Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin2

52 701 5
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương chi tiết bài học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin phần 2 dành cho các trường trung cấp, cao đẳng, đại học... Đây là tài liệu được mô tả một cách đầy đủ những thông tin mà bạn cần đến.

Nguyễn Thị Yến – K38-CNTT-ĐHSP Hà Nội 2 CHƯƠNG IV HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ I. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa 1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa a. Khái niệm sản xuất hàng hóa - Lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa Trong lịch sử có 02 kiểu tổ chức kinh tế đó là : sản xuất tự cấp, tự túc và sản xuất hàng hóa. - Khái niệm sản xuất tự cấp tự túc: là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra là nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của chính người sản xuất.(không có trao đổi). - Khái niệm sản xuất hàng hóa: là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc bán trên thị trường. - Phân biệt sự khác nhau căn bản giữa kinh tế tự cấp tự túc (kinh tế tự nhiên) với kinh tế hàng hóa: + Kinh tế tự cấp tự túc: sản xuất để tiêu dùng→thí dụ + Kinh tế hàng hóa: sản xuất để bán→thí dụ b. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa - Phân công lao động xã hội: + Khái niệm phân công lao động xã hội: là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành nghề khác nhau ( Ví dụ.) + Kết quả phân công lao động xã hội: • Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa sản xuất theo nghĩa là mỗi người sản xuất chỉ tạo ra 01 hoặc một vài sản phẩm nhất định. • Tạo ra mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất ( người nọ cần sản phẩm của người kia )→ để thỏa mãn nhu cầu→buộc phải trao đổi sản phẩm cho nhau + Vai trò: • Phân công lao động xã hội là cơ sở khách quan, là tiền đề của sản xuất hàng hóa • Là điều kiện cần của sự ra đời sản xuất hàng hóa - Phân biệt phân công lao động xã hội và phân công lao động trong nội bộ đơn vị kinh tế →Kết luận: Chỉ có phân công lao động xã hội là cơ sở khách quan của sự ra đời sản xuất hàng hóa. - Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ( hay tính chất tư nhân của quá trình lao động hoặc sự tồn tại các quan hệ sở hữu khác về TLSX.) : Nguyễn Thị Yến – k38CNTT 1 + Tính chất tư nhân của lao động là do chế độ tư hữu về TLSX quy định. Chế độ tư hữu xác định người sở hữu TLSX là người sở hữu sản phẩm lao động→Kết quả : đã t ạo sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất với nhau. + Sự tồn tại các quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX ( như trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam cũng dẫn đến sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa). Như vậy, các quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX sẽ làm cho người sản xuất độc lập hoặc đối lập nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc vào nhau theo nghĩa là người nọ cần sản phẩm của người kia. Vì vậy, muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác thì phải thông qua trao đổi mua bán hàng hóa. Vậy điều kiện thứ hai là điều kiện đủ để sản xuất hàng hóa có thể ra đời và tồn tại. Kết luận: Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại khi có đồng thời 02 điều kiện trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện thì không có sản xuất hàng hóa. 2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa so với sản xuất tự cung tự cấp có đặc trưng và ưu thế cơ bản sau đây: - Đặc trưng: + Thứ nhất, sx hh là sx để trao đổi, mua bán, không phải để người sx ra nó tiêu dùng. + Thứ hai, lao động của ng sx hh vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội: • Tính tư nhân:Sx cái gì, như thế nào là việc riêng của mỗi mỗi cá nhân. • Tính xh: vì sx ra nhằm phục vụ nhu cầu xh. + Thứ ba, mục đích sx hh là giá trị, lợi nhuận không phải giá trị sử dụng. -Ưu thế: +Thứ nhất, sự phát triển sxhh làm cho phân công xh sâu sắc, chyên môn hóa tăng, mối liên hệ các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Từ đó, xóa bỏ tinh tự cấp, tự túc, bảo thủ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xh hóa sx và lao động. +Thứ hai, cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sxhh phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hóa và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. +Thứ ba,sxhh quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế xh hiện đại phù hợp với xu thế thời đại ngày nay bởi quy mô, trình độ kĩ thuật, công nghệ +Thứ tư, sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất “mở” của các quan hệ hàng hóa tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sxhh cũng có những mặt trái của nó như phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá hoại môi trường sinh thái…) Nguyễn Thị Yến – k38CNTT 2 II. Hàng hóa 1. Hàng hóa và hai thuộc tính hàng hóa a. Khái niệm hàng hóa: Là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình )và dạng phi vật thể ( hàng hóa vô hình ). Hàng hóa vô hình là kết quả của ngành dịch vụ. b. Hai thuộc tính của hàng hóa: * Giá trị sử dụng:Là công dụng của vật có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. - Đặc trưng của giá trị sử dụng: + Là thuộc tính tự nhiên của vật thể, những thuộc tính này sẽ quyết định công dụng, tính có ích của vật thể + Công dụng của vật được phát hiện dần trong quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật của lực lượng sản xuất. + Giá trị sử dụng khác về chất, là nội dung vật chất của cải→là phạm trù tồn tại vĩnh viễn. + Giá trị sử dụng được thể hiện trong tiêu dùng. Trong kinh tế hàng hóa, GTSD là vật mang giá trị trao đổi. ( Ví dụ ).Cơm để ăn, áo để mặc, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là để sx… * Giá trị hàng hóa: + Muốn hiểu giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi + Khái niệm giá trị trao đổi: Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà những giá trị sử dụng loại này trao đổi lấy những giá trị sử dụng loại khác. + Thí dụ: 1m vải = 10 kg thóc → giá trị trao đổi = 1/10 + Nếu hai hàng hóa khác nhau ( vải, thóc) có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung giống nhau, cái chung đó không phải là giá trị sử dụng của chúng. Vì giá trị sử dụng của vải để mặc hoàn toàn khác với giá trị sử dụng của thóc là để ăn. Cái chung đó là: cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có hao phí lao động đồng nhất kết tinh. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau =>. Vì vậy, người ta trao đổi hàng hóa cho nhau thực chất là trao đổi lao động của họ ẩn giấu trong hàng hóa Như vậy, hao phí LĐ SX ra hàng hóa là cơ sở để trao đổi – là giá trị của hàng hóa. + Khái niệm giá trị: giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội được kết tinh trong hàng hóa. + Đặc trưng của giá trị: • Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. • Giá trị biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa→giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa. • Giá trị là phạm trù lịch sử, nó chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa. c. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa Nguyễn Thị Yến – k38CNTT 3 - Là sự thống nhất của hai mặt đối lập. + Thống nhất : Hai thuộc tính này cùng tồn tại trong hàng hóa, tức là một vật phải có đủ hai thuộc tính mới trở thành hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính,vật phẩm không thể là hàng hóa. ( Ví dụ ) + Mâu thuẫn thể hiện ở chỗ: • Giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa. • Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa. • Người sản xuất làm ra hàng hóa là để bán, nên mục đích của họ là giá trị ( nhưng trong tay lại có giá trị sử dụng), người mua thì cần giá trị sử dụng nhưng muốn có giá trị sử dụng thì phải thực hiện giá trị của nó. • Việc thực hiện giá trị và giá trị sử dụng tách rời về không gian, thời gian. Giá trị được thực hiện trước ở trong lĩnh vực lưu thông, giá trị sử dụng được thực hiện sau trong lĩnh vực tiêu dùng. Vì vậy, nếu giá trị của hàng hóa không thực hiện được thì giá trị sử dụng của nó cũng không thực hiện được. 2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa a. Lao động cụ thể - Khái niệm: lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiêp chuyên môn nhất định. ( Ví dụ ) - Đặc trưng: + Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng. + Lao động cụ thể khác về chất. + Lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội + Khoa học kỹ thuật càng phát triển→hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng. + Lao động cụ thể là điều kiện, là nguồn gốc của cải→là phạm trù tồn tại vĩnh viễn. b.Lao động trừu tượng -Khái niệm: lao động trừu tượng là lao động của người sxhh sau khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó. Hoặc đó là sự tiêu phí sức lao động (tiêu hao bắp thịt, thần kinh , sức óc) của người sản xuất hàng hóa. - Đặc trưng: + Lao động trừu tượng là lao động xã hội, là sự quy đổi các lao động khác thành lao động chung, đồng nhất, giống nhau. + Lao động trừu tượng tạo ra giá trị. + Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử. Mối quan hệ lao động cụ thể và lao động trừu tượng: Mặt thống nhất : Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của một quá trình lao động sxhh→thống nhất với nhau. Mặt mâu thuẫn : thể hiện ở chỗ lao động cụ thể vận động cùng chiều với năng suất lao động, nhưng với tư cách là lao động trừu tượng, sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa lại vận động ngược chiều với năng suất lao động. Nguyễn Thị Yến – k38CNTT 4 //c. Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản đơn: + Một mặt, hoạt động sản xuất hàng hóa là việc làm riêng của họ, trực tiếp mang tính chất tư nhân. + Mặt khác, nó nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên hoạt động sản xuất của họ lại mang tính xã hội. Nếu hàng hóa sản xuất ra mà bán được có nghĩa là lao động tự nhân của họ được xã hội thừa nhận. Còn nếu không bán được tức là lao động tư nhân không được xã hội thừa nhận, không chuyển thành lao động xã hội. + Kết luận: • Vậy mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản đơn là mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội. • Mâu thuẫn này là mầm mống của mọi mâu thuẫn của kinh tế hàng hóa. Nó còn được thể hiện ở mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị. Những mâu thuẫn này vừa thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển vừa là tiềm ẩn của khủng hoảng kinh tế. 3. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa a. Thước đo lượng giá trị hàng hóa Chất giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị hàng hóa là do số lượng lao động hao phí để làm ra hàng hóa quyết định. - Khái niệm thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra 1 hàng hóa nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với 1 trình độ thành thạo trung bình, 1 trình độ kỹ thuật trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa - Nhân tố ảnh hưởng thứ nhất: Năng suất lao động xã hội Khái niệm năng suất lao động: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được tính bằng: Số lượng sản phẩm/1đơn vị thời gian hoặc Số lượng thời gian lao động cần thiết/1 đơn vị sản phẩm. ( Thí dụ ) + Có 2 loại năng suất lao động: NSLĐ cá biệt và NSLĐ xã hội. NSLĐ cá biệt ảnh hưởng đến giá trị cá biệt và NSLĐ xã hội ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa. NSLĐ xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa càng giảm lượng giá trị của 1 đv sản phẩm càng ít. Ngược lại, NSLĐ xã hội càng giảm thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của 1 đv sản phẩm càng nhiều ( Thí dụ ). * Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ: + Trình độ khéo léo của người lao động ( Thí dụ ) + Sự phát triển của khoa học-kỹ thuật và trình độ ứng dụng của tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ( Thí dụ ) + Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất ( Thí dụ ) + Quy mô và hiệu quả của TLSX ( Thí dụ ) Nguyễn Thị Yến – k38CNTT 5 + Điều kiện tự nhiên ( Thí dụ ) - Nhân tố ảnh hưởng thứ hai: Cường độ lao động + Khái niệm cường độ lao động: Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, căng thẳng mệt nhọc của lao động. Nó được tính bằng: Số lượng lao động hao phí/1 đơn vị thời gian. + Tăng cường độ lao động là tăng lượng lao động hao phí trong 1 đơn vị thời gian, hoặc tăng mức độ khẩn trương và nặng nhọc của lao động ( Thí dụ ). + So sánh giữa tăng cường độ lao động và tăng năng suất lao động. - Nhân tố ảnh hưởng thứ 3:Tính chất của LĐ (lao động giản đơn và lao động phức tạp). + Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ 1 người bình thường nào có khả năng lao động dù chưa qua đào tạo đều có thể tiến hành được. + Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể tiến hành được. Kết luận: - Giá trị hàng hóa là lao động xã hội trừu tượng giản đơn trung bình của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. - Lượng giá trị hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình. c. Cơ cấu lượng giá trị hàng hóa W = c + v + m Lượng gia trị hh=giá trị cũ tái hiện+giá trị mới. III. Tiền tệ 1. Lịch sử phát triển các hình thái giá trị và bản chất của tiền tệ a. Lịch sử phát triển các hình thái giá trị Muốn hiểu nguồn gốc và bản chất của tiền tệ chúng ta phải nghiên cứu các hình thái biểu hiện của giá trị: - Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên : (Vì ở đây chỉ có 01 hàng hóa trao đổi lấy 01 hàng hóa và tỷ lệ trao đổi không cố định ). H1 = H2 Ở hình thái này, hàng hóa thứ nhất (H1) biểu hiện giá trị của nó ở hàng hóa thứ hai (H2). (H1) là vật mang giá trị tương đối, còn (H2) là vật ngang giá. Hình thái vật ngang giá của giá trị có 3 đặc điểm: + Giá trị sử dụng của nó trở thành hình thức biểu hiện giá trị. + Lao động cụ thể trở thành hình thức biểu hiện lao động trừu tượng. + Lao động tư nhân trở thành hình thức biểu hiện lao động xã hội. Nhược điểm: trao đổi vật lấy vật, trao đổi ngẫu nhiên và vật ngang giá chưa cố định. - Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: 1m vải= 10kg thóc hoặc = 02 con gà hoặc Nguyễn Thị Yến – k38CNTT 6 = 0,1 chỉ vàng… Ở đây, giá trị của 01 hàng hóa thóc ( giá trị tương đối ) được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác ( giá trị ngang giá ). Vẫn là trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi vẫn chưa cố định. Hạn chế: Người có vải muốn đổi lấy thóc nhưng người lấy thóc không muốn lấy vải làm cho quá trình trao đổi phức tạp, khó khăn hơn. Vì vậy, xuất hiện hình thái giá trị mới. - Hình thái chung của giá trị : 10kg thóc hoặc 02 con gà = 01m vải hoặc 0,1 chỉ vàng Ở đây, giá trị của nhiều hàng hóa (giá trị tương đối) được biểu hiện ở giá trị một hàng hóa (giá trị ngang giá). Trao đổi đi theo đường vòng, người ta mang hàng hóa của mình đổi lấy hàng hóa được nhiều người ưa chuộng, rồi đem đổi lấy thứ hàng hóa mình cần. Hạn chế: Vì hàng hóa chung lại không giống nhau ở tất cả các vùng cho nên trao đổi vẫn gặp khó khăn. Vì vậy, hình thái tiền tệ xuất hiện. - Hình thái tiền tệ: 10 kg thóc Hoặc 01m vải = 0,1 chỉ vàng (vàng trở thành tiền tệ) Hoặc 02 con gà … Khi tiền tệ ra đời, thế giới hàng hóa chia ra hai cực: một bên, là các hàng hóa thông thường, một bên hàng hóa đóng vai trò là tiền tệ. Vậy tiền tệ là hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò là vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa khác. b. Bản chất của tiền tệ Tiền tệ là hh đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hh khác, nó thể hiện lao động xh và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hh. Bản chất của tiền tệ còn được thể hiện qua các chức năng của nó. c. Chức năng của tiền tệ + Thứ nhất, thước đo giá trị: giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng số lượng tiền nhất định. Sở dĩ có thể làm thước đo giá trị vì bản thân tiền cũng có giá trị. + Thứ hai, phương tiện lưu thông.Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hh =>lưu thông hh. + Thứ ba, phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng… Nguyễn Thị Yến – k38CNTT 7 + Thứ tư, phương tiện cất trữ.Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. + Thứ năm, tiền tệ thế giới, khi trao đổi vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm cnăng tttg.Vàng được dùng làm phương tiện mua bán hh, thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải chung của xh. Năm chức năng có quan hệ mật thiết với nhau, sự phát triển của các cnăng của tiền phản ánh sự phát triển của sx & lư thông hh. IV. Quy luật giá trị 1. Nội dung & yêu cầu của quy luật giá trị Theo quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hóa, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hóa, bù đắp cho chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được. Trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, và trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.(giải thích rõ về nguyên tắc trao đổi ngang giá) Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh giá trị của nó => Đó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng. 2. Tác động của quy luật giá trị - Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. • Điều tiết sx tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sx giữa các ngành, các lĩnh vực vủa nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hh trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu. • Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường. Sự biến động giá cả trên thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hh thông suốt. - Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. • Trong nền kinh tế hh, mỗi người sx hh là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sx khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, ng sx nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xh của hh ở thế có lợi, sẽ thu được lãi cao. Người sx nào có hao phí lao động cá biệt > hao phí lao động xh cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn.=>họ phải cải tiến kĩ thuật, tổ chức quản lý, tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động.Kết quả lực lượng sx xh được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ. - Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo. Nguyễn Thị Yến – k38CNTT 8 + Những ng có điều kiện sx thuận lợi, có trình độ, trang bị kĩ thuật tốt, hao hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xh cần thiết, nhờ đó họ giàu lên nhanh chóng. Từ đó họ mở rộng kinh doanh, + Ngc lại, những ng k có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gawph rủi ro trong kinh doanh nên thua lỗ, phá sản, trở thành nghèo khó. Ý nghĩa : + quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển +phân hóa xh thành kẻ giàu, ng nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xh. CHƯƠNG V HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN. 1.Công thức chung của tư bản. Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác. Tiền được coi là tiền thông thường thì vận động theo công thức H-T-H (hàng- tiền-hàng). Tiền được coi là tư bản, thì vận động theo công thức T-H-T (tiền –hàng-tiền). Bất cứ tiền nào vận động theo công thức T-H-T đều chuyển hóa thành tư bản. - So sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn H-T-H và công thức lưu thông của tư bản T-H-T. + Giống nhau: Đều có quá trình mua và bán, đều gồm các nhân tố vật chất tiền và hàng và đều bao gồm người bán và người mua. + Khác nhau: <> Công thức lưu thông hàng hóa giản đơn H-T-H bắt đầu bằng việc bán (H-T) và kết thúc bằng việc mua (T-H). Điểm xuất phát và kết thúc đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian. <>Còn công thức lưu thông của tư bản bắt đầu bằng việc mua (T-H) và kết thúc bằng việc bán (H-T). Điểm xuất phát và kết thúc đều là tiền tệ, hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian. - Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng. Còn mục đích của lưu thông tư bản là giá trị và giá trị tăng thêm. Do đó công thức vận động đầy đủ của tư bản là: T-H-T / (T / =T+∆ t ) ∆ t C.Mác gọi là giá trị thặng dư, số tiền ứng ra ban đầu là tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Vì mục đích của lưu thông tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động của tư bản là không giới hạn . Nguyễn Thị Yến – k38CNTT 9 C.Mác gọi công thức T-H-T / là công thức chung của tư bản vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó. 2.Mâu thuẫn công thức chung của tư bản Nhìn vào công thức chung của tư bản T-H-T / ta thấy hình như giá trị thặng dư được hình thành trong lưu thông? Xét các trường hợp trong lưu thông: Trường hợp trao đổi ngang giá : chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bêntham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Trường hợp trao đổi không ngang giá: nếu hàng hóa bán cao hơn giá trị, thì lời anh ta nhận được khi là người bán cũng chính là số tiền anh ta sẽ mất đi khi là người mua, rốt cuộc anh ta sẽ không được lợi thêm gì cả .Còn nếu mua hàng hóa thấp hơn gía trị, thì tình hình cũng tương tự như trên. Giả sử có một số người chuyên mua rẻ, bán đắt, thì như C.Mác nói, điều đó chỉ có thể giải thích được sự làm giàu của những thương nhân cá biệt chứ không thể giải thích được sự làm giàu của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản , vì tổng giá trị trước lúc trao đổi cũng như trong và sau khi trao đổi không thay đổi, mà chỉ có phần giá trị nằm trong tay mỗi bên trao đổi là thay đổi. Như vậy lưu thông không tạo ra giá trị mới. Nhưng nếu người có tiền không tiếp xúc với lưu thông , tức đứng ngoài lưu thông thì cũng không thể làm cho tiền của mình lớn lên được. Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông .Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông . Đó là mâu thuẫn công thức chung của tư bản. -để thỏa mãn các yêu cầu đó thì: 3. Hàng hóa sức lao động. -K/n: sức lao động là tổng hợp sức thân thể và sức tinh thần tiềm tàng trong một con ng, sức lực mà con ng phải vận dụng để sx ra của cải vật chất. - Sức lao động trở thành hàng hóa khi có những điều kiện sau đây: +Một là:ng có sức lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình thì mới đem bán sức lao động được. Trong các xã hội Chiếm hữu nô lệ và Phong kiến , người nô lệ và nông nô không thể bán sức lao động được vì bản thân họ thuộc sở hữu của chủ nô hay chúa phong kiến. +Hai là: người lao động bị tước hết tư liệu sản xuất Chỉ khi có đủ hai điều kiện trên thì sức lao động mới trở thành hàng hóa. Nguyễn Thị Yến – k38CNTT 10 [...]... chất, kỹ thuật của các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa Nền đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội nảy sinh sau chủ nghĩa tư bản, với tư cách là một chế độ xã hội phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của nó phải là nền sản xuất đại công nghiệp, có trình độ cao hơn so với trình độ của xã hội tư bản chủ nghĩa Thứ hai, chủ nghĩa xã hội xoá... chủ nghĩa xh là một thời kì lịch sử tất yếu trên con đường phát triển của hình thái kinh tế-xh cộng sản chủ nghĩa 2 Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội Xã hội xã hội chủ nghĩa ( chủ nghĩa xã hội – giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản) là một xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây Thứ nhất, cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp Công cụ thủ công là đặc trưng cho cơ. .. sản xuất, cả cơ sở kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng xã hội XHCN Nguyễn Thị Yến – k38CNTT 34 * Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn cứ Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất Chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp bức, bóc lột và bất công Chủ nghĩa xã hội được... tư bản cá biệt khác lớn hơn c Giống và khác nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản Giống nhau : Tích tụ và tập trung tư bản đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt Khác nhau: Nguồn gốc của tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đố tích tụ tư bản làm tăng quy mô của tư bản cá biệt và tư bản xã hội Còn nguồn gốc của tập trung tư bản là tư bản sẵn có trong xã hội, do đó tập trung tư bản làm tăng quy mô của. .. phát nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạp ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa Vì vậy cũng cần phải có thời gian để xây dựng và phát triển những quan hệ đó Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công... các nước tư bản chủ nghĩa vẫn nằm trong tay các nhà tư bản lớn Giai cấp công nhân về cơ bản vẫn không có tư liệu sản xuất, vẫn phải bán sức lao động cho các nhà tư bản, cả sức lao động trí óc và sức lao động chân tay Trong các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, về cơ bản giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động đã trở thành những người làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội Xuất... MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1 Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó a Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh - Nghĩa hẹp: CMXHCN... thặng dư cũng chính là những nhân tố quyết định quy mô tích lũy của tư bản những nhân tố đó là: Trình độ bóc lột của nhà tư bản Trình độ năng suất lao động xã hội Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng Quy mô của tư bản ứng trước 2.Tích tụ và tập trung tư bản a Tích tụ tư bản Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư... trực tiếp của tích lũy tư bản Tích lũy tư bản xét về mặt làm tăng quy mô của tư bản cá biệt là tích tụ tư bản Nguyễn Thị Yến – k38CNTT 18 Tích tụ tư bản là do yêu cầu của tái sản xuất mở rộng, của sự ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác là sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư b Tập trung tư bản tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất nhiều tư bản cá biệt... lệ thuận với m’ + Cấu tạo hữu cơ của tư bản Nếu m’ không đổi thì cấu tạo hữu cơ (c/v) của tư bản càng lớn , p’ càng nhỏ + Tốc độ chu chuyển của tư bản Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm càng tăng lên, do đó p’ càng tăng lên Ví dụ: Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản 1 năm/vòng: 80c+20v+20m, thì p’=20% Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản 1 năm/2 vòng : 80c+20v+(20m+20m), . m’. + Cấu tạo hữu cơ của tư bản. Nếu m’ không đổi thì cấu tạo hữu cơ (c/v) của tư bản càng lớn , p’ càng nhỏ. + Tốc độ chu chuyển của tư bản. Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì. của tư bản cá biệt. Khác nhau: Nguồn gốc của tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đố tích tụ tư bản làm tăng quy mô của tư bản cá biệt và tư bản xã hội. Còn nguồn gốc của tập trung tư bản. HÓA CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN. 1.Công thức chung của tư bản. Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều

Ngày đăng: 12/08/2015, 08:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan