BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ

34 1.4K 1
BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾBÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾBÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾBÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾBÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾBÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾBÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾBÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾBÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾBÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ

BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ Bài: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT QUỐC TẾ I- KHÁI NIỆM LUẬT QUỐC TẾ 1- Khái niệm a- Sự hình thành - Sự hình thành các nhà nướcvà pháp luật và xuất hiện quan hệ giữa các Nhà nước ở những khu vực khác nhau - Nhu cầu điều chỉnh các quan hệ đó bằng các quy phạm mới – quy phạm luật quốc tế b- Định nghĩa - Luật quốc tế hiện đại là hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp lý được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp lý quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông quan đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau (trước tiên và chủ yếu là quốc gia) trong những trường hợp cần thiết được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể của luật quốc tế thực hiện kết hợp với sự đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới. 2- Các đặc trưng của luật quốc tế a- Trình tự xây dựng các nguyên tắc và các quy phạm pháp lý quốc tế - Hệ thống pháp luật quốc gia do cơ quan lập pháp hoặc một số cơ quan chuyên biệt ban hành theo thẩm quyền được quy định bởi pháp luật của quốc gia đó. - Hệ thống pháp luật quốc tế không có cơ quan, chuyên biệt thực hiện chức năng lập pháp quốc tế. Con đường duy nhất để hình thành các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế là sự thỏa thuận giữa chủ thể của luật quốc tế mà trước tiên và chủ yếu là các quốc gia với nhau. - Sự thỏa thuận hình thành các quy phạm pháp luật quốc tế dưới hình thức ký kết các điều ước quốc tế và thừa nhận các tập quán quốc tế. b- Đối tượng điều chỉnh - Đối tượng điều chỉnh của luật quốc gia là các quan hệ nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật ) diễn ra trong phạm vi một quốc gia - Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là những quan hệ nhiều mặt trong đời sống quốc tế: đó là các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, nhưng chủ yếu là những quan hệ chính trị giữa những chủ thể của luật quốc tế với nhau. Đây là những quan hệ có tính chất “liên quốc gia” (vượt khỏi phạm vi của một quốc gia). c- Chủ thể của luật quốc tế - Chủ thể luật quốc gia là các thể nhân và pháp nhân, quốc gia là chủ thể đặc biệt. Trong khi đó chủ thể trước tiên và cơ bản của Luật quốc tế là các quốc gia có chủ quyền. Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập; Các tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia). Thể nhân, pháp nhân và các tổ chức quốc tế phi Chính phủ không được thừa nhận là chủ thể luật quốc tế. d- Biện pháp bảo đảm thi hành luật quốc tế - Luật quốc tế không có một hệ thống cơ quan chuyên biệt và cơ chế thực hiện vệc cưỡng chế đảm bảo thi hành. Các chủ thể của luật quốc tế tự thỏa thuận áp dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc tự mình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở phù hợp với luật quốc tế. http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 1 BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ - Luật quốc tế tồn tại các biện pháp chế tài dưới hình thức riêng lẻ hoặc tập thê, bao gồm các biện pháp chế tài về vũ trang và phi vũ trang. - Riêng lẻ: chấm dứt quan hệ kinh tế, các đứt quan hệ ngoại giao, hủy bỏ quan hệ điều ước, và trong trường hợp đặc biệt có quyền sử dụng vũ lực để đánh trả hành vi xâm lược ( tự vệ hợp pháp); Tập thể: thực hiện trong khuôn khổ HC LHQ và theo quyết định của HĐBA LHQ II- NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI 1- Khái niệm nguồn của luật quốc tế - Nguồn của pháp luật là những hình thức biểu hiện sự tồn tại của các quy phạm pháp luật hay là những hình thức đặc biệt biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị. - Nguồn của luật quốc tế là những hình thức biểu hiện sự tồn tại của những quy phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Hiện nay, nguồn của luật quốc tế bao gồm: • Nguồn cơ bản: - Bao gồm điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Nguồn cơ bản chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ các quan hệ pháp lý quốc tế • Nguồn bổ trợ - Đóng vai trò là cở sở xây dựng, hình thành nguồn cơ bản. Đồng thời là phương tiện giải thích, làm sáng tỏ nội dung của các quy phạm pháp luật quốc tế - Nguồn bổ trợ bao gồm: các nguyên tắc pháp luật chung; các nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ (chủ yếu là các Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ); các án lệ (bản án) của Tòa án quốc tế và các học thuyết, công trình nghiên cứu của các luật gia nổi tiếng về luật quốc tế. 2- Điều ước quốc tế a- Khái niệm - Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau ( trước tiên và chủ yếu là các quốc gia) trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là những quy phạm luật quốc tế để ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau. b- Điều kiện để điều ước quốc tế trở thành nguồn của luật quốc tế - Được ký kết phù hợp với pháp luật của các bên ký kết về thẩm quyền về thủ tục - Được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. - Có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. 3- Tập quán quốc tế a- Khái niệm tập quán quốc tế - Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn quốc tế, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là những quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc. Một tập quán quốc tế được coi là quy phạm, nguồn của luật quốc tế phải đáp ứng các dấu hiệu sau: - Thứ nhất, phải là những quy tắc xử sự chung, hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia, được các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện - Thứ hai, quy tắc xử sự được sử dụng lặp đi, lặp lại nhiều lần, trải qua quá trình lâu dài và được các quốc gia thỏa thuận thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mình. http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 2 BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ b- Điều kiện trở thành nguồn của tập quán quốc tế - TQQT phải được áp dụng qua một thời gian dài trong thực tiễn pháp lý quốc tế. - TQQT phải được thừa nhận rộng rãi như những quy phạm pháp ý có tính chất bắt buộc. - TQQT phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. c- Con đường hình thành quy phạm tập quán - Từ Nghị quyết của các tổ chức quốc tế. - Từ một tiền lệ duy nhất. - Từ các điều ước quốc tế - Từ hành vi đơn phương của các quốc gia d- Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế - Về mặt lý luận quy phạm điều ước và quy phạm tập quán đều có giá trị pháp lý ngang nhau. Việc áp dụng loại quy phạm nào để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau là tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các chủ thể. - Tuy nhiên, trong trường hợp cùng một quan hệ cụ thể lại có cả quy phạm điều ước và quy phạm tập quán cùng điều chỉnh thì các quốc gia đều ưu tiên áp dụng các quy phạm điều ước để giải quyết xuất phát từ những ưu điểm sau đây của quy phạm điều ước. + Quy phạm điều ước là những quy phạm thành văn nên nó ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của các bên một cách cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu hơn quy phạm tập quán. + Quy phạm điều ước quốc tế được ghi nhận bằng văn bản nên nếu có tranh chấp xẩy ra các bên có chứng cứ pháp lý rõ ràng và có sức thuyết phục cao hơn. + Quy phạm điều ước được hình thành một cách nhanh chóng, đáp ứng được nhịp độ phát triển nhanh chóng trong quan hệ quốc tế ngày nay. 4- Các loại nguồn bổ trợ của luật quốc tế hiện đại - Bên cạnh các nguồn cơ bản của luật quốc tế là Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế luật quốc tế còn có các loại nguồn bổ trợ khác như Phán quyết của Tòa án quốc tế; Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ; Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ; các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế;các học thuyết về luật quốc tế - Về nguyên tắc, các loại nguồn trên không là nguồn của luật quốc tế hiện đại nhưng chúng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của luật quốc tế. Tất nhiên, chúng phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. 5- Các ngành luật trong luật quốc tế - Về mặt lý luận, luật quốc tế là một hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp lý có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau và được phân định thành các chế định, các ngành luật cụ thể (hình thức cấu trúc bên trong) và được thể hiện dưới hình thức bên ngòai là các lọai nguồn cơ bản là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế cũng như các nguồn bổ trợ khác. - Hiện nay, luật quốc tế hiện đại bao gồm các ngành luật chủ yếu sau đây: + Ngành luật điều ước quốc tế: là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau trong quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốctế http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 3 BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ + Ngành luật biển quốc tế: là là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh chế độ pháp lý của các vùng biển, các họat động sử dụng biển cũng như bảo vệ môi trường biển và hợp tác giữa các chủ thể của luật quốc tế + Ngành luật ngọai giao và lãnh sự: là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ về tổ chức và họat động của các cơ quan quan hệ đối ngọai nhà nước cùng các thành viên của cơ quan này, đồng thời điều chỉnh các vấn đề về quyền ưu đãi và miễn trừ của tổ chức quốc tế liên chính phủ cùng thành viên của nó. + Ngành luật hàng không dân dụng quốc tế: là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau trong sử dụng khỏang không gian + Ngành luật kinh tế quốc tế: là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và các chủ thể khác luật quốc tế với nhau + Luật quốc tế về môi trường: là tổng thể các nguyêntắc và quy phạm pháp lý quốc tế, điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quốc tế vì lợi ích chung của từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. + Ngành luật nhân đạo quốc tế: là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau trong giai đọan xung đột vũ trang nhằm hạn chế áp dụng các phương tiện và phương pháp tiến hành chiến tranh; bảo hộ nạn nhân chiến tranh và xác lập trách nhiệm đối với các chủ thể vi phạm các nguyên tắc, quy phạm đó của pháp luật quốc tế. III- MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA 1- Anh hưởng của luật quốc gia đối với luật quốc tế - Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế thông qua sự tham gia của từng quốc gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế. Luật quốc gia chi phối và thể hiện nội dung của luật quốc tế - Nguyên nhân: mỗi quốc gia khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế đều có gắng đưa vào những nội dung, ảnh hưởng và lợi ích riêng của mình thông qua pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, chúng lại tồn tại thông qua sự tồn tại ở những lợi ích chung xuất phát từ quá trình hợp tác, đấu tranh và thương lượng - Luật quốc gia chính là phương tiện thực hiện luật quốc tế – luật quốc tế chỉ có thể có hiệu lực gián tiếp thông qua việc chuyển hoá vào luật trong nước - Luật quốc gia cũng đóng vai trò là cơ sở đảm bảo cho các ngành luật truyền thống của luật quốc tế tiếp tục phát triển, đồng thời tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và phát triển của những ngành luật mới (luật hàng không dân dụng quốc tế, luật môi trừơng quốc tế, luật kinh tế quốc tế ) 2- Anh hưởng của luật quốc tế đối với luật quốc gia - Luật quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia Điều này được thể hiện thông qua nghĩa vụ thực hiện luật quốc tế và việc chuyển hoá luật quốc tế vào pháp luật quốc gia. - Làm luật quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến bộ (ảnh hưởng của những nguyên tắc tiến bộ của luật quốc tế, các vấn đề quyền con người ). http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 4 BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ 3- Mối quan hệ giữa quy phạm điều ước quốc tế và quy phạm pháp luật quốc gia - Quy phạm của luật quốc tế có giá trị ưu tiên hơn so với quy phạm pháp luật quốc gia - Việc ban hành pháp luật trong nước phải phù hợp – không được viện dẫn pháp luật trong nước để biện hộ cho việc không thực hiện các quy phạm luật quốc tế IV- CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 1- Khái quát chung a- Khái niệm - Những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những tư tưởng chính trị – pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm và có giá trị bắt buộc chung đối với các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế. Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và thi hành luật quốc tê b- Đặc điểm • Tính bắt buộc chung (jus cogen. nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những qui phạm mệnh lệnh, có giá trị cao nhất, bắt buộc đối với mọi chủ thể tham gia và mọi mối quan hệ pháp luật quốc tế. Chúng là là cơ sở để xây dựng các quy phạm điều ước và các quy phạm tập quán và là tiêu chí để xác định tính hợp pháp của các quy phạm luật quốc tế. • Là những quy phạm mang tính chất phổ biến (được thừa nhận rộng rãi: Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế thừa nhận một cách rộng rãi và chúng dược ghi nhận trong các văn bản pháp lý quan trọng • Tính bao trùm:Nội dung của các nguyên tắc cơ bản được thể hiện trong tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống quốc tế • Tính kế thừa khoa học: Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế không được hình thành cùng một lúc, có những nguyên tắc được nghi nhận từ lâu đời nhưng có những nguyên tắc mới chỉ được ghi nhận. Chúng thể hiện nội dung ngày càng tiến bộ của Luật quốc tế, đồng thời, thể hiện sự đấu tranh về quyền lợi giữa các quốc gia, giữa các hệ tư tưởng, phản ánh một quá trình đấu tranh lâu dài. • Có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất: Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được hiểu và áp dụng trong một tổng thể với sự liên hệ mật thiết với những nguyên tắc khác của luật quốc tế. Nguyên tắc này là hệ quả và là sự đảm bảo cho những nguyên tắc khác. c- Hệ thống các nguyên tắc cơ bản - Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đựoc ghi nhận trong Hiến chương LHQ, Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại Hội đồng LHQ và trong rất nhiều văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng. Hiện nay, luật quốc tế thừa nhận 7 nguyên tắc sau đây : + Cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế + Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình + Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia + Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác + Các dân tộc có quyền tự quyết + Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau + Tôn trọng các cam kết quốc tế http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 5 BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ 2- Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực a- Khái niệm vũ lực trong quan hệ quốc tế - Thuật ngữ vũ lực được hiểu trước tiên là sức mạnh vũ trang. Do đó, sử dụng vũ lực (use of force) chính là sử dụng lực lượng vũ trang (use of armed force) để chống lại quốc gia độc lập có chủ quyền. Việc sử dụng các biện pháp khác như kinh tế, chính trị (phi vũ trang) chỉ được coi là dùng vũ lực nếu kết quả của nó dẫn đến việc sử dụng vũ lực(gián tiếp sử dụng vũ lực). - Những hành động dùng lực lượng vũ trang không nhằm tấn công xâm lược nhưng để gây sức ép, đe dọa quốc gia khác như tập trung quân đội (hải, lục, không quân) với số lượng lớn ở biên giới giáp với các quốc gia khác; tập trận ở biên giới nhằm biểu dương lực lượng đe dọa quốc gia láng giềng; gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia khác được coi là đe dọa dùng vũ lực. b- Nội dung của nguyên tắc - Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc dùng vũ lực vũ trang vượt qua biên giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác - Cấm cho quân vượt qua các giới tuyến quốc tế (giới tuyến ngừng bắn hoặc giới tuyến hòa giải) - Cấm các hành vi đe dọa, trấn áp bằng vũ lực. - Không cho phép các quốc gia khác dùng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược nước thứ ba. - Cấm tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại các quốc gia khác. - Không tổ chức hoặc giúp đỡ các nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập vào phá hoại trong lãnh thổ quốc gia khác. c- Trường hợp ngoại lệ - Quyền tự vệ cá nhân hay tập thể của các quốc gia (gắn với điều kiện khi các quốc gia đó bị tấn công vũ trang cho đến khi HĐBA áp dụng được các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (Điều 51 Hiến chương LHQ) - Tham gia vào lực lượng liên quân theo quyết định của HĐBA LHQ trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược (Điều 39 Hiến chương LHQ) - Các nước thuộc địa và phụ thuộc dùng sức mạnh vũ trang để tự giải phóng mình, chống chủ nghĩa thực dân. Điều này phù hợp với Hiến chương LHQ (nguyên tắc các dân tộc bình đẳng và tự quyết) và không trái với nguyên tắc cấm dùng sức mạnh. 3- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình - Nguyên tắc này hiện nay là phương pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế. Quá trình hình thành nguyên tắc gắn liền với quá trình hình thành của nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực. Được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế: Điều 2.3 Hiến chương LHQ, Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng LHQ. a- Các biện pháp hòa bình - Các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế (Điều 33 Hiến chương LHQ) là các phương tiện, cách thức mà các chủ thể của Luật quốc tế có nghĩa vụ phải sử dụng để giải quyết các tranh chấp, bất đồng để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, phát triển hòa bình, hợp tác giữa các nước. http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 6 BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ - Các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay bao gồm: + Đàm phán trực tiếp (negotiation) + (Ủy ban) điều tra (enquiry), môi giới/trung gian (mediation), (ủy ban) hòa giải (conciliation) + Các biện pháp tư pháp: trọng tài, tòa án quốc tế + Các tổ chức quốc tế và Hiệp định khu vực + Các biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn b- Nội dung của nguyên tắc - Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp chỉ bằng phương pháp hòa bình. - Các quốc gia có quyền lựa chọn những phương pháp hòa bình cụ thể như đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, thông qua các tổ chức hoặc hiệp định khu vực hoặc bằng những phương pháp hòa bình khác mà các bên tự chọn. - Các quốc gia giải quyết tranh chấp trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau 4- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác a- Khái niệm công việc nội bộ và can thiệp vào công việc nội bộ - Công việc nội bộ là công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ quyền của mình. Công việc nội bộ của quốc gia bao gồm cả công việc đối nội và công việc đối ngoại. Khái niệm công việc nội bộ không đồng nhất với khái niệm lãnh thổ. Một số vấn đề diễn ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nhưng không phải là vấn đề nội bộ (quyền con người) - Can thiệp vào công việc nội bộ được thể hiện dưới hai hình thức sau: • Can thiệp trực tiếp: Dùng áp lực quân sự, chính trị, kinh tế và các biện pháp khác khống chế quốc gia khác trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền để nhằm ép buộc quốc gia đó phải phụ thuộc vào mình. • Can thiệp gián tiếp: Là các biện pháp quân sự, kinh tế - tài chính,… do quốc gia tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm mục đích lật đổ chính quyền hợp pháp của quốc gia đó hoặc gây mất ổn định cho tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nước này. b- Nội dung của nguyên tắc - Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm chống lại quyền năng chủ thể hoặc nền tảng chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc gia khác. - Cấm dùng những biện pháp kinh tế, chính trị, và các biện pháp khác để buộc các quốc gia khác phải phụ thuộc vào mình. - Cấm tổ chức hoặc khuyến khích, giúp đỡ các nhóm vũ trang vào hoạt động phá hoại, khủng bố trên lãnh thổ nước khác nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia đó. - Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác. - Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự chọn cho mình chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội không có sự can thiệp của các quốc gia khác. c- Trường hợp ngoại lệ - Khi có xung đột vũ trang nội bộ : HĐBA LHQ có quyền can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc xung đột vũ trang nội bộ ở quốc gia nào đó mà nếu để tiếp tục http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 7 BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ kéo dài sẽ gây ra mất ổn định trong khu vực, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế (Điều 39). - Vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người : HĐBA LHQ có quyền can thiệp khi có vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người: phân biệt chủng tộc, diệt chủng. 5- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ phải hợp tác với nhau - Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong lĩnh vực duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. - Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác trong việc thúc đẩy các vấn đề toàn cầu như quyền con người và các quyền tự do cơ bản khác, và loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc và tôn giáo; - Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật và thương mại phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ; - Các quốc gia thành viên của LHQ có nghĩa vụ liên kết và chia sẻ hành động hợp tác với LHQ phù hợp với Hiến chương. 6- Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc a- Khái niệm dân tộc và quyền tự quyết - Khái niệm “dân tộc” được hiểu với khái niệm “quốc gia – dân tộc” là một khối thống nhất gồm nhiều dân tộc có những đặc điểm chung về truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ cũng như quá trình lịch sử chung. Khái niệm dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết được hiểu là một dân tộc đứng lên đấu tranh chống lại một quốc gia, dân tộc khác đang thống trị, nô dịch mình để thành lập một quốc gia độc lập. b- Nội dung của nguyên tắc - Các dân tộc có quyền được thành lập quốc gia độc lập. - Tự do lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa. Tự giải quyết vấn đề đối nội và đối ngoại không có sự can thiệp từ bên ngoài, tự do lựa chọn con đường phát triển. - Các dân tộc thuộc địa có quyền sử dụng mọi biện pháp cần thiết để đấu tranh giành độc lập. 7- Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia a- Khái quát chung - Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lý vốn có của quốc gia, thể hiện quyền tối cao của quốc gia trong lãnh thổ của mình và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế. - Trong lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền tối cao về lập pháp, hành pháp và tư pháp, tự do lựa chọn cho mình phương thức thích hợp nhất để thực thi quyền lực. Trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia có quyền tự quyết định chính sách đối ngoại mà không cần sự can thiệp của quốc gia khác. b- Nội dung của nguyên tắc - Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý. - Mỗi quốc gia có các quyền đặc thù xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác. - Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và văn hóa của mình. http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 8 BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ - Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế của mình và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác. 8- Nguyên tắc tận tâm thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda) - Đây là nguyên tắc cổ xưa nhất trong Luật quốc tế. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến chương LHQ (Điều 2.2), Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế; tuyên bố năm 1970, a- Nội dung - Mỗi quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện một cách tận tâm, thiện chí và đầy đủ các nghĩa vụ điều ước quốc tế của mình, đó là: Các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương LHQ; Các nghĩa vụ phát sinh từ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế; Các nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên. - Các quốc gia thành viên điều ước quốc tế không được viện dẫn các qui định của pháp luật trong nước để coi đó là nguyên nhân từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình. - Các quốc gia không được ký kết điều ước quốc tế mâu thuẫn với nghĩa vụ của mình trong điều ước quốc tế đã ký với các quốc gia khác. b- Trường hợp ngoại lệ - Khi những điều ước quốc tế được ký kết vi phạm những qui định của pháp luật quốc gia của các quốc gia tham gia về thẩm quyền và thủ tục ký kết. - Nội dung của điều ước trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương LHQ hoặc những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. - Khi điều ước quốc tế được ký kết không trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. - Khi những điều kiện để thi hành cam kết quốc tế đã thay đổi một cách cơ bản (resbus sic stantibus). - Khi một bên không thực hiện nghĩa vụ điều ước của mình . - Khi xảy ra chiến tranh (trừ các cam kết về lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc gia, ) Bài: LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC TẾ I- LÃNH THỔ QUỐC GIA 1- Khái quát chung - Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên chúng và lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn của một quốc gia nhất định. - Lãnh thổ quốc gia bao gồm các bộ phận cấu thành sau đây: + Vùng đất + Vùng nước + Vùng trời + Vùng lòng đất a- Vùng đất - Vùng đất của quốc gia bao gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo thuộc chủ quyền của quốc gia (kể cả các đảo gần bờ và xa bờ). http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 9 BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ - Đối với các quốc gia quần đảo thì vùng đất của quốc gia và tập hợp các đảo thuộc chủ quyền của quốc gia đó. - Đối với các quốc gia tiếp giáp với bắc cực thì vùng đất của quốc gia bao gồm cả phần hình rẻ quạt nằm trong khu vực bắc cực. Vùng đất này được xác định bằng cách nối điểm cực bắc với hai điểm tận cùng của đường biên giới nằm kề cận bắc cực. - Vùng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia. Quốc gia chủ nhà có quyền qui định chế độ pháp lý của vùng đất cũng như quyền quản lý, bảo vệ và sử dụng, khai thác vùng đất thuộc lãnh thổ của mình. b- Vùng nước - Vùng nước là toàn bộ phần nước nằm trong biên giới quốc gia, bao gồm: • Vùng nước nội địa: là toàn bộ phần nước của biển nội địa, sông, hồ, đầm, ao, kênh rạch, kể cả tự nhiên và nhân tạo nằm trong đất liền hoặc hải đảo của quốc gia. Vùng nước nội địa thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của các quốc gia. • Vùng nước biên giới: là vùng nước sông, hồ, biển nội địa nằm ở khu vực biên giới. Mặc dù vùng nước này nằm trong biên giới quốc gia nhưng do vị trí nằm sát biên giới với các quốc gia khác nên việc sử dụng, khai thác, quản lý, bảo vệ không thuộc riêng về một quốc gia. Quốc gia chủ nhà chỉ có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với vùng nước biên giới. • Vùng nước nội thủy: là vùng nước có tính chất biển nằm phía trong đường cơ sở giáp với bờ biển của quốc gia ven biển. Đối với các quốc gia quần đảo thì nội thủy nằm phía trong đường cơ sở quần đảo được xác định theo Điều 47 CƯLB 1982. Vùng nước này còn được gọi là vùng nước quần đảo. Vùng nước nội thủy/vùng nước quần đảo là một bộ phận của lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia. • Vùng nước lãnh hải: là vùng nước biển nằm phía trong đường biên giới trên biển của quốc gia ven biển và giáp với đường cơ sở. Lãnh hải có chiều rộng nhất định (12 hải lý kể từ đường cơ sở). Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với lãnh hải của mình. c- Vùng trời - Vùng trời là vùng không gian bao trùm lên vùng đất và vùng nước của quốc gia. Trong khoảng không gia này, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Ngày nay độ cao của vùng trời chưa được Luật quốc tế qui định mà các nước tự qui định lấy độ cao vùng trời của mình. d- Vùng lòng đất - Vùng lòng đất là phần đất nằm dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia. Vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia. Về nguyên tắc, Luật quốc tế mặc nhiên thừa nhận vùng lòng đất kéo dài tới tận tâm của trái đất. e- Lãnh thổ di động - Ngoài các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia tự nhiên nói trên còn có lãnh thổ quốc gia di động, bao gồm: máy bay quân sự, tầu chiến, tầu vũ trụ mang cờ hoặc dấu hiệu đặc biệt của quốc gia, các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình, hệ thống ống dẫn ngầm, cáp ngầm, nằm ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia như ở biển quốc tế, ở Nam cực hoặc khoảng không gian vũ trụ được coi như là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gọi là lãnh thổ di động, lãnh thổ bay hoặc lãnh thổ bơi. 2- Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 10 [...]... http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 22 BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ đó công dân tự động bị mất quốc tịch như: tham gia vào quân đội, tham gia vào bộ máy Nhà nước của quốc gia khác; có quốc tịch nước khác; trẻ em tự động mất quốc tịch trên cơ sở được vào quốc tịch nước khác do làm con nuôi người nước ngoài hoặc khi cha mẹ có sự thay đổi quốc tịch - Ngoài ra còn có trường hợp tự động mất quốc tịch theo các Điều ước quốc tế, là trường... của pháp luật mỗi quốc gia - Vấn đề xác định quốc tịch cho cá nhân thuộc thẩm quyền tuyệt đối của các nhà nước – chủ thể của luật quốc tế 21 http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ b- Các cách thức hưởng quốc tịch • Theo sự sinh đẻ: - Là việc xác định quốc tịch cho một cá nhân từ thời điểm được sinh ra Có hai nguyên tắc chính để xác định quốc tịch là: nguyên... quyền quốc gia, mỗi quốc gia có thẩm quyền riêng biệt trong việc xác định địa vị pháp lý cho từng bộ phận dân cư nước mình mà không có sự can thiệp từ bên ngoài - Trong khi thực hiện chủ quyền của mình về vấn đề dân cư, mỗi quốc gia phải tôn trọng pháp luật và tập quán quốc tế, những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và những điều ước quốc tế đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế có liên... http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ c- Pháp luật quốc gia: Các văn bản pháp luật do quốc gia ban hành quy định việc thực hiện các điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao và lãnh sư; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng ngoại giao và lãnh sự và tổ chức hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự nước mình đặt tại nước ngoài d- Tập quán quốc tế Trước khi... không thuộc chủ quyền quốc gia Đường biên giới quốc gia trên biển bao gồm hai loại: - Đường biên giới quốc gia trên biển là đường dùng phân định ranh giới vùng nội thủy, lãnh hải giữa hai quốc gia http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 12 BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ + Khi hai quốc gia nằm đối diện nhau, đường biên giới quốc gia trên biển là đường trung tuyến + Khi hai quốc gia nằm kề cận... đường hầm, bất kể độ sâu - Các quốc gia khác được hưởng quyền tự do hàng hải và tự do hàng không đối với vùng nước phía trên và vùng trời trên vùng nước Tất cả các quốc gia đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa của quốc gia ven biển Bài: DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 20 BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ I- KHÁI NIỆM VỀ DÂN CƯ 1-... cách triệt để pháp luật do quốc gia đặt ra Quốc gia có quyền tiến hành mọi họat động miễn là không bị pháp luật quốc tế cấm - Quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là cao nhất, không chia xẻ loại trừ mọi quyền lực từ bên ngoài trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó - Trên thực tế có một số quốc gia khác có thể thực hiện một phần quyền lực đối với một phần lãnh thổ của quốc gia sở tại trong... của một quốc gia khác + Cư trú chính trị tại các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Bài: LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ I- KHÁI NIỆM LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ 1- Khái niệm: Luật ngoại giao và lãnh sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quan hệ đối ngoại nhà nước... của một quốc gia nhất định, đồng thời họ phải tuân thủ pháp luật của quốc gia đó 2- Phân loại loại dân cư - Căn cứ vào tiêu chuẩn quốc tịch, dân cư của một quốc gia bao gồm các bộ phận sau: + Công dân (người mang quốc tịch của quốc gia đó) Đây là bộ phận dân cư quan trọng nhất và chiếm đại đa số + Người mang quốc tịch nước ngoài + Người mang hai quốc tịch hoặc nhiều quốc tịch + Người không quốc tịch... có sự xung đột pháp luật trong pháp luật của các nước về vấn đề quốc tịch, • Hướng giải quyết - Dành cho người không quốc tịch địa vị pháp lý như những người nước ngoài đang sinh sống ở nước sở tại Tạo điều kiện thuận lợi để họ được vào quốc tịch của nước họ dang cư trú - Sửa đổi pháp luật quốc gia nhằm loại trừ khả năng dẫn đến tình trạng không quốc tịch - Ký kết các điều ước quốc tế song phương và . tế, luật môi trừơng quốc tế, luật kinh tế quốc tế ) 2- Anh hưởng của luật quốc tế đối với luật quốc gia - Luật quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia Điều này được. nguyên tắc, quy phạm đó của pháp luật quốc tế. III- MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA 1- Anh hưởng của luật quốc gia đối với luật quốc tế - Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến. trong quan hệ quốc tế ngày nay. 4- Các loại nguồn bổ trợ của luật quốc tế hiện đại - Bên cạnh các nguồn cơ bản của luật quốc tế là Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế luật quốc tế còn có các

Ngày đăng: 12/08/2015, 13:58

Mục lục

    c- Hệ thống các nguyên tắc cơ bản

    Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đựoc ghi nhận trong Hiến chương LHQ, Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại Hội đồng LHQ và trong rất nhiều văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng. Hiện nay, luật quốc tế thừa nhận 7 nguyên tắc sau đây :

    2- Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực

    a- Khái niệm vũ lực trong quan hệ quốc tế

    b- Nội dung của nguyên tắc

    c- Trường hợp ngoại lệ

    3- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình

    a- Các biện pháp hòa bình

    b- Nội dung của nguyên tắc

    4- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan