nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistic tại công ty tnhh tiếp vận thăng long

42 783 1
nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistic tại công ty tnhh tiếp vận thăng long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề Logistics đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển. Nó đóng góp không nhỏ vào GDP của những quốc gia này, theo thống kê của viện nghiên cứu logistics của Mỹ cho biết: ở những nước phát triển như Nhật Bản và Mỹ thì logistics đóng góp khoảng 10%GDP. Những năm gần đây, dịch vụ logistics cũng đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam và ngày càng trở nên có vai trò quan trọng đối với khâu sản xuất và kinh doanh của nhiều ngành nghề, đem lại thành công cho các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế hội nhập. Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục , có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, nó được xem như là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Logistics hỗ trợ sự di chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt động quản lý hiệu quả, là hoạt động quan trọng tạo sự dễ dàng trong việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về mặt thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Sau gần 15 năm hoạt động công ty đã thu được những thành quả nhất định, có được một thị phần dành riêng cho mình, được nhiều khách hàng biết đến và tín nhiệm. Nhưng hiện nay do số doanh nghiệp tham gia vào thị trường này ngày càng nhiều nên công ty cũng gặp phải những khó khăn gay gắt trên thị trường. Vì vậy, sau một thời gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài “ Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long ” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Lựa chọn đề tài này, em mong muốn được đóng góp những ý kiến của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty, giúp công ty phát triển hơn nữa. 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Logistics không chỉ là ngành đem lại nguồn lợi khổng lồ mà còn có vai trò to lớn, liên quan mật thiết tới sự sống còn của doanh nghiệp. Trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam trong một số lĩnh vực. Điều này đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, tạo ra một áp lực cạnh tranh không nhỏ cho các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế thì ngành logistics lại có thêm nhiều cơ hội phát triển. Nhưng phát triển hoạt động logistics như thế nào để phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam đang là một bài toán nan giải đối với các nhà quản lý kinh tế. Trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều nhà kinh tế đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này, bên cạnh đó cũng đã có một số sinh viên họn đề tài nghiên cứu về vấn đề này như: - Đề tài “ Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị logistics tại công ty TNHH dịch vụ thương mại và vận chuyển Âu Mỹ ” của Lưu Thị Diễm Hằng – 2009 – Đại học Thương mại. - Đề tài “ Tăng cường hiệu lực hoạt động logistics cho dòng cung ứng sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty liên doanh Guyomarc’h – VNC ” của Vương Thị Phương – 2009 – Đại học Thương mại. - Đề tài “ Hoàn thiện hoạt động logistics của Công ty TNHH Tân Hà Sáng trong giai đoạn hiện nay ” của Đặng Thị Anh Đào – 2008 – Đại học Thương mại. Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều tập trung làm nổi bật thực trạng hoạt động logistics tại các công ty và ngành logistics Việt Nam và cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị logistics. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long, do nhận thấy rằng mặc dù công ty cũng đã có một chỗ đứng trong lòng khách hàng nhưng do xu hướng phát triển của ngành kinh tế nói chung và ngành logistics nói riêng tại Việt Nam hiện nay nên công ty đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, chính vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “ Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long ”. Qua đó, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động logistics và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty. 1.3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống cơ sở lý luận về logistics, kinh doanh dịch vụ logistics. - Khảo sát thực tế, tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long. - Kết hợp lý luận và thực tế các vấn đề tồn tại ở công ty để đưa ra các đề xuất, kiến nghị để nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu:Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long, là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận và vận chuyển tại Việt Nam và các nước trên thế giới. - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động logistics tại Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long. - Thời gian nghiên cứu: tình hình hoạt động của Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long trong giai đoạn 2009 – 2011. - Phạm vi nghiên cứu: Sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long trong giai đoạn 2009 – 2011. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để có thể tìm ra những hạn chế trong hoạt động kinh doanh logistics tại Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics, trong quá trình nghiên cứu em có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích số liệu. - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: + Nguồn dữ liệu từ doanh nghiệp: thu thập từ các báo cáo của công ty ( Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty), từ nguồn ghi chép nội bộ (báo cáo tài chính năm 2009-2011của công ty). + Nguồn dữ liệu bên ngoài công ty: Thu thập các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí… về logistics, internet, các quy định, nghị định của các cơ quan nhà nước về dịch vụ logistics. - Phương pháp xử lý dữ liệu: từ nguồn dữ liệu thu thập được rất phong phú và chi tiết cần phải tổng hợp, hệ thống lại để xử lý thông tin về sau. Đối với những tài liệu thứ cấp thì cần lựa chọn, sàng lọc, loại bỏ những tài liệu kém giá trị, cần tính toán các chỉ tiêu, xây dựng các bảng thống kê, các biểu đồ, đồ thị cần thiết. - Phương pháp phân tích dữ liệu: Phương pháp phân tích: từ dữ liệu thứ cấp thu được tiến hành phân tích để có được cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động logistics của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long. Phương pháp tổng hợp: căn cứ vào các kết quả thu được từ câu hỏi phỏng vấn, nguồn dữ liệu bên ngoài công ty tiến hành phân tích, đưa ra các kết luận về hoạt động logistics của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long. 1.6. Kết cấu của khóa luận Khóa luận gồm: Lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục từ viết tắt, danh mục tài lệu tham khảo. Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu “Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long”. Chương II: Một số cơ sở lý luận về sức cạnh tranh dịch vụ logistics của các công ty giao nhận vận tải. Chương III: Phân tích thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long. Chương IV: Định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long. Chương 2: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm về logistics, dịch vụ logistics và công ty kinh doanh dịch vụ logistics - Khái niệm Logistics: Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài tài nguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Trong mỗi ngành, lĩnh vực sẽ có những đặc thù riêng. Có thể nghiên cứu Logistics trên hai góc độ: vi mô và vĩ mô. Ở tầm vi mô, Logistics là việc tối ưu hóa mọi thao tác, hoạt động trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở tầm vĩ mô, Logistics là một ngành dịch vụ giúp tối ưu hoá quá trình phân phối, vận chuyển, dự trữ các nguồn lực, giúp các quốc gia phát triển bền vững và hiệu quả. Trong chuỗi vô số những hoạt động kinh tế của quá trình Logistics có các dịch vụ Logistics, bao gồm các hoạt động vận chuyển, tồn trữ, cung ứng nguyên vật liệu, bao bì, đóng gói, ghi ký mã hiệu, mã vạch, làm thủ tục thông quan, gom hàng, tách hàng quản trị hàng tồn kho, quản trị nhà cung cấp, dự báo nhu cầu, quản lý đơn hàng, dịch vụ khách hàng,… Theo ước tính của Viện Logistics châu Á - Thái Bình Dương (TLIAP), trị giá của dịch vụ Logistics chiếm 10-15% tổng trị giá hàng hóa toàn cầu, tương đương 2.000 tỷ USD/năm. - Dịch vụ logistics: Ở Việt Nam, Luật Thương mại năm 2005, điều 233 quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.Theo đó, dịch vụ logistics chính là sự phát triển ở giai đoạn cao của dịch vụ giao nhận kho vận trên cơ sở sử dụng những thành tựu của công nghệ thông tin để điều phối hàng hoá từ khâu trên sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng qua các công đoạn vận chuyển, lưu kho và phân phối hàng hoá. - Công ty kinh doanh dịch vụ logistics: Theo Điều 234 Luật Thương mại 2005 : thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật, Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics trong các văn bản hướng dẫn thi hành. Nghị định 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ban hành được coi là hành lang pháp lý quan trọng để phát triển loại hình dịch vụ này tại Việt Nam. Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam 2. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật, và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. 3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch logistics ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 điều này chỉ được kinh doanh dịch vụ logistics khi tuân thủ các điều kiện cụ thể sau đây: a, Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50% b, Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2014; c, Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lện góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014; d, Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.” Doanh nghiệp giao nhận vận tải là 1 loại hình công ty kinh doanh dịch vụ logistics, được coi là 1 bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom những lô hàng nhỏ thành những lô hàng lớn hơn, sau đó thuê lại người vận tải vận chuyển từ điểm xuất phát tới điểm đích.(Nguồn: http://www.container- transportation.com/freight-forwarder-vn.html) 2.1.2. Vai trò và vị trí của dịch vụ logistics Ngành logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Phần giá trị gia tăng nó tạo ra ngày càng lớn, điều đó được thế hiện qua: • Đối với nền kinh tế: - Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại giấy tờ, chứng từ. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờ để phục vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD. Theo tính toán của các chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động buôn bán quốc tế. Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế. Ngoài ra, cùng với việc phát triển logistics điện tử (electronic logistics) sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưu thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa. Các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông. - Dịch vụ Logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm lưu thông trong phân phối Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. Vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD (Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển) thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-9% giá CIF. Mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống logistics cho nên dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông. Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí logistics (bao gồm đóng gói, lưu kho, vận tải, quản lý, …) ước tính chiếm tới 20% tổng chi phí sản xuất ở các nước phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số nước không có đường bờ biển. - Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông, phân phối, mở rộng thị trường Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp (DN). Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của DN. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các DN mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các DN. • Đối với doanh nghiệp: Xét ở tầm vi mô, trước đây các doanh nghiệp thường coi logistics như một bộ phận hợp thành chức năng marketing và sản xuất. Do chức năng logistics không được phân định rạch ròi nên đã có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ. Trong giai đoạn hiện nay, tại các quốc gia đang phát triển, quản trị được xem như một thành tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Vai trò của logistics trong các doanh nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Doanh nghiệp chủ động trong khâu tìm kiếm nguyên vật liệu, các công nghệ sản xuất, quản lý hàng tồn kho, giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất. Từ đó, làm giảm thiểu các chi phí xuống một cách tối đa, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận nhiều hơn. - Logisitcs tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm. Logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Một sản phẩm/ dịch vụ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi nó được đến tay người tiêu dùng đúng thòi gian, địa điểm. Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi tiêu trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng trở nên xa cách về mặt địa lý thì việc giao hàng đúng thòi gian và địa điểm do logistics mang lại càng trở nên cần thiết cho việc tiêu dùng sản phẩm. - Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng. Việc áp dụng các mô hình quản trị, các phương án tối ưu trong dự trữ,vận chuyển, mua hàng, áp dụng hệ thống thông tin hiện đại đã tạo điều kiện cho việc đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu một cách nhanh nhất với chi phí thấp, giúp cho các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình. - Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho các doanh nghiệp. Một công ty có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng của mình một cách nhanh chóng, đúng thời gian, địa điểm với chi phí thấp có thể thu được lợi thế về thị phần so với đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể giúp cho doanh nghiệp tạo nên uy tín nhờ vào hệ thống logistics hoạt động hiệu quả và cung cấp dịch vụ khách hàng với trình độ cao hơn. 2.2. Một số tiền đề lý luận về sức cạnh tranh dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải 2.2.1. Dịch vụ logistics và quá trình cung ứng dịch vụ logistics 2.2.1.1. Các dịch vụ logistics Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại dịch vụ logistics khác nhau. Theo điều 4 Nghị định số 140/2007/ NĐ – CP thì dịch vụ logistics được phân loại như sau: • Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm: - Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container. - Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị. - Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa. - Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics, hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. • Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải,bao gồm: - Dịch vụ vận tải hàng hải. - Dịch vụ vận tải thủy nội địa. - Dịch vụ vận tải hàng không. - Dịch vụ vận tải đường sắt. - Dịch vụ vận tải đường bộ. - Dịch vụ vận tải đường ống. • Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: - Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật. - Dịch vụ bưu chính. - Dịch vụ thương mại bán buôn. [...]... Nam vào ngành logistics cạnh tranh trên toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế 4.2.1.2 Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long Phương hướng nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long trong năm tới: • Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ logistics của công ty • Đẩy mạnh công tác xúc tiến, tiếp thị, giữ... của nước sở tại để không dẫn tới những hiểu lầm đáng tiếc, gây thiệt hại về mặt kinh tế cho doanh nghiệp Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THĂNG LONG 3.1 Giới thiệu về công ty TNHH tiếp vận Thăng Long 3.1.1 Lịch sử hình thành của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long • Tên công ty: Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long • Tên giao dịch: Dragon Logistics Co... giá thành dịch vụ 3.3 Phân tích thực trạng 3.3.1 Khái quát hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH tiếp vận Thăng Long 3.3.1.1 Các dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long Hiện nay, công ty TNHH tiếp vận Thăng Long đang tập trung chủ yếu cung cấp các dịch vụ sau: • Cho thuê kho, bãi chứa hàng: Công ty có một hệ thống kho bãi hoàn chỉnh thuộc sở hữu của mình Các khu vực công ty sử dụng... Lợi nhuận được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ Để đánh giá sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long, ta dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty so với đối thủ cạnh tranh: Bảng 3.6: Lợi nhuận của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long và các đối thủ cạnh tranh (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm 2009 2010 2011 Dragon... Yusen, công ty cần có biện pháp để nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh dịch vụ logistics của mình Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THĂNG LONG 4.1 Các kết luận về vấn đề nghiên cứu 4.1.1 Những thành tựu đạt được Trong suốt 15 năm hoạt động, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong ngành logistics ở Việt Nam, công. .. về vốn như vậy, công ty luôn có thuận lợi trong việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật để từ đó nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ của công ty - Giá cả: Về mặt giá cả, giá cả dịch vụ logistics của công ty bao giờ cũng cao hơn giá của các công ty khác trong cùng thị trường KCN Bắc Thăng Long Vì vậy đây không là một lợi thế cạnh tranh dịch vụ của công ty Bảng 3.3: Giá dịch vụ vận chuyển hàng... các đối thủ cạnh tranh khác bên ngoài thị trường có thể lên tới 200.000 VNĐ – 300.000 VNĐ.( Do giá của công ty khá cao như vậy, nên khách hàng của công ty 100% là các doanh nghiệp liên doanh, công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam) Điều này đã gây bất lợi cho sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty về giá Do vậy để nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh dịch vụ của mình thì công ty cần có những... thuộc của công ty là Canon Việt Nam, nhưng công ty TNHH Mol Logistics đã nhảy vào cạnh tranh với công ty bằng cách chào hàng giá làm thủ tục hải quan rẻ hơn, chính vì do có lợi thế về giá nên công ty TNHH Mol Logistics đã được Canon Việt Nam chọn làm đối tác 3.2.2 Nhân tố bên trong công ty - Uy tín của công ty: Với gần 15 năm hoạt động, trong những năm qua công ty đã nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ của... mức độ an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển Qua các năm, mức độ giao hàng đạt chất lượng của các công ty đều tăng Trong đó, công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long là công ty có tỷ lệ giao hàng đạt chất lượng ở mức cao nhất Điều này đã làm tăng sức cạnh tranh dịch vụ của công ty • Thời hạn giao hàng Trong giao nhận hàng hóa, công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long luôn cố gắng đáp ứng nhanh nhất về mặt... 56,393,382.75 100 (Nguồn: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh – Phòng marketing – Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long) Qua số liệu bảng trên ta thấy thị phần dịch vụ mà công ty chiếm lĩnh là rất lớn, nó chiếm tới hơn 40% thị phần so với thị phần của các đối thủ cạnh tranh chính Điều này chứng tỏ là sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty là cao, khẳng định được uy tín của công ty với khách hàng 3.3.2.3 Lợi nhuận

Ngày đăng: 13/08/2015, 12:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics.

  • Cần phối hợp quy hoạch và hợp tác phát triển với các ngành đường bộ, đường sắt và đường sông trong việc xây dựng các khu đầu mối giao thông, các cảng cạn, kho chứa hàng nhằm tạo điều kiện cho việc áp dụng khép kín quy trình công nghệ vận tải đa phương thức và logistics một cách có hiệu quả trong toàn ngành giao thông vận tải.

  • Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan