MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH BAN ĐẦU VỀ KHÔNG GIAN KINH TẾ MỞ ĐÔNG - TÂY Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP

8 259 0
MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH BAN ĐẦU VỀ KHÔNG GIAN KINH TẾ MỞ ĐÔNG - TÂY Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH BAN ĐẦU VỀ KHÔNG GIAN KINH TẾ MỞ ĐÔNG - TÂY Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP ThS. Nguyễn Minh Hiếu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Cùng với xu hướng mở rộng không gian kinh tế biển phía Đông [9], việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu phía Tây [1] là một trong những hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế Việt Nam trong thời kì hội nhập. Xét trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là dưới giác độ địa lí kinh tế – xã hội, xu hướng phát triển trên không chỉ phù hợp với thực trạng kinh tế của đất nước mà còn hiện thực hóa những chủ trương, chính sách phát triển nước ta trước mắt và lâu dài. Một số nhà địa lí kinh tế – xã hội nhận định rằng, thế kỉ XXI là thế kỉ hướng về biển và đại dương. Điều này càng có ý nghĩa khi dân số tăng trưởng nhanh, tình trạng khan hiếm tài nguyên sản xuất đang dần xuất hiện đó đây trên thế giới, hơn nữa, sự hiểu biết về biển và đại dương của nhân loại gia tăng theo cấp số nhân,… Đối với các nước giáp biển, đặc biệt là những nước có tính biển cao như nước ta, những lợi thế gắn liền với biển và đại dương lại càng được chú trọng và khẳng định vai trò. Nhìn lại quá khứ, chúng ta thấy rằng, những cường quốc về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, quân sự đều gắn với biển và sở hữu các vùng biển rộng lớn. Không những thế, các nước này luôn muốn mở rộng ảnh hưởng của mình về những vùng biển, những đại dương bao la vốn chứa đựng trong lòng nó những tiềm lực khổng lồ. Vấn đề này càng thể hiện rõ hơn trong thời kì hội nhập, đặc biệt là hội nhập kinh tế, khi khối lượng hàng hóa, thông tin, năng lượng, vốn và nhân lực được luân chuyển với khối lượng càng lớn và chu trình vận chuyển ngày càng nhanh mà đường biển chiếm tỉ trọng rất cao so với các loại hình vận chuyển khác với chi phí khá cạnh tranh. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó. Là quốc gia có tính biển 278 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM khá cao [4, 7], phân bố ở trung tâm khu vực ASEAN với nền kinh tế năng động, có nhiều tiềm năng và tiềm lực phát triển (thị trường tiêu thụ tương đối lớn trong sự tin tưởng của người tiêu dùng cao, nguồn lao động dồi dào, sáng tạo, có kinh nghiệm, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng và ổn định, ) nên chúng ta phải nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới. Một trong những phương cách ấy là ưu tiên đẩy mạnh phát triển không gian kinh tế biển phía Đông. Thêm vào đó, lịch sử phát triển đất nước đã chứng minh, trong quá khứ trên vùng biển nước ta đã từng có nhiều thương cảng nổi tiếng và đây cũng là những điểm dừng chân quan trọng của các tuyến hải trình quốc tế. Những cuộc khai quật khảo cổ học cho thấy rằng, nhiều tàu biển trong khu vực và các châu lục khác đã tiến hành buôn bán, trao đổi hàng hóa tại đây, thậm chí, một số hãng buôn lớn của Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ,… đã đặt văn phòng, mở công ti tại các thương cảng lớn ở nước ta trên cả ba miền. Trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi thống nhất đất nước, chúng ta có nhiều điều kiện nghiên cứu và khảo sát vùng biển rộng lớn, bước đầu khẳng định tiềm năng và vai trò to lớn của biển đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc, góp phần xây dựng hòa bình và thịnh vượng của các nước trong khu vực, đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Cho đến nay, nhiều học giả trong và ngoài nước đã dành cả cuộc đời mình nghiên cứu về Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu sự thống nhất và phân dị của thiên nhiên nước ta, song song đó là quá trình nghiên cứu tổ chức lãnh thổ sản xuất của dải đất hình chữ S này. Sự phong phú, đa dạng trong sự thống nhất và phân dị thiên nhiên nước ta là nguồn lực bổ sung, hoàn thiện cho một nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa nhiệt đới đặc sắc, là bệ phóng quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thời kì hội nhập. Đồng thời, sự phân dị và thống nhất thiên nhiên nước ta sẽ tạo điều kiện cho sự phân dị và bổ sung, hoàn thiện các nguồn lực kinh tế mang đậm dấu ấn nhiệt đới với lợi thế cạnh tranh (động và tĩnh) cao trong khu vực và thế giới. Điều này thể hiện rõ qua cơ cấu hàng hóa sản xuất và một phần hàng hóa được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Một vài nhận định ban đầu về không gian kinh tế mở Đông ‑ Tây ở Việt Nam 279 Những nhận định ban đầu về không gian kinh tế mở ở Việt Nam của các nhà địa lí (Việt Nam, Pháp, Nga,…) trong thời gian trước đây giờ lại càng thể hiện rõ hơn dưới những điều kiện, yêu cầu và thực trạng của thời kì hội nhập. Không gian kinh tế phát triển về các hướng đã và đang từng bước hình thành rõ nét cùng với chiến lược quy hoạch lâu dài thông qua các chương trình phát triển kinh tế dài hạn trên khắp các vùng kinh tế. Một trong những mô hình hữu hiệu đó là việc đẩy mạnh phát triển các khu kinh tế cửa khẩu phía Tây đất nước. Chiến lược phát triển này không chỉ góp phần củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng thế trận toàn dân mà còn mang lại những ý nghĩa hết sức to lớn với vai trò là một bộ phận hữu cơ của thực thể kinh tế Việt Nam [1]. Trong chiến lược phát triển các khu kinh tế cửa khẩu đến năm 2020, cả nước sẽ có hơn 30 khu kinh tế cửa khẩu toạ lạc trên hơn 4500 km đường biên giáp với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Với tốc độ phát triển như hiện nay, mục tiêu đặt ra cho kim ngạch xuất nhập khẩu qua các khu kinh tế cửa khẩu vào thời điểm 2020 khoảng 42 – 43 tỉ USD/năm là hoàn toàn có cơ sở. Đồng thời, để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Chính phủ, các cấp, các Bộ ngành đã vạch ra chiến lược mở rộng phát triển mạng lưới giao thông vận tải cả về chiều dọc lẫn chiều ngang đất nước, cùng với những ưu tiên về thể chế phát triển đặc biệt. Hình 1: Mô hình giao thoa hình thành theo thể chế khu kinh tế cửa khẩu Trong đó: (1) Chính sách hỗ trợ khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) (2) Thể chế kinh tế cửa khẩu (KTCK) 280 Nguyễn Minh Hiếu Chính sách nước láng giềng Chính sách quốc gia Quy định địa phương 1 1 1 2 Kết quả là trong những năm gần đây, tiềm lực của các khu kinh tế cửa khẩu được củng cố và phát triển rất nhanh, ổn định. Một điều dễ dàng thấy được đó là bộ mặt của các khu kinh tế cửa khẩu đã thay đổi, sức sống của vùng biên giới được đánh thức và trên hết là chúng ta đã khơi dậy được tiềm năng của dải đất phía Tây đất nước vốn chứa đựng trong nó những tiềm năng to lớn. Việc mở rộng không gian kinh tế phía Tây đã hình thành và góp phần gia tăng khối lượng và cường độ luân chuyển các luồng hàng hóa, vật chất, thông tin, nhân lực và năng lượng ngày càng lớn với khối lượng, tốc độ trao đổi ngày càng nhanh hơn. Những luồng, tuyến vận chuyển được hình thành ngang dọc theo hướng Đông – Tây và ngược lại, đang từng ngày, từng giờ phát huy vai trò và thế mạnh của nó theo hướng từ nội địa ra bên ngoài và ngược lại thông qua các cửa khẩu (cửa khẩu địa phương, quốc gia và quốc tế dưới hình thức chính ngạch và tiểu ngạch). Bên cạnh đó, qua thí điểm và thực tế vận hành trong thời gian qua (từ 1996 đến nay) tại một số khu kinh tế cửa khẩu cho thấy, yêu cầu phát triển nội tại đã đặt ra và đòi hỏi phải có những thể chế phát triển đặc thù và phù hợp hơn. Chính vì thế, các khu kinh tế cửa khẩu đã hình thành nên một thể chế vận hành linh hoạt, thích ứng với các đối tác bên ngoài lãnh thổ (các nước láng giềng và kế cận), đồng thời cũng gia tăng mức độ thẩm thấu và khả năng đề kháng đối với sự “nóng, lạnh” nhanh chóng của nền kinh tế khu vực và thế giới,… Trên bình diện cả nước, các khu kinh tế cửa khẩu ví như là những vành đai hữu hiệu, thực hiện chức năng “phên dậu” trên nhiều lĩnh vực, từ an ninh quốc phòng đến phát triển kinh tế – xã hội cả nước. Việc phân định biên giới trên bộ với các nước láng giềng cũng như tăng cường trao đổi, giao lưu trên nhiều lĩnh vực đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế trong nội địa và vùng biên. Trong quá trình vận hành các khu kinh tế Đông – Tây, các hành lang kinh tế, các tuyến lực sẽ dần dày hơn, các cực, đỉnh trên toàn tuyến sẽ mau chóng lớn mạnh và tạo ra một lực tương tác (lực hút và lực đẩy) với các cực, đỉnh xung quanh (trong phạm vi lãnh thổ và phía bên kia biên giới). Dần dần sẽ hình thành những không gian kinh tế đặc thù với phạm vi lan tỏa ngày càng sâu và rộng. Đồng thời, trong quá trình phát triển, kinh tế nội địa cũng sẽ hình thành nên các tam, tứ giác tăng trưởng song hành, hỗ trợ và bổ sung cũng như cung cấp các dịch vụ bảo đảm vận hành thông suốt Một vài nhận định ban đầu về không gian kinh tế mở Đông ‑ Tây ở Việt Nam 281 trên toàn hệ thống. Kinh nghiệm các nước chỉ ra rằng, tất yếu sẽ hình thành các luồng, các thế đứng theo nhiều mô hình phát triển khác nhau với các cực đầu mối thường xuất phát từ nền kinh tế trong nội địa của các nước tham gia. Hình 2: Sơ đồ các KKTCK tỉnh An Giang và phía nước bạn và các tam giác tăng trưởng Nhưng dù vận hành theo mô hình nào đi chăng nữa, giữa chúng vẫn luôn tồn tại mối quan hệ hữu cơ giữa kinh tế nội địa và vùng biên, hay nói một cách khác hơn, mối quan hệ giữa vùng trung tâm và ngoại vi luôn được duy trì và mở rộng. Xét dưới góc độ không gian phát triển, đó là sự tác động và chịu tác động giữa không gian kinh tế phía Tây và không gian kinh tế biển phía Đông đất nước trong sự thống nhất và đa dạng thời hội nhập. Đi sâu nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy các mối tương tác trên diễn ra hàng ngày, hằng giờ với phạm vi và cường độ ngày càng lớn từ đầu vào cho đến đầu ra. Đi từ phía Tây xuống phía Đông đất nước, thiên nhiên nước ta có sự chuyển tiếp của tự nhiên từ địa hình núi xuống khu vực đồng bằng, vùng ven biển. Quá trình chuyển tiếp đó thể hiện qua sự phân bậc về mặt địa hình, sự phân dị liên lục của các loài động, thực vật, sự phân hóa về nhiệt độ, lượng mưa, lượng bức xạ, tài nguyên thiên nhiên,… Do vậy, mới nhìn vào, chúng ta tưởng chúng có sự phân hóa 282 Nguyễn Minh Hiếu Phnông Pênh Băng Cốc Phum Đên - Tịnh Biên An Giang Cần Thơ TP. HCM Chrây Thum - Khánh Bình On Xa No - Vĩnh Xương riêng nhưng nếu xét trên sự thống nhất và đa dạng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa lại thấy rằng, quá trình này là sự bổ sung, chuyển tiếp trong chu trình phát triển, phân bố, vận chuyển của các hệ thống thiên nhiên và kinh tế. Thế mạnh của khu vực này, vùng này sẽ bổ sung những hạn chế, thiếu xót của vùng khác, khu vực khác, tất cả tạo nên sự liên thông, liên hoàn trong các chu trình tự nhiên và kinh tế đã, đang và sẽ vận hành trên toàn lãnh thổ nước ta. Đó là chưa kể đến những nét tương đồng trên các phương diện dân tộc học, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, môi trường,… cũng như lịch sử phát triển của mỗi vùng, mỗi cộng đồng, dân tộc sinh sống trong các không gian mở ấy. Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu vĩ mô nào đề cập đến việc phát triển bền vững các vùng kinh tế trên toàn lãnh thổ Việt Nam với những tiêu chí cụ thể và rõ ràng. [6] Thế nhưng, tác động của việc phát triển kinh tế trong thời gian vừa qua đến môi trường nội vùng và liên vùng vẫn đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sản xuất trước mắt cũng như lâu dài. Quá trình này thể hiện rõ thông qua các dòng chảy địa hình (sông, suối, kênh rạch, ao hồ,…) từ Tây – Bắc xuống Đông – Nam trong không gian kinh tế Tây – Đông ở nước ta. Một khi trình độ quản lí lỏng lẻo và lạc hậu, trình độ khoa học – kĩ thuật kết tinh trong các dây chuyền sản xuất và thành phẩm làm ra thấp, mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu nhiều; kéo theo đó là mức độ ô nhiễm môi trường khá lớn ở các khu vực vùng cao (biên giới, các khu vực phía Tây đất nước) sẽ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, tiềm năng của địa phương, chất lượng cuộc sống,… không chỉ các khu vực lân cận trong vùng mà còn để lại những hậu quả khôn lường ở các khu vực hạ lưu và đồng bằng ở phía Đông. Với tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay, vấn đề phát triển bền vững không còn là bài toán của từng vùng, nội vùng, mà đó còn là vấn đề liên vùng và cả nước [5]. Mỗi vùng công nghiệp, nông nghiệp hay vùng kinh tế tổng hợp đều có một không gian hình thành và phát triển riêng biệt với sức hút, phạm vi lan tỏa và vai trò khác nhau. Chính sự khác biệt đó tạo nên dấu ấn và thế mạnh của từng vùng [2, 3]. Trong mối tương quan cần thiết và hỗ trợ, giữa không gian kinh tế phía Đông và phía Tây của đất nước ta có sự giao thoa giữa những thế mạnh, hạn chế và có sự liên hoàn trong các băng chuyền tự nhiên và kinh tế – xã hội. Vấn đề còn lại trong quy hoạch Một vài nhận định ban đầu về không gian kinh tế mở Đông ‑ Tây ở Việt Nam 283 và tổ chức sản xuất là cần tạo động lực phát triển trên cơ sở vận dụng sáng tạo và linh hoạt các thể chế, chính sách thông qua những chiến lược phát triển trước mắt và lâu dài của các vùng kinh tế trên lãnh thổ nước ta, hình thành các vùng “biên giới mềm” với lợi thế cạnh tranh động được tạo nên từ sự mềm dẻo, sáng tạo, linh hoạt thể chế ưu đãi của Trung ương, địa phương và sự ứng biến với những thay đổi từ nước bạn. Ở mỗi vùng, cần tập trung các nguồn lực phát triển dựa trên các ngành trọng điểm, tạo “cú đấm” tăng trưởng với vai trò đột kích và mang tính cạnh tranh (ở cả 3 cấp độ: quốc gia, ngành, nhóm sản phẩm) không chỉ đối với các nước trong khu vực có cùng thế mạnh mà còn là việc hình thành các không gian kinh tế chuyên biệt mang tầm vóc quốc tế với Thâm Quyến (Trung Quốc); Singapore (Singapore) hay thung lũng Silicon (Hoa Kì), … là những minh chứng cụ thể. Tóm lại, trong quá trình quy hoạch, phát triển kinh tế đất nước trước mắt và lâu dài, chúng ta cần có chiến lược phát triển cụ thể, khoa học theo hướng phát triển bền vững, không phá vỡ các hệ thống vốn có trong nền kinh tế đất nước có tính đến các không gian kinh tế Đông – Tây cũng như sự phối kết hợp giữa chúng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Minh Hiếu (2008), Một số vấn đề về kinh tế cửa khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ Ba – Việt Nam: Hội nhập và Phát triển, Nxb ĐHQG Hà Nội. [2] Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam: Từ lí luận đến thực tiễn, Nxb Lao Động, Hà Nội, 237 trang. [3] Lê Thị Hường và nnk, Kinh tế vùng, tài liệu lưu hành nội bộ. [4] Vũ Văn Phái (2008), Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ Ba – Việt Nam: Hội nhập và Phát triển, Nxb ĐHQG Hà Nội. [5] Đặng Văn Phan, Nguyễn Minh Hiếu (2008) ,Một số vấn đề cần quan tâm về ô nhiễm môi trường tại các khu kinh tế cửa khẩu nước ta hiện nay, Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc, Nxb Khoa học – Kĩ thuật, Hà Nội, tr. 56 – 60. 284 Nguyễn Minh Hiếu [6] Phương pháp luận nghiên cứu kinh tế vùng, tài liệu lưu hành nội bộ. [7] Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử (2008), Tài nguyên vị thế biển Việt Nam: Định dạng, tiềm năng và định hướng phát huy giá trị, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ Ba – Việt Nam: Hội nhập và Phát triển, Nxb ĐHQG Hà Nội,. [8] Lê Bá Thảo (2007), Những công trình khoa học địa lí tiêu biểu, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 975 trang. [9] Vũ Như Vân (2007), Chiến lược Biển Đông – một cách nhìn từ triết lí phát triển bền vững, Hội nghị Thông tin và định vị phát triển kinh tế biển Việt Nam Nxb Khoa học – Kĩ thuật, Hà Nội, tr. 14 – 19. Một vài nhận định ban đầu về không gian kinh tế mở Đông ‑ Tây ở Việt Nam 285 . MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH BAN ĐẦU VỀ KHÔNG GIAN KINH TẾ MỞ ĐÔNG - TÂY Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP ThS. Nguyễn Minh Hiếu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Cùng với xu hướng mở rộng không gian kinh. không gian kinh tế mở Đông ‑ Tây ở Việt Nam 279 Những nhận định ban đầu về không gian kinh tế mở ở Việt Nam của các nhà địa lí (Việt Nam, Pháp, Nga,…) trong thời gian trước đây giờ lại càng thể. và kinh tế – xã hội. Vấn đề còn lại trong quy hoạch Một vài nhận định ban đầu về không gian kinh tế mở Đông ‑ Tây ở Việt Nam 283 và tổ chức sản xuất là cần tạo động lực phát triển trên cơ sở

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan