Hoạt động bán hàng của công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội- Thực trạng và giải pháp

61 1000 2
Hoạt động bán hàng của công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội- Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay sản phẩm Gas được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Phần mở đầu: 1.Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài. Hiện nay sản phẩm Gas được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ gas ngày càng phát triển. Tiêu thụ Gas tăng bình quân khoảng 10%/năm; Thị trường kinh doanh gas sôi động với sự tham gia của hàng loạt doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình. Khi thị trường Gas phát triển tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành không ngừng phát triển, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức rất lớn có ý nghĩa sống còn. Công ty TNHH MTV KD Khí hóa lỏng Nội cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hoạt động trong môi trường liên tục biến động cạnh tranh gay gắt đặc biệt như ngành gas việc bán được hàng ngày càng khó khăn hơn. Vì vậy để bán được hàng, để đạt được mục tiêu lợi nhuận, phát triển thị trường ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường, thì hoạt động bán hàng phải là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Vì vậy qua quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của Cô giáo – Thạc sỹ : Đinh Lê Hải sự giúp đỡ của các anh chị các phòng chức năng trong công ty với những kiến thức đã tích luỹ được, em đã lựa chọn đề tài “Hoạt động bán hàng của công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Nội- Thực trạng giải pháp” Mục đích của đề tài là tìm hiểu về thực trạng hoạt động bán hàng của Công ty TNHH MTV KD khí hóa lỏng Nội. Từ đó rút ra những tồn tại trong hoạt động bán hàng, nguyên nhân đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động bán hàng của công ty. Do bài viết còn rất nhiều hạn chế nên rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! *Thiều Thị Hương Quỳnh * Thương mại 48 D* 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng hoạt động bán hàng của công ty; Xác định một số vấn đề tồn tại cần giải quyết trong hoạt động bán hàng của công ty; Đưa ra giải pháp khắc phục phần nào hạn chế trong hoạt động bán hàng, thúc đẩy họat động bán hàng của công ty. 3.Đối tượng nghiên cứu Hoạt động bán hàng của Công ty TNHH MTV KD khí hóa lỏng nội trong thời gian 2007-2009. 4.Phạm vi nghiên cứu Về địa lý: Nghiên cứu ở công ty TNHH MTV KD khí hóa lỏng Nội. Thị trường: 17 tỉnh thành miền bắc thuộc địa bàn hoạt động của công ty. Thời gian nghiên cứu: Trong thời gian thực tập tại công ty. Góc độc tiếp cận: tiếp cận bán hàng với tư cách là một quá trình thực hiện các nghiệp vụ kĩ thuật bán hàng. 5.Tổng quan về tình hình nghiên cứu lí thuyết, thực tiễn thuộc phạm vi đề tài Thuật ngữ “bán hàng” được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh nhưng với mục tiêu nghiên cứu, cách tiếp cận, đối tượng nghiên cứu ứng dụng khác nhau, mà thuật ngữ này có thể hàm chứa những nội dung khác nhau rất đa dạng. Theo Giáo trình Quản trị Doanh Nghiệp Thương Mại (dành cho cao học) Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang. NXB Thống kê năm 1999. *Thiều Thị Hương Quỳnh * Thương mại 48 D* 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Khái quát các quan niệm khác nhau về bán hàng như sau: a. Tiếp cận bán hàng là một phạm trù kinh tế: Từ góc độ tiếp cận này có thể hiểu biết tốt hơn bản chất của bán hàng trong nền kinh tế. Trong trường hợp này, có khái niệm về bán hàng. “Bán hàng là sự chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền (H-T) nhằm thỏa mãn nhu cầu của một tổ chức trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về một giá trị sử sụng nhất định”. Khái niệm này cho rằng bản chất kinh tế của bán hàng là khái niệm cơ bản để nghiên cứu phát triển bán hàng trong kinh doanh. Tuy nhiên, để tổ chức quản trị tốt bán hàng thì việc sử dụng khái niệm này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn, cần được cụ thể hóa hơn. b. Tiếp cận bán hàng với tư cách là một hành vi Ở góc độ này, bán hàng được hiểu là một hành động cụ thể trực tiếp thực hiện việc trao đổi Hàng – Tiền gắn với một món hàng (lô hàng) cụ thể của người có hàng. Trong trường hợp này có thể hiểu: “Bán hàng là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa đã được thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoặc được quyền thu tiền mua hàng”. “Mua bán hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua nhận tiền, người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên.” Tiếp cận từ góc độ này thường dẫn đến những mối quan tâm tập trung hành động cụ thể của các nhân viên tiếp xúc, đại diện bán hàng của tổ chức khi đối mặt với khách hàng để thương thảo về một thương vụ trực tiếp, cụ thể trong điều kiện các yếu tố cơ bản có liên quan như sản phẩm, dịch vụ, giá cả, phương thức thanh toán… đã được xác định trước. *Thiều Thị Hương Quỳnh * Thương mại 48 D* 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Ở một khía cạnh khác, từ góc độ bán hàng là một hành vi, có thể hiểu bán hàng là một nghề, là nghệ thuật bán hàng của những người trực tiếp tham gia vào lực lượng bán hàng của một tổ chức – nghề của những người chuyên môn trong lĩnh vực bán hàng. Tiếp cận bán hàng với tư cách là một hành vi là cơ sở cơ bản để quản trị bán hàng có nội dung cơ bản là quản trị lực lượng bán hàng của tổ chức. c. Tiếp cận bán hàng với tư cách là một chức năng, một khâu quan trọng, một bộ phận cơ hữu của quá trình kinh doanh. Suy cho đến cùng, “mọi người đều sống bằng cách bán một cái gì đó” (Robert Louis Stevenson). Một tổ chức (doanh nghiệp) tồn tại phát triển cũng nhờ vào việc bán sản phẩm/ dịch vụ mà nó đã thực hiện. Làm ra bán được cái gì đó là hai mặt thống nhất của quá trình hoạt dộng kinh doanh. Đặc điểm này của kinh doanh trong nền kinh tế thị trường dẫn đến yêu cầu tiếp cận bán hàng với tư cách là một khâu trong chuỗi kinh doanh là một bộ phận cơ hữu của hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. “Bán hàng là một khâu mang tính quyết định trong hoạt động kinh doanh, một bộ phận cấu thành thuộc hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến việc thực hiện chức năng chuyển hóa hình thái giá trị của sản phẩm hàng hóa từ hàng sang tiền của tổ chức đó”. Bán hàng trong trường hợp này được hiểu nghiên cứu với tư cách là một phần tử độc lập cấu thành trong một hệ thống kinh doanh hoặc hệ thống tổ chức có chức năng nhiệm vụ cụ thể độc lập tương đối so với các phần tử khác trong hệ thống kinh doanh. Bán hàng theo góc độ tiếp cận này, đến lượt mình, lại bao gồm những phần tử nhỏ hơn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ ( bán hàng)của hệ *Thiều Thị Hương Quỳnh * Thương mại 48 D* 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thống con. Nội dung của bán hàng trong trường hợp này thường được xác định là: Nội dung cơ bản của hoạt động bán hàng d.Tiếp cận bán hàng với tư cách là một qúa trình Phụ thuộc vào quan điểm kinh doanh, quan điểm về bán hàng có thể trong thực tế nhiều doanh nghiệp chỉ tiếp cận bán hàng với tư cách là một bộ phận chức năng hoặc thậm chí chỉ chú trọng đến bán hàng với tư cách là một hành vi. Điều này đã hạn chế nhiều đến khả năng thực hiện chức năng bán hàng của doanh nghiệp. Bán hàng là khâu kết thúc của một chuỗi kinh doanh, có đặc điểm riêng có tính độc lập tương đối. Nhưng để hoàn thành tốt nghiệp vụ bán bán tốt không chỉ phụ thuộc cách thức hiệu quả của hoạt dộng bán hàng. Để bán tốt hàng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng xuất hiện yêu cầu phải được giải quyết từ các khâu trước đó ở các bộ phận nghiệp vụ khác của hệ thống tổ chức doanh nghiệp cúng như từ cấp quản trị cao nhất đến các quản trị viên trung gian nhân viên trong hệ thống. Nói cách khác, bán hàng không chỉ được xác định là mục tiêu riêng của bộ phận bán hàng *Thiều Thị Hương Quỳnh * Thương mại 48 D* 5 Xác định các yếu tố kế hoạch hóa hoạt động bán hàng Thiết kế tổ chức lực lượng bán hàng Tổ chức thực hiện kế hoạch quản trị lực lượng bán hàng Phân tích, đánh giá kiểm soát hoạt động bán hàng Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 mà cần được khẳng định điều hành với tư cách mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống tổ chức của doanh nghiệp. Trong trường hợp này: “ Bán hàng là một qúa trình thực hiện các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp ở tất cả các cấp, các phần tử trong hệ thống doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để biến khả năng chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền thành hiện thực một cách có hiệu quả”. Có thể dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng của bán hàng – quá trình khi phát triển ứng dụng marketing trong kinh doanh. Marketing được phát triển nhằm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Bán hàng với tư cách là một qúa trình là cơ sở hình thành tư tưởng cơ bản của marketing. Đến lượt mình, thông qua tư tưởng cơ bản các công cụ của nó marketing đưa các định hướng dẫn dắt hỗ trợ cho hoạt động bán hàng nói chung bộ phận bán hàng nói riêng của doanh nghiệp. Theo Giáo trình Quản Trị Doanh Nghiệp Thương mại (tập 1) Chủ biên PGS.TS.Hoàng Minh Đường PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội (2005) Khái quát các quan niệm khác nhau về bán hàng như sau: a) Bán hàng được coi là một phạm trù kinh tế Các Mác trong bộ Tư bản khi nghiên cứu sự thay đổi hình thái giá trị của hàng hóa cho rằng, bán hàng là “sự chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền (H-T)” sự chuyển hóa này là “bước nhảy nguy hiểm” chết người, khó khăn nhất. Theo cách tiếp cận này có thể hiểu rằng bán hàng ngày nay là hoạt động đầy rãy khó khăn, trong đó khó nhất là việc thu tiền của người mua. b. Bán hàng là hành vi thương mại của doanh nhân *Thiều Thị Hương Quỳnh * Thương mại 48 D* 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Luật Thương mại trước đây (1997) cho rằng: “Mua bán hàng hóa là hành vi thương mại của thương nhân, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua nhận tiền, người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên. Theo quan niệm này hoạt động bán hàng sẽ tập trung vào các hoạt động của nhân viên bán hàng (bán hàng cá nhân) thông qua hoạt động tiếo xúc với khách hàng, thương lượng, thỏa thuận về chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán cụ thể để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mang lại lợi ích cho cả hai bên. c. Bán hàng là khâu cơ bản, quan trọng của quá trình sản xuất , kinh doanh. * Quá trình sản xuất của các doanh nghiệp diễn ra theo trình tự: *Đối với đơn vị kinh doanh không sản xuất hàng hóa: Một doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển cần quan tâm đến việc bán sản phẩm, dịch vụ do mình cung ứng. Tuy nhiên, để bán được hàng *Thiều Thị Hương Quỳnh * Thương mại 48 D* Thiết kế sản phẩm Chuẩn bị các yếu tố đầu vào Tổ chức sản xuất Nghiên cứu nhu cầu thị trường Dịch vụ phục vụ khách hàng Lựa chọn nguồn hàng để mua Mua hàng dự trữ Bán hàng Dịch vụ phục vụ khách hàng Nghiên cứu thị trường 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hóa, doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào tổ chức điều khiển tốt hoạt động bán hàng mà phải giải quyết tốt các khâu trước đó.; phải liên kết chặt chẽ giữa các khâu khác nhau của qúa trình. Đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò cảu hoạt động marketing như tuyên truyền quảng cáo, thực hiện xúc tiến bán hàng ở các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp từ cấp lãnh đạo cao nhất đến cán bộ trung gian, đến nhân viên bán hàng. Nói một các khác bán hàng không chỉ là mục tiêu riêng của bộ phận bán hàng mà cần được xác định là mục tiêu chung của toàn daonh nghiệp. d. Bán hàng là qúa trình thực hiện các nghiệp vụ kĩ thuật bán hàng: Như vậy hoạt động bán hàng của DNTM được xem xét như một quá trình kinh tế bao gồm các công việc có liên hệ với nhau được thực hiện ở các bộ phận trong doanh nghiệp khác với hành vi bán hàngcửa hang, quầy hàng chỉ bao gồm những kĩ thuật ( nghiệp vụ) bán hàng cụ thể được tiến hành tại cửa hàng, quầy hàng đó. Giống như quan niệm bán hàng là khâu cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, nhận thức bán hàng là quá trình thực hiện các nghiệp vụ kĩ thuật bán hàng đòi hỏi người quản trị phải có quan điểm tổng thể, quan điểm hệ thống để giải quyết tốt tất cả các khâu trong quá trình đó. Theo sách “12 bước bán hàng” *Thiều Thị Hương Quỳnh * Thương mại 48 D* Quảng cáo xúc tiến bán hàng Kỹ thuật bán hàngcửa hàng Phân phối hàng hóa vào các kênh bán Lựa chọn kênh bán hình thức , phuơng thức bán Nghiên cứu hành vi mua sắm của khách hàng Đánh giá điều chỉnh 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Biên soạn Kim Hòa Nhà xuất bản: Từ điển bách khoa (2005) Công việc bán hàng là một quá trình giúp cho những người có nhu cầu có thể đạt được những điều mà họ mong muốn, tuy nhiên đối với những người làm công việc kinh doanh cần phải biết thuyết phục khách hàng ủng hộ chấp nhận công việc của mình một cách nghệ thuật. Xem xét từ xu thế bán hàng hiện đại, các doanh nghiệp đã phát triển theo phương hướng chủ yếu là dựa vào quan niệm sản xuất, quan niệm hàng hóa quan niệm marketing truyền thống . Đặc điểm của quan niệm sản xuất chính là cầu vượt quá cung, tiếo thu bị động; công ty coi việc sản xuất làm trung tâm, không ngừng cải thiện quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Đặc điểm trong quan niệm hàng hóa chính là chú trọng đến chất lượng sản phẩm, xem nhẹ nhu cầu, khắc phục căn bệnh “không biết nhìn xa trông rộng trong hoạt động kinh doanh”, công ty luôn coi chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, đưa ra thị trường những sản phẩm do công ty mình sản xuất. Đặc điểm trong quan niệm marketing chính là sản xuất theo tình hình bán, khai thác thị trường, mở rộng phạm vi buôn bán. Nhiệm vụ chính của công ty là giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm công ty mình đã sản xuất ra. Cách suy nghĩ buôn bán trong cả ba giai đoạn nêu trên không thể khiến cho khách hàng có thể coi trọng ngay hàng hóa của công ty. Bởi vậy, dù ít hay nhiều cũng không thể tránh khỏi những sai sót thiếu hụt. Quan niệm bán hàng lấy khách hàng làm trung tâm có đặc điểm là nhấn mạnh sản xuất theo tình hình bán, chú trọng đến nhu cầu tiêu dùng, tiêu điểm bán hàng chuyển từ “sản xuất” sang “thị trường”. Nhiệm vụ chính của công ty là nhấn mạnh việc xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, thực hiện hoạt động kinh doanh, từ đó dùng những hàng hóa hoặc dịch vụ *Thiều Thị Hương Quỳnh * Thương mại 48 D* 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 của mình đáp ứng theo nhu cầu nguyện vọng của khách hàng. Quan niệm bán hàng trên cơ sở quan hệ giữa hai bên mua bán.Việc từng bước phát triển quan niệm bán hàng trong xã hội có đặc điểm là nhấn mạnh việc đáp ứng nhu cầu, cùng lúc phục vụ mọi đối tượng trong xã hội. Sách Kỹ năng quản trị bán hàng Tác giả: Lê Đăng Lăng Nhà xuất bản Thống Kê (2005) Theo tác giả: bán hàng hiện nay trước kia rất khác nhau. Trước đây, bán hàngbán sản phẩm, còn ngày nay bán hàngbán lợi ích sản phẩm. Từ đó, có thể hiểu hoạt động bán hàng hiện đại như là một hoạt động giao tiếp mà người bán khám phá nhu cầu của đối tượng hoặc làm phát sinh nhu cầu của đối tượng đồng thời khẳng định khả năng đáp ứng nhu cầu đó bằng lợi ích sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên. Trong đó, người bán khám phá nhu cầu bằng cách đặt những câu hỏi lắng nghe câu trả lời, còn làm phát sinh nhu cầu bằng cách tác động vào tâm lý đối tượng thông qua trình bày lợi ích sản phẩm trưng bày hàng hấp dẫn. Thêm vào đó, để thỏa mãn nhu cầu người mua, người bán có thể trình bày những lợi ích thiết thực của sản phẩm. Về nguyên tắc bán hàng cần chú ý luôn luôn biến đặc điểm thành lợi ích khi bán hàng (khách hàng chỉ mua lợi ích của sản phẩm), tối đa hóa thời gian bán hàng tối thiểu hóa thời gian không gặp khách hàng (dành thời gian để bán hàng). Mặt khác, bán hàng là một công việc, một nghề thú vị. Bán hàng đòi hỏi tính sáng tạo rất cao. Một chuyên gia bán hàng giỏi bên cạnh những kiến thức, kỹ năng cần thiết, cần phải có một vốn sống phong phú nghệ thuật giao tiếp tốt. Sự thú vị của bán hàng thể hiện qua việc các đối tượng cùng được đào tạo những kiến thức, kỹ năng như nhau nhưng có người bán hàng rất thành công, có người thất bại ê chề. Đó là do năng khiếu, do sự linh hoạt sáng tạo trong vận *Thiều Thị Hương Quỳnh * Thương mại 48 D* 10 [...]... qua hai chương Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty thực trạng hoạt động bán hàng của Công ty TNHH MTV KD khí hóa lỏng Nội Chương 2: Phương hướng giải pháp thúc đẩy hoạt động bán hàng của Công ty TNHH MTV KD Khí hóa lỏng Nội Chương 1 Giới thiệu tổng quan về công ty thực trạng hoạt động bán hàng của Công ty TNHH MTV KD khí hóa lỏng Nội giai đoạn 2007-2009 *Thiều Thị Hương Quỳnh... về công ty TNHH MTV KD khí hóa lỏng Nội 1.1.1 Lịch sử hình thành phát triển của Công ty TNHH MTV KD khí hóa lỏng Nội Công ty TNHH 1 thành viên Kinh Doanh Khí Hóa Lỏng Hà Nội Tên giao dịch: HA NOI PETROVIETNAM GAS COMPANY LIMITED Tên viết tắt: PVGAS HN Co., LTD Trụ sở chính: 36 Đào Tấn, Cống Vị, Quận Ba Đình, Thành Phố Nội Là công ty thành viên của Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng. .. lượng bán hàng của công ty gồm lực lượng bán hàng cơ hữu các đại lý bán hàng có hợp đồng Trong đó, lực lượng bán hàng cơ hữu chủ yếu là lực lượng bán hàng bên ngoài công ty Còn lực lượng bán hàng tại văn phòng nhiệm vụ chủ yếu là phụ giúp cho lực lượng bán hàng bên ngoài Các đại lý bán hàng có hợp đồng của công ty giúp công ty có khả năng mở rộng bán hàng đến khách hàng , giúp doanh nghiệp giữ vững và. .. khách hàng 1.3.2.5 Thực hiện các nghiệp vụ kĩ thuật bán hàng Mục tiêu kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp được thực hiện thông qua lực lượng bán hàng Lực lượng bán hàng là cầu nối cơ bản nhất của doanh nghiệp với thị trường Ngoài bộ phận bán hàng tại văn phòng, công ty còn có lực lượng bán hàng bên ngoài doanh nghiệp (văn phòng) các đại lý bán hàng có hợp đồng Trong đó đội ngũ nhân viên bán hàng. .. lượng bán hàng của công ty bao gồm lực lượng bán hàng cơ hữu hệ thống đại lý bán hàng cho công ty Lực lượng bán hàng cơ hữu của công ty hầu như được đào tạo qua về chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên hiện nay lực lượng bán hàng của công ty còn thiếu, đặc biệt là lực lượng bán hàng bên ngoài công ty Do đó, một nhân viên phải kiêm nhiệm vùng thị trường quá rộng, gây khó khăn trong hoạt động bán hàng Hiện... cho cả các đại lý của công ty Tuy nhiên, do nhân viên bán hàng của công ty chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cũng như hàng hóa của công ty nên vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của khách hàng d Nguồn lực tinh thần Công tác đoàn, đảng của công ty luôn được thực hiện tốt .Công ty luôn tham gia phong trào chung của công ty mẹ cũng như của Tổng công ty Hàng năm, công ty đều tham gia các phong... nhuận của công ty 1.2.3 Kết quả bán hàng theo hình thức bán Sản lượng bán hàng theo hình thức bán (đơn vị: tấn) Năm 2007 2008 2009 Bán lẻ 603 757 943 Bán buôn 11.179 12.093 12.536 Nguồn: Phòng kinh doanh Căn cứ vào khâu lưu chuyển hàng hóa, công ty có hai hình thức bánbán buôn bán lẻ Tuy nhiên hình thức bán hàng chủ yếu của công ty vẫn là bán buôn Chiếm từ 93-95% tổng sản lượng của công ty Tuy... cho các nhân viên bán hàng cũng như đại lý của công ty Công ty thường xuyên đánh giá kết quả bán hàng Phát hiện tồn đọng, vướng mắc trong hoạt động bán hàng, nhờ đó có những điều chỉnh kịp thời để hoạt động bán hàng được diễn ra thuận lợi 1.4 Ưu, nhược điểm trong hoạt động bán hàng của Công ty nguyên nhân 1.4.1 Ưu điểm nguyên nhân Kênh phân phối Kênh phân phối chủ yếu của công ty Nội vẫn là thông... kỹ năng bán hàng mà các chuyên gia gọi điều này là nghệ thuật bán hàng Theo Giáo trình Thương mại doanh nghiệp Chủ biên: PGS.TS Đặng Đình Đào Nhà xuất bản Thống kê Bán hàng vừa là kỹ thuật, vừa là nghệ thuật , kết quả của hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức bán hàng Bán hàng xét về mặt kỹ thuật kinh doanh thì đó là sự chuyển hóa hình thái của vốn kinh doanh từ hàng thành tiền,... quả bán hàng ở các doanh nghiệp Vì vậy, việc đào tạo đội ngũ bán hàng của công ty rất được chú trọng Công ty luôn tham gia các khoa học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của tổng công ty cũng như Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền bắc Bên cạnh đó công ty còn tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành Gas, nghiệp vụ bán hàng cho các cán bộ công nhân viên trong công ty cho cả các đại lý của

Ngày đăng: 15/04/2013, 16:02

Hình ảnh liên quan

Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty, trưởng phòng Tài chình kế toán, bộ máy giúp việc gồm các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ - Hoạt động bán hàng của công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội- Thực trạng và giải pháp

h.

ủ tịch kiêm Giám đốc công ty, trưởng phòng Tài chình kế toán, bộ máy giúp việc gồm các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng kê chi tiết vốn điều lệ Công ty TNHH MTVKD khí hóa lỏng Hà Nội - Hoạt động bán hàng của công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội- Thực trạng và giải pháp

Bảng k.

ê chi tiết vốn điều lệ Công ty TNHH MTVKD khí hóa lỏng Hà Nội Xem tại trang 21 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy: Sản lượng bán hàng của công ty đều tăng trong   các   năm  qua - Hoạt động bán hàng của công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội- Thực trạng và giải pháp

ua.

bảng số liệu ta thấy: Sản lượng bán hàng của công ty đều tăng trong các năm qua Xem tại trang 25 của tài liệu.
Mô hình trên sẽ khắc phục được nhược điểm về thông tin và sự phụ thuộc vào đại lý cấp một, bảo vệ được uy tín thương hiệu và người tiêu  dùng, kiểm soát được cửa hàng thông qua quan hệ hợp đồng trực tiếp với  cửa hàng;Thông qua việc xây dựng hệ thống cửa  - Hoạt động bán hàng của công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội- Thực trạng và giải pháp

h.

ình trên sẽ khắc phục được nhược điểm về thông tin và sự phụ thuộc vào đại lý cấp một, bảo vệ được uy tín thương hiệu và người tiêu dùng, kiểm soát được cửa hàng thông qua quan hệ hợp đồng trực tiếp với cửa hàng;Thông qua việc xây dựng hệ thống cửa Xem tại trang 51 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan