Ví dụ về xây dựng chủ đề tích hợp liên môn

38 11.3K 11
Ví dụ về xây dựng chủ đề tích hợp liên môn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (THCS, THPT) 1. Một trong những định hướng đổi mới căn bản trong chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 là chuyển từ chương trình chú trọng cung cấp kiến thức và kỹ năng sang hướng đến hình thành năng lực cho học sinh. 2. Về lý luận cũng như thực tiễn của thế giới cho thấy, dạy học tích hợp là phương án tốt để góp phần hình thành năng lực cho người học. Dạy học tích hợp là quá trình trong đó học sinh phải huy động kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành và phát triển những kiến thức kỹ năng mới và rèn luyện được những năng lực cần thiết. 3. Người ta đã đề xuất và thực hiện các hình thức và mức độ tích họp khác nhau ở chương trình giáo dục phổ thông. Trong chương trình trung học cơ sở sau năm 2015, chúng ta dự định xây dựng một số môn học mới theo mô hình sau:

XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (THCS, THPT) 1. Một trong những định hướng đổi mới căn bản trong chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 là chuyển từ chương trình chú trọng cung cấp kiến thức và kỹ năng sang hướng đến hình thành năng lực cho học sinh. 2. Về lý luận cũng như thực tiễn của thế giới cho thấy, dạy học tích hợp là phương án tốt để góp phần hình thành năng lực cho người học. Dạy học tích hợp là quá trình trong đó học sinh phải huy động kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành và phát triển những kiến thức kỹ năng mới và rèn luyện được những năng lực cần thiết. 3. Người ta đã đề xuất và thực hiện các hình thức và mức độ tích họp khác nhau ở chương trình giáo dục phổ thông. Trong chương trình trung học cơ sở sau năm 2015, chúng ta dự định xây dựng một số môn học mới theo mô hình sau: Môn khoa học tự nhiên Môn khoa học xã hội Theo mô hình trên, nội dung các phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Các vấn đề xã hội được xây dựng thành các chương trình phân môn độc lạp trong môn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Trong quá trình học tập, học sinh được học các chủ đề liên môn. Các chủ đề này là sự hội tụ, liên kết nội dung của hai hoặc ba phân môn thuộc lĩnh vực. Chủ đề liên môn có khi còn liên quan tới cả các lĩnh vực, môn học khác. 4. Những chủ đề liên môn được xác định dựa vào: - Những nội dung giao nhau giữa các phân môn hoặc giữa các môn học. Ví dụ chủ đề "Nước trong môi trường xung quanh" là nội dung giao nhau của Vật lý, Hóa học, Sinh học.v.v…; hay chủ đề "Tìm hiểu địa phương" là nội dung giao nhau của Lịch sử, Địa lý, Những vấn đề xã hội, Ngữ văn.v.v…; hoặc chủ đề "Nghệ thuật dân gian vùng Kinh Bắc" là nội dung giao nhau của Âm nhạc, Mỹ thuật, Lịch sử, Địa lý.v.v… - Những vấn đề có ý nghĩa toàn cầu hoặc của Việt nam cần phải đưa vào nội dung giáo dục của nhà trường phù hợp với đặc trưng của lĩnh vực/ môn học và hoạt động giáo dục. Người ta gọi là chủ đề xuyên môn. Ví dụ vấn đề về biến đổi khí hậu, sức khỏe sinh sản, tiết kiệm năng lượng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.v.v… - Những nội dung chưa hình thành môn học như kỹ năng sống, một số vấn đề về kinh tế.v.v…. 5. Một số chủ đề được giới thiệu trong tài liệu này có tính chất minh họa cho quan điểm chọn lựa chủ đề liên môn, đồng thời gợi ý nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các chủ đề liên môn của ba lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nghệ thuật. Các chủ đề này được xác định dựa vào những nội dung giao nhau của các môn học hiện hành và những vấn đề cần giáo dục mang tính quốc tế, quốc gia và có ý nghĩa đối với cuộc sống của học sinh. Mỗi chủ đề được cấu trúc gồm các phần chính: mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, gợi ý đánh giá. Các chủ đề này được xây dựng trên cơ sở nội dung chương trình của các môn học hiện hành. Do đó khi thực hiện các chủ đề này cần xem xét lại nội dung chương trình môn học hiện hành để có thể giảm bớt hoặc cắt bỏ những nội dung đã đưa vào các chủ đề liên môn, mà vẫn không làm đảo lộn tính hệ thống và tính logic của các môn học. Mức độ nội dung của các chủ đề này được xác định sao cho giáo viên bộ môn nào đó thuộc lĩnh vực đấy sau khi được bồi dưỡng có thể dạy được và đặc biệt không làm nặng chương trình hiện hành. Chủ đề 2: Nước trong môi trường xung quanh (6-8 tiết) A. Mục tiêu Học xong chủ đề này, học sinh cần phải: - Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của nước đối với sự sống, đối với sự phát triển của xã hội; - Biết rằng nước tồn tại ở khắp nơi trong môi trường, ở các trạng thái khác nhau, có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. - Nhận thức được rằng nguồn nước ngọt dùng được rất hiếm hoi và đang có nguy cơ thu hẹp do ô nhiễm, ở cả tầm toàn cầu, quốc gia và địa phương, có ý thức bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm. Biết rằng Việt nam nằm trong nhóm nước có nguy cơ thiếu nước. - Biết tìm hiểu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn, xử lí thông tin, biến đổi dưới nhiều dạng (hình ảnh, bảng biểu, đồ thị) để rút ra các kết luận (về nguồn nước, trữ lượng, tình trạng thiếu nước trên thế giới, ở Việt Nam ), B. Nội dung: - Sự tồn tại của nước trong tự nhiên: các trạng thái, biến đổi trạng thái, chu trình nước. - Sự tồn tại của nước trong sinh vật, trong thực phẩm. Dung môi nước. - Vai trò của nước đối với sự sống, đối với con người. - Vấn đề thiếu nước sạch trên thế giới, ở Việt Nam và ở địa phương: nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước. - Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm C. Chuẩn bị: Tùy thuộc hình thức tổ chức và phương pháp dạy học chọn lựa mà giáo viên sẽ phải chuẩn bị trước về tư liệu, phương tiện, thiết bị thí nghiệm Tuy nhiên, dù theo cách nào giáo viên cũng nên tự tìm kiếm, tập hợp tư liệu về các nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước, nguy cơ thiếu nước ở Việt Nam Có thể tham khảo trên trang web của: - Cục quản lí tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và môi trường http://dwrm.gov.vn/ - Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và môi trường.http://www.cwrpi.go v. vn/index.php? option=com_content&view=frontpage&Itemid=27&lang=vi - Sách giáo khoa địa lí lớp 6 và 7, đặc biệt là bảng 34.1 về hệ thống sông lớn ở Việt Nam: chiều dài, lưu vực, trữ lượng. Nếu sử dụng các hoạt động dạy học gợi ý trong phần E, GV cần chuẩn bị: Hoạt động 1: - Hình ảnh về nước ở các trạng thái khác nhau - Phiếu học tập số 1 1. Quan sát các hình ảnh sau: (GV có thể in trong phiếu hoặc treo tranh, bảng hay dùng máy chiếu) D 4. D 5 D7. Mưa đá tại Lao Cai ngày 03 tháng 4/2013 Ở hình ảnh (hoặc tư liệu) nào trên đây có sự có mặt của nước? Nếu có, hãy điền tên của dạng nước và chỉ rõ trạng thái của nó ở từng tình huống vào bảng sau: D Tên Lỏng Rắn Khí 1 2 Nước Nước đá x x 3 D 1. D 2. D 3. Một buổi sáng ở Sapa D 6. D 8. Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/6/2013 (trang tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương) 4 5 6 7 Thảo luận với các bạn trong nhóm và thống nhất các nội dung điền ở bảng trên. 3.Độ ẩm không khí 80% nghĩa là gì? 4. Kết luận: Trong tự nhiên, nước có thể tồn tại ở: - Trạng thái…………, ví dụ: - Trạng thái…………., ví dụ : - Trạng thái………… , ví dụ : Hoạt động 2 Phiếu học tập số 2 1. Hãy viết một đoạn văn mô tả hành trình của một giọt nước mưa. 2. Kể lại cho các bạn trong nhóm. Nghe các bạn kể, vẽ sơ đồ « hành trình » do bạn mô tả. Thống nhất trong nhóm một hay hai sơ đồ. 3. Chú thích cho sơ đồ bên bằng cách điền vào chỗ trống:  : ………………………., ở trạng thái……  : ………………………., ở trạng thái……  : ………………………., ở trạng thái……  : ………………………., ở trạng thái……  : ………………………., ở trạng thái……  : ………………………., ở trạng thái…… 4. Hoàn thành sơ đồ bên Trạng thái lỏng bằng cách điền tên các quá trình chuyển trạng thái Hoạt động 3 - Chuẩn bị thí nghiệm biểu diễn về đồng sunphat khan và ngậm nước: bột đồng sunphat, ống nghiệm, dụng cụ đốt nóng (đèn cồn, que kẹp) - Dụng cụ thực hành cho học sinh: bột đồng sunphat khan, một số thực phẩm (bánh mì, hoa quả, đồ uống có thể yêu cầu HS mang đi) Hoạt động 4 - Một số nhãn hiệu các chai nước giải khát có ghi rõ thành phần: VD nước khoáng, nước có ga, nước hoa quả, sữa - Một số bình thủy tinh, ống nghiệm - Một số chất rắn, chất lỏng hòa tan và không hòa tan được trong nước: muối ăn, đường, cát, dầu ăn, siro, cồn Hoạt động 5 - Tranh ảnh về nguồn nước, khan hiếm nước: có thể sử dụng các tranh ảnh trong tài liệu 1 Tài liệu 1: Một số hình ảnh sử dụng để đặt vấn đề Trái Đất, hành tinh xanh Việt Nam, ảnh chụp vệ tinh Vịnh Hạ Long Hồ Tây Tuy nhiên ở Việt Nam      Trạng thái rắn Trạng thái khí  Sông Hồng, đoạn chân cầu Long Biên (tháng 3/2005) Hồ Ông Kính (Bình Thuận) Miền Trung và trên thế giới Ở Ấn Độ Ở Châu Phi - Phiếu học tập số 3 1. Hãy đọc đoạn thông tin dưới đây Thật khó có thể đo đạc chính xác trữ lượng nước trên Trái Đất. Hiện tại, người ta có thể đưa ra các con số gần đúng về trữ lượng nước ở biển và đại dương, trên lục địa (nước mặt và nước ngầm), trong khí quyển và trong sinh quyển. Ngu nồ Tr l ngữ ượ (km 3 ) i d ng Đạ ươ 1 350 000 000 N c trên l c aướ ụ đị 35 976 700 B ngă 27 500 000 N c ng mướ ầ 8 200 000 Bi nể 105 000 H n c ng tồ ướ ọ 100 000 Ng m trong tấ đấ 70 000 Sông su iố 1 700 Trong khí quy n ể (trong không khí) 13 000 Trong sinh v t ậ 1 100 Tổng lượng nước ngọt (tức là nước có nồng độ muối dưới 3g/lít) có thể khai thác trực tiếp vào khoảng 9 triệu km 3 và phần lớn là nước ngầm. Nguồn: trang web của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp http://www.cnrs.fr/cw/dossiers/doseau/decouv/cycle/stocksEau.html 2. Hãy tính tỉ lệ phần trăm nước ngọt trên Trái Đất, tỉ lệ phần trăm nước ngọt có thể khai thác trực tiếp. 3. Hãy vẽ biểu đồ biểu thị tỉ lệ của nước ngọt/ tổng trữ lượng nước, tỉ lệ nước ngọt có thể khai thác/ tổng trữ lượng nước ngọt 4. Nhận xét về tỉ lệ nước ngọt có thể khai thác D. Gợi ý hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật dạy học - Có nhiều phương án: toàn bộ chủ đề có thể thực hiện dưới dạng dự án hay theo kiểu dạy học truyền thống hoặc kết hợp dạy học truyền thống và dự án (đặc biệt là phần địa phương). Phương án cụ thể mà chúng tôi giới thiệu trong phần D là phương án phối hợp: sử dụng dạy học truyền thống đối với 2 nội dung đầu và dạy học theo dự án với các nội dung còn lại. Sản phẩm dự án có thể là: hồ sơ về nguồn nước và ô nhiễm nước, phương án xử lí nước ô nhiễm trình bày dưới dạng tập san, bài viết, poster, clip - Chú trọng việc đọc và khai thác tư liệu (bài đọc ), phối hợp sử dụng các cách biểu diễn dữ liệu khác nhau (bảng biểu, đồ thị, biểu đồ ) E. Gợi ý các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Nhận biết một số trạng thái của nước trong tự nhiên - GV cho HS quan sát một số tranh ảnh, tư liệu về nước ở các trạng thái khác nhau (xem phiếu học tập số 1), yêu cầu HS gọi tên những yếu tố liên quan đến nước ở từng hình ảnh hay bảng biểu - HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, thực hiện phiếu học tập số 1 : tiến hành tìm và phân loại nước ở từng tài liệu theo trạng thái. - Thảo luận chung để đi tới kết luận : « Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau, có thể một trong 3 trạng thái. » Ghi chú : Lưu ý khai thác «độ ẩm không khí » để HS nhận rõ hơi nước không nhìn thấy (phân biệt với « hơi nước » hay « khói » thoát ra từ van, thực chất là những giọt nước nhỏ). Hoạt động 2: Tìm hiểu chu trình nước và các biến đổi trạng thái - HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu 1 của phiếu học tập số 2 : mô tả vòng tuần hoàn của nước. - HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu 2 của phiếu học tập 2 : so sánh với các mô tả của bạn, hệ thống lại các biến đổi trạng thái chính. [...]... PHƯƠNG ÁN 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN Hoạt động 1 Xác định chủ đề - GV đưa ra vấn đề chung HS cần tìm hiểu: “Đông Nam Á – Thống nhất và đa dạng” - GV và HS cùng xây dựng các tiểu chủ đề trên cơ sở định hướng của GV và các vấn đề HS hứng thú, sao cho đảm bảo được mục tiêu của chủ đề Với chủ đề này, GV và HS có thể xây dựng các tiểu chủ đề sau2: + Tiểu chủ đề 1: Điều kiện tự nhiên, cư dân và ảnh hưởng từ bên... Tiểu chủ đề 2: Tính thống nhất và đa dạng về lịch sử các nước Đông Nam Á + Tiểu chủ đề 3: Tính thống nhất và đa dạng về văn hóa các nước Đông Nam Á + Tiểu chủ đề 4: Tính thống nhất và đa dạng về kinh tế các nước Đông Nam Á + Tiểu chủ đề 5: ASEAN - sự thống nhất và hợp tác cùng phát triển trong khu vực Đông Nam Á Sau khi xác định các tiểu chủ đề, các HS có cùng sở thích có thể tìm hiểu một chủ đề (GV... có thể tìm hiểu một chủ đề (GV cần lưu ý đến sự đồng đều giữa các nhóm thực hiện các tiểu chủ đề khác nhau) Hoạt động 2 Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc - Phác thảo đề cương: Các nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên sẽ cùng thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu Ví dụ: + Tiểu chủ đề 1: “Điều kiện tự nhiên, cư dân và ảnh hưởng từ bên... (trừ Đông Timo) - Các nước tăng cường hợp tác về kinh tế, văn hóa và xã hội, xây dựng ASEAN thành một khu vực hòa bình, ổn định và cùng phát triển F Gợi ý kiểm tra, đánh giá - Căn cứ vào nội dung của chủ đề để lấy điểm cho phù hợp với môn Lịch sử hoặc môn Địa lí - Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các chủ đề phải khách quan Căn cứ vào mục tiêu chủ đề để đánh giá - Đánh giá cần dựa trên... tiểu chủ đề của nhóm - Các nhóm cùng thảo luận để xây dựng một bản tổng hợp về chủ đề: Các nước Đông Nam Á – thống nhất và đa dạng Hoạt động 5 Đánh giá - GV tổ chức cho học sinh các nhóm được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về quá trình, kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm và nhóm bạn - GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ làm việc, nội dung và kết quả của các vấn đề nghiên... lọc nước tự chế F Gợi ý về kiểm tra, đánh giá - Đánh giá HS chủ yếu đánh giá các năng lực: thu thập và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp Lưu ý đánh giá cả thái độ tham gia, mức độ tự chủ, tự giác… - Phối hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết - Phối hợp giữa đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm, tạo điều kiện cho HS tự đánh giá lẫn nhau Ví dụ điểm tổng hợp của cá nhân là điểm... nguyên đến thế kỉ X; 2 GV và HS có thể sử dụng sơ đồ tư duy để xây dựng các tiểu chủ đề Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV; Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX; Từ đầu thế kỉ XX đến nay; • Đặc điểm chung của từng thời kì lịch sử và sự đa dạng về lịch sử của các nước trong khu vực + Tiểu chủ đề 3: “Tính thống nhất và đa dạng về văn hóa các nước Đông Nam Á” cần giải quyết các vấn đề: • Tính thống nhất của nền văn minh... khả năng tư duy tổng hợp; thái độ hợp tác khi làm việc nhóm, xử lí các tình huống của học sinh… - Cần tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập của các học sinh khác trong nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân - Đánh giá theo dự án (tham khảo chủ đề 1) PHỤ LỤC 1 Nội dung các bài liên quan: Để dạy học chủ đề này, GV và HS cần sử dụng kiến thức ở các bài sau: - Môn Lịch sử: + Bài 6... thể khai thác sử dụng được chiếm tỉ lệ cực kì nhỏ bé và phân bố không đều - Từ đó, đặt vấn đề về hoạt động dự án tìm hiểu vai trò của nước, trữ lượng nước, tình hình thiếu nước ngọt, ô nhiễm nước ở Việt Nam Ghi chú : GV có thể yêu cầu các nhóm khác nhau vẽ biểu đồ dưới các dạng khác nhau: dạng cột, dạng tròn , so sánh các biểu đồ để thấy được dạng biểu đồ nào thích hợp Một ví dụ về hệ biểu đồ : Hoạt... tương đồng và đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng, chữ viết, lễ hội, trang phục, nhà ở, phương tiện đi lại của cư dân các nước Đông Nam Á + Tiểu chủ đề 4: “Tính thống nhất và đa dạng về kinh tế các nước Đông Nam Á” cần giải quyết các vấn đề: • Thống nhất về kinh tế (các hoạt động kinh tế truyền thống, xuất phát điểm của nền kinh tế, các hướng đi trong phát triển kinh tế ) • Sự đa dạng về phát triển kinh tế . vực. Chủ đề liên môn có khi còn liên quan tới cả các lĩnh vực, môn học khác. 4. Những chủ đề liên môn được xác định dựa vào: - Những nội dung giao nhau giữa các phân môn hoặc giữa các môn học. Ví. cần phải đưa vào nội dung giáo dục của nhà trường phù hợp với đặc trưng của lĩnh vực/ môn học và hoạt động giáo dục. Người ta gọi là chủ đề xuyên môn. Ví dụ vấn đề về biến đổi khí hậu, sức khỏe. vấn đề HS hứng thú, sao cho đảm bảo được mục tiêu của chủ đề. Với chủ đề này, GV và HS có thể xây dựng các tiểu chủ đề sau 2 : + Tiểu chủ đề 1: Điều kiện tự nhiên, cư dân và ảnh hưởng từ bên

Ngày đăng: 11/08/2015, 15:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chủ đề 2: Nước trong môi trường xung quanh (6-8 tiết)

  • Chủ đề 2: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á – THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG (6 tiết)

  • Hình 8: Lãnh đạo các nước thành viên tại buổi lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20: Nguồn: http://dantri.com.vn/

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan