Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

112 1.5K 20
Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

Trang 1

Lời cảm ơn

Trong kỳ học vừa qua, em là Phạm Mai Phương, sinh viên năm cuối Khoa Kinh tế Kế hoạch _ trường Đại học Kinh tế quốc dân đã có kỳ thực tập lý thú, bổ ích và hoàn thiện được báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp Để đạt được kết quả đó, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo _ Thạc sĩ Bùi Đức Tuân đã tận tình chỉ bảo và sửa chữa bài chuyên đề thực tập, giúp em xây dựng được chuyên đề tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh nhất Em xin cảm ơn bác Đinh Quang Diệu _ cán bộ Vụ Kinh tế Nông nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em được tiếp cận các thông tin, tài liệu chuyên ngành cũng như đã đưa ra các phân tích nhận xét giúp hoàn thiện báo cáo chuyên đề của em Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các bác, các cô chú, các anh chị trong Vụ Kinh tế Nông nghiệp đã tạo điều kiện để em có được kỳ thực tập lý thú và bổ ích này.

Trang 2

Lời cam đoan

Qua khoảng thời gian thực tập vừa qua, với sự chỉ bảo giúp đỡ của thầy giáo _ Thạc sĩ Bùi Đức Tuân và bác Đinh Quang Diệu _ cán bộ Vụ Kinh tế Nông nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư và với sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành bài báo cáo chuyên đề thực tập của mình

Em xin cam đoan đây là bài báo cáo do tự em viết có tham khảo thêm các sách báo tạp chí đã được chú giải như trong chuyên đề, ngoài ra không hề sao chép bất kì tài liệu hay bất kì các bài luận văn, chuyên đề nào khác.

Hà Nội, Ngày 24 tháng 4 năm 2008

Chữ ký của sinh viên

Phạm Mai Phương

Trang 3

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1: Khái quát chung về chiến lược phát triển ngành cao su: 9

I Khái niệm và nội dung chiến lược phát triển ngành: 9

1.1.Khái niệm chiến lược phát triển: 9

1.2.Khái niệm về chiến lược phát triển kinh tế xã hội: 11

1.3.Khái niệm và nội dung của chiến lược phát triển ngành: 12

1.3.1.Khái niệm chiến lược phát triển ngành: 12

1.3.2.Các đặc trưng của chiến lược phát triển ngành: 12

1.3.3.Nội dung của chiến lược phát triển ngành: 14

II Các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển ngành: 17

2.1.Tác động của môi trường vĩ mô: 17

2.1.1.Tác động của môi trường quốc tế: 17

2.1.2.Tác động của môi trường trong nước: 18

2.2.Tác động của môi trường ngành: 20

III Sự cần thiết phải có chiến lược phát triển ngành: 26

3.1.Chiến lược phát triển ngành là căn cứ để hoạch định kế hoạch phát triển ngành: 26

3.2.Chiến lược phát triển ngành là cương lĩnh hành động của quản lý kinh tế xã hội riêng từng ngành: 26

IV.Khái quát chung về ngành cao su Việt Nam: 27

4.1 Giới thiệu về ngành cao su Việt Nam: 27

4.1.1 Lịch sử phát triển ngành cao su Việt Nam: 27

4.1.2 Vị trí và vai trò của ngành cao su: 29

4.2 Sự cần thiết của chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam: 29

Trang 4

1.1 Tình hình chung về ngành cao su Việt Nam: 31

1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành: 31

1.2.1 Chủng loại sản phẩm: 33

1.2.2 Sản lượng sản xuất: 37

1.2.2.1.Sản lượng sản xuất toàn ngành: 37

1.2.2.2 Sản lượng sản xuất theo vùng: 43

1.2.2.3.Sản lượng sản xuất ngành cao su theo thành phần kinh tế: 46

1.2.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm: 47

1.2.4 Tác động chung đến hiệu quả kinh tế xã hội: 48

1.3 Thực trạng kiến trúc hạ tầng, khoa học công nghệ, lao động và tổ chức quản lý của ngành cao su VIệt Nam: 50

1.3.1.Thực trạng lao động của ngành cao su: 50

1.3.2.Thực trạng về mặt khoa học công nghệ của ngành cao su: 51

1.3.3.Thực trạng về mặt kiến trúc hạ tầng của ngành cao su: 53

1.3.4.Thực trạng về mặt tổ chức quản lý: 54

1.4 Thực trạng vốn đầu tư và hiệu quả kinh doanh: 56

1.4.1.Thực trạng vốn đầu tư: 56

1.4.2.Thực trạng hiệu quả kinh doanh: 56

II Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su 57

2.1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su: 57

2.1.1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su trên Thế giới: 57

2.1.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước: 59

2.2 Dự báo tình hình sản xuất cao su thiên nhiên thế giới: 61

2.3 Phân tích sự cạnh tranh trong xuất khẩu của ngành cao su: 62

2.3.1 Điều kiện về các yếu tố sản xuất: 63

2.3.1.1.Các yếu tố sản xuất căn bản: 63

2.3.1.2.Các yếu tố sản xuất tiên tiến: 65

2.3.2 Đánh giá về sức cầu nội địa: 69

2.3.3.Các ngành phụ trợ cho ngành cao su: 70 2.3.4.Thực trạng xây dựng chiến lược, cấu trúc và môi trường cạnh

Trang 5

I Căn cứ định hướng chiến lược phát triển ngành cao su: 82

1.1 Định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam: 82

1.2 Định hướng phát triển ngành cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam: 82

1.3 Những vấn đề đặt ra đối với ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: 83

II Điều kiện thực hiện định hướng phát triển: 85

2.1 Điều kiện về mặt quản lý Nhà nước: 85

2.2 Điều kiện về mặt cơ sở vật chất: 87

2.3 Điều kiện về mặt đội ngũ lao động : 90

2.4 Điều kiện về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ: 92

Kết luận 94

Phụ lục 95

Trang 6

Bảng biểu

Hình 1.1 -Mô hình kim cương về năng lực cạnh tranh của M.Porter……….15

Bảng 2.1 -Mục tiêu phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2005 26

Hình 2.2 -Cơ cấu sản phẩm cao su chế biến năm 2005……….……….28

Hình 2.3 -Cơ cấu sản phẩm mủ cao su năm 2000&2005…… ……… … 29

Bảng 2.4 -Chủng loại sản phẩm cao su chế biến của Tập đoàn cao su Việt Nam……….30

Bảng 2.5 -Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2006……….31

Hình 2.6 -Cơ cấu nguồn nguyên liệu mủ cao su của Việt Nam năm 2006….32Hình 2.7 -Cơ cấu tiêu dùng cao su của Việt Nam năm 2006…….…… ….33

Hình 2.8 -Giá xuất khẩu cao su Việt Nam bình quân……….…………34

Hình 2.9 -Giá thành và giá bán mủ cao su sơ chế……… ….……… 35

Hình 2.10 -Kết quả sản xuất cao su cả nước theo vùng……….…….37

Bảng 2.11 -Diện tích, năng suất và sản lượng cao su năm 2005………38

Hình 2.12 -Kết quả sản xuất kinh doanh cả nước theo thành phần kinh tế 40

Hình 2.13 -Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2006… 41

Bảng 2.14 -Dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên và nhân tạo đến năm 2035……… 52

Bảng 2.15 -Ước tính khối lượng sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu lốp xe của Việt Nam năm 2010………53

Bảng 2.16 -Dự báo sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới……… 55

Bảng 2.17 -Dự báo sản lượng cao su tự nhiên của các nước sản xuất cao su hàng đầu trên thế giới……… 55

Bảng 2.18 -Tình hình xuất nhập khẩu cao su trên thế giới……….…57

Bảng 3.1 -Dự kiến sản lượng cao su đạt được của Tập đoàn cao su Việt Nam đến năm 2015……… 77

Trang 7

Lời mở đầu

Nền kinh tế Thế giới hiện nay đang phát triển một cách vượt bậc để đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng cao của con người Theo dự đoán của nhiều Tổ chức Quốc tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đà tăng dân số Thế giới cũng như mức sống xã hội sẽ kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành chế tạo vỏ lốp xe và các ngành công nghiệp khác sử dụng cao su thiên nhiên Do vậy, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên Thế giới sẽ tăng cao trong những năm gần đây.

Bên cạnh đó, Việt Nam ta là nước có ngành cao su khá phát triển, là nước có sản lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đứng thứ 4 trên Thế giới Ngành cao su đã mang lại những tác động tốt tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta Cao su đứng thứ 3 trong tốp các nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm 2007 giúp ngành cao su đóng góp một khối lượng lớn vào kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp của cả nước Ngoài ra, ngành cao su đã đóng góp đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhất là các vùng cây cao su tập trung (các tiểu điền, đại điền) Ngành cao su góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho hàng vạn dân cư,….

Tuy nhiên hiện nay, ngành cao su của Việt Nam ta vẫn chưa sử dụng các lợi thế phát triển ngành một cách có hiệu quả nhất (như các vấn đề về sử dụng đất đai quy hoạch cho phát triển cao su chưa thật hợp lý, vấn đề sử dụng lao động,….) Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển ngành cao su một cách hợp lý và đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất có thể là điều cần thiết, đóng góp vào sự phát triển chung cho cả nước Việt Nam ta.

Trang 8

Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp là đi sâu nghiên cứu thực

trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đưa ra các đánh giá và dự báo cho sự phát triển ngành trong giai đoạn 2010 – 2020, qua đó đưa ra các định hướng phát triển ngành trong giai đoạn 2010 – 2020.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về chiến lược phát triển ngành cao su.Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển ngành cao su hiện nay.Chương 3: Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam

giai đoạn 2010 -2020.

Trang 9

Chương 1: Khái quát chung về chiến lược phát triển ngành cao su:

I Khái niệm và nội dung chiến lược phát triển ngành: 1.1.Khái niệm chiến lược phát triển:

Trước khi đi sâu nghiên cứu chiến lược phát triển ngành nói riêng, chúng ta sẽ đi nghiên cứu vê chiến lược phát triển nói chung.

Trên thực tế, khái niệm chiến lược đã có từ rất lâu đời Từ khoảng thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên tại Trung Quốc, khi vạch ra kế hoạch và chỉ huy chiến tranh người ta sử dụng các khái niệm “mưu toán” với ý nghĩa là chiến lược.(1)

Còn ở phương Tây, từ chiến lược được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ “Strategem” hoặc “Strateges” Sau này nhiều nước sử dụng từ chiến lược lý giải về ý nghĩa chung là “nghệ thuật thống soái”, về sau mới có nội dung của từ chiến lược ngày nay, và nó khác với chiến thuật và chiến dịch.(2)

Trong cuốn “lý luận chung về chiến thuật” do một người Pháp tên là Gilbert viết năm 1772 có nêu ra hai khái niệm “đại chiến thuật” và “tiểu chiến thuật” Khái niệm “đại chiến thuật” có ý nghĩa tương đương với chiến lược ngày nay, còn “tiểu chiến thuật” có ý nghĩa là chiến thuật như ngày nay.(3)

Như vậy cũng đã tồn tại cách hiểu rằng chiến lược có nghĩa là “nghệ thuật của tướng lĩnh” để tìm ra con đường đúng đắn nhất giành chiến thắng.

Trong một thời gian dài, từ chiến lược chỉ được dùng như một thuật ngữ quân sự Trong cuốn “Vấn đề chiến lược trong chiến tranh cách mạng Trung Quốc”, Mao Trạch Đông đã khái quát một cách khoa học khái niệm về chiến lược “Vấn đề chiến lược là vấn đề nghiên cứu quy luật toàn cục của

(1,2,3) trang 5 Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội

(

Trang 10

chiến tranh”, “phàm là mang tính chất của các phương diện và các giai đoạn, tất cả đều là toàn cục của chiến tranh”.(4)

Với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội ở thời kỳ cận đại, từ chiến lược đã dần được sử dụng vào lĩnh vực chính trị, do vậy các khái niệm chiến lược cách mạng, chiến lược chính trị lần lượt được ra đời Với khái niệm chính trị, chiến lược có ý nghĩa bao quát hơn sách lược Stalin đã viết: “chiến lược và sách lược là khoa học chỉ đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản”, “chiến lược chính là quy định hướng tấn công chủ yếu của giai cấp vô sản trong một giai đoạn nhất định của cách mạng, là vạch kế hoạch bố trí tương ứng các lực lượng cách mạng (lực lượng hậu bị chủ yếu và thứ yếu), là đấu tranh thực hiện kế hoạch ấy trong suốt quá trình của giai đoạn cách mạng đó”. (5)

Về mặt lĩnh vực kinh doanh, lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp phổ biến vào những năm 1960 đối với các doanh nghiệp lớn khi mà hoạt động của chúng trở nên phức tạp hơn, cạnh tranh gay gắt, đa dạng hơn trong khi các tiến bộ về khoa học công nghệ trở nên tăng tốc hơn, đòi hỏi phải có những kế hoạch dự trù cho việc hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở phương Tây đã lưu hành khái niệm chiến lược Quốc gia Chiến lược Quốc gia là chiến lược ở tầm vĩ mô, là chiến lược cao nhất ở tầm quốc gia Chiến lược này là đại chiến lược.

Trong giai đoạn hoà bình, chúng ta có khái niệm chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, “chiến lược là những mưu tính và quyết sách đối với nhữngvấn đề trọng đại có tính chất toàn cục và lâu dài Khoa học nghiên cứu

Trang 11

những vấn đề lý luận và phương pháp đưa ra các quyết sách những vấn đềtrọng đại và lâu dài gọi là chiến lược học”.(6)

1.2.Khái niệm về chiến lược phát triển kinh tế xã hội:

Nếu chiến lược được nhìn từ góc độ quản lý thì đó là quyết sách toàn cục của một phạm vi không gian rộng lớn trong một thời gian dài Và là sự trù tính của chủ thể đối với toàn cục phát triển của sự vật.

Ta có, chiến lược phát triển KTXH của mỗi Quốc gia sẽ là sản phẩm của Nhà nước đó Nhà nước trên cơ sở nhận thức các quy luật phát triển kinh tế xã hội khách quan, các mối quan hệ nội tại trong quá trình phát triển, dựa vào điều kiện hoàn cảnh bên trong của đất nước và điều kiện quốc tế ở mỗi thời kỳ nhất định để đưa ra những kế sách chung, có tính toàn cục về sự phát triển kinh tế xã hội trong một thời gian tương đối dài Thời gian của chiến lược có thể là 10 , 15, 20 năm hoặc lâu hơn.(7)

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là hệ thống các mục tiêu phát triển cả lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội, được đặt trong cùng mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau cũng như dựa vào đó để đưa ra giải pháp thực hiện đồng bộ và có hiệu quả cao nhất những mục tiêu kinh tế và xã hội đã đặt ra.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội về cơ bản được xem là một hệthống các phân tích đánh giá và lựa chọn về căn cứ của chiến lược, các quanđiểm cơ bản (tư tưởng chỉ đạo và chủ đạo), các mục tiêu tổng quát và mụctiêu chủ yếu, các định hướng phát triển chủ yếu trong các lĩnh vực của đờisống đất nước, các giải pháp cơ bản, chủ yếu là chính sách về cơ cấu và cơchế vận hành hệ thống kinh tế xã hội, các chính sách về bồi dưỡng, khai

(6) Trang 7: Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội

(7) Trang 8: Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Trang 12

thác,huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, cácbiện pháp về tổ chức thực hiện chiến lược(8)

1.3.Khái niệm và nội dung của chiến lược phát triển ngành:

1.3.1.Khái niệm chiến lược phát triển ngành:

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội bao gồm cả chiến lược phát triển ngành, do vậy chiến lược phát triển ngành là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế xã hội (xét theo cấp độ quản lý) Chiến lược phát triển ngành phải phục tùng chiến lược Quốc gia.

Chiến lược phát triển ngành là một hệ thống các mục tiêu và các biện pháp thực hiện của ngành đặt ra.

Như vậy, chiến lược phát triển ngành là hệ thống các phân tích đánh giá và lựa chọn về căn cứ định hướng của chiến lược phát triển, các quan điểm cơ bản (ta tưởng chủ đạo và chỉ đạo), các mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu, các định hướng phát triển chủ yếu, các giải pháp cơ bản (chủ yếu thông qua các chính sách, quy hoạch phát triển, bồi dưỡng, khai thác, huy động và phân bổ, sử dụng các nguồn lực phát triển, biện pháp về tổ chức thực hiện chiến lược dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của cả đất nước).

1.3.2.Các đặc trưng của chiến lược phát triển ngành:

Đặc trưng của chiến lược phát triển ngành cũng giống chiến lược, nó bao gồm những đặc trưng sau đây:

- Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài của chiến lược:

Trang 13

Thời gian của việc thực hiện một chiến lược phát triển ngành là từ 10 năm, 15 năm, 20 năm hoặc lâu hơn.

Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì nó định hướng các mục tiêu có tính tổng quát cho toàn ngành, nó xác định các mục tiêu cần đạt đến của ngành trong một khoảng thời gian dài Những mục tiêu tổng quát đó sẽ được thực hiện gắn liền với những thay đổi lớn về khoa học và công nghệ, làm chuyển biến căn bản về lực lượng sản xuất, các mối quan hệ sản xuất Hay có thể hiểu mục tiêu tổng quát sẽ được đề ra trên cơ sở các dự báo dài hạn về sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì nó phải mang tính định hướng, phản ánh xu thế vận động đi lên của toàn ngành cũng như sự phát triển của toàn ngành trong sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.

Ngoài ra, chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì cần phải có thời gian lâu dài mới có được những biến đổi căn bản trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các quan hệ sản xuất mới, các nguồn lực khác…

- Chiến lược phát triển ngành có tính toàn diện:

Cũng giống như chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển ngành cũng phải phản ánh mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội Muốn đạt được những mục tiêu tổng quát đã đặt ra thì trước hết phải đạt được các mục tiêu bộ phận và như vậy cần phải phán ánh được các mục tiêu bộ phận đó.

- Chiến lược phát triển ngành có tính hệ thống: Chiến lược phát triển

phải bao gồm nhiều chiến lược bộ phận tuỳ theo cách tiếp cận Việc thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phải bao gồm việc thực hiện thành công các mục tiêu bộ phận Tính hệ thống được biểu hiện trong tất cả các nội dung

Trang 14

của chiến lược.Tính hệ thống thể hiện tính thống nhất, toàn diện, cân đối trong toàn bộ quá trình phát triển.

- Chiến lược phát triển ngành có tính hiệu quả:

Đây chính là hiệu quả kinh tế xã hội Cần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội vì đây là vấn đề có tính quy luật phổ biến, là quy luật mà bất cứ thời kỳ nào cũng phải đặt ra Do vậy việc lựa chọn các bước thực hiện hiện chiến lược, các chính sách, giải pháp huy động nguồn mực nhằm mục tiêu tổng quát đều phải được thực hiện trên nguyên tắc hiệu quả.

- Chiến lược phát triển ngành có tính chủ thể Nhà nước:

Nhà nước có hai chức năng là chức năng giai cấp và chức năng xã hội Vai trò quản lý kinh tế thuộc chức năng xã hội trong đó hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển là một nội dung quan trọng.

1.3.3.Nội dung của chiến lược phát triển ngành:

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội bao gồm những nội dung sau:

- Các căn cứ của chiến lược phát triển ngành :

Để xây dựng chiến lược phát triển ngành nói riêng cũng như chiến lược phát triển nói chung, ta đều phải dựa trên kinh nghiệm cũng như lịch sử phát triển của chính quốc gia và các nước khác, dựa trên các số liệu, tài liệu thu thập được trong một khoảng thời gian gần nhất (khoảng 10 năm trước thời kỳ chiến lược).

Cần phải xác định được điểm xuất phát, ta đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển, cơ sở tiển đề cho sự phát triển đấy là gì,…

Trang 15

Cần thực hiện được các đánh giá, dự báo nguồn lực, các lợi thế so sánh và môi trường trong nước, quốc tế, các tác động từ bên ngoài đến ngành trong thời kỳ chiến lược (địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn,…).

- Các quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển ngành:

Quan điểm cơ bản của chiến lược là những tư tưởng chủ đạo và chỉ đạo thể hiện tính định hướng của chiến lược Nó sẽ quyết định con đường và phương hướng cho các giải pháp lớn Việc xác định các quan điểm cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các bước ngoặt của con đường phát triển, tạo động lực cơ bản xuyên suốt quá trình phát triển.

Các quan điểm cơ bản tạo nên một hệ quan điểm, nó sẽ là bộ khung cho việc xác định các mục tiêu phát triển cũng như các giải pháp lớn để đạt được mục tiêu đó trong một thời kỳ nhất định

Như vậy hệ quan điểm chiến lược có ý nghĩa chủ đạo trong việc xây dựng chiến lược, nó là linh hồn, là tư tưởng của bản chiến lược mà trong từng phần nội dung của chiến lược phải thực hiện được Nó sẽ thể hiện những nét khái quát đặc trưng nhất, có tính nguyên tắc về mô hình và con đường phát triển nhằm hướng đến mục tiêu dài hạn.

- Các mục tiêu phát triển ngành:

Mục tiêu phát triển là mức phấn đấu cần phải đạt được qua một thời kỳ nhất định Mục tiêu bao gồm cả phần định tính và phần định lượng, phản ánh một cách toàn diện những biến đổi quan trọng của nền kinh tế Nó phải phản ánh được sự thay đổi về chất của nền kinh tế xã hội.

Việc xác định muc tiêu phát triển phải xuất phát từ khả năng thực tế, đòi hỏi của cuộc sống, yêu cầu của thị trường sao cho phù hợp với bối cảnh trong và ngoài nước, nhằm đạt được sự phát triển bền vững, đạt hiệu quả kinh

Trang 16

tế xã hội và tạo được động lực cho sự phát triển của riêng ngành cũng như tác động cơ bản tới các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế

Việc xác định các mục tiêu phải trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo cơ bản đã đặt ra Mục tiêu phải được lựa chọn trên nhiều phương án sao cho đảm bảo tính hiện thực, tích cực, vững chắc nhưng cũng vừa đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo Mục tiêu chiến lược phát triển ngành phải vừa hàm chứa cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, vừa có mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, vừa có mục tiêu dài hạn, vừa có mục tiêu tình thế.

- Các biện pháp và chính sách để thực hiện chiến lược phát triểnngành:

Các biện pháp và chính sách là hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu chiến lược đã đề ra Và để đạt được các mục tiêu đấy, chúng ta cần xác định được các khâu chủ đạo và chính yếu trong toàn bộ quá trình phát triển nhằm tạo ra động lực đột phá, thực hiện tốt nhất các nguồn lực phát triển.

Chính sách và biện pháp gồm nhiều loại, cần tuỳ thuộc vào tính chất cũng như đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực mà chúng ta sẽ tiếp cận theo từng nội dung khác nhau.

Các chính sách và biện pháp thể hiện sự hướng dẫn về cách thức thực hiện các mục tiêu đề ra Nó bao gồm các chính sách và biện pháp về cơ cấu và cơ chế vận hành hệ thống kinh tế xã hội của toàn ngành, các chính sách về khai thác, bồi dưỡng, huy động, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực phát triển.

Trang 17

II Các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển ngành:

Chiến lược phát triển cho một ngành cũng giống như chiến lược phát triển cho một doanh nghiệp, nó phải chịu sự tác động của nhều các nhân tố Bao gồm các nhân tố bên trong và ngoài ngành cũng như các nhân tố tác động trong nước và quốc tế đến sự phát triển ngành.

2.1.Tác động của môi trường vĩ mô:

2.1.1.Tác động của môi trường quốc tế:

Xu thế vận động và phát triển của nền kinh tế Thế giới một cách liên tục và sôi động luôn là nguồn động lực cho sự phát của nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới Ngày nay, xu thế hội nhập và Quốc tế hoá diễn ra trên toàn thế giới, nó tạo ra sự mở cửa giao thương giữa các nước, tạo sự chuyển biến liên tục về chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật cũng như hợp tác phát triển song phương và đa phương.

Việc tìm hiểu và phân tích sự phát triển của các nước cũng như sự phát triển ngành của các nước sẽ giúp ta rút ra được các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chiến lược phát triển ngành Trong đó, việc nghiên cứu các yếu tố như khoa học công nghệ, quan hệ thương mại, thị trường, đầu tư, môi trường văn hóa xã hội, chính trị của các nước cũng là căn cứ quan trọng cho việc hoạch định chiến lược phát triển ngành Qua đó giúp tránh được nhưng sai lầm cũng như tìm ra được hướng phát triển đúng đắn và phù hợp nhất với khả năng thực tế của ngành trong nước.

Từ việc phân tích bối cảnh Quốc tế cũng như các nước trong khu vực, ta sẽ nhận ra được các cơ hội và thách thức của việc phát triển trong bối cảnh quốc tế và khu vực.

Trang 18

Những cơ hội đặt ra trong bối cảnh hiện nay là cần tận dụng lợi thế về điều kiện phát triển ổn định của khu vực, tình hình chính trị khu vực bình ổn là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển so với nhiều khu vực khác trên thế giới Vì việc ổn định về chính trị tạo cơ hội thu hút đầu tư trong nước cũng như quốc tế vào trong nước, tạo cơ hội hội nhập và thu hút chuyển giao tiến bộ công nghệ Qua đó nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng trong nước và mở rộng được thị trường trên thế giới.

Tuy nhiên những khó khăn đặt ra cũng không phải là nhỏ Việc thu hút công nghệ và vốn đầu tư nước ngoài tuy tạo điều kiện phát triển trong nước nhưng bên cạnh đó nó cũng gây ra sự phụ thuộc và chịu những điều kiện ràng buộc cho nước nhận chuyển giao công nghệ và vốn đầu tư Việc không tự phát triển được khoa học công nghệ trong nước sẽ dần dẫn đến tình trạng luôn tụt hậu so với trình độ phát triển công nghệ trên thế giới, đây là một trong những khó khăn cần giải quyết Ngoài ra, việc hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay tạo cơ hội phát triển nhưng cũng là thách thức không nhỏ vì hợp tác quốc tế tạo ra sức ép cạnh tranh thị trường thế giới rất lớn.

2.1.2.Tác động của môi trường trong nước:

Mỗi doanh nghiệp hay mỗi ngành khi phát triển đều phải phụ thuộc vào tác động của nền kinh tế tại nước mà nó đang phát triển cũng như sự tác động của tất cả các yếu tố tới nền kinh tế đó Nó bao gồm tác động của các môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật,….

- Môi trường kinh tế:

Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển của các ngành nghề, lĩnh vự Nó có thể mang lại cơ hội hoặc

Trang 19

những thách thức tiềm ẩn Các yếu tố như lãi suất, tốc độ tăng trưởng, các chính sách tài chính tiền tệ, … là những yếu tố gây ra những tác động đó.

Môi trường kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành, lĩnh vực Nó tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng thị trường đầu vào và cả thị trường đầu ra cho ngành hay lĩnh vực đó.

- Môi trường chính trị pháp luật:

Nó bao gồm các vấn đề: tình hình chính trị quốc gia, các vấn đề điều hành của chính phủ, các hệ thống luật pháp, các thông tư chỉ thị và vai trò của các nhóm xã hội Do vậy những diễn biến của các yếu tố này ảnh hưởng rất mạnh và cũng rất trực tiếp đến các quyết định xây dựng chiến lược phát triển ngành.

Nếu môi trường chính trị pháp luật ổn định, công bằng thì sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung phát triển cũng như sự phát triển của từng ngành nói riêng.

- Môi trường văn hoá:

Con người sống trong bất kì xã hội nào cũng mang bản sắc văn hoá tương ứng với xã hội đó Nền văn hóa có thể ảnh hưởng theo rất nhiều chiều và đa dạng Văn hoá có thể tạo nên cơ hội hấp dẫn cho cả một ngành nghề kinh doanh Văn hoá tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành nghề hay lĩnh vực này nhưng có thể lại tạo ra sự cản bước phát triển của một ngành nghề nào đó.

Để có thể tạo được sự phát triển thuận lợi thì việc nghiên cứu kỹ nền văn hoá của thị trường đang hướng tới là điều rất quan trọng Nó quyết định tới sự phát triển thành công hay không của ngành nghề, lĩnh vực đó.

Trang 20

- Môi trường tự nhiên:

Môi trường tự nhiên có tác động quan trọng đến nguồn thị trường đầu vào cũng như thị trường đầu ra của nhiều ngành nghề lĩnh vực Môi trường tác động đến việc sản xuất các nguyên vật liệu, các nguồn năng lượng cho nhiều ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề thuộc lĩnh vực sản xuất và chế biến nông lâm thuỷ sản.

Tính chất của khí hậu thời tiết sẽ tác động nhiều đến việc hình thành đặc tính sản phẩm của từng ngành, lĩnh vực Qua đó sẽ tạo cơ hội và những thách thức cho ngành.

- Môi trường khoa học kỹ thuật:

Khoa học kỹ thuật và khoa học ứng dụng mang đến cho con người những bước tiến vượt bậc trong cuộc sống, ngày càng tạo ra sự thoải mái trong nhu cầu ngày càng cao của con người Do vậy, việc bắt kịp với nhịp độ phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành, năng suất cao hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh nhạy hơn,…Yêu cầu đặt ra là luôn theo sát trình độ phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới mới có thể đẩy mạnh được sự phát triển ngành, lĩnh vực so với mặt bằng chung cả trong nước và quốc tế.

2.2.Tác động của môi trường ngành:

Để đánh giá khả năng phát triển của một ngành, chúng ta có thể đánh giá thông qua nhiều mặt khác nhau, tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này, chúng ta sẽ đi vào đánh giá theo các năng lực cạnh tranh của ngành theo mô hình “Kim cương” của Micheal Porter _ Giáo sư kinh tế học Đại học Harvard.

Trang 21

Hình 1.1: Mô hình Kim cương về năng lực cạnh tranh của Micheal Porter

Nguồn: Năng lực cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter- Các điều kiện về yếu tố sản xuất:

Bao gồm các đầu vào được sử dụng như những yếu tố của quá trình sản xuất được chia làm 2 loại: căn bản và tiên tiến.

Các yếu tố căn bản bao gồm các nguồn tài nguyên, địa lý, các nguồn lao động không qua đào tạo.

Chiến lược, cấu

Trang 22

Các yếu tố tiên tiến là các có được nhờ sáng tạo chứ không phải được thừa hưởng bao gồm lao động lành nghề, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng, các phương tiện nghiên cứu, kỹ năng công nghệ.

Các yếu tố này đóng vai trò mang lại lợi thế cạnh tranh vì các nước khác không thể dễ dàng có hay bắt chước được các yếu tố này Theo Micheal Porter, các yếu tố tự nhiên không thuận lợi hay việc thiếu các nguồn lực tự nhiên có thể giúp một quốc gia trở nên cạnh tranh hơn vì nó bắt buộc phải có sự sang tạo để vượt qua sự khó khăn và thiếu thốn các nguồn lực này.

Ví dụ như Thuỹ Sĩ là nước đầu tiên bị thiếu hụt lao động, do vậy họ đã từ bỏ các ngành sử dụng nhiều lao động và tập trung vào sang tạo sản xuất các sản phẩm đồng hồ chất lượng cao Còn Thuỵ Điển, do mùa xây dựng ngắn và chi phí xây dựng cao nên họ sang tạo ra kiểu nhà đúc sẵn.

- Điều kiện về sức cầu:

Theo M.Porter, thị trường nội địa yêu cầu cao về sản phẩm là yếu tố quan trọng để tạo ra cạnh tranh và thúc đẩy lợi thế cạnh tranh Các công ty phải đối mặt với thị trường trong nước khắt khe, yêu cầu các sản phẩm chất lượng cao thì sẽ buộc các doanh nghiệp này phải bán các sản phẩm cao cấp Ngoài ra việc tiếp cận sát với khách hàng trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp này có hiểu biết tốt hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng Nếu các giá trị riêng có này được xuất khẩu sang các Quốc gia khác thì các doanh nghiệp trong nước sẽ có sức cạnh tranh toàn cầu (Ví dụ như rượu vang Pháp, nước hoa và thời trang của Italia,…).

Việc quan tâm đến thị trường trong nước không chỉ giúp doanh nghiệp đa dạng hoá sản phẩm, tăng doanh thu, là chỗ dựa khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn mà còn giúp cac doanh nghiệp nâng cao, tăng sức cạnh tranh

Trang 23

- Các ngành hỗ trợ:

Một ngành công nghiệp nào đó mà có những nhà cung cấp hay những ngành công nghiệp liên quan có khả năng cạnh tranh Quốc tế thì cũng sẽ giúp cho ngành đó có lợi thế cạnh tranh Đây là hiệu ứng tiếp nối trong sản xuất Khi việc đầu tư các yếu tố tiên tiến vào một ngành và tạo cho nó có sức cạnh tranh thì các ngành hỗ trợ nó, cung cấp sản phẩm đầu vào hay các ngành tiêu thụ sản phẩm của nó sẽ được hưởng lợi từ ngành đó Do vậy, các khu công nghiệp thường có các nhà máy có mối liên hệ tiêu thụ và cung ứng sản phẩm cho nhau.

- Chiến lược, cấu trúc và môi trường cạnh tranh trong ngành:

Chiến lược: Các điều kiện trong nước ảnh hưởng tới chiến lược của

công ty Mỗi Quốc gia có chiến lược riêng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh có thể thúc đẩy hoặc cản trở các doanh nghiệp của Quốc gia đó tạo dựng lợi thế cạnh tranh Quốc tế trong một ngành nào đó Các quốc gia có cách nhìn triển vọng ngắn hạn sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn trong đầu tư ngắn hạn và ngược lại, cách nhìn triển vọng dài hạn sẽ cho lợi thế cạnh tranh trong các ngành đầu tư dài hạn.

Cấu trúc tổ chức: Mỗi ngành sẽ có cấu trúc riêng phù hợp nhất với nó.

Nó có thể là tổ chức quản lý theo thứ bậc, cũng có thể là quản lý theo các công ty nhỏ điều hành bởi gia đình,… tuỳ theo đặc trưng và khả năng vào sự phù hợp đối với từng quốc gia.

Đối thủ cạnh tranh: Đứng riêng vào vị thế của từng công ty thì tất

nhiên các doanh nghiệp này không thích có sự cạnh tranh Tuy nhiên, đứng trên góc độ một ngành, một quốc gia trong một khoảng thời gian dài thì môi trường cạnh tranh càng lớn sẽ càng tạo sức ép cho các doanh nghiệp phải cải tiến, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm Môi trường cạnh tranh trong

Trang 24

nước càng cao sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và do đó sẽ giảm được áp lực khi hội nhập quốc tế.

*Các yếu tố trên có sự tác động tới năng lực cạnh tranh của mộtngành và có cả sự tác động qua lại lẫn nhau như một hệ thống:

Điều kiện về các yếu tố sản xuất chịu tác động của sự cạnh tranh và sức cầu trong nước để tạo ra các yếu tố sản xuất mới, nâng cao lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh và thoả mãn nhu cầu của khách hàng; còn các ngành hỗ trợ và các ngành có liên quan thúc đẩy việc tạo ra các yếu tố sản xuất có thể di chuyển được.

Điều kiện về cầu trong nước cũng chịu tác động của môi trường cạnh tranh Cạnh tranh giữa các nhu cầu trong nước càng quyết liệt thì tạo cho nhu cầu trong nước ngày càng lớn và đòi hỏi cao hơn Các yếu tố sản xuất thuận lợi, tiên tiến sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cầu sản phẩm trong nước Một ngành nào đó có các ngành hỗ trợ hoạt động, có sức cạnh tranh thì sẽ thu hút hấp dẫn nhu cầu nhu cầu từ nước ngoài cho thị trường sản phẩm đó Các ngành hỗ trợ có liên quan cũng sẽ có điều kiện phát triển nếu các yếu tố sản xuất dễ dàng di chuyển Nhu cầu trong nước lớn sẽ khuyến khích các ngành cung ứng phát triển và do vậy tạo sự cạnh tranh dẫn đến hình thành một ngành cung cấp các sản phẩm trung gian, khuyến khích việc chuyên môn hoá.

Ngoài ra, môi trường cạnh tranh cũng chịu tác động của các yếu tố sản xuất, các ngành công nghiệp phụ trợ và điều kiện về cầu Khi các yếu tố này thuận lợi sẽ tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển trong ngành, do vậy sẽ làm sức cạnh tranh ngày càng lớn.

Trang 25

Sự tương tác giữa các yếu tố vừa kể trên chặt chẽ với nhau được ví như mối liên kết trong cấu tạo của một viên kim cương đã cho thấy mối liên kết đó chặt chẽ đến mức độ nào.

Theo Micheal Porter, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay phụ thuộc vào sự sáng tạo và khả năng cạnh tranh năng động trong ngành của quốc gia đó Khi nền tảng cạnh tranh chuyển dịch sang sự sáng tạo và tri thức thì vai trò của quốc gia ngày càng tăng lên Các quốc gia thành công trong trong một số ngành trên toàn cầu vì môi trường của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức ép nhất.

- Vai trò của Nhà nước:

Ngoài khả năng cạnh tranh của các ngành được quyết định bởi các đối thủ mạnh trong nước, các nhà cung cấp có khả năng, sự phong phú của nhu cầu khách hàng trong nước va sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ thì chúng ta cần phải xét đến vai trò của Nhà nước.

Nhà nước có sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến những yếu tố trên thông qua hệ thống các chính sách của mình (trợ cấp, tín dụng ưu đãi, tín dụng,…) thực hiện khuôn khổ nhu cầu trong nước thông qua các quy định về tiêu chuẩn chất lượng; thông qua các chính sách thuế, chống độc quyền để định hướng sự phát triển của các ngành;….

Bên cạnh đó, yếu tố tác động khá lớn tới khả năng cạnh tranh của ngành là chính sách tỉ giá hối đoái Thông qua đó đã giúp khuyến khích các ngành hàng xuất khẩu Đây là chính sách quan trọng trong thời mở cửa hội nhập _ là công cụ cạnh tranh trong quan hệ quốc tế Một quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa thì việc nâng tỉ giá danh nghĩa (nâng giá trị đồng nội tệ) sẽ tạo lợi thế cho việc nhập khẩu và hạn chế các khoản nợ

Trang 26

nước ngoài, tuy nhiên lại làm hạn chế việc xuất khẩu Và ngược lại, tăng tỉ giá danh nghĩa giúp tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

Nhà nước thông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả 4 yếu tố trên để tạo ra sự phát triển tương xứng, hài hoà tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

III Sự cần thiết phải có chiến lược phát triển ngành:

3.1.Chiến lược phát triển ngành là căn cứ để hoạch định kế hoạchphát triển ngành:

Hoạt động quản lý ngành được thực hiện theo các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn của Nhà nước, các địa phương và vùng lãnh thổ, nó sẽ có các đối tượng và nhiệm vụ riêng Tuy nhiên các kê hoạch đó đều phải chịu sự chỉ đạo chung của chiến lược và chiến lược ngành đã quy định những phương châm và chính sách chung cho toàn ngành trong một thời kỳ nhất định

Chiến lược phát triển trở thành chỗ dựa và là căn cứ cơ bản để xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển ngành.

Xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát triển giúp các nhà lãnh đạo xem xét và xác định đất nước sẽ đi theo hướng nào và khi nào sẽ đạt tới điểm cụ thể nhất định.

3.2.Chiến lược phát triển ngành là cương lĩnh hành động của quảnlý kinh tế xã hội riêng từng ngành:

Trong điều kiện kinh tế thị trường mở, môi trường cho sự phát triển kinh tế nói chung cũng như từng ngành nói riêng luôn biến đổi nhanh chóng, những biến đổi này thường tạo ra các cơ hội cũng như các thách thức cho sự

Trang 27

vào các cơ hội trong tương lai, tận dụng cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường Xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát triển giúp các nhà lãnh dạo đưa ra được các quyết định tác nghiệp phù hợp.

IV.Khái quát chung về ngành cao su Việt Nam: 4.1 Giới thiệu về ngành cao su Việt Nam:

4.1.1 Lịch sử phát triển ngành cao su Việt Nam:

Cây cao su được ông Alexandre Yersin đưa vào Việt Nam trồng thử ở Thủ Dầu Một và suối Dầu Nha Trang từ năm 1897.Năm 1906 công ty SIPH ra đời, sau đó trong vòng 33 năm đã cơ 8 công ty và nhiều đồn điền cao su được thành lập Diện tích cao su cũng dần dần được mở rộng: năm 1920 – 20.000 ha, năm 1932 – 103.000 ha và năm 1963 lên đến 142.700 ha Trong những năm chiến tranh, vườn cao su bị thu hẹp lại do bom đạn và chất độc hoá học tàn phá, Từ năm 1975 đến nay, ngành cao su đã được phục hồi và ngày càng mở rộng

Đầu thế kỉ 20, người Pháp đã bắt đầu kinh doanh cao su ở miền Đông Nam Bộ, từ năm 1923 – 1929 đã tiến hành trồng thử nghiệm tại Tây Nguyên và đến năm 1945 đã trồng thăm dò rải rác tại Phủ Quỳ_Nghệ An Dưới thời Pháp thuộc, cây cao su được các nhà tư bản đầu tư lớn hơn so với các loại cây trồng khác Ngày nay, cao su cũng là một ngành sản xuất được đầu tư lớn và quan trọng trong nông nghiệp.

Cho đến nay đã hơn 100 năm Loại cây này được trồng chủ yếu ở các loại đất đỏ và đất xám bạc màu ở vùng Đông Nam Bộ với diện tích khoảng 97.000 ha (năm 1992), hiện nay đã phát triển mạnh ở địa bàn sinh sống của nó Sau Đông Nam Bộ, cây cao su được phát triển ra địa bàn Tây Nguyên, ra

Trang 28

miền Bắc tới ven đường 9, Cồn Tiên, Dốc Miếu ở Quảng Trị tới Hương Khê (Hà Tĩnh) và Phủ Quỳ (Nghệ An) đạt tới 250.000 ha vào năm 1998.

Cây cao su không chỉ được trồng trong các nông trường mà nông dân cũng được khuyến khích trồng ở những vườn cao su nhỏ từ 1 đến 2 ha và các nông trường sẽ bao tiêu cho việc thu mua các sản phẩm mủ cao su tươi.

Giai đoạn năm 1993 – 2000 là giai đoạn phát triển mạnh của diện tích cây cao su trên cả nước do có sự hợp tác với các nước Đông Âu (Đức, Liên Xô cũ, Ba Lan) và đã đạt được diện tích trên 100.000 ha.

Sau giai đoạn tiếp quản năm 1975, chúng ta đã thành lập nông trường Quốc doanh dựa trên các đồn điền cao su đã có của Pháp để thành lập các nông trường cao su mới Sau đó phát triển lên thành Tổng công ty cao su Việt Nam tiếp tục phát triển thành Tập đoàn cao su Việt Nam.

Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cao su Việt Nam đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau Lúc mới thành lập có tên là Ban cao su Nam Bộ Tháng 4/1975 chuyển thành Tổng Cục cao su thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam Tháng 7/1977 chuyển sang Tổng công ty cao su Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp Tháng 3/1980 chuyển thành Tổng Cục cao su trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Đến năm 1989 chuyển thành Tổng công ty cao su Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm Theo quyết định số 249/QĐ-TTg vào ngày 30/10/2006 đã chuyển đổi Tổng công ty cao su Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.

Trang 29

4.1.2 Vị trí và vai trò của ngành cao su:

Cao su là một cây có nhiều triển vọng phát triển vì nhu cầu nguyên liệu công nghiệp trong nước và nhu cầu xuất khẩu.

Chương trình phát triển cây cao su còn gắn với việc giải quyết việc nhu cầu việc làm cho nhân dân, tham gia các chương trình đinh canh định cư, xây dựng vùng kinh tế mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động nhất là ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh Tạo ra được việc làm, thu nhập cho người lao động và đặc biệt có ý nghĩa đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại những vùng sâu vùng xa, góp phần xoá đói giảm nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn.

Phát triển cây cao su trên quy mô lớn sẽ phủ xanh được các vùng đất trống đồi trọc đã và đang bị xói mòn, rửa trôi

Ngoài ra, dọc theo các tuyến biên giới sẽ tạo ra một tuyến phòng thủ góp phần giữ vững an ninh, trật tự xã hội cho đất nước.

4.2 Sự cần thiết của chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam:

4.2.1 Cơ sở pháp lý:

Trong những năm gần đây, việc phát triển ngành cao su đã trở nên cần thiết đối với sự phát triển chung cho nền kinh tế của cả nước Điều đó được thể hiện thông qua các quyết định sau:

- Quyết định số 86/QĐ-TTg (ngày 05/02/1996) phê duyệt tổng quan phát triển ngành Cao su Việt Nam từ năm 1996 đến 2005.

- Quyết định số 966/QĐ-TTg (ngày 17/07/2006) về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng phát triển đến 2020 của Tổng công ty cao su Việt Nam.

- Quyết định số 249/QĐ-TTg (ngày 30/10/2006) về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.

Trang 30

4.2.2 Cơ sở khách quan:

Trên Thế giới hiện nay, trình độ khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, nhu cầu thế giới tăng cao đặc biệt là các ngành sản xuất ô tô, xe máy, các thiết bị dùng trong cuộc sống hàng ngày ngày càng gia tăng nhu cầu phát triển Do vậy, nhu cầu về cao su kỹ thuật, cao su dân dụng ngày càng tăng cao, đòi hỏi sản lượng lớn để đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới.

Trong khi đó, Việt Nam lại là nước có nhiều thuận lợi trong phát triển ngành cao su (về mặt khí hậu thời tiết, đất đai,…)cũng như sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thế giới.

Ngoài ra, cây cao su là một trong 3 loại nông sản có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ta trong những năm gần đây, đóng góp vai trò quan trọng trong GDP của cả nước.

Do vậy việc xây dựng chiến lược phát triển ngành cao su của Việt Nam là nhu cầu thiết yếu, đặt ra vấn đề nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng giá trị xuất khẩu mà còn tận dụng và phát huy mọi tiềm năng cho phát triển ngành cao su sao cho đạt hiệu quả cao nhất đóng góp vào phát triển chung cho nền kinh tế trong nước.

Trang 31

Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển ngành cao su Việt Nam hiện nay

I Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su Việt Nam:

1.1 Tình hình chung về ngành cao su Việt Nam:

Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên thứ 6 trên Thế giới sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc Thực tế năm 2006 sản lượng cao su Việt Nam đã đạt 550.000 tấn, vượt lên đứng thứ 5 với tốc độ phát triển nhanh hơn; theo dự báo, sản lượng cao su Việt Nam trong 15 năm tới có thể vượt Malaysia, đứng thứ 4 Thế giới.

Ngành cao su Việt Nam đã có quá trình tích luỹ kinh nghiệm, vốn, tiến bộ kỹ thuật, tạo được những giống cao sản để phát triển những vườn cao su đạt hiệu quả cao, có lợi thế lớn khi đầu tư phát triển cao su tại các nước láng giềng như Lào, Campuchia Từ năm 2005 một số dự án trồng cao su tại Lào đã được triển khai, sau 2 năm có khoảng 11.700 ha Việt Nam cũng có kinh nghiệm phát triển cao su ở những vùng ít thuận lợi, ngoài vùng truyền thống như vùng cao Tây Nguyên và vùng đất nghèo, dốc ở Miền Trung, Bắc Trung Bộ.

1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành:

Theo chủ trương phát triển của giai đoạn 2001- 2005, cao su là một trong những cây công nghiệp quan trọng Ngày 5/2/1996, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 86/ TTg phê duyệt Tổng quan cao su Việt Nam đây là chủ trương quan trọng nhất vừa thể hiện định hướng chiến lược, vừa xác định các mục tiêu và giải pháp cụ thể cho từng thời kỳ 5 năm 1996-2000 và

Trang 32

2001-2005 cho ngành cao su Việt Nam Mục tiêu chủ yếu của ngành cao su theo 2 phương án đến năm 2005 như sau:

Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển ngành cao su Việt Nam

Nguồn: Vụ Kinh tế nông nghiệp_Bộ Kế hoạch Đầu tư

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2001-2005 trình Đại Hội IX của Đảng đặt mục tiêu năm 2005 cho ngành cao su: tổng diện tích 450.000 ha, sản lượng (quy mủ khô ) 440.000 tấn.

So với Quy hoạch phát triển ngành cao su được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Tổng quan cao su Việt Nam (số 86/TTg ngày 17/02/2006), tổng diện tích cao su năm 2005 của cả nước là 482.700 ha đạt 96,5% của phương án I (500.000 ha) và mới đạt 69% của phương án II (700.000 ha).

Trong đó Đông Nam Bộ đã vượt trên 40.000 ha so với phương án I (270.000 ha) và vượt trên 10.000 ha so với phương án II (300.000 ha); Bắc Trung Bộ vượt trên 9.000 ha so với phương án I (30.000 ha) và chỉ còn 3.000 ha nữa là đạt phương án II (42.000 ha); Tây Nguyên còn thiếu 70.000 ha đối với phương án I (180.000 ha) và thiếu mới đạt 33% của phương án II

Trang 33

(330.000 ha); Duyên hải Nam Trung Bộ còn 2.000 ha cho phương án I (20.000 ha) và thiếu 7.000 ha cho phương án II (25.000 ha)

1.2.1 Chủng loại sản phẩm:

Về xuất khẩu cao su thiên nhiên, nhiều năm qua Việt Nam đứng thứ 4 Thế giới Việt Nam chủ yếu chế biến cao su định chuẩn kỹ thuật (SRV) từ mủ nước thu trên các vườn cao su quy mô lớn, chiếm khoảng 80% sản lượng SVR 3L hiện nay là sản phẩm chính và chiếm tỉ lệ 50% Mủ ly tâm gần đây đã tăng lên.

Sản phẩm từng bước được đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, có những sản phẩm vượt trội so với khu vực như SVR 3L, mủ kem.

Như hình vẽ bên dưới, chúng ta có thể thấy được cơ cấu sản phẩm mủ cao su năm 2005 khá rõ rệt Trong đó, SVR L, 3L, 5 chiếm tỉ trọng cao nhất (đạt 55,3%), SVR 10,20 chiếm tỉ trọng đứng thứ 2 (14,4%), tiếp sau đó là mủ CV (13,1%) và mủ ly tâm (12,8%) còn lại các sản phẩm khác chiếm tỉ trọng chỉ khoảng 4,4%

Trang 34

Hình 2.2: Cơ cấu sản phẩm cao su chế biến

Nguồn: Tập đoàn cao su Việt Nam

Như vậy, đối với sản phẩm mủ có chất lượng cao thì chúng ta đã đạt được tỉ trọng của chúng là khá lớn trong sản xuất, nhất là đối với loại mủ SVR 3L Tuy nhiên cần tăng các mặt hàng mà thị trường có nhu cầu lớn như mủ kem, mủ SVR10,20 và giảm SVR 3L do mặt hàng này có chất lượng cao nhưng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới về loại mủ này lại thấp.

Cơ cấu sản phẩm chế biến có sự dịch chuyển và ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu thị trường Thế giới, trong đó sản phẩm mủ kem tăng từ 3-5% lên 12 – 13%, mủ CV từ 8% lên 18 – 20%, mủ cao cấp SVR 3L giảm từ 70% xuống còn 40 – 45%, mủ SVR10,20 từ 10% lên 20%.

Trang 35

Hình 2.3: Cơ cấu sản phẩm mủ cao su

Nguồn: Tập đoàn cao su Việt Nam.

Như so sánh cơ cấu sản phẩm mủ cao su giai đoạn 2000 – 2005, ta thấy được cơ cấu sản phẩm mủ đã có sự chuyển hướng tích cực Sản phẩm mủ SVR 3L _ sản phẩm mủ có chất lượng cao nhưng nhu cầu thị trường không lớn thì đã có xu hướng giảm tỉ trọng sản xuất từ 67,4% xuống 5,3% Còn đối với các sản phẩm mư cao su khác thì đều có xu hướng tăng tỉ trọng Đặc biệt là mủ SVR10,20 và mủ CV đều tăng tỉ trọng, phù hợp với việc đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.

Một số ngành và sản phẩm khác như công nghiệp chế biến gỗ cao su thành phẩm, công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su nguyên liệu

Trang 36

(bóng cao su, giày dép cao su, xăm lốp…), xây dựng, cơ khí ngành, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp,dịch vụ xuất nhập khẩu và du lịch khách sạn được phát triển.

Hình 2.4: Chủng loại sản phẩm cao su chế biếncủa Tập đoàn cao su Việt Nam

Nguồn: Tổng công ty cao su Việt Nam

Như ta thấy, sản lượng mủ SVR L, 3L, 5 tăng từ 94.100 tấn lên 178.600 tấn (tăng 190%), sản lượng mủ SVR 10,20 tăng từ 8.500 tấn lên 46.500 tấn (tăng 547%), sản lượng mủ CV tăng 800%, sản lượng mủ li tâm tăng 14,79 lần, các sản phẩm mủ khác tăng 356% Như vậy đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong sản lượng chế biến các loại mủ cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam.

Sản lượng mủ cao su chế biến của Tập đoàn cao su Việt Nam ngày càng tăng qua các năm Một phần nguyên nhân là việc mở rộng diện tích trồng cây cao su và năng suất thu hoạch cao su ngày càng gia tăng nên nguồn nguyên liệu mủ cao su ngày càng tăng, đáp ứng nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động chế biến ra các loại mủ cao su; bên cạnh đó, nguyên nhân

Trang 37

trường, do vậy đã đầu tư công nghệ cũng như mọi nguồn lực để đáp ứng phù hợp nhất với nhu cầu khách quan đó.

1.2.2 Sản lượng sản xuất:

1.2.2.1.Sản lượng sản xuất toàn ngành:

Hình 2.5: Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam

Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam

Tổng sản lượng cao su mủ khô sơ chế cả nước năm 2005 là 468.600 tấn, vượt 42% mục tiêu của phương án I (330.000 tấn) và vượt 23,3% mục tiêu của phương án II (380.000 tấn) của Tổng quan phát triển cao su Việt Nam.

Ta thấy diện tích và năng xuất thu hoạch mủ cao su tăng liên tục, do vậy sản lượng mủ cao su thu được cũng ngày càng tăng Về diện tích cạo mủ cao su, năm 2006 so với năm 2001 tăng 157%; trong khi đó năng suất cạo mủ

Trang 38

tăng không cao, chỉ tăng 112%; do đó sản lượng mủ cao su năm 2006 tăng so với năm 2001 là 176% chủ yếu là do tăng về diện tích trồng cao su còn yếu tố tăng năng suất là không đáng kể.

Kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 7,67 lần năm 2006 so với năm 2001 bên cạnh nguyên nhân do sản lượng xuất khẩu tăng cao 2,26 lần mà còn do nguyên nhân chủ yếu là giá mủ cao su bình quân xuất khẩu tăng nhanh (tăng 339% năm 2006 so với năm 2001) Ngoài ra, do nhu cầu xuất khẩu mủ cao su tăng cao, Việt Nam ta còn thực hiện việc nhập khẩu cao su thiên nhiên của nước ngoài để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu mủ cao su ra các nước đối tác.

Hình 2.6: Cơ cấu nguồn nguyên liệu mủ cao su Việt Nam năm 2006 (Đơn vị:1.000 tấn)

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.

Trang 39

Hình 2.7: Cơ cấu tiêu dùng cao su của Việt Nam năm

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.

Năm 2006, Việt Nam đã nhập khẩu 236.000 tấn mủ cao su để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Tuy nhiên trong sản lượng cao su nhập khẩu và tự sản xuất trong nước thì Việt Nam ta mới tiêu thụ nội địa khoảng 57.100 tấn so với 708.000 tấn xuất khẩu ra nước ngoài Điều đó đặt ra vấn đề là tiêu dùng trong nước về mặt hàng này chưa thực sự được thúc đẩy, chưa nắm bắt cơ hội tận dụng nguồn nguyên liệu tự sản xuất trong nước.

Nếu thống kê đầy đủ về cao su tiểu điền, cao su trang trại xâm canh vào đất lâm nghiệp,… Đưa vào số liệu đầy đủ nhất thì tổng diện tích trồng cao su năm 2005 của cả nước có thể đạt tới hơn 500.000 ha và tổng sản lượng đạt được có thể trên 500.000 tấn.

Trang 40

Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam

Giá mủ cao su xuất khẩu qua các năm mặc dù giảm dần từ năm 1995 đến năm 1999, sau đó lại có xu hướng tăng dần từ năm 2001 đến nay Nguyên nhân tăng dần giá cao su là do nhu cầu tiêu thụ cao su trên Thế giới hiện nay đang tăng và xu hướng là cung khồn đủ cầu, do vậy giá cao su thiên nhiên tăng cao là tất yếu Nhờ đó đẩy kim ngạch xuất khẩu nguồn nguyên liệu này của Việt Nam tăng cao trong mấy năm gần đây.

Ngày đăng: 24/09/2012, 17:20

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1: Mô hình Kim cương về năng lực cạnh tranh của Micheal Porter - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Hình 1.1.

Mô hình Kim cương về năng lực cạnh tranh của Micheal Porter Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2005 - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Bảng 2.1.

Mục tiêu phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2005 Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 2.2: Cơ cấu sản phẩm cao su chế biến năm 2005 - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Hình 2.2.

Cơ cấu sản phẩm cao su chế biến năm 2005 Xem tại trang 34 của tài liệu.
Hình 2.3: Cơ cấu sản phẩm mủ cao su năm 2000 & 2005 - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Hình 2.3.

Cơ cấu sản phẩm mủ cao su năm 2000 & 2005 Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 2.4: Chủng loại sản phẩm cao su chế biến của Tập đoàn cao su Việt Nam - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Hình 2.4.

Chủng loại sản phẩm cao su chế biến của Tập đoàn cao su Việt Nam Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình 2.5: Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam từ năm 1995 – 2006  - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Hình 2.5.

Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam từ năm 1995 – 2006 Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 2.6: Cơ cấu nguồn nguyên liệu mủ cao su Việt Nam năm 2006 (Đơn vị:1.000 tấn) - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Hình 2.6.

Cơ cấu nguồn nguyên liệu mủ cao su Việt Nam năm 2006 (Đơn vị:1.000 tấn) Xem tại trang 38 của tài liệu.
Hình 2.7: Cơ cấu tiêu dùng cao su của Việt Nam năm 2006 (Đơn vị:1.000 tấn) - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Hình 2.7.

Cơ cấu tiêu dùng cao su của Việt Nam năm 2006 (Đơn vị:1.000 tấn) Xem tại trang 39 của tài liệu.
Hình 2.8: Giá xuất khẩu cao su Việt Nam bình quân (USD/tấn)  - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Hình 2.8.

Giá xuất khẩu cao su Việt Nam bình quân (USD/tấn) Xem tại trang 40 của tài liệu.
Hình 2.9: Giá thành và giá bán mủ cao su sơ chế - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Hình 2.9.

Giá thành và giá bán mủ cao su sơ chế Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 2.10: Kết quả sản xuất cao su cả nước theo vùng 327.4 109.5482.7 45.9180 27050500330700 30070 - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Hình 2.10.

Kết quả sản xuất cao su cả nước theo vùng 327.4 109.5482.7 45.9180 27050500330700 30070 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Hình 2.12: Kết quả sản xuất cao su cả nước theo thành phần kinh tế - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Hình 2.12.

Kết quả sản xuất cao su cả nước theo thành phần kinh tế Xem tại trang 47 của tài liệu.
Hình 2.13: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2006 - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Hình 2.13.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2006 Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.14: Dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên và nhân tạo đến năm 2035  - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Bảng 2.14.

Dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên và nhân tạo đến năm 2035 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Trong bối cảnh tình hình chính trị tại khu vực và các nước cung cấp dầu mỏ thiếu ổn định, tài nguyên dầu mỏ ngày càng cạn kiệt, giá dầu mỏ tăng  cao, lên xuống thất thường, nguyên liệu để sản xuất cao su nhân tạo rất khó  khăn càng làm cho nhu cầu cao su  - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

rong.

bối cảnh tình hình chính trị tại khu vực và các nước cung cấp dầu mỏ thiếu ổn định, tài nguyên dầu mỏ ngày càng cạn kiệt, giá dầu mỏ tăng cao, lên xuống thất thường, nguyên liệu để sản xuất cao su nhân tạo rất khó khăn càng làm cho nhu cầu cao su Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2.15: Ước tính khối lượng sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu lốp xe của Việt Nam năm 2010 - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Bảng 2.15.

Ước tính khối lượng sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu lốp xe của Việt Nam năm 2010 Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 2.16: Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên thế giới - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Bảng 2.16.

Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên thế giới Xem tại trang 62 của tài liệu.
2.3.1. Điều kiện về các yếu tố sản xuất: - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

2.3.1..

Điều kiện về các yếu tố sản xuất: Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 2.18: Tình hình xuất nhập khẩu cao su trên Thế giới - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Bảng 2.18.

Tình hình xuất nhập khẩu cao su trên Thế giới Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 3.1: Dự kiến quy mô sản lượng cao su của Việt Nam đến năm 2015 - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

Bảng 3.1.

Dự kiến quy mô sản lượng cao su của Việt Nam đến năm 2015 Xem tại trang 84 của tài liệu.
II Nguồn vốn đầu tư hình thành 4.758 7.663 7.981 7.461 6.835 34.698 36.500 37.945 - Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc

gu.

ồn vốn đầu tư hình thành 4.758 7.663 7.981 7.461 6.835 34.698 36.500 37.945 Xem tại trang 112 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan