TOÀN CẦU HOÁ VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ KHU VỰC

6 148 0
TOÀN CẦU HOÁ VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ KHU VỰC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TOÀN CẦU HOÁ VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ KHU VỰC Matsuda Kazuo Đại học Tokyo 1. Chúng ta thường nghe nói tới văn hoá nhân loại học là đứa con rơi của chủ nghĩa thực dân. Phải chăng có thể coi đó là một hiện thực khách quan. Tuy nhiên không thể vì lí do đó mà nói văn hoá nhân loại học thường hỗ trợ đắc lực cho chủ nghĩa thực dân. Bởi vì nó như là một “nghịch tử chĩa mũi giáo vào chính người đã sinh ra mình” nhiều lần lên tiếng tố cáo chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa lấy Tây Âu là trung tâm. Nhà nhân loại học người Pháp Lévi-Strauss năm 1952 có bài viết nổi tiếng cho tổ chức UNESSCO có nhan đề “Nhân chủng và lịch sử”. Trong đó, điểm được mọi người quan tâm đến nhiều nhất nói về thế giới quan của chủ nghĩa lấy Tây Âu là trung tâm không phải cái gì khác là sự thử nghiệm đưa ra một thế giới quan khác. Giống như vậy, phải chăng cũng có thể coi nghiên cứu văn hoá khu vực là đứa con rơi của một trào lưu lớn, trào lưu toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá bắt đầu được bàn đến kể từ sau thế chiến thứ hai, tức là khoảng cuối thế kỉ XX, “thế kỉ của chiến tranh”. Tuy nhiên quá trình đó đã nảy mầm từ trước đó rất lâu, tức là từ khoảng thế kỉ XVI, thời kì của các hải cảng lớn, và cho đến cuối thế kỉ XIX thì được thúc đẩy một cách nhanh chóng. Cuối thế kỉ XVIII nhà triết học người Đức Kant nói về thuyết “một thế giới” như một chân trời mang tính lí thuyết. Trong suốt thế kỉ XIX, các thế lực châu Âu tiến hành xâm lấn các vùng đất trên thế giới. Họ mượn cách nói của Wallerstain, từ trung tâm của “hệ thống thế giới” có thể tiến đến bất cứ một địa điểm “phụ cận” nào, và bắt đầu biến toàn bộ bề mặt trái đất thành thị trường thế giới. Bước sang thế kỉ XX, thuyết “một thế giới” không còn là một lí thuyết để chúng ta hướng tới, mà nó đã thực sự trở thành hiện thực. Nghiên cứu văn hoá khu vực bắt đầu được chú ý tới kể từ thời kì con người ta ý thức được rằng “sống trong cùng một thế giới giống nhau”. Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng, đối với nghiên cứu văn hoá khu vực, toàn cầu hoá không chỉ đơn thuần là “mẹ” mà đó là một bà mẹ ăn thịt chính đứa con của mình. Toàn cầu hoá như một cái xe lu khổng lồ cán nát những nét độc đáo, những đặc trưng riêng của “văn hoá” và “khu vực”, thúc đẩy quá trình đồng hoá. Bị bỏ lại trong một thế giới không còn tính đa dạng, nghiên cứu văn hoá khu vực cũng bị mất đi đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa tồn tại của mình. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu văn hoá khu vực luôn bị quá trình toàn cầu hoá đe doạ. Tôi không đồng ý với cách nhìn nhận này song phải thừa nhận đây là một cách nhìn khiến người ta không thể làm ngơ. 2. Ở Trường Đại học Tokyo, nghiên cứu văn hoá khu vực được tiến hành như thế nào? Vấn đề này đã được đề cập đến trong một báo cáo khác nên tôi không đề cập lại ở đây. Tuy nhiên nếu cho tôi nói đôi lời về phương pháp luận của nghiên cứu văn hoá khu vực thì có thể nói không tồn tại một phương pháp luận cụ thể nào mang tính quyết định rằng “đây chính là nghiên cứu văn hoá khu vực”. Vốn dĩ những giảng viên chuyên về nghiên cứu văn hoá khu vực của Trường Đại học Tokyo không có một ai đã từng học về nghiên cứu văn hoá khu vực như một môn học độc lập. Phải chăng không tồn tại một phương pháp luận cụ thể cho nghiên cứu văn hoá khu vực là một khiếm khuyết? Thiếu một phương pháp luận cụ thể quả là có làm cho câu hỏi “văn hoá khu vực là gì” càng khó trả lời hơn. Song tôi không cho rằng đó là khiếm khuyết, mà hơn thế có thể coi đó là một tư chất phát huy được khả năng và tính mềm dẻo vốn có của đối tượng nghiên cứu là “văn hoá” và “khu vực”. Những giảng viên chuyên nghiên cứu về bộ môn của chúng tôi có xuất phát điểm từ nhiều ngành khác nhau như: tư tưởng, văn học, lịch sử, chính trị, xã hội… Việc có thể thông hiểu hết các lĩnh vực đó là một điều không thể. Trong công tác chuyên sâu nghiên cứu - thể chế giáo dục, mỗi thành viên vừa tiến hành nghiên cứu và giảng dạy, vừa ấp ủ những mối quan tâm và sự trân trọng vào một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn khác với chuyên môn của mình. Nghiên cứu văn hoá khu vực là một lĩnh vực nghiên cứu mang tính phức hợp, được hình thành dựa trên mối gắn kết hữu cơ giữa các nhà nghiên cứu như thế. Chuyên môn của tôi là tư tưởng và triết học Pháp. Chế độ cộng hoà ở Pháp được hình thành như một cơ cấu mang tính lí thuyết. Bẻ cong tinh thần Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái, dưới cái mác “sứ mệnh khai phá văn minh”, nước Pháp đã bước vào con đường chủ nghĩa đế quốc thực dân. Tuy nhiên khi khảo sát kĩ cái cơ cấu mang tính bình quyền chủ nghĩa có tên gọi là chế độ cộng hoà đó, thì có thể thấy trong đó khó có thể tránh khỏi nảy sinh một câu hỏi: “phải làm gì với việc đồng nhất những người nước ngoài vào Pháp”. Như thế, những người vào nước Pháp với tư cách là “những người lao động nước ngoài” bỗng chốc trở thành những người “dân di cư” có vị trí chủ nhà. Vấn đề làm thế nào để có thể đồng nhất ý nghĩa thực của “dân di cư” với “dân cư” (thị dân) thì cho tới tận ngày nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Với những nước đang phải đối mặt với tình trạng dân số bị già hoá, dân số ngày càng ít đi như Nhật Bản thì trong giới kinh tế đặt ra yêu cầu phải tiếp nhận “người lao động nước ngoài”. Thế nhưng tiếp nhận họ như thế nào thì vẫn chưa được chính thức đưa ra thảo luận. Việc đưa vào giới thiệu những vấp váp của Pháp trong xã hội Nhật Bản cũng có thể coi là một nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu văn hoá khu vực. Việc nghiên cứu văn hoá khu vực của Pháp không chỉ khép kín trong phạm vi một quốc gia mà nghiên cứu về Pháp được tiến hành trong sự đồng nhất với châu Âu và là một con đường để dẫn tới nghiên cứu châu Âu. Hơn thế nữa bản thân nước Pháp cũng đã là một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hoá cho nên không thể hiểu về nước Pháp nếu chỉ tìm hiểu về văn hoá cổ truyền của Pháp. Trong những học viên đã tốt nghiệp của tôi có không ít người đã xuất phát từ nghiên cứu di dân của Pháp, và đi đến những quốc gia có công dân là những người dân di cư đang sinh sống tại Pháp như: Philippin, Iran, Pakistan, Achentina… để tìm hiểu và nghiên cứu. Ngoài ra cũng có những người chọn điểm xuất phát từ nghiên cứu những người dân di cư nguồn gốc châu Phi và mở rộng chuyên môn của mình tới vùng Tây Phi. Tiến hành nghiên cứu với một tinh thần rộng mở thì nghiên cứu về một khu vực bất kì nào đó cũng trở thành một bước đệm nối liền với những khu vực khác nữa. 3.Tôi nhận được thông báo tham gia hội nghị tại Hà Nội vào tháng 7. Lần đầu tiên tới Việt Nam, tôi muốn tìm hiểu rất nhiều điều song không có nhiều thời gian chuẩn bị. Tôi chợt nghĩ ra sao lại không thử đặt bước nhập môn cho việc nghiên cứu văn hoá khu vực Việt Nam bằng công trình nghiên cứu tổng quan về Pháp đã được phát hành tại Pháp. Có một cuốn sách vừa mới được xuất bản vào tháng 5 vừa rồi có tên là “Người Việt Nam trầm lặng”. Tiêu đề này được đặt theo mô tuýp cuốn tiểu thuyết “Người Mĩ trầm lặng” của Graham Greene. Cuốn “Người Việt Nam trầm lặng” có liên quan tới một điệp viên có tên là Phạm Xuân Ân, từ trần ngày 20 tháng 9. Như tôi được biết ở Việt Nam có ít nhất hai cuốn sách kể về những nhân vật được biết đến như những “điệp viên hoàn hảo”. Chuyện kể lại khi những thông tin hết sức chính xác của ông - một nhà báo của tờ Thời báo Sài Gòn, được chuyển tới bộ tham mưu tại Hà Nội thì thủ tướng Phạm Văn Đồng cười mãn nguyện, còn đại tướng Võ Nguyên Giáp nói “bây giờ chúng ta đã tiến sâu vào Bộ tham mưu của Mĩ”. Như đã dự đoán từ trước, nếu tiến hành nghiên cứu văn hoá khu vực Việt Nam thì điều đầu tiên bắt gặp là hai từ “chiến tranh”. Có một con số như thế này. Đó là số liệu của một cuộc điều tra tiến hành trên 60 quốc gia, tìm hiểu xem người ta trả lời như thế nào khi được hỏi “bạn có chiến đấu để bảo vệ tổ quốc mình không?”. Trong kết quả trả lời đã có một sự khác biệt rất lớn giữa Việt Nam và Nhật Bản. Những người trả lời là “có” ở Nhật chỉ chiếm 15,6%, còn ở Việt Nam là 94,4%. Việt Nam và Nhật Bản, một nước có tỷ lệ cao nhất còn một nước có tỷ lệ thấp nhất trong số các nước có số liệu điều tra. Phải chăng là vì người Nhật Bản hèn nhát còn người Việt Nam thì dũng cảm? Hay tại vì người Nhật rất yêu chuộng hoà bình còn người Việt Nam thì hiếu chiến? Không, có lẽ không phải chỉ đơn giản như thế. Nhật Bản, không thuyết phục được mọi người đi theo con đường chính nghĩa nên đã chiến đấu cho một cuộc chiến tranh không đem lại lợi ích gì. Việt Nam cũng đã trải qua một cuộc chiến tranh bi thảm song đó là một cuộc chiến không thể thiếu để thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân và để bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc. Chúng tôi có rất nhiều công trình nghiên cứu nói về chiến tranh Việt Nam và ý nghĩa của cuộc chiến này tiêu biểu như công trình của GS Hiệu phó Furuta Motoo. Như vậy, hai con số trên đây có thể coi là cửa vào cho một nghiên cứu có quy mô lớn về tổng quan văn hoá và xã hội. Gần đây tôi vô tình phát hiện ra, một người bạn thân người Pháp của tôi lại chính là một chuyên gia nghiên cứu Việt Nam. Người bạn làm việc trong Sứ quán Pháp tại Nhật đó đã viết ra hầu hết tuyển tập “Anh hùng và cách mạng ở Việt Nam: năm 1948-1964”. Anh ấy đã đưa ra sự hình thành “anh hùng mới” và ghi lại quá trình bắt đầu bước đi trên con đường chuyển đổi từ một Việt Nam với nghĩa là “tổ quốc” (đất của cha ông) sang một quốc gia có chủ quyền. Quyển sách đó tôi mới có trong tay nên vẫn chưa đọc hết. Song đáo qua phần kết thì “anh hùng mới” nắm vị trí như một hình tượng kết nối giữa quá khứ và tương lai chỉ của riêng Việt Nam. “Anh hùng mới” vốn được du nhập vào từ Liên Xô và Trung Quốc. Thế nhưng nó được gắn kết với hình tượng anh hùng từ thời xưa, trở thành bằng chứng cho sự tồn tại rất riêng của Việt Nam, và trở thành cầu nối giữa bằng chứng cho sự tồn tại đó với tương lai. Giữa Việt Nam và Pháp đã từng có một quá khứ không vui. Thế nhưng ở Pháp những mối quan tâm về Việt Nam đã và vẫn hết sức mãnh liệt. Với tư cách là một nhà nghiên cứu về nước Pháp tôi rất muốn biết các bạn cảm nhận như thế nào về nước Pháp. 4. Trên đây tôi đã trình bày về nghiên cứu văn hoá khu vực của riêng mình, trong đó có lẽ hơi quá nhấn mạnh vào vấn đề “chiến tranh”. Đương nhiên đối tượng nghiên cứu của ngành nghiên cứu văn hoá khu vực còn là những lĩnh vực không liên qua tới chiến tranh như nghệ thuật, tập quán, truyền thống… Chỉ có điều nếu nói theo ngôn từ của Antonio Grahamce “trí lực của chủ nghĩa bi quan và ý chí của chủ nghĩa lạc quan” thì cần phải xem xét tới mối nguy hại của chiến tranh và đấu tranh. Ở đây không có ý đề cập tới việc phải chuẩn bị vũ khí để đối phó với chiến tranh mà hàm ý muốn nói phải phân tích các mặt của chiến tranh để hướng tới hoà bình. Đối với tôi và nhiều sinh viên, nghiên cứu văn hoá khu vực Pháp mở ra cánh cửa đến với các nước châu Âu và châu Phi khác. Đồng thời nó cũng hướng sự chú ý tới khu vực Trung Đông còn nằm trong vùng lửa đạn. Pháp là nước có số dân người Ả Rập và Do Thái tập trung đông nhất châu Âu. Vì thế nó cũng mang trong mình vấn đề Trung Đông, và trở thành một vấn đề trong nước. Khi nào chưa có hoà bình thì khi đó vẫn chưa thể giải toả được nỗi lo về tình trạng bất ổn trong nước Pháp. Tại sao vẫn chưa thiết lập được hoà bình ở Trung Đông? Có một cuốn sách do một đặc phái viên của hãng truyền hình quốc gia Pháp làm việc tại Ixraen hơn 20 năm, tên là Charles Enderlin đã viết có tên là: “Giấc mơ tan vỡ - Lịch sử phá vỡ nền hoà bình Trung . nghiên cứu và giảng dạy, vừa ấp ủ những mối quan tâm và sự trân trọng vào một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn khác với chuyên môn của mình. Nghiên cứu văn hoá khu vực là một lĩnh vực nghiên cứu. riêng của văn hoá và khu vực , thúc đẩy quá trình đồng hoá. Bị bỏ lại trong một thế giới không còn tính đa dạng, nghiên cứu văn hoá khu vực cũng bị mất đi đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa. luận. Việc đưa vào giới thiệu những vấp váp của Pháp trong xã hội Nhật Bản cũng có thể coi là một nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu văn hoá khu vực. Việc nghiên cứu văn hoá khu vực của Pháp

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan