Phân tích nguồn bổ trợ của luật quốc tế

74 10.5K 51
Phân tích nguồn bổ trợ của luật quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU5PHẦN NỘI DUNG9CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ91. 1. Khái niệm91.1.1 Khái niệm nguồn của Luật quốc tế91.1.2. Cơ sở pháp lí xác định nguồn của Luật quốc tế91.2 Lịch sử hình thành101.2.1 Luật quốc tế Cổ đại101.2.2 Luật quốc tế Trung đại111.2.3 Luật quốc tế Cận đại111.2.4 Luật quốc tế Hiện đại121.3 Quy định về nguồn bổ trợ của Luật quốc tế trên thế giới131.4 Mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với điều ước quốc tế và tập quán quốc tế161.5 Ý nghĩa và vai trò của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế18CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ192.1 Án lệ (Precedent)202.1.1 Góc nhìn tổng quan về án lệ (precedent)202.1.2 Án lệ trong hệ thống Luật quốc tế212.1.3 Vai trò của án lệ trong Luật quốc tế252.1.3.1 Là cơ sở thực tế có tính thuyết phục cao nhằm xác định các tiêu chuẩn pháp lý chung,đặc biệt khi có sự không thống nhất về một vấn đề nào đó của Luật quốc tế252.1.3.2 Trên cơ sở khẳng định sự đúng đắn và hợp lý, các án lệ có vai trò là cơ sở vật chất (material sources) làm nền tảng xây dựng các quy phạm mới của Luật quốc tế272.2 Các học thuyết khoa học về Luật quốc tế282.2.1 Khái niệm282.2.2 Các học thuyết tiêu biểu292.2.2.1 Các bài viết khoa học của các học giả nổi tiếng292.2.2.2 Các học thuyết khoa học362.3 Các nguyên tắc chung được các quốc gia văn minh trên thế giới thừa nhận402.3.1 Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda)412.3.2 Nguyên tắc luật sau thay thế luật trước (lex posteriori derogat priori)432.3.3 Nguyên tắc luật riêng thay thế luật chung (lex specialis derogat generalis)462.3.4 Nguyên tắc không ai có thể trao quyền cho người khác hơn những quyền mà mình có (nemo plus iuris transferre potest quam inpse habet)472.3.5 Nguyên tắc tôn trọng quyền thụ đắc (principe du respect de droits acquyss)482.4 Nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ502.4.1 Cơ sở lí luận502.4.2.Phân loại512.4.2.1 Nghị quyết có tính quy phạm (có giá trị bắt buộc)512.4.2.2 Nghị quyết mang tính khuyến nghị522.4.3 Vai trò của nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ532.4.3.1 Quá trình hình thành và viện dẫn áp dụng trong quy phạm điều ước532.4.3.2 Quá trình hình thành và viện dẫn áp dụng quy phạm tập quán542.5 Tuyên bố đơn phương của các chủ thể Luật quốc tế562.5.1 Cơ sở lý luận562.5.2. Tuyên bố đơn phương với tư cách là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế với các tuyên bố đơn phương khác592.5.3. Một số loại tuyên bố đơn phương60CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP68PHẦN KẾT LUẬN71DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO72LỜI MỞ ĐẦU1.Đặt vấn đềNguồn của Luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định mối quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc tế. Trong hệ thống Luật quốc tế hiện đại ngoài nguồn cơ bản của Luật quốc tế là Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế có thể xác định một cách rõ ràng khi tranh chấp xảy ra thì cơ quan tài phán sẽ có căn cứ để xác định nghĩa vụ của các chủ thể. Tuy nhiên, trong các tranh chấp quốc tế không phải vụ tranh chấp nào cũng đều có thể áp dụng dễ dàng Điều ước quốc tế hay Tập quán quốc tế hoặc khi không có cả hai nguồn trên thì tòa án quốc tế dựa vào đâu để giải quyết tranh chấp. Từ đó đặt ra vấn đề, ngoài nguồn cơ bản ra còn có nguồn nào khác để hỗ trợ cho các cơ quan tài phán dễ dàng căn cứ vào đó để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế với nhau. Từ các nguyên nhân trên nguồn bổ trợ của Luật quốc tế được hình thành và phát triển cùng với nguồn cơ bản. Thế nhưng vai trò của nguồn bổ trợ có vai trò như thế nào trong Luật quốc tế, nó góp phần quan trọng ra sao trong các phán quyết giải quyết tranh chấp quốc tế?Với những lý do trên, nhóm đã tiến hành thực hiện bài tiểu luận này với đề tài Phân tích nguồn bổ trợ Luật quốc tế nhằm mục đích trả lời những câu hỏi đã đặt ra, từ đó làm nổi bật vai trò của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế nói riêng và tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới nói chung để có cái nhìn sâu rộng và bao quát về vấn đề này.2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứuBài tiểu luận tập trung nghiên cứu vai trò của nguồn bổ trợ của Luật quốc tế trong mối quan hệ với các nguồn Luật quốc tế cơ bản và thông qua thực tiễn áp dụng hiện nay để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện hơn những nguồn bổ trợ của Luật quốc tế.Với tầm quan sát và đúc kết thực tiễn còn giới hạn ở vị trí sinh viên, bài tiểu luận chỉ tham khảo và phân tích trong một số tài liệu có liên quan. Từ đó, đưa một số kết luận thông qua thực tiễn để hoàn thiện bài tiểu luận.3.Mục đích nghiên cứuKhi chọn đề tài này, nhóm đã hướng đến hai mục tiêu chính, đó là đảm bảo cả tính lí luận và thực tiễn:Trên cơ sở thu thập, xử lí và phân tích các tài liệu, các học thuyết khoa học về Luật quốc tế, nhóm muốn hướng đến mục đích tìm hiểu những vai trò của nguồn bổ trợ trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật quốc tế trong từng trường hợp cụ thể, thông qua đó xác định mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế.Đây là bài tiểu luận mang tính thực tiễn cao. Vì vậy, nhóm đã đặt ra mục tiêu là có thể nghiên cứu thực tiễn áp dụng của nguồn bổ trợ Luật quốc tế hiện nay, đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp đối với một trong những nguồn bổ trợ của Luật quốc tế đang được quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu luật học, đó là án lệ.4.Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu đề tài này là sự kết hợp của hai phương pháp sau:Phương pháp diễn dịch và quy nạp.Phương pháp phân tích và tổng hợp.Trên cơ sở thu thập và tổng hợp thông tin từ các tài liệu chuyên môn, các bài luận nghiên cứu, tạp chí uy tín để có được cái nhìn tổng quát về vấn đề. Sau đó nhóm thực hiện sử dụng phương pháp diễn dịch và phân tích để hiểu rõ hơn về các khái niệm, nội dung cơ bản trong nguồn bổ trợ, trình bày lại theo quan điểm cá nhân dựa trên: sự tôn trọng các nghiên cứu đã có.5.Tổng quan tình hình nghiên cứuHiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về nguồn bổ trợ của luật quốc tế từ các bài tiểu luận đến các luận văn cao học đều phân tích tống quát về nguổn bổ trợ. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu còn mang tính khái quát cao mà chưa chuyên sâu vào một vấn đề cụ thể để có thể làm sáng tỏ các khía cạnh của nguồn bổ trợ. Trong bài tiểu luận này, nhóm thực hiện cũng đã có cơ hội tham khảo nhiều những nguồn tài liệu, bài viết có liên quan đến vấn đề này. Nhóm thực hiện xin giới thiệu một số nguồn tâm đắc sau:Thứ nhất, cuốn sách “Luật quốc tế” sách chuyên khảo của Tiến sĩ Ngô Hữu Phước, NXB Chính trị quốc gia phát hành.Đây là cuốn sách cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về các nguồn bổ trợ trong luật quốc tế. Cuốn sách đã đưa ra được khái niệm và giới thiệu được các hình thức của các loại nguồn bổ trợ khác nhau trong Luật quốc tế. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ dừng lại ở phần khái niệm và chưa đi phân tích sâu hơn vào từng loại nguồn bổ trợ trong luật pháp quốc tế. Thứ hai, cuốn sách “Luật quốc tế” , sách tham khảo của học viện Quan hệ quốc tế Hà Nội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.Cuốn sách này không đưa ra các khái niệm cơ bản theo tuần tự mà đã cung cấp những phân tích, những ví dụ cụ thể nhất của án lệ, các tuyên bố đơn phương của các quốc gia, các bài viết của các học giả nổi tiếng, các nghị quyết của tổ chức Liên hợp quốc qua các giai đoạn phát triển. Qua đó, giúp người đọc thấy rõ được sự cải cách và thay đổi mạnh mẽ những quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, các quy chế tòa án quốc tế và các công ước quốc tế. Đồng thời, nhóm tác giả đã có sự dẫn dắt cụ thể từ thực tế thi hành giúp người đọc liên hệ mật thiết với các quy định của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, kiến thức được trình bày trong cuốn sách này quá rộng và mang tính chuyên sâu. Người đọc phải nắm được các khái niệm, đặc điểm cơ bản của nguồn cơ bản nói riêng và của Luật quốc tế thì mới có thể hiểu được cách viết của các tác giả.Bên cạnh đó còn nhiều các công trình nghiên cứu, các bài viết mang tính thời sự về vấn đề này được đăng tải trên các trang thông tin uy tín trong và ngoài nước.Hiện nay, pháp luật quốc tế đã đưa vai trò của nguồn bổ trợ lên tầm quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Từ những nghiên cứu của các tác giả trước và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan, nhóm nghiên cứu đề tài sẽ có những nghiên cứu nối tiếp để làm rõ hơn về nguồn bổ trợ trong việc áp dụng, thực thi pháp luật quốc tế. 6.Ý nghĩa của việc nghiên cứuNhóm thực hiện đề tài này với mong muốn nhằm làm sáng tỏ hơn các quan điểm khác nhau về lý luận của nguồn bổ trợ trong luật pháp quốc tế. Đồng thời, trong quá trình viết bài, nhóm muốn nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế. Mặc dù nguồn cơ bản chiếm vị trí phần lớn trong quá trình đàm phán, giải quyết các tranh chấp hiện nay trên thế giới và giá trị pháp lý bắt buộc, tuy nhiên điều đó cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng và giá trị thực tiễn cao của nguồn bổ trợ trong khoa học pháp lý quốc tế. Đồng thời, khi nghiên cứu đề tài này, nhóm thực hiện cũng có cơ hội tìm hiểu kỹ và sâu sắc hơn về Luật quốc tế nói chung và nguồn bổ trợ của Luật quốc tế nói riêng. Từ đó trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết trong học tập và công việc sau này.7.Bố cục bài tiểu luậnBài tiểu luận của nhóm được chia làm 3 phần:Chương 1: Những lý luận chung về nguồn bổ trợ của Luật quốc tếChương 2: Các nguồn bổ trợ của Luật quốc tếChương 3: Kiến nghị và giải phápTrong quá trình nghiên cứu với thời gian có hạn, đồng thời với sự hiểu biết chưa sâu sắc, và khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu nên bài tiểu luận còn nhiều sai sót, nhóm rất mong nhận được phản hồi tích cực từ người đọc nhằm hoàn thiện hơn tri thức mà bài tiểu luận mang đến. Xin chân thành cảm ơnNHÓM THỰC HIỆN. PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ1. 1. Khái niệm1.1.1 Khái niệm nguồn của Luật quốc tếVấn đề nguồn của Luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định việc hình thành của quan hệ pháp luật quốc tế nói riêng và quá trình thực thi Luật quốc tế nói chung.Nguồn của Luật quốc tế là hình thức biểu hiện của các quy phạm pháp luật biểu hiện dưới hai dạng thành văn và bất thành văn. Liên quan đến nguồn của Luật quốc tế có nhiều cách hiểu khác nhau.Theo nghĩa hẹp: Nguồn là hình thức chứa đựng, ghi nhận các nguyên tắc, các quy phạm pháp lí quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp lí quốc tế.Theo nghĩa rộng: Nguồn của Luật quốc tế là tất cả những cái mà cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định pháp luật.1.1.2. Cơ sở pháp lí xác định nguồn của Luật quốc tếKhoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế của Luật quốc tế quy định:“1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với Luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:a)Các Điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận.b)Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật.c)Các nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhậnd)Với những điều kiện nêu ở Điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về Luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật.”Căn cứ vào Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế và thực tiễn thì nguồn của Luật quốc tế có hai loại:Nguồn cơ bản: chủ yếu bao gồm các Điều ước quốc tế (nguồn thành văn) và Tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn).Nguồn bổ trợ: Đây là bổ trợ nguồn của Luật quốc tế, bao gồm các phán quyết của Tòa án công lý quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lí đơn phương của các quốc gia, các học thuyết của các học giả dan

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT    Tiểu luận môn: LUẬT QUỐC TẾ Đề tài: PHÂN TÍCH NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ GVHD : Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Lớp : K12504 Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Tp. Hồ Chí Minh, 11/2014 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4 STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 Trương Thị Trang Anh K125042018 2 Lê Thị Mỹ Duyên K125042028 3 Trần Thị Mỹ Duyên K125042029 4 Nguyễn Thị Thanh Hiền K125042045 5 Trần Thuận Thúy Kiều K125042062 6 Nguyễn Phượng Liên K125042064 7 Cao Thảo Nguyên K125042082 8 Bùi Thị Tuyết Sương K125042102 9 Lê Thị Bảo Trâm K125042123 Nhóm trưởng: Nguyễn Phượng Liên MSSV: K125042064 SĐT: 01635332648 Email: liennp12504@st.uel.edu.vn MỤC LỤC 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nguồn của Luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định mối quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc tế. Trong hệ thống Luật quốc tế hiện đại ngoài nguồn cơ bản của Luật quốc tế là Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế có thể xác định một cách rõ ràng khi tranh chấp xảy ra thì cơ quan tài phán sẽ có căn cứ để xác định nghĩa vụ của các chủ thể. Tuy nhiên, trong các tranh chấp quốc tế không phải vụ tranh chấp nào cũng đều có thể áp dụng dễ dàng Điều ước quốc tế hay Tập quán quốc tế hoặc khi không có cả hai nguồn trên thì tòa án quốc tế dựa vào đâu để giải quyết tranh chấp. Từ đó đặt ra vấn đề, ngoài nguồn cơ bản ra còn có nguồn nào khác để hỗ trợ cho các cơ quan tài phán dễ dàng căn cứ vào đó để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế với nhau. Từ các nguyên nhân trên nguồn bổ trợ của Luật quốc tế được hình thành và phát triển cùng với nguồn cơ bản. Thế nhưng vai trò của nguồn bổ trợ có vai trò như thế nào trong Luật quốc tế, nó góp phần quan trọng ra sao trong các phán quyết giải quyết tranh chấp quốc tế? Với những lý do trên, nhóm đã tiến hành thực hiện bài tiểu luận này với đề tài "Phân tích nguồn bổ trợ Luật quốc tế" nhằm mục đích trả lời những câu hỏi đã đặt ra, 4 từ đó làm nổi bật vai trò của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế nói riêng và tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới nói chung để có cái nhìn sâu rộng và bao quát về vấn đề này. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu vai trò của nguồn bổ trợ của Luật quốc tế trong mối quan hệ với các nguồn Luật quốc tế cơ bản và thông qua thực tiễn áp dụng hiện nay để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện hơn những nguồn bổ trợ của Luật quốc tế. Với tầm quan sát và đúc kết thực tiễn còn giới hạn ở vị trí sinh viên, bài tiểu luận chỉ tham khảo và phân tích trong một số tài liệu có liên quan. Từ đó, đưa một số kết luận thông qua thực tiễn để hoàn thiện bài tiểu luận. 3. Mục đích nghiên cứu Khi chọn đề tài này, nhóm đã hướng đến hai mục tiêu chính, đó là đảm bảo cả tính lí luận và thực tiễn: Trên cơ sở thu thập, xử lí và phân tích các tài liệu, các học thuyết khoa học về Luật quốc tế, nhóm muốn hướng đến mục đích tìm hiểu những vai trò của nguồn bổ trợ trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật quốc tế trong từng trường hợp cụ thể, thông qua đó xác định mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế. Đây là bài tiểu luận mang tính thực tiễn cao. Vì vậy, nhóm đã đặt ra mục tiêu là có thể nghiên cứu thực tiễn áp dụng của nguồn bổ trợ Luật quốc tế hiện nay, đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp đối với một trong những nguồn bổ trợ của Luật quốc tế đang được quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu luật học, đó là án lệ. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu đề tài này là sự kết hợp của hai phương pháp sau:  Phương pháp diễn dịch và quy nạp.  Phương pháp phân tích và tổng hợp. Trên cơ sở thu thập và tổng hợp thông tin từ các tài liệu chuyên môn, các bài luận nghiên cứu, tạp chí uy tín để có được cái nhìn tổng quát về vấn đề. Sau đó nhóm 5 thực hiện sử dụng phương pháp diễn dịch và phân tích để hiểu rõ hơn về các khái niệm, nội dung cơ bản trong nguồn bổ trợ, trình bày lại theo quan điểm cá nhân dựa trên: sự tôn trọng các nghiên cứu đã có. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về nguồn bổ trợ của luật quốc tế từ các bài tiểu luận đến các luận văn cao học đều phân tích tống quát về nguổn bổ trợ. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu còn mang tính khái quát cao mà chưa chuyên sâu vào một vấn đề cụ thể để có thể làm sáng tỏ các khía cạnh của nguồn bổ trợ. Trong bài tiểu luận này, nhóm thực hiện cũng đã có cơ hội tham khảo nhiều những nguồn tài liệu, bài viết có liên quan đến vấn đề này. Nhóm thực hiện xin giới thiệu một số nguồn tâm đắc sau: Thứ nhất, cuốn sách “Luật quốc tế” sách chuyên khảo của Tiến sĩ Ngô Hữu Phước, NXB Chính trị quốc gia phát hành. Đây là cuốn sách cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về các nguồn bổ trợ trong luật quốc tế. Cuốn sách đã đưa ra được khái niệm và giới thiệu được các hình thức của các loại nguồn bổ trợ khác nhau trong Luật quốc tế. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ dừng lại ở phần khái niệm và chưa đi phân tích sâu hơn vào từng loại nguồn bổ trợ trong luật pháp quốc tế. Thứ hai, cuốn sách “Luật quốc tế” , sách tham khảo của học viện Quan hệ quốc tế Hà Nội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Cuốn sách này không đưa ra các khái niệm cơ bản theo tuần tự mà đã cung cấp những phân tích, những ví dụ cụ thể nhất của án lệ, các tuyên bố đơn phương của các quốc gia, các bài viết của các học giả nổi tiếng, các nghị quyết của tổ chức Liên hợp quốc qua các giai đoạn phát triển. Qua đó, giúp người đọc thấy rõ được sự cải cách và thay đổi mạnh mẽ những quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, các quy chế tòa án quốc tế và các công ước quốc tế. Đồng thời, nhóm tác giả đã có sự dẫn dắt cụ thể từ thực tế thi hành giúp người đọc liên hệ mật thiết với các quy định của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, kiến thức được trình bày trong cuốn sách này quá rộng và mang tính 6 chuyên sâu. Người đọc phải nắm được các khái niệm, đặc điểm cơ bản của nguồn cơ bản nói riêng và của Luật quốc tế thì mới có thể hiểu được cách viết của các tác giả. Bên cạnh đó còn nhiều các công trình nghiên cứu, các bài viết mang tính thời sự về vấn đề này được đăng tải trên các trang thông tin uy tín trong và ngoài nước. Hiện nay, pháp luật quốc tế đã đưa vai trò của nguồn bổ trợ lên tầm quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Từ những nghiên cứu của các tác giả trước và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan, nhóm nghiên cứu đề tài sẽ có những nghiên cứu nối tiếp để làm rõ hơn về nguồn bổ trợ trong việc áp dụng, thực thi pháp luật quốc tế. 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Nhóm thực hiện đề tài này với mong muốn nhằm làm sáng tỏ hơn các quan điểm khác nhau về lý luận của nguồn bổ trợ trong luật pháp quốc tế. Đồng thời, trong quá trình viết bài, nhóm muốn nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế. Mặc dù nguồn cơ bản chiếm vị trí phần lớn trong quá trình đàm phán, giải quyết các tranh chấp hiện nay trên thế giới và giá trị pháp lý bắt buộc, tuy nhiên điều đó cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng và giá trị thực tiễn cao của nguồn bổ trợ trong khoa học pháp lý quốc tế. Đồng thời, khi nghiên cứu đề tài này, nhóm thực hiện cũng có cơ hội tìm hiểu kỹ và sâu sắc hơn về Luật quốc tế nói chung và nguồn bổ trợ của Luật quốc tế nói riêng. Từ đó trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết trong học tập và công việc sau này. 7. Bố cục bài tiểu luận Bài tiểu luận của nhóm được chia làm 3 phần: Chương 1: Những lý luận chung về nguồn bổ trợ của Luật quốc tế Chương 2: Các nguồn bổ trợ của Luật quốc tế Chương 3: Kiến nghị và giải pháp Trong quá trình nghiên cứu với thời gian có hạn, đồng thời với sự hiểu biết chưa sâu sắc, và khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu nên bài tiểu luận còn nhiều 7 sai sót, nhóm rất mong nhận được phản hồi tích cực từ người đọc nhằm hoàn thiện hơn tri thức mà bài tiểu luận mang đến. Xin chân thành cảm ơn! NHÓM THỰC HIỆN. 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ 1. 1. Khái niệm 1.1.1 Khái niệm nguồn của Luật quốc tế Vấn đề nguồn của Luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định việc hình thành của quan hệ pháp luật quốc tế nói riêng và quá trình thực thi Luật quốc tế nói chung. Nguồn của Luật quốc tế là hình thức biểu hiện của các quy phạm pháp luật biểu hiện dưới hai dạng thành văn và bất thành văn. Liên quan đến nguồn của Luật quốc tế có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo nghĩa hẹp: Nguồn là hình thức chứa đựng, ghi nhận các nguyên tắc, các quy phạm pháp lí quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp lí quốc tế. Theo nghĩa rộng: Nguồn của Luật quốc tế là tất cả những cái mà cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định pháp luật. 1.1.2. Cơ sở pháp lí xác định nguồn của Luật quốc tế Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế của Luật quốc tế quy định: “1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với Luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng: a) Các Điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận. b) Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật. c) Các nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận 9 d) Với những điều kiện nêu ở Điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về Luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật.” Căn cứ vào Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế và thực tiễn thì nguồn của Luật quốc tế có hai loại: Nguồn cơ bản: chủ yếu bao gồm các Điều ước quốc tế (nguồn thành văn) và Tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn). Nguồn bổ trợ: Đây là bổ trợ nguồn của Luật quốc tế, bao gồm các phán quyết của Tòa án công lý quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lí đơn phương của các quốc gia, các học thuyết của các học giả danh tiếng về Luật quốc tế…. 1.2 Lịch sử hình thành Gắn liền với sự ra đời và phát triển của Luật quốc tế cùng với quá trình xuất hiện nhu cầu thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia với nhau. Theo đó, cùng với quá trình phát triển của nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ khác nhau, Luật quốc tế hay nguồn bổ trợ cũng có lịch sử hình thành, phát triển và hoàn thiện qua 4 giai đoạn chính là:  Luật quốc tế Cổ đại  Luật quốc tế Trung đại  Luật quốc tế Cận đại  Luật quốc tế Hiện đại 1.2.1 Luật quốc tế Cổ đại Sự ra đời: Luật quốc tế cổ đại hình thành đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà và Ai Cập, rồi sau đó là một số khu vực khác như Ấn Độ, Trung Quốc và ở phương tây như Hy Lạp, La Mã Đặc điểm: Hình thành trên nền tảng kinh tế thấp kém, quan hệ giữa các quốc gia yếu ớt, rời rạc, lại bị cản trở bởi điều kiện tự nhiên và phát triển xã hội rất hạn chế nên Luật quốc tế thời kỳ này mang tính khu vực là chủ yếu và hầu như chỉ được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ về chiến tranh. 10 Nguồn luật điều chỉnh: chủ yếu sử dụng các luật lệ và tập quán. Đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế: Mặc dù pháp luật quốc tế thời kỳ này còn bó hẹp trong phạm vi của từng khu vực nhất định, tuy nhiên nội dung các quy phạm thời kỳ này đã đặt nền móng cho sự ra đời của Luật Nhân đạo quốc tế sau này. Ngoài ra, do nhu cầu thiết lập các quan hệ là “bang giao” giữa các quốc gia nên việc trao đổi các sứ thần bắt đầu hình thành cơ sở cho các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao sau này. 1.2.2 Luật quốc tế Trung đại Sự ra đời: Khoa học - kỹ thuật bắt đầu phát triển, ranh giới giữa nhà nước và tư nhân bắt đầu bị xóa nhòa, sở hữu nhà nước thuộc về những người đứng đầu nhà nước. Ở thời kỳ này tôn giáo rất phát triển. Đặc điểm: Luật quốc tế trong thời kỳ này đã có những bước phát triển nhất định, do nhu cầu phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật nên tính khu vực trong thời kỳ này dần bị phá vỡ và thay vào đó là các quan hệ có tính liên khu vực trong quan hệ giữa các quốc gia. Cũng trong thời kỳ này, bên cạnh những vấn đề chiến tranh, sự hợp tác của các quốc gia còn mở rộng sang một số lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị, Nguồn luật điều chỉnh: Bao gồm nguồn luật tập quán và Điều ước quốc tế. Đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế: Sang thời kỳ này, Luật quốc tế đã có những bước hoàn thiện nhất định với sự xuất hiện của các quy phạm và chế định về Luật Biển, về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao và việc xuất hiện cơ quan thường trực của quốc gia tại quốc gia khác. Đây là những tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển Luật quốc tế hiện đại sau này. 1.2.3 Luật quốc tế Cận đại Sự ra đời: Quan hệ quốc tế phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau và là thời kỳ Luật quốc tế phát triển tương đối rực rỡ. Đặc điểm: Đây là thời kỳ các quốc gia tăng cường mối quan hệ hợp tác trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế, là thời kỳ Luật quốc tế được phát triển trên cả hai phương diện luật thực định và khoa học pháp lý quốc tế. [...]... nguồn cơ bản là các loại nguồn được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể Luật quốc tế, trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp Luật quốc tế, có giá trị ràng buộc với các chủ thể quan hệ pháp Luật quốc tế, chủ yếu bao gồm Điều ước quốc tế (nguồn thành văn) và tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn) thì việc giải quyết tranh chấp quốc tế Tòa án còn dựa vào các nguồn bổ trợ Nguồn bổ trợ của Luật quốc. .. án quốc tế thì không được xem là nguồn của Luật quốc tế bởi nguồn của luật chỉ có thể là các quy phạm sinh ra từ sự thỏa thuận Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế coi các nguyên tắc chung của luật, phán quyết của Tòa và học thuyết của các chuyên gia giỏi nhất về công pháp quốc tế là nguồn bổ trợ để xác định quy phạm pháp Luật quốc tế Quy định trên ngày càng không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn quốc tế. .. chấp quốc tế và được sử dụng như các công trình nghiên cứu về Luật quốc tế của Ủy ban Pháp Luật quốc tế của Liên hợp quốc Do đó, trong khoa học Luật quốc tế, khái niệm “án lệ” nên được hiểu theo nghĩa rộng chỉ cho tất cả những phán quyết, kết luận tư vấn của các cơ quan tài phán quốc tế, trong đó trước tiên và chủ yếu là của Tòa án Công lý quốc tế của LIÊN HỢP QUỐC 2.1.3 Vai trò của án lệ trong Luật quốc. .. cộng đồng quốc tế thừa nhận được ghi nhận trong công ướcLiên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 16 Mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế được thực tiễn hóa trong quá trình giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể của Luật quốc tế hay cụ thể là quá trình áp dụng các nguồn của Luật quốc tế để đưa ra các phán quyết của Tòa án quốc tế Ví dụ, các phán quyết của Tòa Trọng... niệm khác nhau; phương tiện bổ trợ dùng để bổ trợ cho nguồn cơ bản, vẫn được sử dụng khi có nguồn cơ bản Khoản 1 Điều 38 của Quy chế toà án quốc tế không hề nhắc đến cụm từ Nguồn của Luật quốc tế nhưng lại được công nhận như một tiền đề để xác định các loại nguồn của luật Thực sự trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia chưa thể thỏa thuận rõ ràng các nguồn của Luật quốc tế là gì thì bản danh sách... quốc tế Mặc dù không có giá trị pháp lý bắt buộc như nguồn cơ bản của Luật quốc tế (Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế) nhưng nguồn bổ trợ đóng một vai trò hết sức quan trọng và có giá trị thực tiễn cao trong khoa học pháp lý Các loại nguồn bổ trợ là cơ sở để hình thành nên các loại nguồn cơ bản, đồng thời là phương tiện giải thích, làm sáng tỏ nội dung của các nguồn cơ bản Các loại nguồn bổ trợ có... là một nguồn bổ trợ của Luật quốc tế hay đầy đủ hơn là nguồn bổ trợ để xác định các quy tắc pháp luật (subsidiary means for the determination of rules of law) 8 Các loại án lệ trong nguồn bổ trợ của Luật quốc tế:  Phán quyết (judgment/decision) của Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice – ICJ)9 bản án ở đây được hiểu là những phán quyết xét xử những vụ tranh chấp quốc tế theo quy... HỢP QUỐC, ILO, ICAO, FAO, WHO, WIPO, ASEAN Mặc dù còn tiềm ẩn những hành vi vi phạm pháp Luật quốc tế, nhưng Luật quốc tế hiện nay đang phát triển theo xu hướng ngày càng bình đẳng tạo ra tiền đề quan trọng thúc đẩy các quốc gia trên thế giới tham gia một cách rộng rãi vào các tổ chức quốc tế 12 1.3 Quy định về nguồn bổ trợ của Luật quốc tế trên thế giới Ngoài hai loại nguồn cơ bản của Luật quốc tế. .. Quy chế Tòa án quốc tế mà đã được bổ sung và áp dụng trong việc xét xử các tranh chấp ở Toà án công lý quốc tế cũng như cơ sở để xác định các quy phạm pháp Luật quốc tế như các nghị quyết của các tổ chức quốc tế, các hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia… Trong quan hệ quốc tế, các chủ thể Luật quốc tế thường quan tâm đến các nghị quyết của Liên hợp quốc vì tính chất toàn cầu của tổ chức này... lệ trong hệ thống Luật quốc tế Từ cách hiểu khái quát về án lệ đã nêu ở trên, trong hệ thống Luật quốc tế ngoại trừ các Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế là nguồn cơ bản đóng vai trò chủ yếu trong Luật quốc tế thì án lệ - tuy không phải là nguồn cơ bản nhưng án lệ lại có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các đối tượng áp dụng pháp Luật quốc tế cũng như các chủ thế áp dụng Luật quốc tế Khái niệm Án lệ . chức quốc tế. 12 1.3 Quy định về nguồn bổ trợ của Luật quốc tế trên thế giới Ngoài hai loại nguồn cơ bản của Luật quốc tế là Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế còn có các nguồn bổ trợ bao. loại: Nguồn cơ bản: chủ yếu bao gồm các Điều ước quốc tế (nguồn thành văn) và Tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn). Nguồn bổ trợ: Đây là bổ trợ nguồn của Luật quốc tế, bao gồm các phán quyết của. Luật quốc tế hay nguồn bổ trợ cũng có lịch sử hình thành, phát triển và hoàn thiện qua 4 giai đoạn chính là:  Luật quốc tế Cổ đại  Luật quốc tế Trung đại  Luật quốc tế Cận đại  Luật quốc

Ngày đăng: 14/08/2015, 22:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1. Đặt vấn đề

    • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 3. Mục đích nghiên cứu

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    • 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

    • 7. Bố cục bài tiểu luận

    • PHẦN NỘI DUNG

      • CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

        • 1. 1. Khái niệm

          • 1.1.1 Khái niệm nguồn của Luật quốc tế

          • 1.1.2. Cơ sở pháp lí xác định nguồn của Luật quốc tế

          • 1.2 Lịch sử hình thành

            • 1.2.1 Luật quốc tế Cổ đại

            • 1.2.2 Luật quốc tế Trung đại 

            • 1.2.3 Luật quốc tế Cận đại 

            • 1.2.4 Luật quốc tế Hiện đại 

            • 1.3 Quy định về nguồn bổ trợ của Luật quốc tế trên thế giới

            • 1.4 Mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với điều ước quốc tế và tập quán quốc tế

            • 1.5 Ý nghĩa và vai trò của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế

            • CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

              • 2.1 Án lệ (Precedent)

                • 2.1.1 Góc nhìn tổng quan về án lệ (precedent)

                • 2.1.2 Án lệ trong hệ thống Luật quốc tế

                • 2.1.3 Vai trò của án lệ trong Luật quốc tế

                  • 2.1.3.1 Là cơ sở thực tế có tính thuyết phục cao nhằm xác định các tiêu chuẩn pháp lý chung,đặc biệt khi có sự không thống nhất về một vấn đề nào đó của Luật quốc tế

                  • 2.1.3.2 Trên cơ sở khẳng định sự đúng đắn và hợp lý, các án lệ có vai trò là cơ sở vật chất (material sources) làm nền tảng xây dựng các quy phạm mới của Luật quốc tế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan