THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG

13 695 3
THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG ThS. Nguyễn Thị Hoàn Đại học Kinh tế Quốc dân Tiểu vùng sông Mê Kông bao gồm tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và 5 nước Asean gồm Mi‑an‑ma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam với tổng diện tích 2,33 triệu km 2 . Đây là khu vực có tiềm năng kinh tế rất lớn với trữ lượng tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản rất phong phú. Theo các công trình nghiên cứu, đây là “nhà” của hơn 1.300 loài thủy sản với khoảng 240 loài cá trong đó có cá nheo lớn có thể dài tới 3 mét và nặng 300kg (tên khoa học là Pagasianodon gisgas) và cá heo Irrawaddy có thể dài 2,5 mét và nặng 150kg đã được ghi vào danh sách những loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng của Liên minh thế giới bảo vệ thiên nhiên (UICN) năm 2003 (1). Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) trên độ cao 5.000m, với chiều dài khoảng 4.800km, sông Mê Kông đứng thứ 12 trong các con sông dài nhất thế giới. Mặc dù chỉ đứng thứ 21 trong các lưu vực sông rộng nhất thế giới nhưng sông Mê Kông được xếp hàng thứ 8 trong số các con sông nhiều nước nhất trên thế giới, với tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 475 tỷ m 3 nước. Sông Mê Kông có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hơn 60 triệu người dân các nước lưu vực, nhất là các nguồn lợi về nông lâm nghiệp, thủy sản, thủy điện và giao thông thủy. Việt Nam là quốc gia nằm ở tận cùng lưu vực sông Mê Kông, là cửa ngõ các tuyến giao thông quan trọng trong lưu vực. Đối với Việt Nam lưu vực sông Mê Kông chiếm 25% diện tích lãnh thổ và 35% dân số của đất nước nên khu vực này có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế ‑ xã hội, môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng của Việt Nam. Năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Chương trình Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) đã được CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 303 hình thành. Đây là chương trình hợp tác toàn diện bao gồm phạm vi hoạt động rất rộng lớn và tập trung vào phát triển 7 lĩnh vực chính: giao thông ‑ vận tải, năng lượng, bưu chính ‑ viễn thông, môi trường, thương mại ‑ đầu tư, du lịch và nguồn nhân lực. Nhiệm vụ của GMS là tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa các nước có liên quan và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết. Mục tiêu chung của GMS là thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước, đưa Tiểu vùng Mê Kông nhanh chóng trở thành vùng phát triển năng động và thịnh vượng trong khu vực. Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), trong thực tế đã chứng minh là một chương trình hết sức quan trọng về sự hợp tác quốc tế trong khu vực. Cho đến nay 6 nước tiểu vùng sông Mê Kông đã tổ chức được 3 Hội nghị thượng đỉnh. Năm 2002, các nhà lãnh đạo các nước Tiểu vùng Mê Kông đã tiến hành Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên ở Phnôm Pênh (Cam‑pu‑chia) với Tuyên bố chung “Hiện thực hóa Chiến lược hợp tác chung vì mục đích công bằng, phồn vinh và thịnh vượng trong GMS”. Chương trình hợp tác GMS thời kỳ 2002‑ 2004 có hàng chục dự án và chương trình hợp tác với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD do ADB tài trợ. Trong đó có 3 dự án liên quan mật thiết đến Việt Nam là Dự án xây dựng hành lang Đông ‑ Tây; Dự án xây dựng hành lang duyên hải miền Nam (kết nối các tỉnh ven biển của Cam‑pu‑chia với Hà Tiên, Kiên Giang của Việt Nam); Dự án hành lang phía Bắc (nối Côn Minh, Trung Quốc với Hải Phòng, Quảng Ninh của Việt Nam). Những dự án này không chỉ nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc đẩy mạnh thương mại, đầu tư mà còn góp phần vào việc phát triển văn hóa, du lịch giữa các nước GMS. Năm 2005 Hội nghị thượng đỉnh GMS lần 2 đã diễn ra tại Côn Minh (Trung Quốc) với chủ đề “Thúc đẩy quan hệ đối tác vì sự thịnh vượng chung” để bàn về quá trình hợp tác trước đây và tương lai của quan hệ đối tác giữa các nước, củng cố mối quan hệ của các nước trong vùng. Các nước trong tiểu vùng đã hợp tác trên các lĩnh vực giao thông‑vận tải, năng lượng, môi trường, du lịch, bưu chính viễn thông, thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quá trình hợp tác của các nước trong tiểu cùng đã góp phần cải thiện đời sống cho hàng triệu người nghèo. Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, tiểu vùng Mê Kông đang đứng trước những thách thức to lớn đó là tình trạng đói nghèo, kém phát triển, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp gây nhiều thiệt hại 304 Nguyễn Thị Hoàn cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Do đó, các nước trong tiểu vùng Mê Kông cần phối hợp tìm kiếm các giải pháp khắc phục đói nghèo, lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phát triển cơ sở hạ tầng trong tiểu vùng Mê Kông là tiền đề quan trọng để thúc đẩy thương mại đầu tư và nâng cao khả năng cạnh tranh của từng nền kinh tế, của cả tiểu vùng mà trong đó nỗ lực của mỗi nước là rất quan trọng. Tuy nhiên, đa số các nước trong tiểu vùng còn nghèo nên rất cần sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển châu Á ‑ tổ chức đã khởi xướng và hỗ trợ to lớn cho chương trình hợp tác trong tiểu vùng. Vấn đề quan trọng là xây dựng các chương trình hành động cụ thể, huy động các nguồn lực trong tiểu vùng và sự hỗ trợ quốc tế, đưa quan hệ đối tác đi vào chiều sâu để phát triển vì lợi ích lâu dài của các bên. Cũng tại hội nghị, các nhà lãnh đạo các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông đã ra Tuyên bố chung và ký các văn kiện hợp tác giữa các nước trong tiểu vùng. Tuyên bố chung tái khẳng định cam kết thực hiện tầm nhìn của hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, xác định thực hiện chương trình phát triển nhằm phát huy hết tiềm năng to lớn tạo ra sự phát triển bền vững cho tất cả các nước trong khu vực, bày tỏ quyết tâm đạt được tầm nhìn chung của tiểu vùng thông qua việc tăng cường hơn nữa tính liên kết, khả năng cạnh tranh, tính cộng đồng để tăng cường quan hệ đối tác vì sự phồn vinh thịnh vượng chung. Năm 2008 Hội nghị GMS lần thứ 3 với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường kết nối” được tổ chức tại Viêng Chăn (Lào). Hội nghị GMS 3 diễn ra trong bối cảnh các chương trình, dự án hợp tác trong khuôn khổ GMS tiếp tục được đẩy mạnh và có hiệu quả thiết thực với phát triển kinh tế ‑xã hội của các nước tiểu vùng. Hội nghị GMS 3 bàn thảo 6 nội dung chính: Tăng cường kết nối giao thông; Thuận lợi hóa thương mại và giao thông; Hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân để tăng cường thương mại và đầu tư GMS Trong đó, trọng tâm là kết nối hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, coi đó là nền tảng để triển khai kết nối về nguồn lực, con người, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của từng nền kinh tế. Hạ tầng giao thông là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu đồng thời là lĩnh vực hợp tác có kết quả nổi bật nhất, tập trung vào ba hành lang kinh tế Thực trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong hợp tác phát triển 305 chính: Hành lang kinh tế Ðông ‑ Tây (EWEC) dài 1.450 km là con đường giao thông huyết mạch đầu tiên chạy qua 13 tỉnh của 4 nước thuộc GMS bắt đầu từ thành phố cảng Mao‑la‑mi‑in của Mi‑an‑ma chạy qua Thái Lan, Lào đến Việt Nam; Hành lang kinh tế Bắc‑Nam (NSEC) gồm ba tuyến dọc theo trục Bắc‑Nam là Côn Minh ‑ Chiềng Rai ‑ Băng‑cốc, Côn Minh ‑ Hà Nội ‑ Hải Phòng và Nam Ninh ‑ Hà Nội; Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) gồm ba tuyến đường nối phía nam Thái Lan qua Cam‑ pu‑chia với Việt Nam. Hàng lang kinh tế Đông ‑ Tây là một trong những trụ cột của khuôn khổ hợp tác phát triển khu vực sông Mê Kông. Mục tiêu mà EWEC nhắm đến khi được xây dựng là phát triển hợp tác kinh tế khu vực qua các cơ hội đầu tư cũng như mở ra những thời cơ làm ăn mới Theo đó thúc đẩy đầu tư, thương mại và du lịch qua biên giới giữa các nước trong khu vực. EWEC cũng mang lại những cơ hội tăng trưởng hợp tác khu vực, nâng cao mức sống của người dân. Đặc biệt, các nhà kiến tạo hành lang kinh tế Đông ‑ Tây kỳ vọng qua EWEC tạo tiền đề vững chắc để doanh nghiệp có thể tiếp cận tốt hơn các nguồn nguyên liệu, đa dạng hóa hoạt động kinh tế và xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân cũng như thực thi các chính sách kinh tế mới Tại Việt Nam, ngành nông ‑ ngư nghiệp phát triển nhanh sẽ thúc đẩy việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến sẵn như một nguồn thu ngoại tệ đáng kể. Các phương tiện vận chuyển nội địa buộc phải nhanh chóng và có những điều kiện bảo quản lạnh tốt. Các sản phẩm khác mà Việt Nam có thể xuất khẩu thông qua hành lang kinh tế này là: phân bón, thực phẩm chế biến sẵn và hàng tiêu dùng. Với việc hoàn thành cây cầu quốc tế thứ hai nối Thái Lan và Lào (cầu Hữu nghị 2) bắc qua sông Mê Kông, giao thông đường bộ của hành lang EWEC đã thông suốt và EWEC trở thành hành lang đi vào hoạt động đầu tiên trong tiểu vùng. Hành lang kinh tế dọc theo bờ biển phía Nam nối liền ba quốc gia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Vùng biển phía Nam Campuchia hiện là một trung tâm kinh tế rất phát triển thông qua cảng biển quốc tế tại Sihanoukville. Những phát triển tại khu vực này sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho những dự án khác như khai thác nguồn dầu thô tại vịnh Thái Lan, xây dựng các tuyến giao thông nối liền với vùng công nghiệp 306 Nguyễn Thị Hoàn ở cảng biển phía Đông Thái Lan, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển các ngành nông ‑ ngư nghiệp phía Nam Việt Nam. Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo 6 nước đã tham dự Lễ chào mừng hoàn thành Tuyến đường Côn Minh ‑ Chiềng Rai – Băng Cốc (Tuyến đường 3 trong hành lang kinh tế Bắc ‑ Nam). Năm 2007, GMS đã thông qua Chiến lược giao thông Tiểu vùng Mê Kông 2006‑2015 điều chỉnh lại quy hoạch các hành lang tiểu vùng. So với quy hoạch trước đây, trong chiến lược giao thông GMS điều chỉnh có một số điểm mới là: Mở các tuyến liên kết ba hành lang chính trước đây; mở thêm các tuyến mới phía Tây liên kết tiểu vùng Mê Kông với Ấn Ðộ; ngoài ba cửa ngõ ra biển phía Ðông hiện có là thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Ðà Nẵng, mở thêm hai cửa ngõ mới ở Việt Nam là Thanh Hóa và Quy Nhơn. Năng lượng là lĩnh vực hợp tác triển vọng do tiềm năng thủy điện trong tiểu vùng khá lớn. Ðể tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán và truyền tải điện, ngoài việc ký Hiệp định Thương mại và Năng lượng khu vực tại Hội nghị GMS 1 (tháng 11‑2002); Bản ghi nhớ về nguyên tắc cơ bản đối với việc triển khai Hiệp định Thương mại và Năng lượng khu vực tại Hội nghị GMS 2 (tháng 7‑2005), tại đây, các nhà lãnh đạo cũng đã ký Bản ghi nhớ lộ trình thực hiện Hiệp định Thương mại điện năng GMS. Các nước trong tiểu vùng cũng đang triển khai các nghiên cứu về mạng lưới điện trong ASEAN, nghiên cứu khả thi về phát triển thủy điện và kết nối đường dây truyền tải điện. Về hợp tác viễn thông, ADB đã tích cực cho vay vốn để thực hiện dự án xây dựng mạng lưới trục viễn thông GMS và Mạng xa lộ thông tin GMS. Tại hội nghị này, với nỗ lực chung của nhà tài trợ và các nước trong tiểu vùng, các nhà lãnh đạo cũng đã có cơ hội dự Lễ chào mừng hoàn thành giai đoạn 1 mạng siêu xa lộ thông tin GMS. Ngoài cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo 6 nước với các doanh nghiệp GMS tham dự Diễn đàn doanh nghiệp GMS, Hội nghị cấp cao GMS theo truyền thống, các nhà lãnh đạo của 6 nước và Chủ tịch ADB còn có cuộc gặp gỡ với thanh niên các nước GMS tham dự Diễn đàn thanh niên GMS lần đầu được tổ chức. Tại diễn đàn, thế hệ trẻ các nước trong tiểu vùng đã gửi đến các nhà lãnh đạo thông điệp đề nghị các nước tạo điều kiện nhiều hơn nữa trong việc tìm kiếm việc làm, thu nhập cho Thực trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong hợp tác phát triển 307 thanh niên, bảo vệ sự đa dạng về văn hóa trong GMS. Trong cuộc gặp gỡ với các đại biểu tham dự Diễn đàn thanh niên GMS, lãnh đạo các nước đều bày tỏ hy vọng lực lượng thanh niên sẽ đóng góp nhiều hơn vào tiến trình hợp tác tiểu vùng, nhất là tham gia tích cực vào thị trường lao động. Chính phủ Trung Quốc hứa dành cho thanh niên các nước GMS 200 suất học bổng mỗi năm, tạo điều kiện cho thanh niên các nước đến Trung Quốc học tập, nâng cao trình độ kiến thức. Từ một phác thảo, GMS trở thành bức tranh nhiều sắc mầu ‑ mô hình hợp tác kinh tế khu vực được đánh giá là hiệu quả và là diễn đàn của tình hữu nghị, sự hợp tác mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Trong thời gian qua, Chương trình Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng đã giúp các nước trong tiểu vùng đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, góp phần cải thiện đời sống cho hàng triệu người nghèo. Năm 2000, Trung Quốc, Lào, Mianma và Thái Lan ký Hiệp ước vận chuyển thương mại trên sông Mê Kông trong đó quy định làm sạch lòng sông đến đoạn chảy qua tỉnh Luông Phabang của Lào. Năm 2002, việc này được tiến hành bằng tài trợ ngân sách và nhân lực của Trung Quốc: 23 thác, bãi đá ngầm, nhiều chướng ngại vật khác đã được loại bỏ, tàu trọng tải 150 tấn có thể đi lại. Năm 2004, việc dọn lòng sông đoạn miền nam tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đi bắc Thái Lan cũng được hoàn tất. Các nước liên quan xúc tiến nhiều biện pháp khác tăng cường hợp tác trong khuôn khổ GMS. Tháng 11‑ 2007 Campuchia thông qua kế hoạch mở thêm đường sắt nối với Thái Lan và Việt Nam để kết nối tuyến đường sắt nối liền ASEAN với Côn Minh (Trung Quốc) dài 5.500 km. Cuối tháng 12‑2007 Campuchia và Thái lan nhất trí cho phép khách du lịch nước ngoài đến hai nước này bằng cùng một loại thị thực; Việt Nam, Lào, Thái lan ký Bản ghi nhớ về sử dụng có hiệu quả và nâng cấp hạ tầng cơ sở tuyến giao thông vận tải nhằm thúc đẩy thương mại và thu hút đầu tư phát triển Hành lang Kinh tế Ðông ‑ Tây. Lào và Thái Lan thỏa thuận sử dụng cầu Hữu nghị qua sông Mê Kông nối tỉnh Savannakhet (Lào) với tỉnh Mục‑đa‑hản (Thái Lan). Việt Nam, Lào và Campuchia đã đạt thỏa thuận về những biện pháp liên kết mở rộng quảng bá tiềm năng, văn hóa, các loại hình du lịch của mỗi nước để thực hiện các tua du lịch “một điểm đến nhiều quốc gia”, “Tiểu vùng Mê Kông ‑ điểm đến” 308 Nguyễn Thị Hoàn GMS được nhiều chuyên gia nhìn nhận là một trong những kênh hợp tác khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, kim ngạch mậu dịch tăng 11 lần từ 2,4 tỷ USD (1992) lên 27 tỷ USD (2004). Ðó là một trong những yếu tố hấp dẫn đối với giới đầu tư quốc tế. Trong thập niên qua, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ 2,1 tỷ USD vốn và 3,1 tỷ USD chi phí xây dựng hạ tầng cơ sở ở khu vực. Nhật Bản, một đối tác tích cực của ASEAN, từ lâu thông qua viện trợ phát triển chính thức (ODA) đã dành hàng trăm triệu USD giúp các nước Ðông Nam Á phát triển, đặc biệt hỗ trợ các nước thành viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Mi‑an‑ma và Việt Nam (CLMV) tham gia các dự án trong khuôn khổ GMS. Tháng 1‑2008, Chính phủ Nhật Bản quyết định viện trợ không hoàn lại 20 triệu USD cho năm nước thành viên ASEAN trong Tiểu vùng Mê Kông để xây dựng Mạng lưu thông Hành lang Ðông Tây nối liền bốn nước Campuchia, Lào, Mianma, Việt Nam và Hành lang Ðông ‑ Tây 2 dài 1.000 km nối Thái Lan với Campuchia để nối liền mạch máu kinh tế nội ASEAN, thúc đẩy hình thành Cộng đồng ASEAN đúng lộ trình vào năm 2015. Cùng với các quốc gia thành viên, Việt Nam đã tham gia chương trình GMS từ năm 1992. Mục tiêu cơ bản trong các chương trình hợp tác GMS phù hợp với các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế ‑ xã hội của Việt Nam. Việc tham gia các khuôn khổ GMS tạo cơ hội cho Việt Nam phát huy lợi thế và tiềm năng; góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong lưu vực Mê Kông. Bên cạnh đó, việc tham gia GMS còn tạo thuận lợi cho Việt Nam thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch qua biên giới thông qua xây dựng các hành lang giao thông liên kết các nước trong khu vực; đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian và phí vận chuyển qua biên giới. Việt Nam cũng là nước có vai trò quan trọng trong hợp tác GMS cả về địa lý và tiềm năng kinh tế, là cửa ngõ ra Biển Ðông của toàn bộ tiểu vùng Mê Kông, gần các tuyến đường biển quốc tế nối liền Ấn Ðộ Dương và Thái Bình Dương. Tham gia hợp tác tiểu vùng Việt Nam cũng thu được nhiều lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế, tạo cơ hội cho chúng ta tranh thủ được các nguồn Thực trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong hợp tác phát triển 309 lực bên ngoài cho phát triển từ các nước trong khu vực và các nhà tài trợ quốc tế. Việt Nam là một trong những nước nhận được nhiều ODA của các nhà tài trợ cho các dự án hợp tác tiểu vùng, trong đó chủ yếu tập trung vào các dự án nâng cấp và mở rộng hạ tầng giao thông. Tại hội nghị GMS lần 3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đạt được thỏa thuận với Chủ tịch ADB trong việc ADB hỗ trợ thúc đẩy tiến độ xây dựng Tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh ‑ Phnôm Pênh. Với hành lang kinh tế Đông ‑ Tây (EWEC) Việt Nam có thể hợp tác vận tải quá cảnh, hỗ trợ các vùng địa phương sâu trong nội địa mở đường ra biển, làm đầu mối cung cấp hàng hóa và nguyên nhiên vật liệu. Hạ tầng giao thông hiện nay đã kết nối 4 di sản văn hóa thế giới gồm Huế ở miền Trung Việt Nam và Sukhothai tại miền Bắc Thái Lan, cộng với Mỹ Sơn và Hội An biến ý tưởng “3 nước một điểm đến” thành hiện thực. Người dân ở 4 nước khu vực nay đã có thể ăn sáng trên đất Thái, trưa ăn ở Lào, tắm biển và ăn tối ở miển Trung Việt Nam. Nhu cầu cấp bách hiện nay là xây dựng hệ thống vận chuyển hàng hóa đường bộ và các cảng cạn. Đối với vận tải biển, các cảng biển EWEC, đặc biệt là cảng Đà Nẵng cần có năng lực cao hơn để đáp ứng nhu cầu hậu cần và phát triển kinh tế của khu vực, đồng thời giảm chi phí vận chuyển. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch trong tương lai cũng là ưu tiên chính của bốn nước EWEC trong đó có vai trò cực kỳ quan trọng của con đường di sản văn hóa thế giới. Theo đánh giá “mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn như đói nghèo, các vấn đề liên quan tới thể chế tại biên giới cũng như cửa khẩu, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn nhưng cũng có những lợi thế đặc biệt để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển hợp tác kinh tế khu vực: thương mại và đầu tư, nông nghiệp và chế biến nông sản, các khu công nghiệp và du lịch” [2] Tuy nhiên, hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Kông mới chỉ là bước đầu. Do một số vấn đề lịch sử để lại, trong đó có vấn đề biên giới đang trong quá trình giải quyết, việc làm sạch thượng nguồn sông Mê Kông đoạn Chiêng Khong nơi mà theo nhận định của các chuyên gia sẽ trở thành tuyến giao thông liên vận quan trọng trong hệ thống đường cao tốc Côn Minh qua Lào đến Băng Cốc chưa được xử lý. Trong khi đó, mỗi 310 Nguyễn Thị Hoàn nước nhấn mạnh tham gia các dự án GMS ở một số nội dung có lợi nhất cho mình. Myanma nằm trên thượng nguồn, có số dân thưa thớt sinh sống ven sông Mê Kông nên chú trọng hơn việc khai thác sông Irrawaddy. Trung Quốc hiện có hai cảng trên sông Mê Kông là Jinghong, tỉnh Vân Nam và Guan Lei, một thị trấn mới, hoạt động hết công suất, có thể đón tàu ăn hàng quanh năm. Theo các quan chức Thái Lan, số lượng tàu, thuyền Trung Quốc qua lại trên sông Mê Kông nhiều gấp chín lần của Thái Lan nhưng Trung Quốc cũng “để mắt” nhiều hơn đến Irrawaddy vì trong tương lai bằng tuyến đường thủy này họ có thể đi từ Vân Nam ra vịnh Bengal. Thái Lan đã biến cảng Chiang Saen trên sông Mê Kông, nơi đến những năm 80 của thế kỷ 20 vẫn chỉ là một làng nhỏ ít ai biết tới của tỉnh Chiềng Rai thành tuyến thương mại và điểm định cư quan trọng. (Theo thống kê, năm 2004 đã có khoảng 300 tàu, thuyền của Trung Quốc đi qua; năm 2006 qua đây Thái Lan nhập khẩu từ Trung Quốc lượng hàng hóa trị giá 36 triệu USD, xuất khẩu sang nước này lượng hàng trị giá 115 triệu USD). Thái Lan có kế hoạch xây thêm bến, bãi để đón tàu trọng tải 500 tấn, Trung Quốc cũng có kế hoạch vận chuyển qua đây 7.000 tấn dầu/năm và hoàn tất dự án xây dựng Trung tâm bán hàng miễn thuế gần Chiang Saen vào năm 2014 Hiện nay các nước đang phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng từ hiểm hoạ môi trường sinh thái. Việc phát triển cơ sở hạ tầng cụ thể là xây đường xá và đập nước làm đe dọa di sản thiên nhiên giàu có của con sông Mê Kông và sinh kế của người dân nếu như không áp dụng các biện pháp đúng đắn. Các dự án hạ tầng lớn là một mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên nước ngọt ở lưu vực sông Mê Kông, là nguồn sống của các cộng đồng dân cư của khu vực này. Hơn nữa, việc di chuyển của cả con người và tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến nạn buôn bán động thực vật hoang dã. Việc nạo vét sông và phá huỷ các bãi cát ngầm và mỏm đá ở các ghềnh thác vốn là những môi sinh cuối cùng để cá nheo sinh đẻ để mang lại lợi ích thương mại quốc tế và du lịch đường thuỷ cùng với tình trạng đánh bắt bừa bãi đã khiến loài cá này có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong Thực trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong hợp tác phát triển 311 15 năm (1990‑2005) lượng cá nheo đã giảm đến 80%. Việc khai thác cát vàng đoạn thuộc tỉnh Candal và Preyveng (Campuchia) cũng đang là một hiểm hoạ lớn. Khai thác cát trên sông Mê Kông có từ lâu. Cát vàng sông Mê Kông đang là một loại hàng hoá được xuất khẩu rất đều đặn. Từ năm 2005, nghề khai thác cát vàng thiên nhiên trên sông Mê Kông được nhiều người biết đến và đã mở ra cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2004 sông Mê Kông đoạn chảy qua Campuchia bị cát bồi lắng, làm cho lòng sông từ độ sâu 20m chỉ còn lại khoảng 8m. Chính phủ Campuchia rất lo lắng nhưng lại không có kinh phí nạo vét, cuối cùng giải pháp khai thác cát được cho phép áp dụng. Từ Campuchia, một khối lượng cát khổng lồ hàng ngày (khoảng 50‑60 ngàn tấn) được các doanh nghiệp Việt Nam khai thác ở những bãi cát ngầm dưới lòng sông Mê Kông tạm nhập vào Việt Nam để tái xuất sang Singapore ‑ thị trường hiện có nhu cầu cát rất lớn để thực hiện các công trình xây dựng và kế hoạch lấn biển. Do cát vàng Campuchia có chất lượng tốt trong xây dựng nên Australia, Nhật Bản cũng đang tìm mua. Muốn khai thác cát trước hết doanh nghiệp phải thuê cho được một mảnh đất ven sông để làm nơi tập kết cát, hầu hết lượng cát khai thác từ Campuchia về Việt Nam đều được cần cẩu bốc đưa lên bãi tập kết, sau đó đến ngày xuất hàng lại cho cẩu bốc cát xuống xà lan đi ra cảng. Thường một bãi cát có diện tích khoảng 2 ha, mỗi doanh nghiệp thuê ít nhất là 2 bãi. Hiện nay, các mảnh đất màu mỡ do phù sa bồi đắp, cặp hai bên dòng sông Tiền đoạn thuộc xã Vĩnh Xương, Vĩnh Hoà và một phần xã Tân An huyện Tân Châu, bên kia sông là xã Thường Phước huyện Hồng Ngự, đã được bà con nông dân trồng hoa màu rất tốt, đang được các doanh nghiệp khai thác cát săn tìm. Trước đây khi nghề khai thác cát mới bắt đầu, giá thuê đất cặp sông Tiền ở xã Vĩnh Hoà, cách xa cửa khẩu Vĩnh Xương làm bãi có giá 80 triệu/ha/năm, năm 2008 tăng lên 100 triệu và hiện nay là 120 triệu/ha/năm. Riêng ở xã Vĩnh Xương giá thuê đất đã là 190 triệu đồng/ha/năm mà nông dân vẫn chưa đồng ý, và tiền thuê đất doanh nghiệp phải đặt cọc truớc 2 năm.Với giá thuê đất “trên trời” như hiện nay thì không có loại cây trồng nào có thể cạnh tranh được, do vậy đây là cơ hội hốt bạc đối với các ông chủ đất cặp sông Tiền. Tuy nhiên, sau khi hết hợp đồng thuê đất, các doanh nghiệp rút đi trả lại đất nhưng nông dân không thể nào trồng trọt được, do mảnh đất màu mỡ ngày nào giờ chỉ còn lại lớp cát phủ dày 312 Nguyễn Thị Hoàn [...]... Campuchia) Việt Nam đang tích cực phối hợp với các nước thành viên trong Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế xây dựng các dự án, chương trình hợp tác nhằm bảo vệ và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên, 314 Nguyễn Thị Hoàn đặc biệt là nguồn nước dòng sông Mê Kông Đồng thời, Việt Nam mong muốn các nước liên quan hợp tác theo hướng đó để đáp ứng lợi ích, yêu cầu phát triển bền vững của các nước trong lưu vực sông. .. của tác động môi trường liên quan tới dòng Mê Kông Website của Liên minh Save the Mekong nói dòng sông này là một trong những vựa cá nước ngọt giàu có nhất thế giới đang nuôi sống hơn 60 triệu người Thực trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong hợp tác phát triển 315 Liên minh này cũng phân tích về ảnh hưởng củaa các công trình thượng nguồn: “Các công trình xây đập trên vùng thượng nguồn sông. . .Thực trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong hợp tác phát triển 313 Việc khai thác cát cũng chẳng tăng tốc độ dòng chảy lên được, nhưng nếu khai thác quá lớn thì đến mùa khô nước mặn sẽ vào sâu trong đất liền và tốc độ bồi lắng tại của sông nhanh hơn, lúc đó ta phải tốn tiền nạo vét cửa sông, càng đào ra phía thượng nguồn bao nhiêu thì càng... được cải thiện Mê Kông là sông quốc tế, việc khai thác dòng sông này cần tính đến lợi ích của các nước trong lưu vực, bảo vệ môi trường, nguồn nước và dân cư sinh sống dọc bờ sông Mê Kông Việc Trung Quốc xác định Mê Kông là dòng sông quốc gia mà không chấp nhận đây là dòng sông quốc tế gây khó khăn lớn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới thượng nguồn Mê Kông Do vậy, Việt Nam phải chuẩn bị... hỏi các nước ven sông phải cùng nhau nỗ lực phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu này Nếu các nước cùng nghiên cứu, đưa ra được dự án, quy mô đủ để trữ nước lũ lại, nhằm điều tiết nước trong mùa khô thì bằng một mũi tên có thể bắn trúng 2 đích là: Giảm lũ và tăng cường dòng chảy Nếu cả phần hạ lưu và thượng lưu kết hợp chặt chẽ với nhau thì hợp tác trong cả tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng được... nước trong lưu vực sông Mê Kông Nằm ở hạ nguồn, nơi dòng Mê Kông đổ ra biển, với một phần lãnh thổ quan trọng (Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên) Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất Các đập thuỷ điện sẽ chặn phù sa xuống đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng tới nguồn cá và việc làm nông nghiệp 17 triệu người Việt Nam, tương đương khoảng 1/3 số người sống dọc dòng Mê Kông, sẽ phải trực tiếp... Trường Giang, họ sẽ phải lấy nước từ sông Mê Kông và đó là cái tai hại nhất cho nước ở hạ nguồn Các công trình thuỷ điện sẽ cung cấp điện cho phát triển kinh tế nhưng cũng gây hại trầm trọng cho môi trường và đa dạng sinh vật sông Mê Kông đồng thời ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của những người dân sinh sống ven sông (Đập thủy điện Yali trên sông Sê San, chảy từ Việt Nam sang Campuchia cũng đã gây ảnh hưởng... thượng nguồn và hạ lưu sông Mê Kông đã gây nên những vấn đề nghiêm trọng về môi trường Trung Quốc một nước ở đầu nguồn kiểm soát 16% lượng nước của Mê Kông đang xây dựng 8 nhà máy thuỷ điện công suất lớn Bốn nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam đang có 11 dự án xây đập thuỷ điện Trong đó có 7 đập thủy điện sẽ được xây tại Lào, hai tại vùng biên giới Lào‑Thái Lan và hai tại Campuchia Việt Nam đã hoàn... và đang xây tới 14 đập lớn để làm thủy điện, trong đó đập nước Tiểu Loan mới hoàn thành cao nhất thế giới, tới 292m với sức chứa tương đương toàn bộ các hồ chứa của vùng Đông Nam Á cộng lại Các đập nước thượng nguồn như đập Tiểu Loan sẽ làm thay đổi lượng nước và nhịp độ của sông Mê Kông cũng như chất lượng nước và làm mất tính đa dạng sinh thái của dòng sông Nhưng điều đó còn chưa tai hại bằng đập... đập Sê San 3, Sê San 3a và bắt đầu xây Sê San 4 và Pleikrong Việt Nam cũng định xây đập trên sông Srepok, chảy từ Campuchia sang Việt Nam Trung Quốc đang xây một hệ thống các đập mang tầm quan trọng chiến lược về năng lượng cho họ Đây là một phần của Dự án Truyền điện Đông ‑ Tây của Trung Quốc, theo đó tỉnh Vân Nam sẽ cung cấp điện cho Quảng Đông Riêng tại Vân Nam, Trung Quốc đã và đang xây tới 14 đập . THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG ThS. Nguyễn Thị Hoàn Đại học Kinh tế Quốc dân Tiểu vùng sông Mê Kông bao gồm tỉnh Vân Nam. trình hợp tác nhằm bảo vệ và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên, Thực trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong hợp tác phát triển 313 đặc biệt là nguồn nước dòng sông Mê Kông. . lịch đường thuỷ cùng với tình trạng đánh bắt bừa bãi đã khiến loài cá này có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong Thực trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong hợp tác phát triển 311 15 năm

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan