SƠ LƯỢC VỀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỐC BINH LANG VĂN THIẾT

4 464 4
SƠ LƯỢC VỀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỐC BINH LANG VĂN THIẾT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SƠ LƯỢC VỀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỐC BINH LANG VĂN THIẾT Vi Ngọc Chân Giảng viên, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳ Châu- Nghệ An Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng. Tuy nhiên phái chủ chiến trong triều đình đại diện là vua Hàm Nghi và quan đại thần Tôn Thất Thuyết vẫn ra hịch Cần Vương kêu gọi mọi lực lượng yêu nước ở khắp nơi ra sức chống giặc Pháp. Hồi ấy, có ông Lang Văn Thiết một thanh niên Thái ở miền Tây Nghệ An đã hưởng ứng hịch Cần Vương đứng lên chiêu binh mã chống Pháp xâm lược. Ông sinh năm 1850 tại bản Na Hàn (Mường Mún) thuộc tổng Đông Lạc, phủ Quỳ Châu (nay là xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An). Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình dòng dõi quý tộc họ Hủn Lương có gốc từ Thanh Hoá. Ông nội và cha của Lang Văn Thiết đều là phó tổng, chánh tổng tổng Đông Lạc thời đó nên có điều kiện tiếp xúc rộng với xã hội bên ngoài. Năm 1876 đương tuổi thanh xuân, ông được tri phủ Sầm Văn Hào cử làm đốc binh chỉ huy đội quân của phủ Quỳ Châu. Từ đó Lang Văn Thiết có điều kiện học hỏi trên những trang sách lịch sử dân tộc mình. Ông trở thành người học thông, hiểu rộng các truyện cổ của người Thái như các truyện: Lập bản lập mường (Lai-lôông-mương), Ẹt- khay, Tanh-phu-xấc Ông thấm nhuần sâu sắc ba câu trong truyện thơ Lập bản lập mường nguyên tiếng Thái là: "Mương hâu hâu xang Ban hâu hâu moi Noi hâu hâu chừ"… Dịch: "Mường ta ta xây Bản ta ta coi Nòi ta ta giữ"… Chính ba câu thơ này đã làm tăng thêm lòng yêu nước và chí căm thù quân xâm lược trong ông. Trong thời gian ấy, phong trào Cần Vương ở Nghệ An, Hà Tĩnh phát triển mạnh mẽ. Với những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của: Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng và Cao Thắng. Phan Đình Phùng đã chủ trương tổ chức lực lượng với nhiều quân thứ rải rác ở khắp các địa bàn rộng lớn gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Quân thứ ở địa phương nào lấy tên địa phương đó và mỗi thứ quân có nhiệm vụ khác nhau. Thực hiện chủ trương ấy, Cao Thắng là một thủ lĩnh của quân Phan Đình Phùng đã đi một đường vòng (nay là con đường 48) nối từ Yên Lý lên Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quế Phong (Nghệ An). Ông Cao Thắng đã gặp và hội kiến với đốc binh Lang Văn Thiết. Trước đó đã có thủ lĩnh Tán Thước đi từ Thanh Hoá qua Nghệ An đến Quỳ Châu. Ông Tán Thước đã gặp ông Lang Văn Thiết. Hai ông đã hội kiến việc tổ chức lực lượng đánh quân xâm lược Pháp rồi. Với sự đi lại của em rể là Cầm Bá Thước, một thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương ở miền núi Thanh Hoá. Qua câu chuyện đi lại càng làm cho Lang Văn Thiết tăng thêm lòng căm thù thực dân Pháp. Từ đó, ông kiên quyết chiêu mộ binh lính để đánh lại quân xâm lược. Nghĩa quân của Lang Văn Thiết có các vị chỉ huy dưới quyền là: Đội Dũng (Trương Van Dũng) ở Thường Xuân (Thanh Hoá); Đội Hón (Lang Văn Hón) ở Đồng Lạc, Quỳ Châu (Nghệ An); Đội Đương ở Bản Đinh, xã Châu Hạnh, Quỳ Châu (Nghệ An); Đội Nhiêu (tức Trương Văn Nhiêu) ở Nghĩa Đàn (Nghệ An). Đội Thiêm (tức Lang Văn Thiêm) ở Quỳ Hợp (Nghệ An); Tương Chân (Lương Văn Chân) ở Tiền Nham [nay là xã Châu Phong huyện Quỳ Châu (Nghệ An)]; Quản Thông, Quản Thụ ở huyện Quế Phong (Nghệ An) Nhân dịp "lễ ăn kiêng" (Hâu Kắm) ngày 23 tháng 8 năm 1886 âm lịch, Lang Văn Thiết cùng bộ chỉ huy tổ chức lễ tuyên thệ ra quân, chống Pháp và bọn tay sai đắc lực của chúng tại gốc cây táo trước nhà của ông ở Bản Han, nay là xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Đốc Thiết lập thành ba đồn để án ngữ các tuyến đường mòn trên bộ và tuyến đường thuỷ trên sông Hiếu. Ông lập đồn tại các điểm hiểm trở, khó đi nhất, nơi ấy chỉ có một đường đi duy nhất như: Đồn Pù Cắm (núi Vàng), Đồn Phá Đai (lên tơ), Tó Hám (Đò Ham) 1 . Tại đồn Đò Ham ông cho binh lính giăng dây soong qua sông để chặn thuyền bè xuôi ngược. Nếu thuyền ngược lên (thuyền thương gia) có muối và các đồ dùng khác thì 1 Đồn Pù Cằm: Nay thuộc xã Châu Nga, Phá Đai nay thuộc xã Châu Hanh, Đò Ham thuộc xã Châu Hội. Cả 3 xã thuộc huyện Quỳ Châu ngà y nay ông cho đi lại, thuyền bè từ trên xuống đem sưu thuế đi nạp cho quan Tây (Pháp) thì lệnh cho quân lính tịch thu ngay tức khắc. Của cải thu được một phần để nuôi quân lính, một phần chia cho dân nghèo, một phần hỗ trợ cho nghĩa quân Cầm Bá Thước. Vào mùa xuân năm 1894 Lang Văn Thiết được Cầm Bá Thước giao nhiệm vụ tập kích các đồn của Pháp ở Nghĩa Đàn và một số đồn ở Diễn Châu. Nghĩa quân của Lang Văn Thiết đã tiêu hao sinh lực địch ở Đồn chợ Hiếu. Trước tình hình đó Pháp mở cuộc càn quét lên tuyến đường vòng (tức đường số 48 ngày nay) để hòng dập tắt phong trào chống Pháp của ông Đốc Thiết. Đốc Thiết biết tình hình và mưu toan của địch, đã triệu tập bộ chỉ huy của mình trong đó có ông Lương Văn Chân đã xung phong đưa một cánh quân đi đánh. Lương Văn Chân xuôi theo dòng sông Hiếu rồi ngược lên nhánh phụ lưu nhỏ nay dân đặt tên là sông Dinh. Ông và binh lính đã phục kích ba ngày ba đêm để chờ địch đến đích, đến ngày thứ ba quân Pháp kéo quân lên, Lương Văn Chân cùng binh lính đã giáng cho đicịh những đòn chí tử buộc địch phải rút lui về Nghĩa Đàn. Nơi xảy ra giao tranh giữa cánh quân của Đốc Thiết do Lương Văn Chân chỉ huy đánh quân Pháp đã được dân làng đặt tên là Bản Dính (bắn). Giờ đây Bản này ở cạnh đường 48. Bản Dính đã trở nên sầm uất có các dân tộc: Thái, Thổ, Kinh (thuộc huyện Quỳ Hợp, Nghệ An). Trước sự thất bại ấy người Pháp tiếp tục đưa quân mở mũi tiến công theo hướng đường sông Nặm Chang 2 rồi vượt núi vào Thanh Nga để hòng tiêu diệt binh lính của Đốc Thiết ở Đồn Pu Cằm (Thanh Nga) 3 . Nhưng khi vượt sông Năm Chàng đã bị quân lính của Đốc Thiết chặn đánh. Sau một ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân lính của Đốc Thiết tuy lực lượng không cân sức, vũ khí không ngang bằng nhưng đã làm cho quân địch thiệt hại, buộc phải rút lui về các đồn Nghĩa Đàn. Trước phong trào chống Pháp và tay sai của Đốc Thiết ngày càng phát triển mạnh mẽ, tri phủ Sầm Văn Hào đã dùng nhiều thủ đoạn dụ dỗ Đốc Thiết ra hàng nhưng không được. Đốc Thiết vẫn kien quyết theo con đường của mình là chống Pháp và tay sai của chúng. Ông luôn mong mọi người dân có cuộc sống yên Bản, yên mường. Cuối cùng Sầm Văn Hào cho binh lính của tri phủ Quỳ Châu, tiến hành thăm dò hoạt động của Đốc Thiết và sinh hoạt của binh lính ông. Mùa đông năm 1896, binh lính của tri phủ đã tập kích đồn Pù Cằm, nơi Đốc Thiết đóng đồn chính. Vì do mất cảnh giác, trong đêm thâu nhân lúc Đốc Thiết và binh lính của ông đương ngủ say thì binh lính của tri phủ tiến vào bao vây nhà của ông Đốc Thiết. Binh lính của tri phủ xả súng bắn vào nhà, Đốc Thiết trúng đạn của quân thù, ông đã vĩnh biệt 2 Nặm Chang một con sông nhỏ chảy từ Thanh Hoá qua Thanh Nga gặp sông Hiếu tại Nghĩa Đà n 3 Thanh Nga nay là xã Châu Nga, Quỳ Châu, Nghệ An nghĩa quân và bản mường của ông. Kẻ thù đã chặt đầu mang về treo trên cây táo trước nhà, nơi cách đó mười năm ông làm lễ ăn thề ra quân. Phần thân thể của ông đã được bà con ở Bản Mưn đem chôn cất dưới chân núi Pù Cằm. Như vậy phong trào chống Pháp và tay sai của chúng do ông Đốc binh Lang Văn Thiết chỉ huy đã tạm bị lắng xuống. Tuy nhiên các vị chỉ huy của ông khi trở về với bản làng vẫn tiếp tục hoạt động và củng cố lực lượng chờ thời cơ tiến hành khởi nghĩa. Để tưởng nhớ công lao của ông, ngày nay Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tỉnh nhà đã xây bia tưởng niệm ở khu đất bản Hàn nơi ông cùng bộ chỉ huy đã tuyên thệ khởi nghĩa chống quân Pháp xâm lược dưới gốc cây táo mà kẻ thù treo đầu ông, nay được xây một ngôi mộ để mọi người dân và khách qua lại thắp nén nhang tưởng nhớ. Và ở nơi dưới chân Pù Cằm, Bản Mưn xã Châu Nga nơi dân bản chôn cất phần thân thể của ông nay cũng đã được xây một ngôi mộ để mọi người tưởng nhớ và noi gương VNC. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tập san nghiên cứu lịch sử số 4 - Viện Sử học 1987 trang 235 - Tư liệu về Đốc Thiết lưu tại Bảo tàng huyện Quỳ Châu, Nghệ An - Sách cổ chữ Thái "Lai-lôông-mương" . SƠ LƯỢC VỀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỐC BINH LANG VĂN THIẾT Vi Ngọc Chân Giảng viên, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳ Châu- Nghệ An Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược. nhân lúc Đốc Thiết và binh lính của ông đương ngủ say thì binh lính của tri phủ tiến vào bao vây nhà của ông Đốc Thiết. Binh lính của tri phủ xả súng bắn vào nhà, Đốc Thiết trúng đạn của quân thù,. chân núi Pù Cằm. Như vậy phong trào chống Pháp và tay sai của chúng do ông Đốc binh Lang Văn Thiết chỉ huy đã tạm bị lắng xuống. Tuy nhiên các vị chỉ huy của ông khi trở về với bản làng vẫn tiếp

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan