Các yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung

8 616 4
Các yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

48 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2013, Số 29 (29) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Các yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung Bùi Thò Tú Quyên 1, , Lê Cự Linh 1 Đây là bài viết tổng quan về yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung được tổng hợp từ 44 tài liệu tham khảo cả tiếng Anh và tiếng Việt. Các tài liệu được sử dụng là các bài báo khoa học, báo cáo nghiên cứu, bài báo tổng quan… từ các tạp chí khoa học trong nước và Quốc tế. Các yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung đã được đề cập tương đối rõ ràng trong các tài liệu. Nhìn chung, các yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung có thể chia thành 3 nhóm: Các yếu tố nguy cơ cao, các yếu tố nguy cơ trung bình và các yếu tố nguy cơ thấp. Việc biết các yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung sẽ giúp các nhà nghiên cứu xây dựng các chương trình can thiệp có hiệu quả nhằm giảm nguy cơ mắc chửa ngoài tử cung ở phụ nữ tuổi sinh đẻ. Từ khóa: Chửa ngoài tử cung, yếu tố nguy cơ The risk factors of ectopic pregnancy Bui Thi Tu Quyen 1 , Le Cu Linh 1 This article is an overview the risk factors of ectopic pregnancy. We have synthesized from 44 references in both English and Vietnamese. The references are the scientific articles, research reports, review articles and books from Vietnam and International scientific journals. The risk factors of ectopic pregnancy have been mentioned quite clearly in the literature. In general, the risk factors of ectopic pregnancy can be divided into 3 groups: the high-risk, moderate-risk and low-risk. Understanding about the risk factors of ectopic pregnancy will help researchers develop interventions that effectively in order to reduce the risk of ectopic pregnancy in reproductive age women. Key words: Ectopic pregnancy, risk fators Tác giả: Trường Đại học Y tế Công cộng ● Ngày nhận bài: 15.7.2013 ● Ngày phản biện: 20.7.2013 ● Ngày chỉnh sửa: 30.7.2013 ● Ngày được chấp nhận đăng: 5.8.2013 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2013, Số 29 (29) 49 1. Đặt vấn đề Chửa ngoài tử cung (CNTC) hay còn được gọi là chửa lạc chỗ là trường hợp trứng đã được thụ tinh nhưng không làm tổ và phát triển ở buồng tử cung. Bình thường trứng được thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng, rồi di chuyển về buồng tử cung để làm tổ. Nếu trứng không di chuyển, hoặc di chuyển về hướng tử cung rồi dừng lại giữa đường, hoặc bò đẩy ra ngoài vòi trứng để làm tổ tại buồng trứng hay trong ổ bụng, sẽ gây ra CNTC[7]. Chửa ngoài tử cung là một cấp cứu sản khoa cần phải được chẩn đoán và xử trí kòp thời nếu không có thể dẫn đến vỡ khối chửa và gây ngập máu trong ổ bụng, gây tử vong mẹ. Có tới 9% tử vong ở phụ nữ có thai trong vòng 3 tháng đầu là do CNTC vỡ[11]. CNTC là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh và tử vong mẹ trên toàn Thế Giới[29]. Cho dù hiện nay có những tiến bộ đáng kể về y khoa trong việc chẩn đoán và điều trò, CNTC vẫn là nguyên nhân chính trong tử vong mẹ trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Các biện pháp phòng ngừa CNTC chủ yếu dựa vào hạn chế các yếu tố nguy cơ (YTNC) vì vậy có sự hiểu biết đầy đủ về các yếu tố nguy cơ của CNTC là rất quan trọng. Để có góc nhìn y tế công cộng về CNTC góp phần xây dựng các chương trình can thiệp phòng CNTC chúng tôi thực hiện tổng quan này với mục tiêu: Hệ thống hóa các yếu tố nguy cơ của CNTC. 2. Phương pháp 2.1 Phương pháp thu thập tài liệu Tiêu chuẩn chọn: Tài liệu sử dụng trong tổng quan được chọn theo tiêu chí: Là các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu khoa học, bài viết tổng quan về các YTNC của CNTC và có bài toàn văn. Được công bố từ năm 2001 trở lại đây trên các tạp chí khoa học hoặc được lưu trữ tại các thư viện (bản điện tử hoặc bản in) với ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Tiêu chuẩn loại: Chúng tôi không sử dụng những tài liệu đề cập quá chuyên sâu về lâm sàng. Những báo cáo nghiên cứu (NC) mà cỡ mẫu quá nhỏ (dưới 20 trường hợp), báo cáo ca bệnh. Chúng tôi cũng loại những bài có tóm tắt bằng tiếng Anh hoặc Việt nhưng bản toàn văn là ngôn ngữ khác. Ngoài ra những tài liệu mà cơ sở thông tin không rõ ràng, không đáng tin cậy và những tài liệu không có thông tin về tác giả cũng không được sử dụng trong tổng quan. Từ khóa tìm kiếm - Từ khoá tiếng Việt: Chửa ngoài tử cung, nguy cơ chửa ngoài tử cung, chửa ngoài dạ con, yếu tố nguy cơ chửa ngoài tử cung, nguyên nhân chửa ngoài tử cung, thai ngoài tử cung. - Từ khoá tiếng Anh: Ectopic pregnancy, risk factor, tubal ectopic pregnancy, fallopian tube, extrauterine pregnancy. Nguồn thu thập tài liệu: Tài liệu được thu thập qua các tạp chí khoa học với các công cụ của Pubmed, Medline, Embase: Journal of Family planning and Reproductive Health; Lancet; American Journal of Public Health; Human Reproduction; Expert Reviews Obstetric and Gynecologic; The New England Journal of Medicine; British Medical Journal (BMJ); Tạp chí nghiên cứu y học; Tạp chí Y học thực hành; Tạp chí y tế công cộng…Tài liệu cũng được thu thập qua các thư viện: Thư viện quốc gia; Thư viện đại học Y Hà Nội; Thư viện trường Đại học Y tế công cộng; Thư viện bệnh viện phụ sản Trung Ương. Ngoài ra, tài liệu trong tổng quan còn được thu thập qua việc tham khảo, hỏi các đồng nghiệp, nhà nghiên cứu về lónh vực liên quan. 2.2 Phương pháp tổng hợp tài liệu Sơ đồ 1. Phương pháp tổng hợp tài liệu và số lượng tài liệu được dùng 50 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2013, Số 29 (29) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 3. Nội dung 3.1. Các tài liệu được sử dụng trong tổng quan Tổng số tài liệu thu thập được là 85, tuy nhiên chỉ có 44 tài liệu đạt yêu cầu và phù hợp để sử dụng trong tổng quan trong đó có 34 tài liệu tiếng Anh (77,3%) và 10 tài liệu tiếng Việt (22,7%). Có 4 tài liệu (9%) được xuất bản từ 2001 trở về trước (1 tài liệu xuất bản năm 1976 về trường hợp CNTC đầu tiên); 36,4% tài liệu xuất bản trong vòng 5 năm gần đây. Các tài liệu tham khảo chủ yếu là các bài báo, bài tổng quan trên tạp chí khoa học, các báo cáo từ các viện nghiên cứu, luận văn và sách. 3.2 Chửa ngoài tử cung và tỷ lệ mắc CNTC 3.2.1. Chửa ngoài tử cung Về từ chuyên ngành, tiếng Anh sử dụng thống nhất một từ "Ectopic pregnancy", với tiếng Việt có tài liệu sử dụng "chửa ngoài tử cung", có tài liệu sử dụng: "chửa ngoài dạ con", "chửa lạc chỗ", "thai ngoài tử cung" hay "mang thai ngoài tử cung". Trong khuôn khổ tổng quan này chúng tôi sử dụng từ "chửa ngoài tử cung". Chửa ngoài tử cung: Là trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở ngoài tử cung[7]. Có tới 97% trường hợp CNTC có vò trí ở vòi tử cung (VTC), và một tỷ lệ ít ở buồng trứng, ổ bụng hoặc ở cổ tử cung [12,28], theo số liệu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương tỷ lệ CNTC ở vòi trứng trong năm 1999-2000 là 97,4%, ở buồng trứng (1,8%), cổ tử cung (0,28%) và ổ bụng (0,14%)[35]. Nguyên nhân cơ bản gây CNTC chính là sự di chuyển của trứng thụ tinh quá dài hoặc chậm chạp hoặc không di chuyển. Sự di chuyển bất thường trong VTC thường xảy ra ở các trường hợp bệnh lý VTC hoặc những bất thường của VTC, đặc biệt là các tổn thương viêm nhiễm mãn tính ở VTC. Nhìn chung có hai nhóm nguyên nhân gây CNTC[7]: 1) Nguyên nhân cơ học (tổn thương VTC do viêm nhiễm; khối u ở VTC; sự bất thường của VTC). 2) Nguyên nhân cơ năng (trứng đi vòng; rối loạn cân bằng nội tiết; do bản thân phôi như phát triển quá nhanh, chửa nhiều thai)[6]. 3.2.2. Tỷ lệ mắc chửa ngoài tử cung Tỷ lệ mới mắc của CNTC có xu hướng tăng lên trên toàn Thế giới, tỷ lệ mới mắc rất khác nhau ở các nước phát triển và đang phát triển, nhìn chung tỷ lệ này là khoảng 0,8%-4,4% trong các trường hợp có thai[17,18,21,29,38]. Tỷ lệ CNTC ở Châu Âu và Mỹ là khoảng 1-2% phụ nữ mang thai[18,28,32]. Tính cho nhóm phụ nữ 15-49 tuổi thì tỷ lệ CNTC khoảng 0,1%[15]. Ở các nước phát triển hiện nay vẫn có xu hướng tăng lên của CNTC, nhưng tỷ lệ tử vong do CNTC lại giảm. Nghiên cứu của Britton Trabert [39] trên quần thể phụ nữ 15-44 tuổi của Washington và Idaho trong giai đoạn từ 1993-2007 cho thấy tỷ suất mắc CNTC hiệu chỉnh theo tuổi là 17,9/10.000 phụ nữ-năm. Tỷ suất này trong các năm từ 1993-2004 gần như tương đương và tăng trong 3 năm cuối (2005-2007) với tỷ suất mắc 21,1/10.000 phụ nữ- năm. Nếu tính theo phụ nữ mang thai thì tỷ suất mắc CNTC tăng dần trong giai đoạn 15 năm (1993- 2007) từ 19,2 lên 26,2/1.000 phụ nữ mang thai[39].Việc gia tăng của tỷ suất mới mắc CNTC liên quan đến tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục, việc điều trò vô sinh, tình trạng hút thuốc lá….ở phụ nữ cũng gia tăng[15, 32]. Tương tự như xu hướng của Thế giới, tỷ lệ mắc CNTC ở Việt Nam cũng có xu hướng gia tăng, số liệu ghi nhận tại Bệnh viện Phụ sản trung ương cho thấy tỷ lệ CNTC ở phụ nữ mang thai đã tăng từ 1,16% (1988-1992) lên 2,51% (1995) và 4,04% (2002-2003)[8]. CNTC có thể gây tử vong cho thai phụ khi vỡ do tình trạng shock do mất máu cấp[32]. Tỷ suất tử vong mẹ do CNTC ở Florida-Mỹ đã tăng từ 0,6 trường hợp tử vong/100.000 trẻ đẻ sống trong giai đoạn 1999-2008 lên 2,5 trong giai đoạn 2009- 2010[27]. Ở các nước phát triển số liệu từ 1997- 2002 cho thấy tử vong do CNTC chiếm khoảng 4,9% các trường hợp tử vong có liên quan đến sinh đẻ[40]. Ở Anh, CNTC là nguyên nhân tử vong của 26% các trường hợp tử vong mẹ ở giai đoạn sớm của thai kỳ trong các năm từ 2003-2005[40]. Nguyên nhân tỷ suất tử vong mẹ do CNTC tăng có liên quan đến việc sử dụng các chất gây nghiện và việc trì hoãn đi khám thai của phụ nữ mang thai[27]. Tuy vậy, số liệu ở Mỹ cho thấy tỷ suất tử vong do CNTC giảm 56,6% (từ 1,15 xuống còn 0,5/100.000 trẻ đẻ sống) trong giai đoạn 1980-1984 so với giai đoạn 2003-2007[16]. Dự báo tỷ suất này sẽ vào khoảng 0,36/100.000 trẻ đẻ sống ở giai đoạn 2013-2017. 3.3 Các yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung (Bảng 1) Hiện tại còn nhiều tranh luận liên quan đến nguyên nhân gây ra CNTC tuy nhiên có nhiều NC đã chỉ ra các YTNC liên quan đến CNTC. Hầu hết | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2013, Số 29 (29) 51 các NC xác đònh YTNC là nghiên cứu bệnh chứng tại các bệnh viện. 3.4.1. Tuổi và tuổi quan hệ tình dục lần đầu Nhiều tác giả đề cập nguy cơ CNTC tăng dần theo nhóm tuổi[13,32,34,37,40,44]. Nguy cơ CNTC ở nhóm tuổi 30-34 cao gấp 1,5 lần nhóm tuổi 25-29, gấp 2 lần nhóm tuổi dưới 24; nguy cơ này ở nhóm tuổi 35-39 cao gấp 2,1 lần so với nhóm tuổi 25-29 và gấp 2,5 lần nhóm dưới 24; và ở nhóm tuổi từ trên 40 tuổi so với các nhóm tuổi 25-29 và dưới 24 lần lượt là 3,4 lần và 5,7 lần [13,37]. NC của Nguyễn Thò Bích Hiền tại Bệnh Viện E cho thấy nguy cơ tương đối mắc CNTC ở nhóm tuổi 30 trở lên cao gấp 3,37 lần nhóm dưới 30 tuổi[2]. Tuổi không những là YTNC của CNTC mà còn là YTNC của CNTC nhắc lại[3]. Trong YTNC về tuổi, một số NC cũng chỉ ra tuổi có quan hệ tình dục lần đầu có liên quan đến CNTC[13,41]. Những phụ nữ có quan hệ tình dục lần đầu sớm (dưới 18 tuổi) có nguy cơ mắc CNTC cao hơn những phụ nữ có QHTD lần đầu khi trên 18 tuổi. 3.4.2. Tiền sử phẫu thuật vùng chậu Tiền sử phẫu thuật VTC và triệt sản VTC có liên quan với CNTC[2,9,13,32,40]. Những người có tiền sử phẫu thuật VTC có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 8,8 lần những người không có tiền sử phẫu thuật VTC[13], nguy cơ này trong NC của Nguyễn Thò Bích Hiền là 5,1 lần[2]. Cá biệt có nghiên cứu gần đây của Phạm Văn Tự và cs ở bệnh viện Trung Ương Huế cho thấy phẫu thuật vòi tử cung làm tăng khả năng CNTC gấp 57 lần những người không phẫu thuật[9]. Trong NC của Tharaux và cs[37] những người có tiền sử phẫu thuật vùng khung chậu có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 5,8 lần những người không có tiền sử phẫu thuật. Mổ đẻ cũng được đề cập là nguy cơ của CNTC cho lần có thai sau, NC tại BV Trung Ương Huế trên 518 thai phụ (74 trường hợp CNTC) thì những người mổ lấy thai có nguy cơ mắc CNTC lần mang thai sau cao gấp 5,3 lần những người không mổ lấy thai[9]. 3.4.3. Tiền sử chửa ngoài tử cung Tiền sử CNTC làm tăng nguy cơ CNTC thứ phát[9,18,32,36,37,40,44], NC của Bouyer và cộng sự [13] cho thấy những người có tiền sử CNTC 1 lần thì nguy cơ mắc CNTC cao gấp 12,5 lần (95%CI: 7,5-20,9) những người không có tiền sử CNTC, nguy cơ này ở những người đã mắc CNTC từ 2 lần trở lên là 76,6 lần[13]. NC bệnh chứng của Karaer và cộng sự [19] cũng cho thấy những người có tiền sử mắc CNTC có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 13,1 (CI95%: 2,8-61,4) lần những người không có tiền sử, nguy cơ này trong NC của Khin và cs tại Myanmar lên tới 28,3 (CI95% từ 5,8- 138,8)[20]. Trong NC của Vương Tiến Hòa và cs[3] trên 420 phụ nữ mắc CNTC thì tỷ lệ CNTC nhắc lại trong giai đoạn 2002-2003 là 11,5%, tỷ lệ này trong 124 phụ nữ mắc CNTC được chẩn đoán và xử trí muộn là 11,3%[4]. 3.4.4. Tiền sử nạo phá thai Trong một số NC các tác giả không tìm thấy mối liên quan giữa nạo phá thai và CNTC, tuy nhiên cũng có nhiều NC khác lại chứng minh có mối liên quan chặt chẽ giữa nạo phá thai và CNTC[1,2,5,9,10,13,19,41]. Nguy cơ CNTC cao hơn ở phụ nữ có tiền sử nạo phá thai trước đó, những phụ nữ nạo phá thai 1 lần có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 1,5-3,0 lần những phụ nữ không nạo phá thai[5, 9, 13, 15, 19, 21, 44]. Nguy cơ này ở những phụ nữ đã nạo phá thai từ 2 lần trở lên cao hơn khoảng 2,2 đến 7 lần so với nhóm không nạo phá thai[13,37]. NC của Nguyễn Đức Hùng và cs[5] tại Chí Linh- Bảng 1. Các yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung 52 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2013, Số 29 (29) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Hải Dương cũng cho thấy nguy cơ mắc CNTC ở những phụ nữ đã từng nạo hút thai cao gấp 3 lần (CI95% từ 1,5-6,0) những phụ nữ chưa từng nạo hút thai. NC của Lê Anh Tuấn cho tỷ suất chênh mắc CNTC giữa nhóm có tiền sử hút điều hòa kinh nguyệt ngay trước lần có thai này và nhóm không hút là 4,4; những đối tượng càng hút điều hòa kinh nguyệt nhiều thì nguy cơ mắc CNTC càng cao[10]. Đặc biệt trong NC của Nguyễn Thò Bích Hiền [2] nguy cơ mắc CNTC ở nhóm phụ nữ nạo hút thai 1- 2 lần và nhóm trên 2 lần cao gấp nhóm chưa nạo hút lần lượt là 4 lần và 11 lần. NC của Phạm Văn Tự còn cho thấy nguy cơ mắc CNTC ở nhóm nạo hút thai 2 lần cao hơn nhóm chưa nạo hút thai đến 33 lần[9]. 3.4.5. Các phương pháp tránh thai Thuốc uống tránh thai làm giảm nguy cơ mắc CNTC (OR=0,6)[13], nhìn chung các phương pháp tránh thai đều sẽ làm giảm nguy cơ mắc CNTC vì làm giảm khả năng có thai[18,40]. Tuy nhiên khi phương pháp tránh thai thất bại thì đặt dụng cụ tử cung sẽ làm tăng nguy cơ mắc CNTC[2,5,9,13,19,37,44], những người sử dụng dụng cụ tử cung để tránh thai có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 2 đến 6 lần những người không đặt dụng cụ tử cung. Tuy vậy cũng có những NC lại không thấy mối liên quan giữa dụng cụ tử cung và CNTC[10]. Ngoài ra những người có thai sau khi đã thắt ống dẫn trứng cũng có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 9,3 lần (CI95%: 4,9-18) những người không thắt ống dẫn trứng[18]. 3.4.6. Viêm tiểu khung và các bệnh lây truyền qua đường tình dục Tiền sử viêm tiểu khung cũng là một YTNC của CNTC[9,10,14,20,26,31,32,44], những phụ nữ có tiền sử viêm nhiễm tiểu khung có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 4,0-4,4 lần những người không có tiền sử[13]. NC bệnh chứng ở Chí Linh[5] cũng chỉ ra những phụ nữ đã từng bò viêm nhiễm đường sinh dục có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 3,7 lần những phụ nữ không mắc CNTC. NC của Karaer và cộng sự [19] được tiến hành ở Thổ Nhó Kỳ năm 2006 cũng cho thấy những phụ nữ có tiền sử viêm tiểu khung có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 6,8 lần những phụ nữ không mắc viêm tiểu khung. Cá biệt trong NC tại bệnh viện E thì nguy cơ mắc CNTC ở nhóm phụ nữ có tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục cao hơn nhóm không viêm nhiễm là 9,2 lần[2]. Trong NC của Khin và cs[20] cho thấy có tới 13,3% phụ nữ mắc CNTC có kết quả xét nghiệm giang mai (+), tỷ lệ này trong nhóm không mắc CNTC là 3,5%. Trong một NC thuần tập trong khoảng thời gian 15 năm (từ 1985 đến 1999) của Nicola Low và cộng sự[22] tiến hành trên tổng số 43715 phụ nữ tuổi từ 15-24 cho thấy nguy cơ mắc CNTC ở những phụ nữ bò nhiễm nấm âm đạo (chlamydial genital) cao gấp 1,4 lần những phụ nữ không mắc. 3.4.7. Khoảng cách giữa hai lần sinh NC bệnh chứng của Bouyer[13] cho thấy khoảng cách giữa hai lần sinh dài (từ 5 năm trở lên) cũng là YTNC của CNTC. Những phụ nữ có khoảng cách giữa hai lần sinh trên 5 năm có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 1,7 lần những phụ nữ có khoảng cách giữa hai lần sinh là 2-3 năm. 3.4.8. Vô sinh Vô sinh là một YTNC của CNTC[13,32,40,44], NC của Karaer cho thấy những phụ nữ có tiền sử vô sinh có nguy cơ mắc CNTC cao hơn những phụ nữ không có tiền sử vô sinh khoảng 2,5 lần [19]. Trong NC bệnh chứng của Bouyer[13], các tác giả còn đề cập đến khoảng thời gian vô sinh và thấy rằng, nhóm phụ nữ có khoảng thời gian vô sinh từ 2 năm trở lên có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 2,7 lần những phụ nữ khác[13]. Tuy nhiên CNTC cũng là nguy cơ của vô sinh thứ phát, như vậy có thể thấy mối quan hệ giữa vô sinh và CNTC là tương đối phức tạp, ngoài ra cũng có NC cho thấy không có mối liên quan giữa vô sinh và CNTC[1,5,10]. 3.4.9. Số lượng bạn tình Một số NC cũng cho thấy có mối liên quan giữa số lượng bạn tình và mắc CNTC[10,13,19,20,44], những phụ nữ có từ năm người tình trở lên có nguy cơ CNTC gấp 1,6 lần những người chỉ có 1 người tình[13]. Trong NC của Karaer[19] những người có nhiều hơn 1 bạn tình có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 3,5 lần những người chỉ có một bạn tình. NC của Lê Anh Tuấn cũng cho thấy những phụ nữ có từ 2 bạn tình trở lên có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 2,8 lần những người có 1 bạn tình[10].Nguyên nhân có thể do có nhiều bạn tình làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục nhất là tăng tỷ lệ viêm nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục và tăng nguy cơ mắc CNTC. NC tại Chí Linh[1,5] lại không thấy có mối liên quan giữa số lượng bạn tình và CNTC. 3.4.10. Hút thuốc lá Hút thuốc lá là YTNC của CNTC đã được chỉ ra | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2013, Số 29 (29) 53 trong nhiều NC[5,13,19,30,42] tuy nhiên cơ chế của YTNC này thì chưa được làm rõ. Gần đây cũng có bằng chứng cho thấy ống dẫn chứng là một trong những cơ quan đích của các chất có trong khói thuốc[28,35], quá trình vận chuyển phôi bò thay đổi trên động vật thí nghiệm (thỏ và chuột đồng) cũng như ở người do hít phải khói thuốc lá[35]. NC của Tallot và cộng sự [35] cũng đã chứng minh việc di chuyển của trứng về buồng tử cung bò ảnh hưởng do hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá. Nguy cơ CNTC ở nhóm hút thuốc lá cao gấp 1,5-5 lần (tùy từng tình trạng hút, số lượng thuốc hút) so với nhóm không hút thuốc lá[13,19,30,37]. Nhóm hút từ 10-20 điếu thuốc/ngày có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 2,0-2,9 lần so với nhóm không hút, nguy cơ này ở nhóm hút từ 20 điếu trở lên là 3,6-3,7 lần[13,19,26]. Trong NC của Waylen và cs[42] về ảnh hưởng của hút thuốc lá đến sức khoẻ sinh sản còn cho thấy nguy cơ mắc CNTC ở nhóm phụ nữ hút thuốc lá cao gấp 14,7 lần nhóm không hút. 3.4.11. Thụt rửa âm đạo Nguy cơ CNTC ở những người có tiền sử thụt rửa âm đạo cao gấp 1,6 lần những người không có tiền sử thụt rửa âm đạo[19]. NC tổng quan của Martino và cs[24] dựa trên 5 NC đơn lẻ cho thấy thụt rửa âm đạo là nguy cơ của CNTC (OR khoảng từ 2-6), ngoài ra NC cũng chỉ ra rằng nguy cơ mắc CNTC sẽ càng tăng theo tần suất thụt rửa âm đạo của phụ nữ. Nguyên nhân có thể do thụt rửa âm đạo làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ngược dòng dẫn tới viêm tiểu khung và viêm VTC tạo điều kiện cho CNTC. 3.4.12. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Trong lòch sử, trường hợp làm thụ tinh ống nghiệm (TTON) đầu tiên trên Thế giới (năm 1976) là CNTC[33]. Tỷ lệ CNTC chiếm khoảng 2-9% các trường hợp TTON [32,36,43,44] cao hơn so với nhóm mang thai tự nhiên (0,75%)[43]. Đặc biệt nếu những thai phụ TTON còn hút thuốc thì nguy cơ mắc CNTC cao hơn rất nhiều[43]. NC của Karaser và cs[19] cũng cho thấy phụ nữ mang thai bằng phương pháp TTON có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 14,8 lần những phụ nữ mang thai bằng phương pháp khác. Kỹ thuật chuyển phôi có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây CNTC tuy nhiên chưa có bằng chứng để kết luận về mối liên quan này. Số lượng phôi được chuyển khi làm TTON cũng liên quan đến CNTC[43], số lượng phôi chuyển nhiều cũng làm tăng nguy cơ CNTC. Những phụ nữ phải làm TTON do những nguyên nhân của ống dẫn trứng (ví dụ như viêm nhiễm ống dẫn trứng…) có nguy cơ mắc CNTC cao hơn những phụ nữ phải làm TTON do yếu tố liên quan đến vô sinh nam[31]. Ở nhóm phụ nữ có thai bằng TTON thì nguy cơ mắc CNTC sẽ cao hơn khi người phụ nữ này vô sinh do ống dẫn trứng hoặc mắc lạc nội mạc tử cung và đã được phẫu thuật[23]. Ngoài những yếu tố nguy cơ kể trên một số NC cũng chỉ ra một số yếu tố khác có liên quan đến CNTC như số lần sinh con của bà mẹ, những bà mẹ chửa lần 2 có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 5-7 lần mẹ chửa con so[2], những bà mẹ chửa con dạ lần 3 trở lên có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 17,2 lần so với mẹ chửa con so[2]. Trên đây là những YTNC của CNTC được các tài liệu, y văn đề cập cho đến hiện tại. Tuy nhiên có đến 50% số phụ nữ mắc CNTC mà không có bất kỳ một YTNC nào đã được biết đến. 4. Kết luận - Có nhiều YTNC liên quan đến CNTC và các yếu tố này đã được đề cập rõ và tương đối nhất quán trong các NC, đặc biệt các NC bệnh chứng. - Các YTNC của CNTC có thể tổng hợp thành 3 nhóm: Nguy cơ cao, nguy cơ trung bình và nguy cơ thấp (Bảng 1) - Việc phòng CNTC chủ yếu dựa vào việc phòng các yếu tố nguy cơ và phát hiện sớm CNTC để có biện pháp điều trò kòp thời, phù hợp và hiệu quả. 5. Một số gợi mở Mặc dù các YTNC của CNTC đã được xác đònh tương đối rõ qua nhiều NC tuy nhiên các cơ chế chính xác dẫn đến CNTC của các YTNC như nhiễm khuẩn đường SD, hút thuốc lá… lại chưa được giải thích rõ ràng. Cần có những NC qui mô lớn tập trung vào việc tìm bằng chứng giải thích hậu quả của hút thuốc lá cũng như nhiễm khuẩn đường sinh dục lên CNTC. Những thông tin này giúp phát triển các chương trình can thiệp phòng CNTC cũng như những tiến bộ của các phương pháp sàng lọc chẩn đoán và các phương pháp điều trò mới. Nếu có được thiết kế NC thuần tập có quy mô thì có thể đưa ra những kết luận rõ ràng hơn cho những YTNC hiện tại còn chưa nhất quán giữa các NC ví dụ: Vô sinh, số lượng bạn tình…. 54 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2013, Số 29 (29) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Bùi Thò Thu Hà (2007), Một số yếu tố liên quan đến chửa ngoài tử cung ở phụ nữ tại Chí Linh, Tạp chí y học thực hành, số 591+592, tr. 5. 2. Nguyễn Thò Bích Hiền (2001), Nghiên cứu các yếu tố liên quan chửa ngoài tử cung, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp điều trò phẫu thuật, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội. 3. Vương Tiến Hòa (2004), Nghiên cứu những yếu tố nguy cơ chửa ngoài tử cung nhắc lại, Tạp chí nghiên cứu y học, số 7, tr. 89-95. 4. Vương Tiến Hòa và Hoàng Xuân Sơn (2006), Các lý do dẫn đến chẩn đoán và xử trí muộn chửa ngoài tử cung đến điều trò tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Tạp chí nghiên cứu y học, số 42(3), tr. 2-6. 5. Nguyễn Đức Hùng và Bùi Thò Thu Hà (2007), Các yếu tố nguy cơ liên quan đến chửa ngoài tử cung ở phụ nữ tại trung tâm y tế huyện Chí Linh, Tạp chí y tế công cộng, số 7(7), tr. 32-37. 6. Bộ môn phụ sản trường Đại học Y Hà Nội (2000), Chửa ngoài tử cung, Nhà xuất bản Y học. 117-121 trang. 7. Bộ môn Sản Đại học Y Hà Nội (2004), Bài giảng sản phụ khoa. Vol. Tập 1. Nhà xuất bản Y học. 8. Lê Hoài Thu (2004), Tình hình chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện phụ sản Trung ương từ 2002-2003 Luận văn tốt nghiệp bác sỹ, Đại học Y Hà Nội. 9. Phạm Văn Tự và Lê Minh Toàn (2012), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ trong thai ngoài tử cung tại bệnh viện Trung ương Huế, Tạp chí phụ sản, số 10(3), tr. 6. 10. Lê Anh Tuấn và Phạm Huy Dũng (2002), Mối liên quan giữa tiền sử hút điều hoà kinh nguyệt và chửa ngoài tử cung: Một nghiên cứu bệnh - chứng tại cộng đồng ở Hà Nội Tạp chí y học thực hành, số 10, tr. 33 - 36. Tiếng Anh 11. Kurt T Barnhart, Ingrid Katz, Amy Hummel, và Clarisa R Gracia (2002), Presumed diagnosis of ectopic pregnancy, Obstet Gynecol, số 100(3), tr. 505-10. 12. Jean Bouyer và Joel Coste (2002), Sites of ectopic prenancy: a 10 year population- based study of 1800 case, Hum Reprod, số 17(12), tr. 3224-3230. 13. Jean Bouyer, Joel Coste, Taraneh Shojaei, Jean-Luc Pouly, Herve Fernandez, Laurent Gerbaud, và Nadine Job- Spira (2003), Risk factors for ectopic pregnancy: a comprehensive analysis based on a large case-control, population-based study in France, American Journal of Epidemiology, số 157(3), tr. 185-94. 14. George Condous (2006), Ectopic pregnancy risk factors and diagnosis, Australian family physician, số 35(11), tr. 854-7. 15. Joel Coste, Jean Bouyer, Sylvie Ughetto, Laurent Gerbaud, Herve Fernandez, Jean-Luc Pouly, và Nadine Job-Spira (2004), Ectopic pregnancy is again on the increase. Recent trends in the incidence of ectopic pregnancies in France (1992-2002), Human reproduction, số 19(9), tr. 2014-8. 16. Andreea A. Creanga, C Shapiro-Mendoza, và C. L Bish (2011), Trends in Ectopic Pregnancy Mortality in the United States: 1980-2007, Obstetrics & Gynecology, số 17(4), tr. 7. 17. P Etedafe Gharoro và A Andrew Igbafe (2002), Ectopic pregnancy revisited in Benin City, Nigeria: analysis of 152 cases, Acta Obstet Gynecol Scand, số 81(12), tr. 1139-43. 18. Davor Jurkovic và Helen Wilkinson (2011), Diagnosis and management of ectopic pregnancy, BMJ, số 342, tr. d3397. 19. Abdullah Karaer, Filiz A Avsar, và Sertac Batioglu (2006), Risk factors for ectopic pregnancy: a case-control study, Aust N Z J Obstet Gynaecol, số 46(6), tr. 521-7. 20. Oo Khin Nwe, Aung Wah Wah, Thida Moe, Wai Khin Thet, Yi Hta Hta, và Mya Win Win (2011), Case-control study of ectopic pregnancies in Myanmar: infectious etiological factors, The Southeast Asian journal of tropical medicine and public health, số 42(2), tr. 347-54. 21. Robert Leke, Nathalie Goyaux, Tomohiro Matsuda, và Patrick Thonneau (2004), Ectopic Pregnancy in Africa: A Population-Based Study Obstetrics & Gynecology, số 103(4), tr. 692-697. 22. Nicola Low, M Egger, và et al (2006), Incidence of severe reproductive tract complications associated with diagnosed genital chlamydial infection: the Uppsala Women's Cohort Study, Sex Transm Infect, số 82, tr. 212- 218. 23. Mohammed Malak, Tawfeeq Tawfeeq, Hananel Holzer, và Togas Tulandi (2011), Risk factors for ectopic pregnancy after in vitro fertilization treatment, Journal of obstetrics and gynaecology Canada : JOGC = Journal d'obstetrique et gynecologie du Canada : JOGC, số 33(6), tr. 617-9. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2013, Số 29 (29) 55 24. Jenny Martino và Sten Vermund (2002), Vaginal douching: evidence for risks or benefits to women's health, Epidemiol Rev, số 24(2), tr. 109-24. 25. Galia Oron và Togas Tulandi (2013), A Pragmatic and Evidence-Based Management of Ectopic Pregnancy, J Minim Invasive Gynecol. 26. Capmas Perrine, Gervaise Amélie, và Fernandez Hervé (2010), Diagnosis of ectopic pregnancy, Expert Reviews Obstetric and Gynecologic, số 5(4), tr. 7. 27. Center for Disease Control and Prevention (2012), Ectopic Pregnancy Mortality - Florida, 2009-2010, Morbidity and Mortality Weekly Report, số 61(6), tr. 3. 28. Varma Rajesh và Gupta Janesh (2009), Tubal ectopic pregnancy, Clinical Evidence (Online), số 1406. 29. Anorlu RI, Oluwole A, Abudu OO, và Adebajo S (2005), Risk factors for ectopic pregnancy in Lagos, Nigeria. , Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica, số 84, tr. 184- 188. 30. Jennifer Roelands, Jamison Margaret G, Lyerly Anne D, và James Andra H (2009), Consequences of Smoking during Pregnancy on Maternal Health, Journal of Women's health, số 18(N6), tr. 867-872. 31. J. L Shaw, S. K Dey, H. O Critchley, và A. W Horne (2010), Current knowledge of the aetiology of human tubal ectopic pregnancy, Human Reproduction Update, số 16(4), tr. 432-44. 32. Vanitha N Sivalingam, W Colin Duncan, Emma Kirk, Lucy A Shephard, và Andrew W Horne (2011), Diagnosis and management of ectopic pregnancy, J Fam Plann Reprod Health Care, số 37(4), tr. 231-40. 33. P. C Steptoe và R. G Edwards (1976), Reimplantation of a human embryo with subsequent tubal pregnancy, Lancet, số 1(7965), tr. 880-2. 34. David Stucki và Jan Buss (2008), The ectopic pregnancy, a diagnostic and therapeutic challenge, Journal of medicine and life, số 1(1), tr. 40-8. 35. Prue Talbot và Karen Riveles (2005), Smoking and reproduction: the oviduct as a target of cigarette smoke, Reprod Biol Endocrinol, số 3, tr. 52. 36. J. I Tay, J Moore, và J. J Walker (2001), Ectopic pregnancy, BMJ, số 320(7239), tr. 916-9. 37. Deneux Tharaux, Jean Bouyer, N Job-Spira, Joel Coste, và A Spira (2002), Risk of ectopic pregnancy and previous induced abortion, American journal of public health, số 88(3), tr. 401-5. 38. Patrick Thonneau, Yolande Hijazi, Nathalie Goyaux, Thierry Calvez, và Namory Keita (2002), Ectopic pregnancy in Conakry, Guinea, Bulletin of the World Health Organization, số 80(5), tr. 365-70. 39. Britton Trabert, Victoria L Holt, Onchee Yu, Stephen K Van Den Eeden, và Delia Scholes (2011), Population-based ectopic pregnancy trends, 1993-2007, Am J Prev Med, số 40(5), tr. 556-60. 40. P Sepillan Vicken (2011), Ectopic Pregnancy, Medscape Reference. 41. Jasveer Virk, Jun Zhang, và Jorn Olsen (2007), Medical abortion and the risk of subsequent adverse pregnancy outcomes, N Engl J Med, số 357(7), tr. 648-53. 42. A. L Waylen, M Metwally, G. L Jones, A. J Wilkinson, và W. L Ledger (2009), Effects of cigarette smoking upon clinical outcomes of assisted reproduction: a meta-analysis, Hum Reprod Update, số 15(1), tr. 31-44. 43. Monika Weigert, Diego Gruber, Elisabeth Pernicka, Peter Bauer, và Wilfried Feichtinger (2009), Previous tubal ectopic pregnancy raises the incidence of repeated ectopic pregnancies in in vitro fertilization-embryo transfer patients, Journal of assisted reproduction and genetics, số 26(1), tr. 13-7. 44. Cynthia M Farquhar (2005), Ectopic pregnancy, The Lancet, số 366(9485), tr. 583-591. . các tài liệu. Nhìn chung, các yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung có thể chia thành 3 nhóm: Các yếu tố nguy cơ cao, các yếu tố nguy cơ trung bình và các yếu tố nguy cơ thấp. Việc biết các yếu. kiếm - Từ khoá tiếng Việt: Chửa ngoài tử cung, nguy cơ chửa ngoài tử cung, chửa ngoài dạ con, yếu tố nguy cơ chửa ngoài tử cung, nguy n nhân chửa ngoài tử cung, thai ngoài tử cung. - Từ khoá tiếng. TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Các yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung Bùi Thò Tú Quyên 1, , Lê Cự Linh 1 Đây là bài viết tổng quan về yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung được tổng hợp từ 44 tài

Ngày đăng: 11/08/2015, 12:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan