Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

119 2.1K 15
Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ THANH YẾN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THÚY ANH Hà Nội, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, những số liệu, những kết quả điều tra được trình bày trong luận văn là trung thực khách quan mà bản thân tôi trực tiếp thực hiện, những số liệu, kết quả trên chưa được sử dụng, công bố bảo vệ trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Tôi cũng cam đoan các số liệu, thông tin trích dẫn trong luận văn đều được trích dẫn rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2014 Tác giả luận văn Lê Thị Thanh Yến LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Tôi xin cảm ơn các thầy cô, cán bộ ở khoa Du lịch, khoa Sau Đại học Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội đã động viên và hết lòng giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập. Tôi cũng cám ơn Khoa Sau Đại học, các thầy cô, cán bộ trường Đại học Văn hóa TPHCM đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Trần Thúy Anh, giảng viên của Khoa Du lịch, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội. Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn các hộ gia đình, các cá nhân, tập thể trong các làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc đã giúp tôi trong suốt thời gian viết luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp và các phòng ban ở UBND thành phố Sa Đéc đã cung cấp cho tôi các số liệu, thông tin cần thiết cho luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian viết luận văn này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả những cá nhân, các ban ngành và tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó. Do thời gian có hạn, luận văn này hẳn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô cùng tất cả bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2014 Tác giả luận văn Lê Thị Thanh Yến DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa đầy đủ 01 TNDL Tài nguyên du lịch 02 SPDL Sản phẩm du lịch 03 LNTT Làng nghề truyền thống 04 TCMN Thủ công mỹ nghệ 05 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 06 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 07 UBND Ủy ban nhân dân 08 CNH Công nghiệp hóa 09 HĐH Hiện đại hóa 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Lịch sử nghiên cứu 6 3. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 9 6. Bố cục của luận văn 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 11 1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan 11 1.1.1. Du lịch 11 1.1.2. Tài nguyên du lịch 12 1.1.3. Sản phẩm du lịch 13 1.1.4. Làng nghề 13 1.1.5. Làng nghề truyền thống 14 1.1.6. Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch 16 1.1.7. Phát triển du lịch làng nghề truyền thống 17 1.2. Làng nghề truyền thống và mối quan hệ của nó với phát triển du lịch 23 1.2.1. Sự cần thiết phải khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống trong việc phát triển du lịch 23 1.2.2. Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế - xã hội 25 1.2.3. Vai trò của làng nghề truyền thống đối với phát triển du lịch 31 1.2.4. Vai trò của du lịch đối với việc phát triển làng nghề truyền thống 33 1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở thế giới và Việt Nam 35 1.3.1. Phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 35 2 1.3.2. Những bài học rút ra đối với phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở thành phố Sa Đéc 43 Tiểu kết chương 1 45 CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP 46 2.1. Những đặc điểm của thành phố Sa Đéc ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề truyền thống 46 2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên 46 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 47 2.2. Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 48 2.2.1. Thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Sa Đéc 48 2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 53 2.3. Một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc 68 2.3.1. Nhìn từ góc độ kinh tế 68 2.3.2. Nhìn từ góc độ tài nguyên – môi trường 69 2.3.3. Nhìn từ góc độ xã hội 71 2.3.4. Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước 71 2.3.5. Về sản phẩm du lịch 72 Tiểu kết chương 2 73 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP 74 3.1. Những căn cứ để đưa ra các giải pháp 74 3.1.1. Kế hoạch phát triển tổng hợp kinh tế quốc dân tỉnh 74 3.1.2. Nhu cầu thị trường khách du lịch thế giới và trong nước thời gian tới 76 3.1.3. Thực trạng về khai thác và mức độ thu hút khách du lịch tại các làng nghề truyền thống trong thời gian qua 76 3 3.2. Các giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 78 3.2.1. Giải pháp về sản phẩm du lịch 78 3.2.2. Giải pháp về kết cấu hạ tầng du lịch 79 3.2.3. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 80 3.2.4. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển du lịch làng nghề 82 3.2.5. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn giá trị văn hóa và khai thác sản phẩm của làng nghề phục vụ phát triển du lịch 83 3.2.6. Giải pháp về vốn 84 3.2.7. Xúc tiến xác lập thương hiệu điểm đến cho làng nghề truyền thống 85 3.2.8. Các giải pháp về cơ chế, chính sách 87 3.2.9. Cải thiện môi trường trong các làng nghề truyền thống 88 3.3. Một số kiến nghị 90 Tiểu kết chương 3 94 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 101 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch là ngành có quan hệ qua lại rộng rãi nhất với các ngành kinh tế khác và là cầu nối liên kết các vùng miền và các quốc gia. Du lịch là trung tâm, là phương tiện để giao lưu, trao đổi thông tin giúp chúng ta có thể tìm hiểu, khám phá thế giới. Du lịch đem đến cho du khách thỏa mãn về nhu cầu giải trí và cân bằng trạng thái tinh thần, thể lực sau những ngày lao động mệt mỏi. Do vậy, để du lịch phát triển bền vững thì các cấp quản lý phải có những chính sách, kế hoạch phát triển cụ thể sao cho sự phát triển của nó không tổn hại đến các nhân tố tự nhiên và văn hóa - xã hội. Sự phát triển của du lịch phải song song với sự phát triển của các thành phần kinh tế khác trong xã hội và cần phải mang lại lợi ích cho người dân địa phương, nơi có các nguồn tài nguyên du lịch (TNDL). Để thực hiện được điều đó là một thách thức lớn đối với ngành du lịch của các cấp quản lý và các hộ gia đình trong hệ thống các làng nghề truyền thống (LNTT), rộng hơn là du lịch cả nước đang phải đối mặt với việc quy hoạch và phát triển chưa đồng bộ, chưa có chiến lược phát triển bền vững gây ra tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường. Đảng và Nhà nước luôn coi trọng và quan tâm đến việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Các di sản văn hóa, dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, giai đoạn cách mạng nào, Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm bảo vệ vì nó là hồn của dân tộc, là nền tảng tinh thần, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững, nhất là giai đoạn đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển hiện nay. Các LNTT ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Nhiều LNTT hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn. Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, vấn đề khai thác giá trị văn hóa và tạo ra các sản phẩm độc đáo phục vụ cho hoạt động du lịch. 5 Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Sa Đéc được bắt đầu từ công cuộc khẩn hoang của các cộng đồng cư dân di cư từ miền Bắc và miền Trung khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Trải qua tiến trình khai phá đất hoang, kiên cường đấu tranh, đất và người nơi đây đã hun đúc nên bản lĩnh kiên cường, bất khuất và truyền thống yêu nước, cách mạng. Quá trình đó bồi đắp nên những giá trị nhân văn qua nhiều thế hệ, hình thành những giá trị văn hóa truyền thống mang sắc thái riêng. Phát triển làng nghề gắn với du lịch đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong tiến trình phát triển du lịch ở thành phố Sa Đéc bởi nó thể hiện được nét văn hóa đặc trưng của mỗi ngành nghề ở từng khu vực và được nhiều du khách quan tâm. Hiện nay, thành phố Sa Đéc có 6 LNTT và các LNTT này đã trở thành tiêu điểm chú ý gắn với hoạt động du lịch thu hút du khách đến tham quan như làng hoa kiểng Sa Đéc, làng nghề sản xuất bột, làng làm kim hoàn Thành phố Sa Đéc đang đầu tư phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn các giá trị LNTT, văn hóa dân cư bản địa và phối hợp chặt chẽ với người dân địa phương trong việc xây dựng, quy hoạch làng nghề gắn với du lịch Giá trị của các LNTT là vô cùng to lớn, nó gắn bó mật thiết với hoạt động du lịch và được xem là tài nguyên của du lịch, song điều quan trọng là việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nó như thế nào để phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay, làm thế nào để các LNTT góp phần vào tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua các hoạt động du lịch từ những giá trị văn hóa của làng nghề mang lại, đó chính là vấn đề cần phải được giải quyết một cách khoa học, biện chứng. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của vấn đề nêu trên ở thành phố Sa Đéc, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp” làm luận văn tốt nghiệp Cao học của mình. Mong muốn của học viên là các cấp, các ngành và toàn thể xã hội cần quan tâm hơn nữa đến công tác bảo tồn và khai thác giá trị các LNTT vào phát triển du lịch địa phương, phản ánh được tính cấp thiết của việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng nghề gắn với việc phát triển du lịch bền vững trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trên quê hương Đồng Tháp hiện nay. 6 2. Lịch sử nghiên cứu Cho đến nay ở những góc độ khác nhau, đã có những đề tài nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch làng nghề trên phạm vi cả nước. Các công trình nghiên cứu đã đề cập một cách toàn diện, khái quát hoặc đi sâu phân tích giá trị của loại hình du lịch làng nghề trong bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua, tại Đồng Tháp có một số công trình sưu tầm biên khảo về LNTT, bên cạnh những công trình sử dụng kinh phí nhà nước, có không ít công trình là công sức cá nhân. Trong đó, phải kể đến “Làng hoa Tân Quy Đông - Sa Đéc” của Lê Kim Hoàng (1993); sách khổ bỏ túi, ghi nhận lịch sử hình thành làng nghề cùng kỹ thuật ghép, lai tạo, trồng một số hoa kiểng của các nghệ nhân. Gần đây, có một số luận văn tốt nghiệp đại học và sau đại học, khai thác một số đề tài trong nguồn LNTT Đồng Tháp, cụ thể như: - Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển Làng Hoa kiểng Tân Quy Đông - Sa Đéc của Nguyễn Thị Hồng Phượng (2009); - Làng nghề Hoa kiểng Sa Đéc của Nguyễn Thị Thúy Ngọc (2010); Ngoài ra, trong một số tạp chí như tạp chí Du lịch, các báo, đài truyền hình trung ương và địa phương, mạng internet… cũng có giới thiệu nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu không chuyên, các nhà báo, các du khách về vấn đề phát triển du lịch làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp và thành phố Sa Đéc cũng như cung cấp những thông tin bổ ích về hình ảnh các LNTT ở Sa Đéc cho mỗi người dân được biết về vẻ đẹp của Sa Đéc và nét độc đáo của các làng nghề. Những nghiên cứu đã qua cho thấy, thực tiễn các làng nghề ở Sa Đéc còn nhiều bất cập. Các sản phẩm truyền thống không những là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn, giảm thiểu thời gian nông nhàn, mà còn có ý nghĩa văn hóa dân tộc sâu sắc. Thành phố Sa Đéc cũng có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch LNTT như nguồn lao động khéo léo, giàu kinh nghiệm, nguồn nguyên liệu phong phú… Song tốc độ phát triển các làng nghề như hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt hiện trạng phát triển và trình độ công nghệ [...]... nội dung chính của luâ ̣n văn được trình bày trong ba chương : Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch làng nghề truyền thống Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... tượng nghiên cứu - Hoạt động du lịch tại các LNTT tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp - Phát triển du lịch LNTT tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch, các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các LNTT; cơ chế quản lý, quan điểm 8 định hướng và giải pháp nhằm vừa bảo tồn làng nghề vừa phát triển. ..cũng như thực trạng quản lý môi trường ở các làng nghề hiện tại là một thách thức lớn đối với việc phát triển du lịch LNTT ở thành phố Sa Đéc Tuy nhiên, các công trình nêu trên chỉ đề cập những mặt nào đó của phát triển du lịch làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp và thành phố Sa Đéc; đồng thời điều kiện phát triển du lịch hiện nay ở Đồng Tháp và Sa Đéc đã có nhiều thay đổi, rất cần phải cập nhật và... giải pháp góp phần phát triển loại hình du lịch làng nghề trên địa bàn thành phố Sa Đéc nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung trong thời gian tới 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đáp ứng mục đích nghiên cứu, đề tài có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tìm hiểu thực trạng việc bảo tồn và khai thác tiềm năng phát triển các LNTT gắn với phát triển du lịch tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp - Tổng hợp có chọn... tỉnh; phương hướng và nhiệm vụ phát triển du lịch của Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch Đồng Tháp, Đề án quy hoạch phát triển Du lịch thành phố Sa Đéc và Đề án quy hoạch phát triển thành phố hoa Sa Đéc Các tính toán dự báo chủ yếu ở phương hướng trung bình, đó là phương án khả thi phù hợp với thực tiễn của LNTT ở thành phố Sa Đéc trong phát triển loại hình du lịch làng nghề 6 Bố cục của luận văn Ngoài... dẫn du khách làm những sản phẩm của làng nghề là phát triển hợp lý phù hợp với nhu cầu cũng như thị hiếu của du khách trong và ngoài nước - Nơi sản xuất cũng là địa điểm làm du lịch 1.1.7 Phát triển du lịch làng nghề truyền thống 1.1.7.1 Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống Làng nghề nước ta, với những sản phẩm thủ công truyền thống độc đáo, kết hợp với các lễ hội, danh lam thắng cảnh, di tích lịch. .. hội lớn để giữ làng, giữ nghề Vì vậy, các LNTT đều cố gắng thúc đẩy loại hình du lịch mới mẻ này Mặt khác, ngành du lịch cũng xác định hệ thống các LNTT là một nhân tố quan trọng để phát triển du lịch 31 Trên cả nước, đã có một số khu du lịch kết hợp với làng nghề, hình thành những làng nghề du lịch, những điểm và các tuyến du lịch làng nghề, tạo ra những SPDL ngày càng hấp dẫn Nhiều làng nghề đang xúc... sự phát triển của làng nghề Đây cũng là một thế mạnh của du lịch làng nghề cần được khai thác 1.1.7.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch làng nghề truyền thống Thứ nhất là thị trường khách du lịch: Thị trường là nhân tố quan trọng của sự phát triển, để đẩy nhanh tốc độ phát triển cần có những sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường và không ngừng mở rộng, phát triển thị trường Du. .. năng phát triển du lịch của các LNTT một cách khoa học 3 Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa phát triển làng nghề với phát triển du lịch, luận văn đi sâu phân tích thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch của các LNTT tại thành phố Sa Đéc hiện nay Từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần phát. .. triển kinh tế du lịch bền vững từ việc khai thác có hiệu quả những giá trị của các LNTT trên địa bàn thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp - Về không gian: Phạm vi nghiên cứu là các LNTT trên địa bàn thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp - Về thời gian: Các số liệu phục vụ đánh giá thực trạng quản lý, bảo tồn và khai thác phát triển du lịch của các LNTT: từ năm 2009 đến 2013 5 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương . trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 48 2.2.1. Thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Sa Đéc 48 2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch làng nghề. về phát triển du lịch làng nghề truyền thống. Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch làng. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP 46 2.1. Những đặc điểm của thành phố Sa Đéc ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề truyền thống 46

Ngày đăng: 14/08/2015, 19:29

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan