SKKN Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

26 980 0
SKKN Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần mở đầu 1.Lý do chọn đề tài 1.1.Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay Hiện nay, nội dung chương trình sách giáo khoa được đổi mới. Chúng ta dạy theo bộ sách mới được thống nhất trong toàn quốc nên việc dạy cho học sinh tiếp thu kiến thức, kĩ năng mới là cần thiết để đáp ứng nhu cầu văn hoá xã hội hiện nay. Dạy văn là cần thiết để giúp trẻ sản sinh ra những văn bản có cảm xúc chân thực khi nói và viết. 1.2.Xuất phát từ khó khăn thực tế Thực tế cho thấy, nội dung, chương trình của sách mới khác nhiều so với chương trình cũ nên người giáo viên cần nắm bắt được phương pháp dạy bộ môn. Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng để giảng dạy có hiệu quả. Hơn nữa, chương trình, sách giáo khoa được biên soạn theo quan điểm giao tiếp nghĩa là học sinh đựơc luyện nói trong qúa trình giao tiếp. Muốn vậy dạy lý thuyết văn nói chung và lý thuyết văn miêu tả nói riêng như thế nào để giúp học sinh được luyện nói mà nắm được kiến thức cơ bản để viết văn đúng thể loại. Từ khái niệm về thể loại văn, học sinh vận dụng viết văn đúng dạng bài như (miêu tả con vật, miêu tả đồ vật ….). Để học sinh nắm được lí thuyết văn miêu tả, người giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học kết hợp hình thức tổ chức dạy học phù hợp để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Muốn vậy người giáo viên cần có những biện pháp nhất định giúp giờ học đạt hiệu quả cao. Thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên tôi chỉ chọn đề tài trong phạm vi hẹp: "Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4" 1.3. Yêu cầu nâng cao chất lượng phân môn và nghiệp vụ bản thân Bên cạnh đó, mỗi giáo viên tiểu học cũng cần nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm có năng lực nhất định để đào tạo thế hệ trẻ thành con người phát triển toàn diện. Bản thân tôi mong muốn được trao đổi kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệp giúp mình có nghiệp vụ sư phạm vững vàng hơn. 2.Đối tượng phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tượng Khảo sát học sinh lớp bốn cũ và học sinh lớp 4 mới. Trường tiểu học Hưng Đạo. 2.2 Phạm vi - Dạy lý thuyết văn miêu tả. - Vì thời gian, điều kiện không cho phép tôi chỉ lựa chọn đề tài: "Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4" để nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 1 - Nghiên cứu các cở sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy Tập làm văn lớp 4 nói chung, hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm lý thuyết văn miêu tả nói riêng. - Nghiên cứu quy trình, nội dung, phương pháp dạy tiết Tập làm văn hình thành khái niệm về lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4. - Tìm hiểu quan điểm biên soạn Tiếng Việt 4. - Vận dụng để thiết kế bài dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4. - Đề xuất các biện pháp giúp nâng chất lượng tiết dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4. 4.Phương pháp nghiên cứu lí luận 4.1 Phân tích các tài liệu dạy học - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 - Sách giáo viên Tiếng Việt 4 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 4.2 Phương pháp điều tra thực tế Qua dự giờ, qua khảo sát thực tế . Qua nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tôi thấy một số bài còn có những câu hỏi mang tính khái quát, khó đối với học sinh. 4.3. Phương pháp dạy thực nghiệm. Dạy tiết lý thuyết văn miêu tả. Phần nội dung Chương 1: Nội dung dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 1.1. Mục tiêu của phân môn Tập làm văn lớp 4 1.1.a. Yêu cầu kiến thức : *Yêu cầu kiến thức đạt của học sinh lớp 4 ở phân môn Tập làm văn là: + Thể loại văn kể chuyện. - Học sinh phải hiểu thế nào là văn kể chuyện? - Hiểu được nhân vật trong truyện. Kể lại hành động của nhân vật. Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - Bên cạnh đó học sinh phải hiểu cốt chuyện . - Biết xây dựng đoạn văn, biết mở bài và biết kết bài trong bài văn kể chuyện. Từ đó, học sinh biết viết và nói một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. + Thể loại văn miêu tả. - Học sinh phải hiểu thế nào là miêu tả? - Miêu tả đồ vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. - Miêu tả cây cối: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối. - Miêu tả con vật : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả con vật. 2 + Các loại văn bản khác: - Viết thư: Nắm được mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản, cách xưng hô và cách trình bày một bức thư. - Trao đổi ý kiến với người thân: Xác định được mục đích trao đổi, vai trò trao đổi, lập được dàn ý của bài trao đổi và biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, cử chỉ thích hợp, lời lẽ thuyết phục để đạt được mục đích đề ra. - Giới thiệu hoạt động địa phương: Biết cách giới thiệu tập quán, trò chơi lễ hội, truyền thống của địa phương, quan sát và trình bày được những đổi mới của quê hương, có ý thức đối với việc xây dựng quê hương. - Tóm tắt tin tức và điền vào giấy tờ in sau (phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng, thư chuyển điện, điện chuyển tiền ): Biết cách nói tóm tắt tin tức, tự tìm tin, biết điền nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn. Qua đó học sinh biết ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. 1.1.b. Yêu cầu kỹ năng. * Học xong chương trình Tập làm văn lớp 4, học sinh phải có được các kỹ năng làm văn : + Kỹ năng định hướng hoạt động giao tiếp: - Nhận diện loại văn bản. - Phân tích đề. + Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: - Xác định dàn ý bài văn đã cho. - Tìm ý và xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. - Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. - Quan sát đối tượng, tìm ý sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả. + Kỹ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp: - Xây dựng liên kết các đoạn văn bản thành bài văn. + Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp. - Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt . - Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. 1.2. Nội dung của phân môn Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4. - Cấu trúc chương trình Tập làm văn lớp 4. - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 (2 tập) đã thiết kế chương trình Tập làm văn lớp 4 như sau : Loại văn miêu tả Số tiết dạy Kỳ I Kỳ II Cả năm - Kể chuỵện 19 19 3 - Miêu tả + Khái niệm 1 1 + Miêu tả đồ vật. 6 4 10 + Miêu tả cây cối. 11 11 + Miêu tả con vật. 8 8 - Các loại văn bản khác + Viết thư 3 3 + Trao đổi ý kiến. 2 2 + Giới thiệu hoạt động 1 1 + Tóm tắt tin tức 3 3 - Điền vào giấy tờ in sẵn 3 3 Tổng số 32 tiết 30 tiết 62 tiết * Lưu ý - Số tiết trong bảng được thực hiện trong 31 tuần học, không kể 4 tuần ôn tập giữa học kì 1 và cuối học kì. - Các loại văn bản khác được bố trí dạy xen kẽ với văn kể chuyện, văn miêu tả. 1.3 Quan điểm biên soạn sách giáo khoa 1.3.a Quan điểm dạy giao tiếp Để thực hiện mục tiêu "Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc,viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi", cũng như sách giáo khoa Tiếng Việt ở các lớp khác, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản. Có thể hiểu giao tiếp hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác giữa các thành viên trong xã hội. Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưng phương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ. Hoạt động giao tiếp bao gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin) và kí mã (phát thông tin); trong ngôn ngữ, mỗi hành vi đều có thể được thực hiện bằng hai hình thức là khẩu ngữ (nghe, nói) và bút ngữ (đọc, viết). Quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, thông qua các phân môn tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, Tiếng Việt 4 tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Về phương 4 pháp dạy học, kĩ năng nói trên được dạy thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên. 1.3.b Quan điểm tích hợp Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Có thể thực hiện tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc. Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Hướng tích hợp này được sách Tiếng Việt 4 thực hiện thông qua hệ thống các chủ điểm học tập. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và Câu, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn kuyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước. Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn gọi là đồng trục hay vòng tròn xoáy trôn ốc). Cụ thể là: Kiến thức và kĩ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới, nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới. Dĩ nhiên, trong tích hợp vẫn có điểm nhấn. Không nắm được điểm nhấn này, giáo viên dễ hiểu lệch yêu cầu tích hợp, dẫn tới chỗ sa đà. 1.3.c Quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa lần này là đổi mới phương pháp dạy và học; chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó thầy, cô đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển. Thể theo phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt; sách giáo khoa Tiếng Việt 4 hướng dẫn thầy, có cách thức cụ thể tổ chức các hoạt động này. 1.4 Các phương pháp dạy Tập Làm văn lớp 4 Trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4, người giáo viên có nhiều cách thức, nhiều con đường và nhiều phương pháp đề hình thành kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Theo tôi những phương pháp thường dùng để dạy Tập làm văn lớp 4 là nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo học sinh. 1.4.a Phương pháp thực hành giao tiếp 5 Khái niệm: Phương pháp thực hành giao tiếp là phương pháp dạy học bằng sắp xếp tài liệu ngôn ngữ sao cho vừa bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ trong hệ thống ngôn ngữ phản ánh được đặc điểm, chức năng của chúng trong hoạt động giao tiếp. Mục đích: Tận dụng vốn hiểu biết về ngôn ngữ nói của học sinh, để học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng học tập mới. Rèn cho học sinh tính tự tin chính kiến của mình. Yêu cầu học sinh: Khi sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp, giáo viên phải tạo điều kiện tối đa để học sinh được giao tiếp (giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giao tiếp giữa học sinh với học sinh). Thông qua giao tiếp, giáo viên cho học sinh nhận thấy được cái đúng, cái sai để bổ sung hoặc sửa chữa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giao tiếp. Ngoài ra, giáo viên cần tạo không khí lớp học vui, thoải mái để học sinh có kỹ năng giao tiếp, tự nhiên, tự tin. 1.4.b. Phương pháp gợi mở vấn đáp - Khái niệm: Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. - Mục đích: Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường khả năng suy nghĩ, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp học sinh hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn và còn biết chia sẻ hiểu biết kinh nghiệm. - Yêu cầu khi sử dụng: Giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung bài học. Những câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời gian hợp lý cho học sinh suy nghĩ. Sau đó cho học sinh trả lời ( tự nguyện hoặc giáo viên gọi . Các học sinh nhận xét bổ sung và rút ra kết luận, giáo viên chốt lại kiến thức. Kiến thức phân môn Tập làm văn lớp 4 cung cấp cho học sinh đều được hình thành dưới dạng bài tập. Do đó phương pháp gợi mở vấn đáp phù hợp với cả hai kiểu bài dạy ( dạy lý thuyết và dạy thực hành). 1.4.c. Phương pháp rèn luyện theo mẫu - Khái niệm: Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói (cũng có thể cùng học sinh xây dựng mẫu lời nói ). Từ mẫu đó, học sinh biết cách tạo ra các đơn vị lời nói theo định hướng của mẫu. - Mục đích: Giúp học sinh làm bài đặc biệt là học sinh trung bình và học sinh yếu. - Yêu cầu sử dụng :Để giúp học sinh làm những bài tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phân tích các ngữ liệu mẫu để hình thành kiến thức ( Giáo viên có thể làm mẫu một phần ).Sau khi làm mẫu, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát mẫu và suy ra cách làm các phần tương tự còn lại. 6 1.4.d. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Khái niệm: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là giáo viên đưa ra tình huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà kiến tạo tri thức rèn luyện kỹ năng để đạt được mục đích học tập. - Mục đích: Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào giải quyết có vấn đề của thực tiễn. Nâng cao kỹ năng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể và khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong giải quyết vấn đề. - Yêu cầu sử dụng: Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bị trước đề phù hợp với nội dung bài và đảm bảo tính sư phạm. Giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn để giải quyết vấn đề mà học sinh đưa ra. 1.4.e. Phương pháp đóng vai. - Khái niệm: Phương pháp đóng vai trò tổ chức cho học sinh thực hành làm thử một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giáo dục nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. _ Mục đích: Cụ thể hoá bài học bằng sự diễn xuất để phân tích nội dung bài giảng chi tiết, sâu sắc hơn. Làm cho giờ học sinh động hơn. Học sinh dễ dàng nắm bắt được nội dung bài học. - Yêu cầu sử dụng: Giáo viên phải dành thời gian nhất định cho học sinh thảo luận kịch bản(xây dựng kịch bản ), phân vai và thống nhất lời thoại. 1.4.h. Phương pháp phân tích ngôn ngữ. - Khái niệm: Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích hiện tượng đó theo định hướng của bài học, trên cơ sở đó rút ra những nội dung lý thuyết cần ghi nhớ. - Mục đích: Giúp học sinh tìm tòi, huy động vốn hiểu biết của mình về từ ngữ Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong những hoàn cảnh cụ thể, làm cho bài nói, bài làm của các em chân thực, giàu hình ảnh và sinh động hơn. - Yêu cầu sử dụng: Giáo viên phải tạo điều kiện học sinh tự phát hiện và chữa lỗi diễn đạt. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng Tiếng Việt khi nói( đúng ngữ điệu ) viết ( đúng ngữ pháp ) cho phù hợp với nội dung bài tập. 1.4.g. Phương pháp trực quan. - Khái niệm: Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan nhằm giúp học sinh có biểu tượng đúng về sự vật và thu nhận kiến thức, rèn kỹ năng theo mục tiêu bài học một cách thuận lợi. - Mục đích: Thu hút sự chú ý và giúp học sinh hiểu bài, ghi nhớ bài tốt hơn. Học sinh có thể khái quát nội dung bài và phát hiện những mối liên hệ của các đơn vị kiến thức dễ dàng hơn. 7 - Yêu cầu sử dụng: Giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát (Bằng nhiều giác quan ) để học sinh hiểu và cảm nhận về đối tượng cần quan sát. Hướng dẫn cách quan sát từ bao quát đến chi tiết, từ tổng thể đến bộ phận, giúp học sinh hình thành phương pháp làm việc khoa học. Hơn nữa, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải đưa đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng chỗ cho tất cả học sinh có thể quan sát, tránh lạm dụng. 8 Chương 2: Thực trạng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 - Trường tiểu học Hưng Đạo 2.1. Tình hình trường thực nghiệm Trường đã có đủ sách giáo khoa, sách thiết kế để giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 4. ở lớp 3 các em đã được học theo chương trình và sách giáo khoa mới nên khả năng giao tiếp của các em có tốt hơn so với học sinh cùng lứa tuổi trước đây học ở chương trình cũ. Các giáo viên dạy khối 4 có 2/4 đồng chí đã tốt nghiệp đại học. Còn lại đang theo học đại học hệ tại chức và từ xa. Số học sinh của trường chiếm số đông so với số học sinh trong toàn Huyện Học sinh của trường chủ yếu là con em sống bằng nghề buôn bán nhỏ, nghề tự do. Đời sống văn hoá trong vùng chưa cao, mặt bằng dân trí còn thấp. 2.2. Cách thức giảng dạy của giáo viên Giáo viên được đi tập huấn chương trình thay sách lớp 4 xong cũng chủ yếu mới học lại quy trình là chính. - Hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm: (13 - 15’) - Hướng dẫn học sinh nhận xét: Dựa theo câu hỏi, bài tập gợi ý của mục nhận xét. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích dữ liệu phần 1, 2 qua việc khảo sát văn bản, thảo luận, trả lời câu hỏi nhằm tự tìm ra những điểm cần ghi nhớ. + Hướng dẫn học sinh ghi nhớ. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ nội dung mục II (ghi nhớ) trong sách giáo khoa, sau đó cho học sinh nhắc lại. 2.3. Kết quả học tập của học sinh. Chất lượng học tập môn làm văn viết của học sinh chưa cao. Chỉ được số ít học sinh biết cách viết văn sinh động có bố cục rõ ràng, các phần đủ ý. Còn lại phần lớn các em chưa biết tìm ý để biết đủ các phần cần thiết của một bài văn hoặc còn liệt kê các nội dung một cách đơn giản Khảo sát chất lượng làm văn viết của học sinh lớp 4 (cũ) với đề bài: - Lập dàn ý chi tiết tả con vật mà em yêu thích. - Kết quả như sau: Điểm Lớp 3 + 4 5 + 6 7 + 8 9 + 10 Đạt 4D1 3 19 8 2 90,6% 4D2 4 18 7 1 86,6% 4D3 3 17 10 1 90,3% 4D4 3 18 11 0 90,6% 9 Qua thực nghiệm, tôi thấy các em chưa nắm được bố cục một bài văn miêu tả con vật, nhiều em chỉ nêu được một đến hai bộ phận của con vật cần tả, có em lại chỉ nêu theo ngẫu hứng tự do không theo một trình tự nhất định. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy số lượng học sinh chưa đạt còn ở mức cao và thực tế cho thấy các em chưa nắm được cách viết văn miêu tả con vật. Tóm lại, giáo viên cần có biện pháp cụ thể để dạy lý thuyết văn miêu tả theo chuơng trình mới một cách có hiệu quả. 10 [...]... tiên dạy thay sách lớp 4 nên tôi thấy việc dạy lý thuyết văn miêu tả là rất tốt còn chương trình lớp 4 cũ không có phần dạy lý thuyết văn miêu tả Chính vì học sinh nắm được lý thuyết văn miêu tả nên hầu hết các em làm văn là đủ ý, bố cục rõ ràng, nhiều em viết văn hay, sinh động Điều đó chứng tỏ việc dạy lý thuyết văn miêu tả là cơ sở cần thiết để học sinh biết cách viết bài văn thuộc thể loại văn miêu. .. pháp giảng dạy có hiệu quả đối với tiết tập làm văn hình thành lý thuyết văn miêu tả Lớp thực nghiệm là khối 4 gồm 4 lớp 4D1, 4D2, 4D3, 4D4 Đánh giá thêm thực trạng dạy tiết lý thuyết văn miêu tả, những mặt tích cực cũng như tồn tại hạn chế, từ đó có những điều chỉnh, đề xuất biện pháp khắc phục phù hợp 15 Thiết kế bài dạy Tập làm văn Thế nào là miêu tả? A Mục tiêu - Hiểu được thế nào là miêu tả? - Tìm... phút Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài "Chú Đất Nung", tìm và gạch chân Học sinh trả lời Tiếng nước chảy Một học sinh đọc Mắt, tai Học sinh trả lời 2 học sinh đọc 1 học sinh đọc to yêu cầu học sinh thực hiện 17 những câu văn miêu tả Vì sao em biết đây là câu văn miêu tả? Vì câu văn đã miêu tả những đặc điểm nổi bật của chàng kị sĩ và nàng công chúa Đặc điểm nổi bật đó được miêu tả bằng Rất bảnh, cưỡi... biết miêu tả sự vật Vậy thế nào là miêu tả? Học sinh trả lời 4 Củng cố, dặn dò - Thế nào là miêu tả? - Nhận xét tiết học 18 Thiết kế bài dạy Tập làm văn Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật I Mục đích Hiểu được cấu tạo của bài văn miêu tả con vật gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài Lập dàn ý một bài văn miêu tả con vật II Đồ dùng: GV: Tranh, con mèo HS: Tranh: Con vật em yêu thích III Các hoạt động dạy. .. pháp trên, học sinh tự hình thành lý thuyết văn miêu tả về "Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối" và "quan sát đồ vật" Các em biết vận dụng lý thuyết văn miêu tả để viết một bài văn tả một loại cây có bố cục rõ ràng, các phần đủ ý, biết sử dụng nghệ thuật nhân hoá so sánh, dùng từ gợi tả màu sắc, chỉ hoạt động, để bài văn thêm sinh động, giàu hình ảnh Biện pháp 3: So sánh tới nhận diện Để giúp học sinh nhận... làm văn, giáo viên chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, tự chủ động chiếm lĩnh tri thức mới Học sinh nắm được lý thuyết văn miêu tả Học sinh được thực hành giao tiếp Giáo viên quan tâm, sửa chữa cách trình bày của học sinh, chất lượng giờ học đạt cao 21 Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh tương đối tốt, chứng tỏ các em rất hiểu bài Điểm 3 +4 5+6 7+8 9+10 Đạt 4A1... niệm lí thuyết văn miêu tả còn hạn chế 22 Phần kết luận Qua việc nghiên cứu đề tài, tôi thấy dạy lí thuyết văn miêu tả là một việc làm khó Song tôi cũng tự rút ra cho mình một bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu Người giáo viên cần nắm được phương pháp đặc trưng của phân môn Tập làm văn, biết lựa chọn phương pháp phù hợp kết hợp hình thức dạy học hợp lí để tổ chức giờ dạy lý thuyết văn miêu tả có hiệu... dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhằm rút ra những nhận xét về đặc điểm văn miêu tả Ví dụ, dạy bài: "Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối" (Tiếng Việt 4 tập 2 trang 31) Giả sử dùng phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, giáo viên đưa trực quan tranh “ bãi ngô” cho học sinh quan sát, học sinh đọc, khảo sát văn bản Học sinh đọc, khảo sát văn bản bài: "Bãi ngô" sau đó mỗi cá nhân sẽ xác định đoạn văn. .. về văn bản miêu tả Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài "cái nón" trang 11 (Tiếng Việt 4 tập 1) và bài "Bốn anh tài" (Tiếng Việt 4 - tập 2) Hãy cho biết văn bản nào là văn bản miêu tả? Vì sao? Giáo viên sử dụng phương pháp quan sát, hình thức học cá nhân, yêu cầu học sinh đọc thầm, khảo sát 2 văn bản "Các nón" và "Bốn anh tài" Sau đó dùng phương pháp vấn đáp gợi mở kết hợp hình thức học cả lớp. .. ảnh phù hợp chưa? Học sinh nêu miệng dàn ý Giáo viên nhận xét bổ sung, tóm lại Học sinh nêu miệng dàn ý Học sinh nhận xét 3 Củng cố, dặn dò (3 phút) H: Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả con 2 -3 học sinh nêu vật? 20 Đề bài kiểm tra (20’) Câu 1: Trong bài “Cây gạo” Tiếng Việt 4 trang 32, tác giả miêu tả theo trình tự nào? Đánh dấu x trước câu trả lời đúng a Tả hoa - tả lá - tả quả b Tả cây gạo lúc sang . Dạy lý thuyết văn miêu tả. - Vì thời gian, điều kiện không cho phép tôi chỉ lựa chọn đề tài: " ;Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4& quot; để nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho. pháp giảng dạy có hiệu quả đối với tiết tập làm văn hình thành lý thuyết văn miêu tả. Lớp thực nghiệm là khối 4 gồm 4 lớp 4D1, 4D2, 4D3, 4D4. Đánh giá thêm thực trạng dạy tiết lý thuyết văn miêu tả, . lượng tiết dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4. 4. Phương pháp nghiên cứu lí luận 4. 1 Phân tích các tài liệu dạy học - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 - Sách giáo viên Tiếng Việt 4 - Vở bài

Ngày đăng: 11/08/2015, 07:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần mở đầu

  • Phần nội dung

  • Chương 1: Nội dung dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4

    • Loại văn miêu tả

    • Số tiết dạy

      • Kỳ I

        • Kỳ II

        • Cả năm

        • Tổng số

          • Biện pháp 1: Phân tích mẫu

            • Biện pháp 3: So sánh tới nhận diện

            • Tập làm văn

            • Thế nào là miêu tả?

              • A. Mục tiêu

              • B. Đồ dùng dạy học

              • C. Các hoạt động dạy học

              • II - Ghi nhớ

                • Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật

                  • I. Mục đích

                  • Người viết

                    • Nguyễn Thị Bách

                    • Trang

                      • A. Phần mở đầu

                      • B. Phần nội dung

                      • Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn

                      • 1.2 Nội dung của phân môn Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4

                      • 1.3. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa

                      • 1.4 Các phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4

                      • Chương II: thực trạng dạy phân môn tập làm văn lớp 4 - trường tiểu học nguyễn trãi

                      • C. Phần kết luận

                        • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan