SKKN Một số biện pháp dạy gõ đệm môn âm nhạc

10 1.3K 8
SKKN Một số biện pháp dạy gõ đệm môn âm nhạc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI Một số biện pháp dạy gõ đệm môn âm nhạc. I. ĐẶT VẦN ĐỀ : Âm nhạc là một nghệ thuật âm thanh, có tính truyền cảm trực tiếp đối với con người. Âm nhạc xuất hiện từ rất lâu đời, nó vừa là một môn nghệ thuật giải trí giúp con người quên đi những mệt nhọc sau những giờ làm việc căng thẳng đồng thời là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần và gắn bó mật thiết với con người từ khi còn nhỏ cho đến suốt cuộc đời. Trong trường tiểu học thì âm nhạc là một môn học rất bổ ích đối với học sinh giúp các em nhận biết thế giới xung quanh, khám phá bản thân và thư giãn sau những giờ học căng thẳng đồng thời giúp các em hình thành cảm xúc, phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và giáo dục tình cảm, đạo đức cho các em. Ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức về đời sống thực tế thì hiện nay giáo dục thẩm mĩ đang là một yêu cầu không thể thiếu trong nền giáo dục. Vì thế hiện nay môn âm nhạc là một bộ môn không kém phần quan trọng trong nhà trường. Qua bài học giáo viên không chỉ dạy cho các em biết hát đúng cao độ, lời ca, tấu, hoặc vận động theo nhạc. Mà giáo viên còn dạy cho học sinh các hình thức gõ đệm. Vâng đúng vậy cho học sinh hát đúng giai điệu lời ca đã khó thì gõ đệm sao cho đúng phách, nhịp, tiết tấu bài hát đó còn khó hơn. Điều này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức cũng như kĩ năng truyền tải tới học sinh để cho học sinh có thể cảm nhận được thế nào là gõ đệm theo phách, thế nào là theo nhịp và thế nào là theo tiết tấu. Để từ đấy giúp học sinh biết cách gõ đệm khi giáo viên yêu cầu. Gõ đệm góp phần tạo cho bài hát trở nên sinh động hơn, giúp học sinh tư duy hơn trong những giờ học nhạc. Và để cho bài hát trở nên hay hơn, nhịp nhàng và hấp dẫn người học hơn thì gõ đệm là một phần tạo nên sự thành công của bài hát. Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám 1 Thông qua gõ đệm giáo viên có thể biết được năng khiếu cảm thụ ân nhạc của học sinh vì có cảm nhận được giai điệu, lời ca thì các em với gõ đệm được. Để từ đó hình thành kĩ năng cơ bản cho từng em. Qua bài học giáo giục cho các em biết yêu nghệ thụât, thể hiện tính cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực trí tuệ làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú . II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng chung khi dạy gõ đệm cho học sinh tiểu học: a. Thuận lợi: Trong những năm gần đây, bộ môn âm nhạc đã trở thành một bộ môn bắt buộc đối với các cấp học, trong đó có tiểu học. Do đó, bộ môn này bước đầu được sự quan tâm của ngành và của nhà trường như: trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đàn phím điện tử, các dụng cụ gõ đêm. Ngành cũng tạo điều kiện để giáo viên bộ môn được theo học các lớp chuyên môn về âm nhạc như Trung cấp sư phạm âm nhạc, Cao đẳng sư phạm âm nhạc …. Đa số học sinh yêu thích môn học này vì môn học này mang tính nghệ thuật cao và giúp các em thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Học sinh khi học môn học này không đòi hỏi các em phải tư duy cao và đây cũng là bộ môn tạo được niềm vui, sự sáng tạo của các em trong học tập. b. Khó khăn: Về cơ sở vật chất của trường chưa thật đầy đủ, nhà trường chưa có phòng chức năng dành riêng để học bộ môn âm nhạc nên trong giờ học nhạc học sinh còn bị hạn chế. Trường vẫn còn nhiều học sinh dân tộc, các em đó học vẫn còn chậm hơn so với những em khác. Vì thế gây khó khăn cho giáo viên khi dạy học. 2.Giải quyết vấn đề: Đối với học sinh ở các trường tiểu học từ lớp 1,2,3,4,5 thì gõ đệm là một hình thức không thể thiếu. Trong quá trình dạy học một bài hát, đối với những em mới Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám 2 chập chững bước vào lớp 1 thi hình thức gõ đệm với các em là rất mới mẻ khi đó thì ở các em chưa định hình được thế nào là gõ đệm vì ở lớp mẫu giáo các em chỉ thấy cô vỗ tay và các em vỗ tay theo cô nhưng chỉ là vỗ theo quán tính chứ các em chưa biết đó là các em đang thực hiện gõ đệm. Từ đó đã hình thành cho các em gõ đệm theo phản xạ chứ không phải theo một quy trình cụ thể vì vậy những em lớp một khi dạy các em hát và gõ đệm thì các em đang còn bỡ nghỡ và thường hay lẫn lộn, giáo viên nên đặt câu hỏi và tìm ra hướng giải quyết‘‘ làm thế nào để giúp các em phân biệt được các hình thức gõ đệm trong quá trình học một bài hát’’. Đối với học sinh lớp 3,4 ,5 thì học sinh đã phân biệt được thế nào là gõ đệm theo phách, theo nhịp và thế nào là gõ theo tiết tấu. Nhưng thực tế không phải em nào cũng có thể phân biệt được, mà tùy vào năng khiếu cảm thụ của từng em đôi khi các em vẫn còn lẫn lộn khi học gõ đệm. VD: *Khi giáo viên yêu cầu học sinh gõ theo phách thì học sinh lại gõ theo nhịp. *Khi giáo viên yêu cầu học sinh gõ theo nhịp thì học sinh lại gõ theo tiết tấu. Vâng đúng vậy trên chính là những lỗi mà học sinh hay mắc phải, như vậy thì gõ đệm không phải là một hình thức đơn giản mà đòi hỏi giáo viên phải cố gắng truyền tải tới học sinh một cách dễ hiểu nhất, nhằm giúp các em hiểu và phân biệt được từng hình thức gõ đệm trong quá trình học. Trong khi học giáo viên muốn học sinh phân biệt được từng hình thức gõ đệm thì trong những lúc học hát hay trong những giờ ôn tập giáo viên nên hướng dẫn và nhắc nhở cho học sinh nhớ để khi học sinh học gõ đệm thì sẽ không bị nhầm lẫn.  VD: *Giáo viên hỏi học sinh: Cô đã dạy cho các em những hình thức gõ đệm nào? Từ đó giáo viên vừa có thể kiểm tra được kiến thức của học sinh, vừa giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đó. Học sinh trả lời: có 3 hình thức gõ đệm chính. Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám 3 * Gõ theo phách * Gõ theo nhịp * Gõ theo tiết tấu Khi học sinh trả lời song thi giáo viên sẽ nhắc lại khái niệm cho học sinh nhớ. * Phách: là đơn vị tính thời gian trong âm nhạc, khi vừa hát vừa gõ đệm đều đặn thì thời gian của mỗi lần gõ như vậy gọi là phách. * Nhịp: là sự suất hiện của một phách mạnh và một phách mạnh vừa, khi gõ theo nhịp thì người ta đạp vào phách mạnh và nhấc lên ở phách mạnh vừa. * Tiết tấu: là sự thể hiện độ dài, mạnh của các âm trong nhịp phách. Từng hình thức giáo viên sẽ lấy ví dụ trong bài học để học sinh dễ hiểu hơn và dần hình thành cho học sinh kĩ năng nhớ khi học gõ đệm. Đồng thời khi dạy đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng, óc sáng tạo, làm thế nào để truyền tải những kiến thức đó một cách đơn giản nhất mà học sinh vẫn hiểu được. Đó chính là câu hỏi đạt ra mà mỗi giáo viên cần phải suy nghĩ. Bản thân tôi cũng vậy, muốn học sinh hát thuộc lời ca tôi phải làm gì? và muốn học sinh gõ đệm tốt tôi phải truyền tải tới học sinh ra sao?. Đó cũng không phải là sự băn khoăn của riêng tôi mà của nhiều giáo viên bộ môn khác. Nhưng chúng tôi tin rằng với những tìm tòi, sáng tạo chúng tôi sẽ truyền tải tới các em những phương pháp học dễ hiểu nhất để giúp các em trong quá trình học. III.CÁCH TIẾN HÀNH DẠY GÕ ĐỆM KHI HỌC MỘT BÀI HÁT: 1.Những yêu cầu chính khi dạy gõ đệm: Giáo viên phải nắm vững kiến thức, vì gõ đệm là một hình thức khó đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức. Giáo viên phải truyền tải cho học sinh một cách dễ hiểu nhất, nếu phương pháp giáo viên dạy khó hiểu thì học sinh sẽ không nắm được và dẫn đến gõ đệm sai. 2. Những biện pháp khi tiến hành dạy gõ đệm: a. Dạy hát: Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám 4 Muốn cho học sinh gõ đệm tốt thì trước hết giáo viên phải dạy cho họ sinh thuộc lời ca, giai điệu bài hát, ngân nghỉ đúng nhịp, đúng phách. Khi học sinh đã hát đúng thì học sinh với có thể gõ đệm được. b. Dạy gõ đệm: Giáo viên hỏi học sinh: chúng ta đã được học những hình thức gõ đệm nào ? Học sinh trả lời: có 3 hình thức gõ đệm chính. * Gõ theo phách * Gõ theo nhịp * Gõ theo tiết tấu Giáo viên hát kết hợp gõ đệm theo từng hình thức, để cho học sinh nhớ lại từng hình thức và dần hình thành cho học sinh kĩ năng khi học gõ đệm.  VD: Dạy bài hát “ Chúc mừng sinh nhật’’ Nhạc Anh Trước hết giáo viên dạy cho học sinh thuộc giai điệu, lời ca theo tiết tấu bài hát sau đó tiến hành dạy gõ đệm. Khi dạy gõ đệm một bài hát giáo viên tiến hành theo các bước sau: * Gõ theo phách: Giáo viên hướng dẫn cho hoc sinh gõ theo phách, bao giờ cũng gõ vào đầu phách mạnh, gõ đệm đều đặn.  VD: Mừng ngày sinh một đóa hoa. Mừng ngày sinh một khúc ca.           { có nghĩa là tượng trưng cho phách mạnh và học sinh khi gõ đệm thì phải gõ vào phách mạnh đó}. * Gõ theo nhịp: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh gõ theo nhịp, khi gõ đệm thì gõ vào phách mạnh và nhấc lên ở phách mạnh vừa.  VD: Mừng ngày sinh một đóa hoa. Mừng ngày sinh một khúc ca.      * Gõ theo tiết tấu: Giáo viên cũng làm mẫu cho học sinh quan sát, và thưc hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám 5  Lưu ý: trong quá trình dậy gõ đệm cũng còn có một số em gõ sai hay gõ lẫn lộn thì giáo viên nên cầm tay hướng dẫn cho những em đó những hình thức mà em đó gõ sai. Sửa sai như vậy sẽ giúp học sinh với nhớ và phân biệt được từng hình thức gõ đệm. Khi đã hướng dẫn cho học sinh gõ đêm thành thạo rồi và để cho không khí lớp học không gò bó, căng thẳng giáo viên sẽ cho học sinh thi hát kết hợp thi gõ đệm giữa các nhóm, các tổ với nhau theo những cách sau:  VD: Cách 1: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, nhóm 1 sẽ gõ đệm theo phách và nhóm 2 sẽ hát lời ca. [ giáo viên nhận xét] Cách 2: Giáo viên sẽ chia lớp thành hai nhóm: nhóm 1 sẽ hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhóm 2 sẽ hát kết hợp gõ theo nhịp. [ giáo viên nhận xét] Cách 3: Giáo viên sẽ gọi từng nhóm 4 học sinh lên gõ đệm theo yêu cầu của giáo viên. [ học sinh nhận xét] Cách 4: giáo viên chia 4 học sinh đó thành 2 nhóm. Nhóm 1 sẽ gõ theo phách và nhóm 2 gõ theo tiết tấu. [ giáo viên nhận xét và ghi điểm]. Những hình thức học đó sẽ giúp học sinh nhớ, và không bị nhầm lẫn khi học gõ đệm. Đồng thời khi học sinh thực hiện giáo viên nên khuyến khích các em để giúp các em hứng thú hơn trong khi học. c. Những hình thức gõ đệm học sinh thường hay lẫn lộn: Không phải học sinh nào cũng gõ đúng theo yêu cầu của giáo viên, mà còn một số em gõ vẫn còn đang lẫn lộn giữa phách, nhịp, tiết tấu. Đặc biệt là những em lớp 1. Vì vậy giáo viên phải rèn cho các em và phải kịp thời sửa sai cho những em đó. IV. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1. Kết quả: Với những phương pháp dạy trên thì đa số học sinh đã nắm được kiến thức, biết phân biệt thế nào là phách, thế nào là nhịp, thế nào là tiết tấu. Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám 6 Dưới đây là kết quả mà tôi đã thu được cuối học kỳ 1 năm học 2009_2010: Khối lớp Tổng số học Xếp loại Hoàn thành tốt % Hoàn thành tốt Hoàn thành % hoàn thành Không Hoàn thành % không hoàn thành 1 113 60 HS 53 % 42 HS 37,1 % 11 HS 9,9 % 2 89 43 HS 48,3 % 35 HS 39,3 % 11 HS 12,4 % 3 81 42 HS 52 % 30 HS 37,0 % 9 HS 11 % 4 75 47 HS 62,6 % 23 HS 30,6 % 5 HS 6,8 % 5 80 42 HS 52, % 30 HS 37,5 % 8 HS 10 % 2. Bài học kinh nghiệm: Để đạt được yêu cầu như trên tôi đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm sau đây: - GV phải nắm vững và vận dụng nhiều phương pháp dạy học hợp lý, phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu của HS. - Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh trong giảng dạy. - GV phải đầu tư, chuẩn bị bài dạy thật kỹ trước khi lên lớp. - Sưu tầm và tìm thêm các tài liệu về các phương pháp dạy gõ đệm, để phục vụ cho việc giảng dạy. - GV phải sử dụng nhạc cụ thuần thục và sử dụng nhạc cụ như một phương tiện hổ trợ đắc lực và không thể thiếu khi lên lớp, tránh tuyệt đối việc dạy chay (không có nhạc cụ). - GV cần chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học như bảng phụ ghi bài hát, bài tập đọc nhạc, các bài tập luyện thanh và luyện tập tiết tấu, các dụng cụ gõ đệm…để không bị mất nhiều thời gian khi lên lớp. - Để tiết học đạt hiệu quả cao, GV cần phải tạo được một không khí học tập và hứng thú đối với học sinh. Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám 7 V. ĐỀ XUẤT: 1. Về phía nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sơ vật chất có phòng học riêng khi học nhạc , đồ dùng dạy học như thanh loan, trống, mõ… cho giáo viên và học sinh. Cần thường xuyên tổ chức các hội thi văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn như: Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày thành lập Đoàn 26-3 …. để các em có điều kiện phát huy năng khiếu của các em. 2. Đối với ngành : Cần duy trì đều đặn các hội thi văn nghệ truyền thống như: Tiếng hát học sinh phổ thông, hoa phượng đỏ… Cần xây dựng phòng chức năng dành riêng cho bộ môn hát nhạc ở trường tiểu học. Trang bị thêm đàn phím điện tử (loại có đĩa) và các dụng cụ gõ đệm dành cho học sinh. Trên đây là sáng kiến của tôi về bộ môn Âm Nhạc mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện sáng kiến của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nghĩa trung, ngày 01 tháng 01 năm 2010. Người thực hiện NGUYỄN THỊ LỆ THỦY Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám 8 PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN BÙ ĐĂNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM MỤC LỤC **************** I - ĐẶT VẤN ĐỀ: II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1 : Thực trạng chung 2 : Giải quyết vấn đề III – CÁCH TIẾN HÀNH: 1 : Yêu cầu 2 : Biện pháp IV – KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1 : Kết quả 2 : Bài học kinh nghiệm V - ĐỀ XUẤT: Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám 9 Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám Ý KIẾN HỘI ĐỒNG TRƯỜNG Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC 10 . TÀI Một số biện pháp dạy gõ đệm môn âm nhạc. I. ĐẶT VẦN ĐỀ : Âm nhạc là một nghệ thuật âm thanh, có tính truyền cảm trực tiếp đối với con người. Âm nhạc xuất hiện từ rất lâu đời, nó vừa là một. cụ gõ đêm. Ngành cũng tạo điều kiện để giáo viên bộ môn được theo học các lớp chuyên môn về âm nhạc như Trung cấp sư phạm âm nhạc, Cao đẳng sư phạm âm nhạc …. Đa số học sinh yêu thích môn. học gõ đệm.  VD: Dạy bài hát “ Chúc mừng sinh nhật’’ Nhạc Anh Trước hết giáo viên dạy cho học sinh thuộc giai điệu, lời ca theo tiết tấu bài hát sau đó tiến hành dạy gõ đệm. Khi dạy gõ đệm

Ngày đăng: 11/08/2015, 10:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan