Thực trạng và giải pháp để hoàn thiện dịch vụ logistic tại công ty Vopak Việt Nam

55 716 5
Thực trạng và giải pháp để hoàn thiện dịch vụ logistic tại công ty Vopak Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục Lời mở đầu Phần 1:Cơ sở lý luận về dịch vụ logistics và tổng quan ngành hóa chất của Việt Nam 1.1 Khái niệm, vai trò, tác động của dịch vụ Logistics. 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Vai trò 1.1.3 Tác động 1.2 Những qui định của pháp luật đối với hoạt động kho bãi, vận chuyển , đóng gói kỹ mã hiệu trong ngành hóa chất. 1.2.1 Các cơ sở pháp lý 1.2.2 Qui định trong hoạt động kho bãi 1.2.3 Qui định trong hoạt động vận chuyển 1.2.4 Qui định ký mã hiệu 1.3 Tổng quan về thị trường kinh doanh, dịch vụ vận chuyển đường bộ trong ngành hóa chất tại Việt Nam 1.3.1 Tổng quan về thị trường kinh doanh hóa chất tại Việt Nam 1.3.2 Tổng quan dịch vụ vận chuyển hóa chất đường bộ tại Việt Nam P hần 2: Thực trạng dịch vụ logistics tại công ty Vopak Việt Nam. 2.1 Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Vopak và công ty Vopak Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Vopak 2.1.2 Vopak Việt Nam 2.2 Qui trình vận hành bồn bể, kho bãi tại công ty Vopak 2.2.1 Hệ thống bồn chứa hóa chất 2.2.2 Qui trình kiểm tra phuy và chiết rót hóa chất 2.2.3 Hệ thống kho bãi lưu trữ thành phẩm 2.3 Qui trình giao nhận và vận chuyển hóa chất đến kho khách hàng. 2.4 Những ưu thế cạnh tranh của Vopak Việt Nam so với các đối thủ cùng ngành 2.5 Những hạn chế đối với dịch vụ logistics của công ty Vopak Việt Nam Phần 3: Giải pháp hòan thiện dịch vụ logistics của công ty Vopak đối với sản phẩm hóa chất 3.1 Mục đích của các giải pháp: 3.2 Nội dung các giải pháp ngắn hạn và dài hạn: 3.2.1 Chính sách tạo mối quan hệ và làm việc với chính quyền địa phương tốt hơn. 3.2.2 Mở rộng hệ thống kho chứa hàng cho khách hàng: thuê thêm đất trong KCN hoặc đầu tư nhà kho với hệ thống sắp xếp hiện đại. 3.2.3 Tạo cơ hội cho nhân viên của các bộ phận khác nhau trao đổi và tìm hiểu về công việc lẫn nhau 3.2.4 Bộ phận kinh doanh xuống cảng một tháng một lần để cập nhật tình hình hoạt động của cảng. 3.3.5 Quản lý chặt chẽ chi phí để cung cấp dịch vụ tốt với giá cạnh tranh 3.3.6 Lên kế hoạch theo từng giai đọan để phát triển thêm những dịch vụ bổ trợ 3.3.7 Đầu tư thêm phần mềm quản lý tồn kho bằng chíp điện tử. 3.3.8 Trao thêm quyền cho nhân viên để linh động giải quyết sự cố để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. 3.3.9 Giải pháp Marketing cho Công ty Vopak Việt Nam 3.3 Điều kiện thực hiện 3.4 Kết quả dự kiến đạt được Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, hoạt động kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia ngày càng mở rộng, thâm nhập sâu hơn vào nhiều thị trường để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Sự mở rộng đó đặt ra yêu cầu sử dụng nhân lực, vật lực sao cho hiệu quả tối ưu nhất. Điều đó đã thúc đẩy hoạt động logistics ra đời, giúp con người tối ưu hóa trong việc sử dụng các nguồn lực vốn có hạn. Khi phân loại logistics theo hình thức ta có logistic bên thứ hai ( Secon party logistics) – người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics ( vận tải, kho bãi, làm thủ tục hải quan ) đáp ứng yêu cầu chủ hàng. Khi phân loại logostics theo đối tượng hàng hóa ta có Logistics hóa chất ( Chemical logistics) là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hóa chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm. Tập đoàn Vopak là một trong những tập đoàn đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ vận chuyển, cho thuê kho bãi, bồn chứa; cảng trung chuyển các loại chất lỏng, hóa chất, hóa dầu, gas với 80 cảng trên 31 quốc gia. Ở Việt Nam những năm qua Vopak Việt Nam mới dừng ở hoạt động cho thuê cảng, kho bãi, bồn chứa với phạm vi kinh doanh và điều kiện cơ sở, nhân lực hoạt động còn nhỏ hẹp trong khi nhu cầu thị trường đối với ngành hàng này còn rất nhiều tiềm năng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của thị trường, từ chất lượng dịch vụ logistics những năm qua, cũng như hoạt động của công ty Vopak nên chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp để hoàn thiện dịch vụ logistic tại công ty Vopak Việt Nam,” hi vọng rằng những nghiên cứu của nhóm về dịch vụ logistics hiện có và những giải pháp phát triển sẽ giúp cho Công ty có được cái nhìn khái quát và trở thành công ty đứng đầu về chất lượng trong dịch vụ vận tải và kho vận về hóa chất tại Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá một cách khá toàn diện về thực trạng dịch vụ logistic của Vopak Việt Nam trong hoạt động cho thuê kho bãi, bồn chứa, cảng trung chuyển, tìm ra những ưu điểm và hạn chế. Từ đó, xây dựng giải pháp để hoàn thiện dịch vụ logistic của Vopak Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định tính. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến thực trạng dịch vu logistic của Vopak tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: dịch vụ kho bãi và cho thuê bồn chứa hóa chất, dung môi các loại và nhiên liệu lỏng, xử lý, lưu trữ, sang chiết và phân phối. 5. Bố cục của đề tài Kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ logistic và tổng quan ngành hóa chất Việt Nam. Phần 2: Thực trạng dịch vụ logistic tại công ty Vopak Việt Nam. Phần 3: Giải pháp để hoàn thiện dịch vụ logistic của công ty Vopak Việt Nam. PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ TỔNG QUAN NGÀNH HÓA CHẤT VIỆT NAM 1.1 Khái niệm, vai trò, tác động của dịch vụ Logistics. 1.1.1 Khái niệm Liên Hợp Quốc(Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hang. Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá trình liên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng Trong lĩnh vực quân sự, logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, … các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. 1.1.2 Vai trò Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở những điểm sau: * Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ như thị trường tam giác bao gồm 3 khu vực địa lý: Nhật, Mỹ-Canada và EU. Trong thị trường tam giác này, các công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia vì quyền lực kinh tế của họ đã vượt quá biên giới quốc gia, quốc tịch của công ty đã trở nên mờ nhạt. Ví dụ như hoạt động của Toyota hiện nay, mặc dù phần lớn cổ đông của Toyota là người Nhật và thị trường quan trọng nhất của Toyota là Mỹ nhưng phần lớn xe Toyota bán tại Mỹ được sản xuất tại nhà máy của Mỹ thuộc sở hữu của Toyota. Như vậy, quốc tịch của Toyota đã bị mờ đi nhưng đối với thị trường Mỹ thì rõ ràng Toyota là nhà sản xuất một số loại xe ô tô và xe tải có chất lượng cao. * Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho. Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Và với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này. * Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm, … Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. * Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian-địa điểm (just in time) Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn. 1.1.3 Tác động a. Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về logistics cũng như Viện nghiên cứu logistics của Mỹ cho biết, chi phí cho hoạt động logistics chiếm tới khoảng 10-13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15-20%. Theo thống kê của một nghiên cứu, hoạt động logistics trên thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/1 năm và ở Brazil là 20%/1 năm. Điều này cho thấy chi phí cho logistics là rất lớn. Vì vậy với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics là rất lớn. Vì vậy, với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm được chi phí trong chuỗi logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn. Giảm chi phí trong sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thực tế những năm qua tại các nước Châu Âu, chi phí logistics đã giảm xuống rất nhiều và còn có xu hướng giảm nữa trong các năm tới. b. Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thong phân phối. Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. C. Mác đã từng nói “Lưu thông có ý nghĩa là hành trình thực tế của hàng hóa trong không gian được giải quyết bằng vận tải”. Vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-9% giá CIF. Mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống logistics cho nên dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông. Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí logistics (bao gồm đóng gói, lưu kho, vận tải, quản lý, …) ước tính chiếm tới 20% tổng chi phí sản xuất ở các nước phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số nước không có đường bờ biển. c. Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy. Trước kia, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ. Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và phong phú. Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng. Họ trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (logistics service provider). Rõ ràng, dịch vụ logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận. Theo kinh nghiệm ở những nước phát triển cho thấy, thông qua việc sử dụng dịch vụ logistics trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng từ 5-6 tháng xuống còn 2 tháng. Kinh doanh dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận cao gấp 3-4 lần sản xuất và gấp từ 1-2 lần các dịch vụ ngoại thương khác. Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế. Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh, vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và kinh doanh quan tâm. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Dịch vụ logistics phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. e. Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế. Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại giấy tờ, chứng từ. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờ để phục vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD. Theo tính toán của các chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động buôn bán quốc tế. Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế. Ngoài ra, cùng với việc phát triển logistics điện tử (electronic logistics) sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưu thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa. Các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông. 1.2 Những qui định của pháp luật đối với hoạt động kho bãi, vận chuyển, đóng gói và ký mã hiệu trong ngành hóa chất: 1.2.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động kho bãi, vận chuyển, đóng gói và ký mã hiệu trong ngành hóa chất: 1.2.1.1 Cơ sở pháp lý: a. Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hoá chất. b. TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm- quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển. ( Mục 6 & 7) c. Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính Phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ. ( Điều 7,8,9,12 đến Điều 19) d. Thông tư số 02/2004/TT-BCN ngày 31/12/2004 của Bộ Công Nghiệp ( nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 13/2003/NĐ-CP. ( Mục III & IV) e. Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN ngày 08/08/2008 của Bộ Khoa Học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm là các chất oxy hóa, các hợp chất hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. (Mục II & III) 1.2.1.2 Hóa chất, hóa chất nguy hiểm và phân loại: - Hoá chất là các nguyên tố hoá học và các hợp chất của chúng, tồn tại ở dạng tự nhiên hoặc được tạo ra trong các quá trình sản xuất, thông qua các phản ứng hoá học, quá trình chiết tách và tinh chế các hợp chất sẵn có trong thiên nhiên. (Điều 3 – mục 1 Nghị Định 68/2005/NĐ-CP) - Hoá chất nguy hiểm là hoá chất độc và hoá chất có thể gây nổ, gây cháy, gây ăn mòn mạnh; ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người và tài sản, gây hại cho động thực vật, [...]... quốc tế Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế Bên cạnh đó chúng ta còn được giới thiệu về những qui định của pháp luật đối với hoạt động vận chuyển trong ngành hóa chất PHẦN 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY VOPAK VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Vopak và Vopak Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát... công ty đã xuất khẩu sang châu Âu các mặt hàng hóa dầu, và bắt đầu xây dựng các cảng tại nhiều quốc gia + 1999, công ty đổi tên thành Công ty Vopak và phát triển thành một tập đoàn đa quốc gia 2.1.2 Giới thiệu về Vopak Việt Nam Công ty TNHH Vopak Việt Nam là một đơn vị trực thuộc tập đoàn Vopak của Hà Lan Thành lập vào năm 2006 Văn phòng giao dịch tại lầu 7, phòng 704-705, Trung tâm Thương mại Sài Gòn,... nghiệp năm 1999, đến năm 2009, ngoài công ty mẹ, Vinachem có 10 công ty con mà Tổng Công ty giữ 100% vốn điều lệ, 16 công ty cổ phần trên 50% vốn điều lệ, 12 công ty liên kết và 4 công ty liên doanh với nước ngoài, một Trường cao đẳng và một Viện nghiên cứu Tổng Công ty cũng đã thường xuyên củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy lãnh đạo quản lý, không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, đảm bảo sự... kali tại Lào, Dự án đầu tư thăm dò tiến tới đầu tư khai thác tuyển quặng bôxít tại Bảo Lộc – Lâm Đồng, Dự án lốp ôtô radial Công ty Cao su Đà Nẵng và Công ty Công nghiệp Cao su miền Nam, Dự án khí công nghiệp, Dự án tổ hợp hoá dầu Long Sơn, các dự án hoá dược đã và đang được triển khai tích cực Năm 2006 Tổng Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình đa ngành nghề và đa sở hữu (công ty mẹ - công ty. .. những công ty nhập khẩu hóa chất, còn có một số công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hóa chất trong nước mà đứng đầu là Tổng Công Ty Hóa Chất Việt Nam Ngày 20/12/1995 Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (gọi tắt là Vinachem) được thành lập theo mô hình Tổng công ty 91 trên cơ sở kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động của Tổng cục Hóa chất với 46 đơn vị thành viên Ngoài ra Tổng Công ty còn có 4 Công. .. Luật quy định giờ lưu thông xe tải, container Kết luận phần 1 Dich vụ logistics là một ngành dịch vụ đang rất phát triển ở các nước đã và đang phát triển, dịch vụ logistics ở Việt Nam đã và đang được nhà nước ta quan tâm.Qua Trong phần 1 đã giới thiệu rất nhiều những khái niệm về logistic và các vai trò của dịch vụ logistic như: - Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVCGlobal... án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam và Quyết định số 2180/QĐ-TTg, thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn Hoá chất Việt Nam 1.3.2 Tổng quan dịch vụ vận chuyển hóa chất đường bộ tại Việt Nam Vận tải đường bộ là một phương thức vận tải không thể thiếu trong giao nhận vận tải nói chung và giao nhận quốc tế nói riêng Ngoài việc giao lưu hàng hoá trong nước và với nước ngoài, vận tải đường... kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Hưng Nghiệp FORMOSA; Công ty TNHH Integral Materials Investment Việt Nam; Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ và Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina là những doanh nghiệp đạt cao nhất, với trị giá lần lượt là 19,1 triệu USD – 14,2 triệu USD – 6,7 triệu USD và 6,6 triệu USD Bốn doanh nghiệp này chủ yếu tập trung nhập khẩu mặt hàng hóa chất tại các thị trường như... luôn được giám sát bởi quản lý người Việt và quản lý người nước ngòai Do đó ý thức an tòan của công nhân ngày càng nâng cao Công ty Vopak cũng thường xuyên cho tất cả nhân viên dưới kho cảng tập huấn thao tác phòng cháy cháy định kỳ Trên là sơ đồ thoát hiểm khi có cháy nổ xảy ra tại công ty Vopak Vopak VN mặc dù thâm nhập thị trường dịch vụ bồn bể sau nhưng là công ty hiện có số lượng bồn chứa hóa chất... chí phí vận chuyển hiện tại đang là bài tóan nan giải cho nhiếu công ty vận chuyển tính tóan, để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình Trong ngành vận chuyển hàng hóa chất –dung môi (dạng lỏng) hiện chỉ có 2 công ty có thể đáp ứng những tiêu chuẩn lấy hàng tại kho Vopak, đó là công ty vận tải Quảng Độ và công ty vận tải Hiếu Hưng Trong đó số xe tải của công ty Quảng Độ hoạt động khá lâu trên thị trường . về dịch vụ logistic và tổng quan ngành hóa chất Việt Nam. Phần 2: Thực trạng dịch vụ logistic tại công ty Vopak Việt Nam. Phần 3: Giải pháp để hoàn thiện dịch vụ logistic của công ty Vopak Việt. tranh của Vopak Việt Nam so với các đối thủ cùng ngành 2.5 Những hạn chế đối với dịch vụ logistics của công ty Vopak Việt Nam Phần 3: Giải pháp hòan thiện dịch vụ logistics của công ty Vopak đối. chất tại Việt Nam 1.3.1 Tổng quan về thị trường kinh doanh hóa chất tại Việt Nam 1.3.2 Tổng quan dịch vụ vận chuyển hóa chất đường bộ tại Việt Nam P hần 2: Thực trạng dịch vụ logistics tại công ty

Ngày đăng: 13/08/2015, 15:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Loại 1

  • Loại 2

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan