Đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng, thặng dư xã hội do dự án đem lại cho nền kinh tế quốc dân của dự án đầu tư vào khai thác mỏ Felspat (Sơn Mã – Lào Cai) t.doc

24 1.1K 3
Đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng, thặng dư xã hội do dự án đem lại cho nền kinh tế quốc dân của dự án đầu tư vào khai thác mỏ Felspat (Sơn Mã – Lào Cai) t.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng, thặng dư xã hội do dự án đem lại cho nền kinh tế quốc dân của dự án đầu tư vào khai thác mỏ Felspat (Sơn Mã – Lào Cai)

Trang 1

Đề tài:

Hãy đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng, thặng dưxã hội do dự án đem lại cho nền kinh tế quốc dân của dự án đầu tư vàokhai thác mỏ Felspat (Sơn Mã – Lào Cai) theo 1 phương án.

Trang 2

MỤC LỤC

Phần mở đầu ……… 3Chương I Cơ Sở Số Liệu ……… 4Chương II Cơ Sở Lý Luận ……… 5I. Khái niệm về dự án đầu tư.

II. Phương pháp đánh giá hiệu quả thương mại dự án đầu tư.

III. Giá trị gia tăng & thặng dư xã hội của dự án.

IV. Phân tích dự án khi có bất trắc rủi ro

Chương III Kết Quả Tính Toán Hiệu Quả Thương Mại, Giá Trị GiaTăng & Thặng Dư Xã Hội Do Dự Án Đem Lại ……… 17I. Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư.

II. Phân tích tài chính.

Chương IV Phân Tích Dự Án Khi Có Bất Trắc Rủi Ro (Phân Tích Độ

Nhạy) ……… 22

Kết luận & kiến nghị ……… 24Bảng biểu kèm theo

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Việc mở mang doanh nghiệp, phát triển sản xuất và dịch vụ trong cơ chế thị trường đòi hỏi phải triển khai các dự án đầu tư có cơ sở khoa học dựa trên sự phân tích tính toán chặt chẽ Thực tế chỉ ra rằng, thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào vấn đề sử dụng tiền của ai, đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào, khi nào thì đầu tư và làm cái gì? Đồng thời các hoạt động này có tuân thủ mọi quy định, hướng dẫn của Nhà nước cũng như cơ quan chuyên môn hay không.

Môn học “Quản trị dự án đầu tư” nhằm cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh nói chung cũng như những người quan tâm đến lĩnh vực này những kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành công tác lập, phân tích dự án đầu tư để có cơ sở ra quyết định đầu tư vào những đối tượng cụ thể có căn cứ khoa học và chắc chắn Đồng thời còn cung cấp cho sinh viên biết những thủ tục cần thiết khi tiến hành xin cấp giấy phép đầu tư và đầu tư Đây là một môn học tương đối độc lập nhưng có liên hệ mật thiết với các môn khoa học khác dưới dạng kế thừa về luận điểm, kiến thức chuyên môn như Kinh tế học, Tài chính tín dụng, Toán kinh tế, Luật kinh tế và các môn khoa học dự báo khác…

Đồ án môn học nói chung là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh sau khi đã học xong môn học Với mục đích: giúp cho sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học; Rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu các đề tài khoa học về Quản trị áp dụng trong các doanh nghiệp; Đồng thời thông qua đồ án cũng gợi ý cho sinh viên về hướng đi sâu nghiên cứu, phục vụ cho việc lựa chọn chuyên đề của luận văn tốt nghiệp.

Mục đích của việc thực hiện đồ án môn học “Quản trị dự án đầu tư” cũng không nằm ngoài mục đích nêu trên Cụ thể hơn: không chỉ giúp củng cố lại kiến thức đã học, gợi ý về hướng đi phục vụ cho việc lựa chọn chuyên đề của luận văn tốt nghiệp, đồ án này giúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng phân tích dự án đầu tư để có cơ sở ra quyết định đầu tư vào những đối tượng cụ thể có căn cứ khoa học và chắc chắn.

Trang 4

CHƯƠNG ICƠ SỞ SỐ LIỆU

1 Thời gian tồn tại của dự án: 31 năm

- Trong đó, đầu tư xây dựng cơ bản 1 năm đầu;

- Hoạt động trong 30 năm tiếp sau, chia làm 3 chu kỳ, mỗi chu kỳ 10 năm.

2 Vốn đầu tư:

 Vốn đầu tư ban đầu là vốn vay với lãi suất 15% năm Thời hạn hoàn trả 10 năm, bắt đầu từ khi dự án có sản phẩm đến khi kết thúc chu kỳ đầu tư thứ nhất.

 Vốn tái đầu tư các kỳ sản xuất thứ 2 và 3 được lấy từ nguồn tiền thu được trong chu kỳ đầu tư trước mà không đi vay.

Số tiền đầu tư trong bảng sau:

3 Khấu hao TSCĐ:

Theo phương pháp khấu hao đều trong các năm của chu kỳ sản xuất.

4. Chi phí sản xuất thường xuyên hàng năm:

5.Trữ lượng sản phẩm thu hồi: 310.250 tấn.

Sản lượng khai thác hàng năm phụ thuộc tuổi thọ của dự án, dự kiến sản lượng khai thác các năm là bằng nhau.

6. Giá bán sản phẩm dự kiến tăng dần theo các năm như sau:

Giá bán sản

Trang 5

CHƯƠNG IICƠ SỞ LÝ LUẬN I.Khái niệm về dự án đầu tư:

Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốnđể tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạtđược sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượngsản phẩm, dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định.

Một dự án đầu tư được đề xuất phải bao gồm trọn vẹn một chu trình công nghệ đưa ra sản phẩm cuối cùng đủ khả năng độc lập thể hiện có tác dụng về thương mại và xã hội.

1 Chủ đầu tư của dự án:

Chủ đầu tư của dự án là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật Chủ đầu tư có thể là nhà nước, tư nhân (cá nhân hay tập thể góp vốn của Tổng công ty trong nước hoặc nước ngoài).

2 Tổng vốn đầu tư của dự án:

Là toàn bộ nhu cầu chi phí đầu tư cho việc xác lập và vận hành dự án, bao gồm vốn cố định (Capex) và vốn lưu động ban đầu cho dự án hoạt động (Opex).

Vốn cố định: Theo quy định hiện hành của Nhà Nước, vốn cố định chính

là tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm:  Chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư.

 Chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư  Chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng.

 Các chi phí khác ghi trong tổng dự toán công trình.

Vốn lưu động: Là toàn bộ chi phí cho vận hành dự án, bao gồm:

 Chi phí sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu, động lực, lương công nhân sản xuất, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, lãi suất vay vốn…

 Chi phí lưu thông  Chi phí quản lý  Chi phí dự phòng

Trang 6

3 Hiệu quả của dự án:

Là các lợi ích về kinh tế – xã hội có thể trực tiếp đo được hoặc không đo được do dự án mang lại khi nó được thực thi, gồm:

Hiệu quả kinh tế: Được xác định bằng các chỉ tiêu định lượng cụ thể khi so

sánh các lợi ích kinh tế có thể thu hồi được các chi phí bỏ ra như lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ lợi ích trên chi phí.

Hiệu quả xã hội: Được xác định bằng các chỉ tiêu định lượng và định tính về

những lợi ích mà dự án mang lại trong ngắn hạn và dài hạn cho nền kinh tế, cho cộng đồng xã hội như: Tạo công ăn việc làm, cải thiện môi trường, đóng góp cho ngân sách, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng kinh tế…

II. Phương pháp đánh giá hiệu quả thương mại dự án đầu tư:

1 Đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư:

Hiện nay có rất nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư Tuy nhiên, hai biện pháp được giới thiệu sau đây đảm bảo được tính hợp lý, đơn giản, dễ hiểu và có độ chính xác chấp nhận được.

1.1 Nhóm phương pháp giản đơn:

Đặc điểm của nhóm phương pháp này là không xem xét toàn bộ thời gian hoạt động của dự án mà chỉ dựa vào một số giai đoạn đặc trưng cho sự hoạt động bình thường (thường là 1 năm) hoặc một số giai đoạn tốt nhất Hơn nữa, số liệu thu và chi đưa vào tính toán các chỉ tiêu được lấy theo giá trị danh nghĩa chưa được chiết khấu đúng như chúng biểu hiện tại thời điểm đã định trong thời gian hoạt động của dự án.

a) Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn (Tỉ lệ lãi giản đơn):

Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn là chỉ tiêu đánh giá lượng tiền có thể bồi hoàn lại là bao nhiêu trong một năm khi bỏ ra một đồng vốn đầu tư.

Công thức xác định:

R: Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn trên tổng vốn đầu tư Re: Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn trên tổng vốn cổ phẩn P : Lợi nhuận thực năm bình thường

Y : Lãi tiền vay trong năm bình thường

Trang 7

I : Tổng vốn đầu tư E : Vốn cổ phần  Nguyên tắc sử dụng:

Nếu hệ số R, Re cao hơn tỉ lệ lãi vay trên thị trường vốn hiện hành thì dự án nào có R hoặc Re lớn nhất sẽ được chọn với điều kiện các chỉ tiêu khác bằng nhau.

Ưu nhược điểm của chỉ tiêu:

 Ưu điểm: Việc phân tích đơn giản vì nó thực hiện trên cơ sở các giá trị dự kiến của chi phí và lợi nhuận thực trong năm bình thường mà không cần bất kỳ một điều chỉnh nào.

 Nhược điểm: Chỉ tiêu này là chỉ tiêu gần đúng vì nó chỉ dựa vào số liệu của một năm mà không xét tới các năm khác của dự án Trong thực tế rất khó tìm được một năm bình thường đại diện một cách thỏa đáng cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án.

b) Thời gian thu hồi vốn:

Là số năm mà dự án tích lũy đủ số lượng tiền mặt thực để bù đắp tổng số vốn đầu tư bỏ ra.

Công thức tính: T : Thời gian thu hồi vốn Pt: Lợi nhuận thực tại năm t Dt : Khấu hao tại năm t  Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu:

Dự án được chấp nhận khi T ≤ T giới hạn được người quyết định đầu tư chấp nhận T giới hạn thường được xác định trên cơ sở kinh nghiệm đã qua và các cơ hội đầu tư khác của chủ đầu tư Trong số các dự án đem so sánh, dự án nào có T lớn nhất sẽ được lựa chọn.

Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu:

Trang 8

 Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu

 Nhược điểm: Không xem xét đến lợi nhuận của dự án sau thời hạn thu hồi vốn Có thể bị sai lệch khi hai hay nhiều dự án có cùng tiềm lực đem so sánh nhưng thời gian phát sinh của các khoản lãi thực khác nhau Phương pháp này chỉ chú trọng xác định doanh lợi của vốn đầu tư và không chú ý đến yếu tố thời gian của các luồng tiền mặt thu và chi trong thời hạn thu hồi vốn.

1.2 Nhóm phương pháp chiết khấu luồng tiền mặt:

Đặc điểm của nhóm phương pháp này là người ta quan tâm đến yếu tố thời gian của đồng tiền tức là xuất phát từ quan điểm đồng tiền sống và có khả năng sinh sôi theo thời gian do lãi vay Do ảnh hưởng của lãi vay, đồng tiền bỏ ra hôm nay sau một thời gian nào đó sẽ trở nên lớn hơn và ngược lại (giả thiết là ở đâu chưa tính đến tỷ lệ lạm phát, giảm phát hoặc biến đổi đầu ra và đầu vào của

FVt : Giá trị đồng tiền mặt tại năm t

PV: Giá trị trị đồng tiền mặt tại năm gốc t =0 (năm bắt đầu gửi tiền hoặc cho

Trong đánh giá dự án các khoản thu nhập hay chi phí sẽ diễn ra trong tương lai nhưng lại bỏ vốn đầu tư ở thời điểm hiện tại và cần đánh giá lợi nhuận tại thời điểm đó như thế nào Vì vậy, cần quy đổi giá trị đồng tiền từ tương lai về hiện tại Quá trình đó được gọi là quá trình chiết khấu nghịch hay hiện tại

Trang 9

at: Được gọi là hệ số chiết khấu r : Được gọi là tỉ suất chiết khấu

a) Tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (NPV):

Giá trị hiện tại ròng là giá trị hiện tại của luồng tiền mặt thực có sau cân bằng thu chi hay là hiệu số giữa giá trị hiện tại của luồng tiền mặt chi trong tương lai với tỉ suất chiết khấu đã định trước.

n : Số năm hoạt động của dự án trừ 1

t = 0 : Năm bắt đầu thực hiện dự án (được coi là năm gốc) CIt: Giá trị luồng tiền mặt thu tại năm t

COt : Giá trị luồng tiền mặt chi tại năm t

NCFt: Giá trị luồng tiền mặt thực có sau cân bằng thu chi tại năm t Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu:

Một dự án được chấp nhận khi NPV ≥ 0 Lúc đó dự án có khả năng sinh lợi hay ít ra là không lỗ Khi phải so sánh dự án để lựa chọn thì ta chọn dự án nào có NPV dương lớn nhất.

Ưu nhược điểm của chỉ tiêu:

 Ưu điểm: Nó xem xét toàn bộ thời gian hoạt động của dự án, đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố thời gian bằng cách chiết khấu các khoản thu, chi trong tương lai về giá trị tại thời điểm hiện tại Hơn nữa, thông qua việc sử dụng các tỉ suất chiết khấu đã định người ta có thể so sánh các chi phí vốn của các phương án sử dụng vốn NPV thể hiện lợi nhuận của dự án đã được chiết khấu về hiện tại nên nó là tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn các phương án loại trừ nhau theo nguyên tắc dự án được chọn là dự án có NPV lớn nhất.

 Nhược điểm: Do là tiêu chuẩn đánh giá tuyệt đối nên NPV không thể hiện được mức độ hiệu quả của dự án Nhiều dự án có mức doanh lợi cao nhưng do quy mô sản xuất nhỏ thì có thể NPV nhỏ hơn các dự án khác quy mô lớn hơn nhưng mức doanh lợi chỉ trung bình hoặc thấp hơn.

Trang 10

b) Tiêu chuẩn tỉ lệ giá trị hiện tại ròng (PVR):

Là tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành lại số vốn đầu tư ban đầu đã được chiết khấu.

Trong đó:

PVR : Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng NPV: Giá trị hiện tại ròng

PV(I) : Giá trị hiện tại của vốn đầu tư

Nếu thời gian xây dựng dự án không quá 1 năm thì PV(I) = I Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu:

Một dự án được chấp nhận khi PVR ≥ 0 Khi đó, các lợi nhuận thực mà dự án thu được có thể bù đắp lại vốn đầu tư ban đầu Trong trường hợp so sánh các dự án độc lập để lựa chọn thì dự án nào có PVR lớn nhất sẽ được chọn.

Ưu nhược điểm của chỉ tiêu:

Là tiêu chuẩn xem xét hiệu quả của dự án, nó cho biết giá trị hiện tại thực là bao nhiêu trên một đơn vị của tổng vốn đầu tư đã được quy đổi về hiện tại Tiêu chuẩn này luôn cho một kết quả duy nhất ngay cả khi dòng tiền thực có sau cân bằng thu chi đổi dấu nhiều lần Tuy nhiên, tiêu chuẩn này cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi việc xác định tỉ suất chiết khấu giống như NPV.

c) Tiêu chuẩn tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR):

Tỉ suất hoàn vốn nội bộ là tỉ suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại thực của dự án bằng 0 Hay nói cách khác, giá trị hiện tại của luồng tiền mặt thu bằng giá trị của luồng tiền mặt chi.

Trong thực tế không tính toán trực tiếp được tiêu chuẩn này mà phải tính bằng phương pháp nội suy.

Trang 11

Theo phương pháp nội suy ta cần tìm 2 tỉ suất chiết khấu r1 và r2 sao cho r1 < r2ta có NPVr1 dương sát 0 và NPVr2 âm sát 0 Giá trị IRR cần tìm sẽ thuộc khoảng r1 và r2 Việc nội suy sẽ được thực hiện bằng phương pháp vẽ đồ thị hoặc bằng công thức toán học.

Thực hiện bằng công thức:

IRR : Tỉ suất hoàn vốn nội bộ nội suy, (%)

r1 : Tỉ suất chiết khấu thấp hơn, tại đó NPV dương sát 0 (%) r2 : Tỉ suất chiết khấu cao hơn, tại đó NPV âm sát 0 (%)

Vì NPV là hàm mũ nên nếu khoảng cách giữa r1 và r2 lớn sẽ làm cho giá trị nội suy sai lệch Do vậy ta cần tiếp tục nội suy sao cho khoảng cách giữa r1

và r2 càng nhỏ thì giá trị nội suy sẽ càng chính xác (Thường chọn r1-r2

Nguyên tắc sử dụng:

Một dự án được chấp nhận khi có IRR ≥ r min Trong đó, r min là chi phí cơ hội vốn (tức là tỉ lệ lãi tối thiểu có thể chấp nhận mà tại đó vốn đầu tư được đưa vào, thông thường chọn bằng tỉ lệ lãi vay vốn bình quân trên thị trường dự án) Trong trường hợp lựa chọn nhiều dự án độc lập để lựa chọn thì dự án có IRR thỏa mãn nguyên tắc trên và cao nhất sẽ là dự án tốt nhất.

Trang 12

Ưu nhược điểm của chỉ tiêu:

 Ưu điểm:

+ Là chỉ tiêu hay được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án vì IRR là chỉ tiêu thể hiện tính lợi nhuận của dự án Một mặt nó thể hiện lãi suất mà dự án mang lại trên vốn đầu tư, phản ánh mức tăng trưởng của dự án trong tương lai, mặt khác nó thể hiện tỉ lệ lãi vay vốn tối đa mà dự án có thể chấp nhận được Đây là ưu điểm quan trọng nhất.

+ Việc sử dụng chỉ tiêu này thích hợp đối với trường hợp vì lý do nào đó mà người đánh giá muốn tránh việc xác định tỉ suất chiết khấu cụ thể dùng cho việc tính giá trị hiện tại ròng của dự án.

 Nhược điểm:

Việc áp dụng chỉ tiêu này có thể sẽ không chính xác nếu tồn tại các khoản cân bằng thu chi (NCT) âm đàng kể trong giai đoạn vận hành dự án, tức là vào nhưng năm sự đầu tư thay thế lớn Lúc đó, NPV của dự án sẽ đổi dấu nhiều lần khi chiết khấu theo tỉ suất chiết khấu khác nhau và ứng với mỗi lần đổi dấu là một lần xác định được IRR khác nhau mà ta không biết giá trị nào là thích hợp cho việc đánh giá dự án.

d) Tỉ lệ lợi ích trên chi phí:

Tỉ lệ lợi ích trên chi phí là tỉ lệ đánh giá 1 đồng chi phí bỏ vào đầu tư cho dự án sẽ thu được bao nhiêu, được xác định khi chia giá trị hiện tại của luồng tiền thu cho giá trị hiện tại của luồng tiền thu cho giá trị hiện tại của luồng tiền chi.

Công thức xác định:

Nguyên tắc sử dụng:

Một dự án chấp nhận được khi B/C ≥ 1 Tức là thu nhập của dự án đủ bù đắp các chi phí bỏ ra và có khả năng sinh lợi Trong trường hợp phải so sánh nhiều dự án độc lập để lựa chọn thì dự án có B/C thỏa mãn nguyên tắc trên và

Ngày đăng: 24/09/2012, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan