án này(4). Tiếp đến là lĩnh vực năng lượng, các nước GMS đã ký Hiệp định Thương mại và Năng lượng khu vực từ tháng 11 năm 2002 và biên bản ghi nhớ về nguyên tắc triển khai hiệp định này vào tháng 7 năm 2005. Cùng với đó, Biên bản ghi nhớ về việc thành lập Trung tâm điều phối điện năng khu vực GMS (RPCC) cũng được tất cả các nước thông qua. Các nghiên cứu GMS mới về “Đánh giá Môi trường chiến lược cho Quy hoạch phát triển năng lượng khu vực GMS”, và “Năng lượng tái tạo và Phát triển hiệu quả năng lượng GMS” đang cung cấp hướng dẫn và là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc lập kế hoạch phát triển năng lượng, cũng như xác định các tiềm năng để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng trong GMS. Điều đáng chú ý là các nước đã quan tâm lớn đến phát triển hệ thống đường dây điện kết nối giữa các nước với nhau. Hiện tại, các nước có chung biên giới đã xây dựng được các đường tải điện, bán điện cho nhau. Ví dụ như giữa Việt Nam và Lào đang khẩn trương hoàn thành dự án đường dây tải điện kết nối giữa Pleiku của Việt Nam với Hatxan của Lào với giá trị 218 triệu USD. Tuy nhiên, giữa các nước nằm trên dòng chảy của sông Mê Công đang

Ngày đăng: 14/08/2015, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan