Nghiên cứu bài học kinh nghiệm để phát huy tiềm năng di sản văn hóa tại không gian di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh

59 519 2
Nghiên cứu bài học kinh nghiệm để phát huy tiềm năng di sản văn hóa tại không gian di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1Sự cần thiết phải nghiên cứu bài học đối chứng và bài học kinh nghiệm để áp dụng vào không gian văn hóa – du lịch DSTG Thành nhà Hồ và Khu DTQGĐB Lam Kinh31.1Những yêu cầu cấp thiết đối với phát triển du lịch tại không gian văn hóa – du lịch DSTG Thành nhà Hồ và Khu DTQGĐB Lam Kinh31.2Yêu cầu phát triển du lịch đối với DSTG Thành nhà Hồ và Khu DTQGĐB Lam Kinh211.3Nhu cầu rút ngắn thời gian nghiên cứu và nâng cao hiệu quả phát triển du lịch đối với không gian văn hóa du lịch Lam Kinh – Thành Nhà Hồ252Kết quả nghiên cứu đối chứng một số khu du lịch trong và ngoài nước tương đồng với DSTG Thành nhà Hồ và Khu DTQGĐB Lam Kinh262.1Kinh nghiệm chung phát triển du lịch ở một số quốc gia châu Á262.2Bài học từ một số khu du lịch nước ngoài412.3Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số khu du lịch quốc gia ở Việt Nam433Một số kinh nghiệm phát triển du lịch đối với DSTG Thành nhà Hồ và Khu DTQGĐB Lam Kinh trên cơ sở nghiên cứu một số khu du lịch trong và ngoài nước513.1Bài học từ việc bảo vệ, tôn tạo, khôi phục các di sản văn hóa trong hoạt động du lịch513.2Vấn đề tổ chức và thương mại513.3Vấn đề đa dạng hoá các sản phẩm du lịch523.4Vấn đề đầu tư quảng bá du lịch53TÀI LIỆU THAM KHẢO54

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỂ PHÁT HUY TIỀM NĂNG DI SẢN VĂN HÓA TẠI KHÔNG GIAN DI SẢN THẾ GIỚI THÀNH NHÀ HỒ VÀ KHU DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT LAM KINH Người thực hiện: THANH HÓA 8-2014 1 ThS Lê Thị Thảo MỤC LỤC CHƯƠNG 1 3 SỰCẦ THIẾ PHẢ NGHIÊN CỨ BÀI HỌ Đ I CHỨ VÀ BÀI HỌ KINH N T I U C Ố NG C NGHIỆ Đ ÁP DỤ VÀO KHÔNG GIAN VĂ HÓA – DU LỊCH THÀNH M Ể NG N NHÀ HỒVÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬLAM KINH 3 1.1 Những yêu cầu cấp thiết đối với phát triển du lịch tại Không gian văn hóa – du lịch Thành Nhà Hồ và Khu di tích lịch sử Lam Kinh 3 1.1.2 Sự cần thiết kết nối phát triển du lịch đối với Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh 8 1.1.2.1 Giá trị hấp dẫn đặc biệt của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh .8 1.1.2.2 Những hạn chế trong phát triển du lịch tại Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh 16 1.2 Yêu cầu phát triển du lịch đối với Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh và Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ 21 1.2.1 Yêu cầu phát triển du lịch đối với Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh 21 1.2.2 Yêu cầu phát triển du lịch đối với Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ 23 1.2.3 Yêu cầu liên kết phát triển du lịch giữa Lam Kinh và Thành Nhà Hồ 24 CHƯƠNG 2 27 KẾ QUẢNGHIÊN CỨ Đ I CHỨ MỘ SỐKHU DU LỊCH TRONG VÀ T U Ố NG T NGOÀI NƯ C TƯ NG Đ NG VỚ LAM KINH – THÀNH NHÀ HỒ Ớ Ơ Ồ I .27 2.1 Kinh nghiệm chung phát triển du lịch ở một số quốc gia châu Á 27 2.1.1 Nhật Bản 27 2.1.2 Campuchia 31 2.1.3 Singapore 35 2.1.4 Thái Lan 36 2.1.5 Malaysia 38 2.1.6 Indonesia 40 2.2 Bài học từ một số khu du lịch nước ngoài 42 2.2.1 Thập Tam Lăng (Trung Quốc) .42 2.2.2 Pháo đài Sanchiago (Manila - Philippines) 42 2.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số khu du lịch quốc gia ở Việt Nam .43 2.3.1 Kinh thành Huế 43 2.4.2 Hội An .44 2.4.3 Ninh Bình .45 2.4.4 Phú Thọ 46 2.4.5 Hà Nội 48 2.4.6 Cao Bằng 49 CHƯƠNG 3 52 MỘ SỐBÀI HỌ KINH NGHIỆ PHÁT TRIỂ DU LỊCH Đ I VỚ LAM T C M N Ố I KINH – THÀNH NHÀ HỒTRÊN CƠSỞNGHIÊN CỨ MỘ SỐKHU DU U T LỊCH TRONG VÀ NGOÀI NƯ C .52 Ớ 3.1 Bài học từ việc bảo vệ, tôn tạo, khôi phục các di sản văn hóa trong hoạt động du lịch 52 3.2 Vấn đề tổ chức và thương mại 52 3.3 Vấn đề đa dạng hoá các sản phẩm du lịch 53 3.4 Vấn đề đầu tư quảng bá du lịch 54 TÀI LIỆ THAM KHẢ .55 U O 2 CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ĐỐI CHỨNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỂ ÁP DỤNG VÀO KHÔNG GIAN VĂN HÓA – DU LỊCH THÀNH NHÀ HỒ VÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH 1.1 Những yêu cầu cấp thiết đối với phát triển du lịch tại Không gian văn hóa – du lịch Thành Nhà Hồ và Khu di tích lịch sử Lam Kinh 1.1.1 Mục tiêu, yêu cầu phát triển du lịch Thanh Hóa trong hệ thống du lịch Việt Nam và quốc tế Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011, theo đó quan điểm phát triển chủ đạo của Du lịch Việt Nam là: (i) Trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; (ii) Phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm và chú trọng phát triển theo chiều sâu; (iii) Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; (iv) Phát triển bền vững gắn chặt với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, môi trường; và (v) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch Mục tiêu đặt ra với du lịch Việt Nam đến 2020 là đón 7 -7,5 triệu lượt khách quốc tế và 36- 37 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 10 – 11 tỷ USD Phương án tổ chức không gian lãnh thổ du lịch cả nước xác định có bảy vùng là: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long Trong đó có Thanh Hóa nằm trong vùng Bắc Trung Bộ - là tỉnh cực Bắc của vùng, kết nối vùng Bắc Trung Bộ với vùng Đồng bằng sông Hồng và đặc biệt là Hà Nội – một trong hai thị trường khách và điểm trung chuyển khách lớn nhất của cả nước Đây là vị trí hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với phát triển du lịch Thanh Hóa 3 Là một tỉnh lớn, đông dân của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, Thanh Hóa có vị trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như du lịch Thanh Hóa nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt, là nơi phát tích của nhà Lê, là vùng hậu phương vững chắc của Tổ quốc trong những năm chiến tranh quyết liệt Trải qua biết nao biến động thăng trầm, những thế hệ người dân Thanh Hóa tự hào về mảnh đất giầu truyền thống đấu tranh yêu nước cũng như tinh thần cách mạng bất khuất của quê hương mình Với bề dày lịch sử lâu đời, Thanh Hóa đang gìn giữ một kho tàng quý giá các nguồn tài nguyên nhân văn phong phú Cùng với những giá trị lịch sử, nhân văn, Thanh Hóa còn là miền quê xinh đẹp với non xanh nước biếc, với thiên nhiên phong phú và đa dạng bao gồm cả rừng, núi, biển cả và hải đảo Những tiềm năng giàu có trên tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hóa phát triển “Một nền kinh tế tổng hợp đa ngành, trong đó du lịch được coi là một trong những ngành có vai trò đặc biệt quan trọng” như xác định trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú đa dạng Các bãi biển Thanh Hóa đã là điểm đến truyền thống từ hàng chục năm nay như Sầm Sơn, ngoài ra còn nhiều bãi biển khác cũng đang nổi lên như những điểm nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đầy hứa hẹn như Hải Tiến, Quảng Vinh, Tĩnh Gia Bên cạnh hệ thống các bãi biển, các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên như Bến En, Pù Luông cũng là những tiềm năng vô cùng to lớn, tuy nhiên hầu như chưa được đầu tư khai thác tương xứng với tiềm năng Ngoài ra cảnh quan tự nhiên, sông suối cũng là những tiềm năng hết sức giá trị đối với không chỉ du lịch Thanh Hóa và cả nước, trong đó nổi trội là suối cá Cẩm Lương và hệ thống các hang động đá vôi vô cùng phong phú, Không chỉ có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, hệ thống các hang động đá vôi vô cùng phong phú Không chỉ có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, hệ thống tài nguyên nhân du lịch nhân văn của Thanh Hóa cũng hết sức đặc sắc mà gần 4 đây việc công nhận Thành nhà Hồ là Di sản thế giới là một minh chứng rõ ràng nhất Thành nhà Hồ, cùng với Lam Kinh, cầu Hàm Rồng, di tích khảo cổ Đông Sơn, Đa Bút góp phần tạo nên thế cạnh tranh mạnh mẽ của Thanh Hóa đối với thị trường Du lịch – Văn hóa – Lịch sử Khu vực miền núi phía Tây của Thanh Hóa là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số là sự bổ sung hết sức quan trọng đối với hệ thống tài nguyên du lịch của tỉnh, góp phần tạo điều kiện phát triển các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường khách du lịch khác nhau Với hệ thống tài nguyên du lịch hết sức phong phú đa dạng và vị trí địa lí thuận lợi, du lịch Thanh Hóa đã hình thành từ rất sớm và liên tục có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua Năm 2011 Thanh Hóa đón trên 3,3 triệu lượt khách nội địa và 43 nghìn lượt khách quốc tế Cả thị trường nội địa và quốc tế đều có tăng trưởng vững vàng trong những năm qua Thị trường khách nội địa cảu Thanh Hóa chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng Thị trường khách quốc tế của tỉnh chủ yếu là Đông Bắc Á (50%), Đông Nam Á (gần 20%) và Bắc Mỹ (gần 10%) Doanh thu du lịch năm 2011 cũng đạt trên 1500 tỷ đồng, gần bằng thành tích của Thừa Thiên - Huế là địa phương có hoạt động du lịch phát triển nhất trong vùng Bắc Trung Bộ Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2015 được phê duyệt theo Quyết định số 2182/QĐ- UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 07 tháng 7 năm 2011 xác định việc xây dựng hệ thống điểm du lịch gắn với các không gian du lịch, đặc biệt nhấn mạnh đến các điểm di tích lịch sử văn hóa và vùng sinh thái tiềm năng: Sầm Sơn, Hàm Rồng, Lam Kinh, Thành Nhà Hồ Trong Kế hoạch Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về du lịch (số 45/KH-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa) đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phát 5 triển du lịch Thanh Hóa cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc trưng, chất lượng cao Năm 2015, Thanh Hóa phấn đấu đón 5.500.000 lượt khách du lịch, trong đó, khách quốc tế là 125.000 lượt; doanh thu du lịch đạt 3.500 tỷ đồng Đến năm 2020, đón được 9.000.000 lượt khách, trong đó, khách du lịch quốc tế là 230.000 lượt khách; doanh thu du lịch ước đạt 10.200 tỷ đồng Tốc độ tăng trường bình quân của ngành du lịch tỉnh giai đoạn 2014 - 2020 đạt 13%/năm về lượt khách và 27,2%/năm về doanh thu Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2012 6 Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2012 Mặc dù có điều kiện thuận lợi về tài nguyên, nguồn lực và vị trí, du lịch Thanh Hóa chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do những nguyên nhân, khó khăn cả khách quan và chủ quan như: - Nhận thức về du lịch còn chưa đầy đủ, đặc biệt về du lịch bền vững, du lịch trách nhiệm - Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và đặc biệt về chất lượng, đây là hậu quả trực tiếp của tính mùa vụ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp duy trì đội ngũ nhân lực du lịch có tay nghề cao và thường xuyên được hoạt động nâng cao kỹ năng, chất lượng - Điều kiện hạ tầng kỹ thuật còn nhiều bất cập, đặc biệt tại khu vực miền núi phía Tây - Chất lượng dịch vụ, sản phẩm còn thấp - Du lịch Thanh Hóa chịu ảnh hưởng mạnh của tính mùa vụ, đặc biệt đối với sản phẩm chính của du lịch tỉnh hiện nay là du lịch biển đảo, chưa phát huy được tiềm năng du lịch của các loại hình khác Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn tới nhiều hạn chế trong các vấn đề khác - Việc liên kết với các địa phương trong vùng, lân cận và với thị trường gửi khách chính là Hà Nội còn chưa đi vào thực chất, chưa phát huy hiệu quả - Công tác quảng bá, xúc tiến còn chưa được thực hiện chuyên nghiệp, đặc biệt là chưa thực hiện đánh giá hiệu quả từ đó có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết Để khắc phục những khó khăn thách thức trên, du lịch Thanh Hóa cần những biện pháp, giải pháp phát triển thiết thực, cụ thể nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng mạnh, bền vững, cụ thể những vấn đề sau cần được quan tâm 7 giải quyết: - Đặc biệt chú trọng khắc phục vấn đề mùa vụ của hoạt động du lịch, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng dịch vụ, chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực, tăng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư - Chuyên nghiệp hóa công tác quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch - Cải thiện, nâng cao chất lượng toàn diện sản phẩm du lịch chủ đạo hiện có của Thanh Hóa: Mạnh mẽ đổi mới, đầu tư cải thiện cơ bản hình ảnh du lịch Sầm Sơn - Đầu tư phát triển du lịch biển đảo với những cách tiếp cận mới mà Hải Thịnh là một trong những ví dụ tiêu biểu - Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Tăng cường đầu tư mở rộng hoạt động du lịch về phía Tây nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường sức hút, sức cạnh tranh và khắc phục tính mùa vụ của hoạt động du lịch Thanh Hóa - Đầu tư phát triển du lịch khu vực Thành nhà Hồ, Lam Kinh, suối cá Cẩm Lương thành trung tâm du lịch văn hóa - di sản của tỉnh bên cạnh các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn và du lịch gắn với thương mại tại Nghi Sơn - Xây dựng chương trình hợp tác liên kết thực chất, có hiệu quả với các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ, với thị trường gửi khách lớn nhất miền Bắc là Hà Nội, với các tỉnh Tây Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên qua quốc lộ 6 và với Lào qua cửa khẩu Na Mèo 1.1.2 Sự cần thiết kết nối phát triển du lịch đối với Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh có vị trí đặc biệt quan trọng đối với du lịch Thanh Hóa và du lịch Việt Nam 1.1.2.1 Giá trị hấp dẫn đặc biệt của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh Khu di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1962 Năm 2013, Khu di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận là 8 Di tích cấp quốc gia đặc biệt Khu di tích này có một vị trí quan trọng trong chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam Đây là kinh đô kháng chiến lần thứ nhất chống lại quân Minh xâm lược (1418 – 1427), là kinh đô kháng chiến lần thứ hai chống lại nhà Mạc và Trung Hưng nhà Lê (1533 – 1556), lại là Tây Kinh – nơi yên nghỉ của Hoàng tộc nhà Lê sơ Lăng mộ các vua và hoàng hậu nhà Lê sơ biểu hiện giá trị nghệ thuật cao cả ở trong trình diễn đồ thức kiến trúc và cả trong các nội dung, kiểu cách tạo tác các hiện vật điêu khắc Nếu xét về khía cạnh sự kiện lịch sử trong thời kỳ 1414-1422 thì nghĩa quân Lam Sơn chủ yếu quy tụ, gây dựng lực lượng “nếm mật, nằm gai, suốt chục năm trời” Trong thời gian này nghĩa quân đã bị vây khốn 3 lần trên núi Chí Linh, cũng chính nhờ sự đùm bọc, che chở của đồng bào Mường, Thái vùng Chí Linh, nghĩa quân đã thoát khỏi hiểm nghèo Những địa danh vẫn còn lưu lại sau hơn 600 năm như: Khả Lam, Mục Sơn, Núi Chủ, Núi Dầu, Núi Mục, Núi Rồng, Núi Voi, Rừng Lim, Làng Cham, Lương Giang; Xa hơn, lên phía tả ngạn với các địa danh: Sông Khao, Bát Mọt; Phía hữu ngạn có sông Lường, Yên Trường, Long Linh, Chẩn Xuyên, Ba Cồn; Ngược lên Quan Hóa là Sóp Về mặt đường thủy, nghĩa quân đã kết nối Lương Giang (sông Mã) với sông Lường, sông Âm, sông Khao, sông Chùy Nam (Cầu Chầy), Tề Giang (sông Bưởi) Trong quá trình biến thiên của lịch sử hơn 600 năm các địa danh: Lam Sơn hương, Hào Lương hương, Đại Lại thôn, Nguyễn Xá xã, Đàm Thị xã, Thủy Cối sách, Lại Thương sách, Cao Trĩ sách là địa phận của huyện Lương Giang thì cương vực ngày nay bao gồm những vùng nào vẫn còn phải nghiên cứu Hay huyện Lôi Dương với các địa danh như: Mục Sơn sách, Thủy Chú sách, Phùng Dực sách, Hải Lịch sách, Thụ Mệnh Thôn, Bái Đô trang Ngoài ra các địa danh khác như: núi Pù Rinh, núi Chí Linh, Mường Mọt, Mường Nanh, Mường Chính, Mường Thôi, Bồ Mồng, Bồ Thi Lang, Ba Lẫm, Kình Lộng, Mường Đòn, Thiết Ống, Đồng Tâm Xuôi xuống các huyện đồng bằng nhiều địa danh do Lê Lợi đặt tên như: Thôn Tứ Trụ, Dốc Hương (xã Thọ 9 Hải), Làng Xuân Phả, Thôn Chí Cẩn, Đoán Quyết (huyện Thiệu Hóa), Tiên Nông Cầu Chày, Thung Mai (hay Lũng Nhai – huyện Yên Định), Thung Voi (Yên Lâm) Làng Miềng, Bãi Lạnh, (Lang Chánh) gắn với chuyện Hồ Ly; Làng Vân Am có Làng Trò (Ngọc Lặc) gắn với các trò vui của nghĩa quân như trò Pồn Pôông với đền Bà (tục thờ chiếc dón và dao quéo, liên quan đến Lê Lợi những ngày bị quân Minh vây hãm) Vùng Tây Nam Lam Sơn là huyện Thường Xuân có núi Bù Rinh, Bù Chó, Bù Gió và Suối Đá Khao (gắn liền với chuyện “hòa nước sông chén rượi ngọt ngào", thể hiện tình cảm đồng lòng của tướng sĩ cùng đồng bào Tuy nhiên, vùng Lang Chánh cũng có làng Năng Cát và Huổi Láu (suối rượu) và giai thoại giống như trên Đây là một vùng rộng lớn miền Tây Thanh Hóa, bao gồm các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Thường Xuân, Bá Thước, Ngọc Lạc, Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn Đây cũng là địa bàn hành quân, vừa cầm cự, vừa chống đỡ, bảo toàn lực lượng trước giặc Minh hung hãn Nói như thế đủ thấy không gian văn hóa gian Lam Sơn gắn liền với nghĩa Quân Lam Sơn rộng lớn như thế nào Hệ thống di vật văn hóa đặc trưng chủ yếu hiện còn là Khu lăng mộ nhà Lê Sơ ở Lam Kinh Đây là nguồn tư liệu mỹ thuật kiến trúc tiêu biểu thời Lê sơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng còn lại ở thế kỷ XV Tuy nhiên, hệ thống di sản văn hóa ở không gian văn hóa Lam Sơn không chỉ có quần thể Khu lăng mộ Vua Lê sơ mà còn có rất nhiều di tích vệ tinh như đền Tép, đền Tứ Trụ ở xã Thọ Diên, đền Nguyễn Nhữ Lãm, đề Bà ở làng Trò (Ngọc Lặc) đền Quốc Mẫu Nhiều địa danh như núi Chí Linh, Bù Rinh, Bù Chó, Bù Gió và Suối Đá Khao, làng bản Thái, Mường là những nguồn di sản văn hóa lịch sử và sinh thái quý giá cần được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy Nghiên cứu di sản văn hóa Lam Sơn cho phép nối lại sợi dây văn hóa từ quá khứ đến hiện tại, để đóng góp vào việc bù lấp những khoảng trống trong nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, để tìm hiểu sức mạnh thần kỳ giữa 10 một trong những điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch Một hệ thống bảo tàng mang tầm cỡ quốc gia được xây dựng: Bảo tàng lịch sư - văn hóa (trưng bày các hiện vật có giá trị phản ánh các giai đoạn phát triển của độ thị - thương cảng Hội An); Bảo tàng gốm sứ mậu dịch (lưu trữ các hiện vật gốm sứ có nguồn gốc từ nhiều nơi trên thế giới minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An); Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh (cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh - chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai) Các món ăn truyền thống được sưu tầm và giới thiệu tại các khu phố cổ, và Hội An được bình chọn là một trong 10 điểm đến có ẩm thực hấp dẫn nhất Du khách còn có thể du thuyền trên sông, thả đèn hoa đăng, ngắm cảnh hai bên bờ lung linh bóng đèn lồng hay thả bộ trên các con phố, đi thăm các di tích độc đáo, mua sắm và giải trí Như vậy đến với Hội An du khách được thưởng thức một giá trị tổng hợp về vật chất và tinh thần Đặc biệt sự hiếu khách, hòa nhã của người dân nơi đây cũng tạo thành một sản phẩm du lịch đặc biệt khiến du khách đến thăm một lần sẽ có ấn tượng khó quên 2.4.3 Ninh Bình Một địa phương lân cận của Thanh Hóa là Ninh Bình cũng đóng góp những bài học cho sự phát huy lợi thế cạnh tranh từ SPDL Thứ nhất, Ninh Bình đã tạo được một lợi thế cạnh tranh về du lịch bằng việc xây dựng SPDL độc đáo từ tính đa dạng về tài nguyên du lịch Ninh Bình có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú (các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn khoáng nước nóng…Sản phẩm DL không trùng lặp với sản phẩm DL nhiều địa phương khác trong khu vực, đặc biệt là những địa phương phụ cận như Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa Điều này tạo cho du lịch Ninh Bình có được sức hấp dẫn DL riêng, khi mà tình trạng “trùng lặp” về sản phẩmDL đang là yếu tố cản trở sự phát triển DL đang phổ biến Nhiều địa phương trong nước có tiềm năng du lịch lớn, nhưng không phải nơi nào cũng tạo được SPDL độc đáo, riêng biệt như ở Ninh Bình Sự 45 khác biệt về sản phẩm mà du khách được hưởng thụ khi đến Ninh Bình không chỉ là một di tích, một lễ hội mà đó là một phức hợp “nhiều món ăn khác nhau trên cùng một tour” Hiếm có địa phương nào trong nước tổ chức được sự liên hoàn trong hệ thống tuyến, điểm du lịch như Ninh Bình, khi đến thăm một điểm, du khách dễ dàng đến tham quan các điểm khác Từ TP Ninh Bình du khách đến các điểm du lịch điển hình chỉ trong khoảng cách ngắn về không gian: Cố đô Hoa Lư (11km), chùa Bái Đính (17km), Hang động Tràng An (7km), Tam Cốc Bích Động (7km), Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long (17km)… - Thứ hai, sự đầu tư hạ tầng du lịch ở Ninh Bình tương đối đồng bộ Ninh Bình là một địa phương nằm trên trục giao thông Bắc Nam được Chính Phủ quan tâm đầu tư nâng cấp nên hạ tầng DL nói riêng của Ninh Bình đã có những bước phát triển vượt bậc Tam Cốc-Bích Động là một trong 20 khu DL chuyên đề của QG đã được sự quan tâm rất lớn của Chính Phủ hỗ trợ đầu tư phát triển CSHT DL, vì vậy hệ thống hạ tầng giao thông DL của Ninh Bình khá đồng bộ và phát triển, từ quốc lộ 1A du khách có thể tiếp cận dễ dàng tới các khu DL như cố đô Hoa Lư, Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Cúc Phương, Vân Long, Tam Điệp - Thứ ba, kinh nghiệm quảng bá du lịch Hình ảnh về du lịch Ninh Bình được nhiều người biết đến: với nhiều địa danh nổi tiếng như: thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động, quần thể di tích cố đô Hoa Lư, Cúc Phương vườn Quốc gia đầu tiên ở Việt Nam với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới với điển hình còn được bảo tồn khá nguyên vẹn, hình ảnh khu bảo tồn đất ngập nước với cảnh quan đặc sắc như “Hạ Long trên cạn” Ninh Bình cách Thủ đô Hà Nội khoảng 90km, thời gian đi bằng đường bộ từ Hà Nội đến Ninh Bình chỉ mất trên 1giờ, do vậy có thể khẳng định đây chính là điểm mạnh của du lịch Ninh Bình 2.4.4 Phú Thọ 46 Là tỉnh trung du phía Bắc, Phú Thọ hiện có 1.372 di tích lịch sử văn hóa với 161 di tích khảo cổ học, 262 chùa và nhiều di tích kiến trúc cổ xưa, trong đó nổi bật là di tích lịch sử Đền Hùng đã được xếp hạng đặc biệt quốc gia và di sản “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đang trong quá trình xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Trong những năm qua, du lịch Phú Thọ đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt trong việc liên kết phát triển du lịch với các địa phương, vùng lân cận (Thái Nguyên, Yên Bái, các địa phương có kinh đô cổ: Ninh Bình, Thanh Hóa, Huế) Điều này làm cho du lịch Phú Thọ có nhiều cơ hội phát triển, số lượng du khách tăng nhanh, đặc biệt là thu hút khách du lịch quốc tế Để đạt được các thành tựu đó có nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân quan trọng là việc đầu tư phát triển du lịch ở Phú Thọ rất được ưu tiên Trong chiến lược phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2020 nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, tỉnh Phú Thọ sẽ dành khoảng hơn 5.800 tỷ đồng đầu tư cho phát triển du lịch; đến năm 2030, nguồn vốn sẽ tăng lên khoảng 13.000 tỷ đồng Nguồn vốn này sẽ được đầu tư vào các lĩnh vực như xây dựng hệ thống hạ tầng then chốt, đồng bộ; phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Tuy số kinh phí đầu tư lớn nhưng không đầu tư dàn trải mà tập trung vào một số dự án trọng điểm Trước mắt, tỉnh sẽ tập trung đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm 2020 năm dự án lớn gồm khu du lịch quốc gia Đền Hùng, khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Xuân Sơn (huyện Tân Sơn), khu du lịch nước khoáng Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy), các Khu du lịch Văn Lang, khu du lịch Bạch Hạc – Bến Gót tại thành phố Việt Trì Các dự án còn lại gồm khu trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch và khách sạn; khu đô thị sinh thái du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Tam Nông, khu du lịch Ao Giời – Suối Tiên, khu du lịch Đầm Ao Châu, khu đô thị nghỉ dưỡng Hoàng 47 Gia – Đầm Vân Hội cũng sẽ được đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2021-2030 Tỉnh cũng sẽ tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở, hệ thống đào tạo nghề du lịch đảm bảo cung ứng cho tỉnh đội ngũ lao động đông đảo có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, giao tiếp tốt; mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa như Lễ hội Đền Hùng – giỗ Tổ Hùng Vương; tham quan nghiên cứu di tích, hát Xoan… Mục tiêu đến năm 2015, Phú Thọ sẽ thu hút 6.000 lượt du khách quốc tế và trên 7,2 triệu lượt khách nội địa; năm 2020, đón 10.000 lượt khách du lịch quốc tế và 8,2 triệu lượt khách nội địa và đến năm 2030, đón 25.000 lượt khách du lịch quốc tế và 10,7 triệu lượt khách nội địa Doanh thu du lịch năm 2015 đạt khoảng trên 564 tỷ đồng, năm 2030 sẽ nâng lên hơn 3.813 tỷ đồng 2.4.5 Hà Nội Thủ đô Hà Nội có lịch sử cả nghìn năm là kinh đô của quốc gia, vì vậy Thăng Long – Hà Nội hiển nhiên sở hữu một kho báu di sản văn hóa rất lớn và đặc sắc Hà Nội hiện có số lượng di tích lịch sử nhiều nhất của cả nước, với 5.316 di tích (trong đó có khoảng 1.151 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia, 929 di tích cấp thành phố) Di tích Hà Nội đa dạng về chủng loại, phong phú về loại hình; tiêu biểu như khu di tích Thành cổ, Khu di tích Cổ Loa, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám…, đặc biệt là Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO vinh danh là “Di sản văn hóa Thế giới” Bên cạnh đó các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Thăng Long – Hà Nội còn có thể thấy ở mọi lúc, mọi nơi như hệ thống các bảo tàng, lễ hội truyền thống, làng nghề… Trong những năm vừa qua, Hà Nội đã phát huy các giá trị di sản văn hóa để phục vụ phát triển du lịch Nhiều địa danh văn hóa đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, nhiều hoạt động văn hóa đã không thể thiếu trong các chương trình du lịch của thủ đô Những cái tên như Phố cổ, Hồ Hoàn Kiếm, 48 Hồ Tây, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Bát Tràng, Vạn Phúc, Đường Lâm, Rối nước, phở, nem, chả cá… đã làm cho sản phẩm du lịch của Hà Nội ngày càng phong phú, đa dạng và có bản sắc riêng Tuy nhiên, việc phát huy các giá trị văn hóa chưa thực sự tương xứng với tiềm năng thế mạnh của Hà Nội Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nguyên nhân về cơ chế chính sách, nguyên nhân về nhận thức và hành động, nguyên nhân về sự phối hợp liên ngành và hợp tác côngtư… Là nơi tập trung thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế, ngành du lịch đã phát triển trong một thời gian dài Do vậy, việc phát triển du lịch Hà Nội dù có mặt thành công, có mặt thất bại nhưng tất cả đều đã để lại nhiều kinh nghiệm cho phát triển du lịch cho các địa phương khác Các nội dung kinh nghiệm cũng vô cùng phong phú Ví dụ: Kinh nghiệm giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch (từ trường hợp làng cổ Đường Lâm), vấn đề phát triển du lịch trong mối quan hệ với bảo vệ môi trường, ổn định trật tự xã hội Kinh nghiệm liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế 2.4.6 Cao Bằng Cao Bằng là vùng đất cổ có bề dày lịch sử, văn hóa, có thế mạnh về tiềm năng du lịch với hệ thống di tích lịch sử cách mạng phong phú như: Cụm di tích lịch sử Pác Bó - cội nguồn cách mạng Việt Nam gắn liền với những năm tháng hoạt động cách mạng của lãnh tụ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; Khu rừng Trần Hưng Đạo- nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng; Khu di tích lịch sử Chiến thắng Đông Khê và những di tích lịch sử văn hóa như: Đền Kỳ Sầm thờ Nùng Chí Cao; Đền Vua Lê thờ vua Lê Thái Tổ Cao Bằng được tạo hóa ban tặng cho những tuyệt tác thiên thiên làm say đắm lòng người như động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc, hồ Thang Hen, hồ Khuổi lái, khu du lịch sinh thái Phja Oắc- Phja Đén có độ cao 1.931m so 49 với mặt biển, Cao Bằng còn có sự phong phú, đa dạng về các tập tục văn hóa truyền thống Con người Cao Bằng thật thà, mến khách, du khách đến Cao Bằng sẽ được tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc diễn ra hàng năm như: Hội tung còn, lễ hội mời mẹ trăng, lễ hội xuống đồng, lễ hội tranh đầu pháo, thưởng thức các làn điệu dân ca mượt mà, đằm thắm như: Nàng ới, Sli, lượn, Pựt lằn, Xà dá chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của các làng nghề truyền thống như làng nghề dệt, nhuộm chàm, làng rèn Phúc Sen, nghề dệt thổ cẩm Tất cả thiên nhiên, con người và văn hóa các dân tộc Cao Bằng đã hòa quyện vào nhau tạo nên một Cao Bằng hùng vĩ nhưng thơ mộng, mượt mà làm ngất ngây lòng người Từ xa xưa, người Cao Bằng đã thiết tha mời gọi du khách đến với Cao Bằng Cơ sở hạ tầng đang được tập trung đầu tư xây dựng, Các tuyến đường Quốc lộ cũng như Tỉnh lộ được nâng cấp, nhựa hóa Các tuyến đường giao thông đến trung tâm xã, đến các khu, điểm du lịch đang được xây dựng và từng bước hoàn thiện Tuy việc phát triển du lịch ở Cao Bằng còn nhiều hạn chế, kết quả phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững, nhưng từ việc phát triển du lịch ở Cao Bằng cũng chỉ ra nhiều kinh nghiệm: - Thứ nhất: cần có sự đánh giá thống nhất, kế hoạch phục chế, xây dựng các di sản văn hóa có giá trị đặc biệt, đồng thời tích cực tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch văn hoá, lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tăng cường nguồn đầu tư về cơ sở vật chất, khai thác các giá trị văn hoá dân tộc độc đáo, đặc sắc phục vụ cho phát triển du lịch - Thứ hai, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường của các điểm du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng cư dân bản địa và khách du lịch trong việc bảo tồn, duy trì, tôn tạo các di tích văn hoá, lịch sử, giữ gìn thuần phong mỹ tục, 50 giữ gìn những giá trị văn hoá nguyên bản của địa phương, giảm thiểu những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch đến môi trường văn hoá hoặc thương mại hoá văn hoá bản địa Riêng đối với công tác quản lý lễ hội các cơ quan chức năng cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch với các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở địa phương để triển khai tổ chức lễ hội trật tự, an toàn, đảm bảo không khí linh thiêng, chống mê tín dị đoan cũng như việc khôi phục nguyên bản những hoạt động văn hoá dân gian của lễ hội - Thứ ba, ngành văn hoá và du lịch tỉnh cần tăng cường đầu tư, nâng cấp, tôn tạo và bảo vệ di tích, danh thắng, tổ chức các hoạt động văn hoá truyền thống tạo thành sản phẩm du lịch để thu hút và lưu giữ khách, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, quan tâm phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, khuyến khích nhân dân để họ tích cực tham gia bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc trong đó có những giá trị văn hoá của các lễ hội dân gian của đồng bào các dân tộc, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho các sản phẩm du lịch 51 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỐI VỚI LAM KINH – THÀNH NHÀ HỒ TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KHU DU LỊCH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 3.1 Bài học từ việc bảo vệ, tôn tạo, khôi phục các di sản văn hóa trong hoạt động du lịch Việt Nam có hàng loạt đền, chùa cổ kính, di tích lịch sử - văn hoá hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng và cần được tu bổ, chỉnh trang lại Mặc dù có nơi đã được trùng tu lại nhưng rất tiếc là kiểu trùng tu nửa tây nửa ta, không phản ánh nét văn hóa kiến trúc Đông phương chút nào Chẳng hạn như trong khu Hoa Yên, giữa một ngôi chùa cổ kính, người ta lại can tâm xây những trụ đèn điện đen theo kiểu của Tây vào thế kỉ 18 hay 19 Nhìn qua nhiều kiểu trùng tu, ai cũng có cảm giác là cái hồn dân tộc đã bị biến mất, và thay vào đó là những sản phẩm dở tây dở ta Do đó, đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam phải có kế hoạch trùng tu hợp lý các di tích và bảo tồn nét văn hoá cổ xưa của các điểm du lịch này Ở Lam Kinh và Thành Nhà Hồ hiện tại cũng đặt ra hàng loạt vấn đề về việc bảo vệ, tôn tạo và khôi phục các di sản văn hóa trong hoạt động du lịch 3.2 Vấn đề tổ chức và thương mại Ngày nay, ở bất cứ chỗ nào có du khách là chỗ đó có các dịch vụ thương mại diễn ra Tự điều này không phải là vấn đề đáng nói nhưng nó cần được tổ chức và quản lý quy củ hơn Tại các điểm du lịch Việt Nam, kể cả nơi đền chùa, miếu mạo trang nghiêm hay trong khuôn viên di tích lịch sử - văn hoá, người ta rất dễ thấy cảnh các lán, lều lụp xụp dựng tạm bợ để bán hàng hoá, nước giải khát, kẹo bánh Đơn cử ngay Chùa Hương chứ chẳng đâu xa Trong ngày lễ hội, người ta dựng lên hàng trăm lều quán lại thêm khách du lịch thả rác tứ tung ran ngay trên đường làm mất đi quang cảnh thơ mộng của Chùa 52 Hương thuở nào Đó là chưa nói đến nạn vòi vĩnh du khách cũng làm cho nhiều người cảm thấy không muốn quay lại thăm Việt Nam vì chịu quá nhiều phiền phức Thêm vào đó, các ban ngành có liên quan cần có sự điều chỉnh giả cả hợp lý để thu hút du lịch đến Việt Nam Thành công phát triển du lịch của Thái Lan, Singapore, Malaysia hiện nay một phần là nhờ chính sách giá cả hợp lý Bằng cách giảm giá vé máy bay, giá phòng khách sạn, bằng cách biến cả nước thành một trung tâm mua sắm của khu vực với chính sách hạ thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng cao cấp xuống 0% để giảm giá bán, kích thích du khách mua sắm Việt Nam cũng nên tham khảo những cách làm trên 3.3 Vấn đề đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, các loại hình du lịch chung chung, chỉ đơn giản vì mục đích tham quan đã nhường chỗ cho các loại hình du lịch chuyên biệt như du lịch sinh thái, du lịch MICE hay du lịch chữa bệnh Do đó, để phát triển vững mạnh trong thời gian tới, ngành du lịch Việt Nam cần phát triển nhiều loại hình du lịch mới và chuyên môn hoá như hội thảo, hội chợ - triển lãm, đánh golf, tắm nước khoáng, du ngoạn kết hợp chữa bệnh… Một trong những loại hình du lịch đang có nhu cầu lên cao tại khu vực do tác động của phát triển kinh tế xã hội là loại hình du lịch MICE Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới cho thấy, thị trường du lịch MICE toàn cầu hàng năm trị giá khoảng 300 tỷ USD và tạo ra guồng máy hoạt động kinh tế trị giá gần 5.490 tỷ USD, chiếm hơn 10% GDP thế giới Việt Nam hiện đang được xem là điểm sáng trong khu vực về địa điểm để tổ chức MICE Tuy nhiên, đến nay “mỏ vàng” này vẫn chưa được khai thác đúng tiềm năng Việt Nam cần chú trọng đầu tư để phát triển loại hình này nhằm tăng doanh thu cho ngành du lịch, khẳng định thương hiệu du lịch Việt trên trường quốc tế Khách MICE của Việt Nam tập trung chủ yếu ở các thị trường trọng điểm khách quốc tế Hơn nữa, Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia, quan 53 hệ đầu tư với trên 80 nước và vùng lãnh thổ, quan hệ XNK đã lên đến trên 200 nước và vùng lãnh thổ Du khách đến nước ta hàng năm dự hội nghị, hội thảo… thường có số lượng đông đến vài trăm khách đến hàng ngàn khách, mức chi tiêu cao và sử dụng nhiều dịch vụ tổng hợp như phòng họp, hội nghị Do đó, đẩy mạnh phát triển du lịch MICE cũng là một hướng đi hợp lý của du lịch Việt Nam 3.4 Vấn đề đầu tư quảng bá du lịch Để có thành quả du lịch như hiện tại, các nước hàng đầu về phát triển du lịch ở Đông Nam Á đã phải đầu tư không ít tiền của vào quảng bá du lịch Thái Lan đã phải chi khoản ngân sách150 triệu USD/năm, Malaysia chi 120 triệu USD, Indonesia chi 100 triệu USD/năm Trong khi hiện tại, Tổng cục du lịch Việt Nam (VNAT) mới chỉ được rót khoảng hơn 2 triệu USD/năm Do đó, để đuổi kịp tốc độ phát triển du lịch như những nhóm nước này, ngành du lịch Việt Nam cần có sự đầu tư hơn nữa Việt Nam cũng có thể học hỏi cách quảng bá du lịch đơn giản, ít tốn kém mà lại hiệu quả của ngành du lịch Malaysia thông qua các tờ rơi, bưu ảnh, bản đồ du lịch Các tờ rơi, bưu ảnh, bản đồ này được thiết kế gọn gàng và bày tại nơi khách du lịch dễ tiếp cận được như ở sân bay, khách sạn, nhà hàng, các điểm du lịch 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 TS Trần Thị Mai, Th.S Vũ Hoài Phương, Th.S La Anh Hương, Th.S Nguyễn Khắc Toàn, Giáo trình: Tổng quan du lịch – NXB: NXB Hà Nội, 2009 2 Vũ Thị Hạnh Quỳnh, Văn hoá du lịch Châu Á – Singapore (Quốc đảo sư tử) –NXB: Thế giới Quý I/ 2007 3 Vũ Thị Hạnh Quỳnh, Văn hoá du lịch Châu Á – Thái Lan (Đất nước của nụ cười) NXB: Thế giới Quý I/ 2007 4 Nguyễn Thị Hải Yến, Văn hóa du lịch Châu Á – Malayssia Genting Đẹp Nhất Châu Á - NXB: Thế giới, 2007 5 Tổng cục du lịch Việt Nam, Non nước Việt Nam - NXB Hà Nội, 2008, “Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2009, “Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2008”, Vụ Khách sạn – Tổng cục du lịch Việt Nam, Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2009, 2009 6 Tuổi trẻ online – “Du lịch chậm vượt khó” – 12/2008, “Năm chữ A của du lịch Singapore” – 2006 7 Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1990), Tư liệu địa chất, thuỷ văn, lịch sử, văn hóa tiểu vùng văn hóa sông Mã xứ Thanh, Viện Âm nhạc, Hà Nội 8 Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1999), Nghề thủ công truyền thống Thanh Hóa tập 1, Nxb Thanh Hóa 9 Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001), Nghề thủ công truyền thống Thanh Hóa tập 2, Nxb Thanh Hóa 10 Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2003), Nghề thủ công truyền thống Thanh Hóa tập 3, Nxb Thanh Hóa 11 Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2009), Nghề thủ công truyền thống Thanh Hóa tập 4, Nxb Thanh Hóa 55 12 Bảo tàng tổng hợp tỉnh Thanh Hóa (2000), Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 1, Nxb Thanh Hóa 13 Bảo tàng tổng hợp tỉnh Thanh Hóa (2002), Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 2, Nxb Thanh Hóa 14 Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Thanh Hóa (2003), Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 3, Nxb Thanh Hóa 15 Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Thanh Hóa (2004), Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 4, Nxb Thanh Hóa 16 Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Thanh Hóa (2007), Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 5, Nxb Thanh Hóa 17 Ban Quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa (2007), Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 6, Nxb Thanh Hóa 18 Ban Quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa (2009), Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 7, Nxb Thanh Hóa 19 Chu Quang Trứ (1992), Thành nhà Hồ (Thanh Hoá), Tạp chí Khảo cổ học 20 Đặng Kim Ngọc (1982), Điêu khắc trang trí ở Lam Kinh, Tạp chí Khảo cổ 21 Đỗ Văn Ninh (1993), Thành cổ Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội 22 Đào Duy Anh (1950), Nguồn gốc dân tộc Việt Nam, Nxb Thế giới 23 Hà Mạnh Khoa (2002), Sông đào ở Thanh Hóa (thế kỷ X đến thế kỷ XIX), Nxb KHXH, Hà Nội 24 Hoàng Anh Nhân, Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh, tập 2, Nxb VH Dân tộc, 2006 25 Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Thọ Xuân, Địa chí huyện Thọ Xuân, Nxb KHXH, 2005 26 Lê Hồng Cẩm (2008), Nghiên cứu xác định giá trị văn hóa tiêu biểu làm luận cứ khoa học việc xác định không gian văn hóa Lam Sơn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ở KHCN Thanh Hóa 27 Lê Văn Tạo (2010), Nghiên cứu sản phẩm du lịch Thanh Hóa phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa, Đề tài NCKH cấp Tỉnh, Sở KHCN Thanh Hóa 56 28 Lê Văn Tạo, Di sản văn hóa, nguồn lực đặc biệt cho phát triển du lịch Thanh Hóa, Nxb Thế giới, 2011 29 Lê Xuân Kì, Hoàng Hùng (2003), Vua Lê Đại Hành và quê hương làng Trung Lập, Nxb Thanh hoá 2003 30 Lê Văn Tạo (2010), Di sản văn hóa- nguồn lực đặc biệt cho phát triển du lịch Thanh Hóa, Nxb Thế giới 31 Lưu Công Đạo (2007), Vĩnh Lộc huyện chí, Nxb Thanh Hóa 32 Mai Thị Hồng Hải (2011), Vận dụng lý thuyết văn hóa vùng và phân vùng văn hóa nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy sắc thái văn hóa tỉnh Thanh Hóa, Sở KHNC Thanh Hóa 33 Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa-văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội 34 Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh 35 Nguyễn Diên Niên (khảo chứng), Lê Văn Uông (chú dịch), Lam Sơn Thực lục, Nxb KHXH, Hà Nội, 2006 36 Nguyễn Quang Long (2002), Tổng thuật tổng quan lưu vực sông Mã, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội 37 Nguyễn Văn Đoàn-Lê Văn Chiến (2002), Báo cáo khai quật khảo cổ học trung tâm di tích lịch sử Lam Kinh (Thanh Hoá) năm 2001, Tư liệu bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội 38 Nguyễn Mạnh Lợi (1976), Khai quật di tích Lam Kinh (Thanh Hoá), Nxb KHXH, Hà Nội 39 Nguyễn Quốc Chấn (chủ biên) (2007), Những thắng tích xứ Thanh, Nxb Thanh Hóa 40 Nhữ Bá Sỹ (bản chữ Hán), Nguyễn Mạnh Duân (người dịch) (2010), Thanh Hóa tỉnh chí, Thư viện Tỉnh Thanh Hóa 41 Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội 42 Phan Ngọc (2000), Một cách tiếp cận văn hóa, Nxb Thanh niên, Hà Nội 43 Phạm Như Hồ (1984), Ly cung (Thanh Hoá) qua ba lần khai quật, Khảo cổ học 57 44 Phạm Quang Trung (2002), Tìm hiểu tượng đá trang trí lăng mộ thời Trần- Lê Sơ, Nghiên cứu mỹ thuật số 3/2002 45 Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, NXB Thuận Hóa 46 Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (2010), Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020 47 Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 48 Trần Thị Liên, xứ Thanh những sắc màu văn hóa, Nxb Thanh Hóa, 2010 49 Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy nghĩ, Nxb Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa-Nghệ thuật, Hà Nội 50 Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa-văn hóa, Nxb Văn hóa Dân tộc 51 Trịnh Căn-Chu Văn Vệ (1995), Phục dựng đầu rồng ở Lam Kinh, Thông báo khoa học Bảo tàng lịch sử Việt Nam 52 Trịnh Ngữ (2001), Di tích lịch sử Lam Kinh, Nxb Thanh Hoá 53 Trường Đại học Hồng Đức (2005), Thực trạng và các giải pháp bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử thành nhà Hồ, Tài liệu NCKH của Đại học Hồng Đức 54 Vũ Ngọc Khánh-Anh Sơn (1979), Đất Lam Sơn, Nxb Văn hoá, Hà Nội 55 Vũ Ngọc Khánh, Lê Lợi – con người và sự nghiệp, Nxb Thanh Hóa 56 Vũ Ngọc Khánh, Truyền thuyết và cổ tích Lam Sơn, Nxb Thanh Hóa, 1973 57 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2008), Thanh Hóa trên con đường hội nhập, Nxb Lao động 58 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2008), Thanh Hóa tiềm năng du lịch và hợp tác phát triển kinh tế-xã hội 58 ... dẫn đặc biệt Di sản văn hóa giới Thành Nhà Hồ Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh .8 1.1.2.2 Những hạn chế phát triển du lịch Di sản văn hóa giới Thành Nhà Hồ Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. .. Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh Di sản văn hóa giới Thành Nhà Hồ 1.2.1 Yêu cầu phát triển du lịch Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Để xây dựng khu di tích Lam Kinh thành điểm du lịch văn. .. qua quốc lộ với Lào qua cửa Na Mèo 1.1.2 Sự cần thiết kết nối phát triển du lịch Di sản văn hóa giới Thành Nhà Hồ Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh Di sản văn hóa giới Thành Nhà Hồ Di tích quốc

Ngày đăng: 11/08/2015, 16:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan