Tính chủ thể của con người trong phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn ở vùng đô thị mới đan phượng, thành phố hà nội

89 570 0
Tính chủ thể của con người trong phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn ở vùng đô thị mới đan phượng, thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xã hội loài người ngày càng phát triển, nhờ có những thành tựu của khoa học công nghệ con người đã có những bước tiến vượt bậc trong công cuộc cải biến tự nhiên, xã hội và tư duy. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được đã xuất hiện nhiều xu hướng tiêu cực đang ngày một ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của con người, đặc biệt là vấn đề suy thoái môi trường. Những biểu hiện của tình trạng suy thoái môi trường như: tài nguyên thiên nhiên suy kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, khủng hoảng sinh thái toàn cầu… luôn ở tình trạng báo động và là vấn đề bức xúc, mối lo ngại của toàn xã hội. Sự phát triển của con người, của sản xuất xã hội và các vấn đề môi trường kể trên thể hiện mâu thuẫn giữa giữa sản xuất xã hội và môi trường tự nhiên. Mâu thuẫn này luôn tồn tại trong mọi thời đại nhưng ngày nay nó đã trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Nguyên nhân là do chúng ta đã phạm sai lầm trong giải quyết mâu thuẫn. Sự phát triển nếu chỉ nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu sống của mình và sự phát triển xã hội mà không quan tâm đến tự nhiên – môi trường sống của con người và xã hội loài người sẽ làm mất cân bằng trong mối quan hệ tương tác giữa xã hội con người với tư cách là một hệ thống sống với môi trường xung quanh. Điều đó đòi hỏi con người cần phải nhận thức lại vấn đề này và có những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng trên.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI  ĐÀO THU TRANG TÍNH CHỦ THỂ CỦA CON NGƯỜI TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN Ở VÙNG ĐÔ THỊ MỚI ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Vũ Quang Mạnh Hà Nội, 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xã hội loài người ngày càng phát triển, nhờ có những thành tựu của khoa học công nghệ con người đã có những bước tiến vượt bậc trong công cuộc cải biến tự nhiên, xã hội và tư duy. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được đã xuất hiện nhiều xu hướng tiêu cực đang ngày một ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của con người, đặc biệt là vấn đề suy thoái môi trường. Những biểu hiện của tình trạng suy thoái môi trường như: tài nguyên thiên nhiên suy kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, khủng hoảng sinh thái toàn cầu… luôn ở tình trạng báo động và là vấn đề bức xúc, mối lo ngại của toàn xã hội. Sự phát triển của con người, của sản xuất xã hội và các vấn đề môi trường kể trên thể hiện mâu thuẫn giữa giữa sản xuất xã hội và môi trường tự nhiên. Mâu thuẫn này luôn tồn tại trong mọi thời đại nhưng ngày nay nó đã trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Nguyên nhân là do chúng ta đã phạm sai lầm trong giải quyết mâu thuẫn. Sự phát triển nếu chỉ nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu sống của mình và sự phát triển xã hội mà không quan tâm đến tự nhiên – môi trường sống của con người và xã hội loài người sẽ làm mất cân bằng trong mối quan hệ tương tác giữa xã hội con người với tư cách là một hệ thống sống với môi trường xung quanh. Điều đó đòi hỏi con người cần phải nhận thức lại vấn đề này và có những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng trên. Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước tình trạng suy thoái nghiêm trọng về môi trường. Việt Nam đang đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển đất nước, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Gắn liền với công cuộc công nghiệp hóa, quá trình đô thị hóa cũng đang tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất 1 lượng. Sự phát triển nhanh quá trình đô thị hóa bên cạnh những điểm tích cực cũng đã bộc lộ nhiều bất cập đáng lo ngại: công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ… điều đáng lo ngại hơn cả là những hệ quả về môi trường khiến cho các đô thị hiện nay đang đứng trước nguy cơ phát triển không bền vững. Thực trạng hệ sinh thái nhân văn đô thị hiện nay cũng có nhiều bức xúc đặt ra như ô nhiễm môi trường sống, sự gia tăng bạo lực và các hành vi tội ác… đòi hỏi chúng ta với tư cách là một yếu tố cấu thành, chủ thể xây dựng hệ sinh thái nhân văn phải có những biện pháp để khắc phục những bất cập của quá trình đô thị hóa nói chung, những mặt trái của hệ sinh thái đô thị nói riêng. Chính vì vậy, vấn đề phát huy vai trò chủ thể của con người trong xây dựng hệ sinh thái nhân văn bền vững cho các khu đô thị hiện nay là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Đan Phượng là một huyện nhỏ của thành phố Hà Nội, với lợi thế của một huyện ven đô “nhất cận thị, nhị cận giang” những năm qua, Đan Phượng đã có những nước phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Không chỉ có thế mạnh về nông nghiệp, chăn nuôi, Đan phượng còn là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, khu đô thị phát triển nhanh (cụm công nghiệp Tân Lập, cụm công nghiệp thị trấn Phùng, điểm công nghiệp Đan Phượng, Phương Đình, Liên Hà… Khu đô thị Tân Tây Đô, khu đô thị mới Tân Lập, khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng…). Với những ưu thế trên, tác giả lựa chọn vùng đô thị mới Đan Phượng, thành phố Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tính chủ thể của con người trong sự phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn ở vùng đô thị mới Đan Phượng, thành phố Hà Nội”. 2 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Hệ sinh thái nhân văn là sự tương tác chặt chẽ, cân bằng động giữa ba yếu tố: tự nhiên, con người và xã hội. Một hệ sinh thái nhân văn bền vững là cơ sở để con người có điều kiện tồn tại và phát triển tốt nhất. Với vị trí và vai trò như vậy, vấn đề sinh thái nhân văn và xây dựng hệ sinh thái nhân văn bền vững được nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu quan tâm. Ăngghen trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” viết năm 1873 – 1883 và được bổ sung thêm vào những năm 1885 – 1886 đã có nhiều tư tưởng biện chứng trong nhận thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, chỉ ra được thực chất của sự điều khiển một cách tự giác các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên đó là “Chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược đi thống trị một dân tộc khác. Chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta khác với tất cả các sinh vật khác, chúng ta nhận thức được các quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được quy luật đó một cách chính xác” [45]. Ở Việt Nam vấn đề sinh thái nhân văn cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở các góc độ khác nhau như: Tác giả Nguyễn Đình Khoa viết “Môi trường sống và con người” năm 1987 đã đề cập đến mối quan hệ giữa loài người và môi trường sống ở một số khía cạnh: Sự sử dụng của con người với các tài nguyên thiên nhiên như năng lượng, khoáng sản, tài nguyên phục hồi và hệ nông nghiệp; ô nhiễm và bảo vệ môi trường; những vấn đề liên quan đến dân số - sức khỏe – bệnh tật… [12]. Lê Trọng Cúc trong cuốn “Một số vấn đề sinh thái nhân văn ở Việt Nam” viết năm 1995 đã bước đầu làm rõ được những khái niệm cơ bản của sinh thái nhân văn, hệ sinh thái, sinh thái nông nghiệp, con người và đa dạng sinh học, sinh thái nhân văn và phát triển ở Việt Nam. Trong đó tác giả tập 3 trung làm rõ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên: dân số, chính sách kinh tế - xã hội – môi trường ở Việt Nam [7]. Trong cuốn “Sinh thái nhân văn” của tác giả Nguyễn Hoàng Trí xuất bản năm 2007 cũng đã cho người đọc tiếp cận với sinh thái nhân văn và đặt vấn đề “con người là công dân sinh thái”. Ở đây, tác giả đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề của sinh thái nhân văn: phân tích mối quan hệ giữa dân số, chất thải và vấn đề ô nhiễm môi trường; nâng cao được nhận thức về xã hội và chất lượng cuộc sống; đặc biệt, tác giả làm rõ các yêu cầu của sự phát triển bền vững, nhất là trong kinh tế - xã hội và phân tích được mối tương quan giữa sức khỏe hệ sinh thái và lối sống của con người [38]. Bàn về vấn đề mối quan hệ giữa con người và môi trường tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn “Con người, Môi trường và Văn hóa” đã đề cập và giải quyết một số vấn đề: con người và môi trường; ứng xử của người Việt đối với nước…[13] Gần đây trong cuốn “Môi trường và con người sinh thái học nhân văn” xuất bản năm 2011 của các tác giả Vũ Quang Mạnh và Hoàng Duy Chúc đã khảo sát, phân tích và giải quyết vấn đề mối quan hệ tương tác của con người trong hệ thống “Con người – tự nhiên – xã hội” liên quan đến sự phát triển bền vững của hệ sinh thái nhân văn…[22] Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên còn có một số bài viết của các tác giả nghiên cứu về vấn đề sinh thái nhân văn và mối quan hệ của sinh thái nhân văn với các vấn đề của con người và xã hội loài người. Tiêu biểu như: Tác giả Vũ Minh Tâm có bài viết về “Văn hóa sinh thái, nhân văn và hệ thống tự nhiên, con người, xã hội” đăng trên tạp chí Khoa học xã hội năm 2002 [35]. Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề sinh thái – nhân văn và đặc biệt nhấn mạnh đến văn hóa sinh thái – nhân văn với tư cách là cách ứng xử của chủ thể – con người đối với khách thể – tự nhiên, tức là 4 chú trọng đến đạo đức sinh thái. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra một số định hướng góp phần xây dựng đạo đức sinh thái mới cho con người…. Nhìn chung, trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đề cập và trình bày một cách khái quát và hệ thống thực trạng và các vấn đề của sinh thái nhân văn. Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, lí giải những vấn đề cơ bản của sinh thái nhân văn mà chưa đề cập một cách trực tiếp đến vấn đề phát huy tính chủ thể của con người trong xây dựng hệ sinh thái bền vững. Với tính cấp thiết của đề tài và sự thôi thúc tìm tòi nghiên cứu khoa học, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Tính chủ thể của con người trong sự phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn ở vùng đô thị mới Đan Phượng, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm góp phần làm rõ tính chủ thể của con người trong xây dựng hệ sinh thái nhân văn; đề xuất giải pháp góp phần phát huy tính chủ thể của cộng đồng dân cư vùng đô thị mới Đan Phượng, thành phố Hà Nội trong việc phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn của vùng. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích của đề tài là nghiên cứu tính chủ thể của con người trong hệ sinh thái nhân văn trên cơ sở khảo sát cộng đồng dân cư vùng đô thị mới Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Từ các phân tích đó đề tài đề xuất một số giiar pháp góp phần phát huy tính chủ thể của con người trong việc phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn ở vùng nghiên cứu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là cấu trúc sinh thái nhân văn và tính chủ thể của của cộng đồng dân cư vùng đô thị mới Đan Phượng, thành phố Hà Nội. 4. Luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn Để đạt được mục đích đề ra của luận văn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên các luận điểm cơ bản sau: 5 - Nghiên cứu tính chủ thể của con người trong hệ sinh thái nhân văn. - Khảo sát tính chủ thể của con người trong cấu trúc của hệ sinh thái nhân văn ở vùng đô thị mới Đan Phượng, thành phố Hà Nội. - Đề xuất giải pháp góp phần phát huy tính chủ thể của cộng đồng dân cư vùng nghiên cứu trong xây dựng hệ sinh thái nhân văn bền vững của vùng. Đóng góp mới của luận văn: luận văn làm rõ tính chủ thể của con người trong hệ sinh thái nhân văn nói chung, ở vùng đô thị mới Đan Phượng, thành phố Hà Nội nói riêng và qua đó đề xuất các giải pháp phát huy tính chủ thể của cộng đồng dân cư ở vùng nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biên chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp lí luận: - Phương pháp phân tích – tổng hợp. - Phương pháp logic – lịch sử. - Phương pháp cụ thể - trừu tượng Phương pháp thực tiễn: - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp phân tích, thống kê. - Phương pháp khảo sát thực địa. - Phương pháp điều tra 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương, 5 tiết. NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍNH CHỦ THỂ CỦA CON NGƯỜI TRONG HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN 6 1.1. Hệ sinh thái nhân văn và phát triển bền vững 1.1.1. Hệ sinh thái nhân văn 1.1.1.1. Khái niệm hệ sinh thái nhân văn Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định đa dạng về các loài và các chu trình vật chất. Nó là một hệ chức năng bao gồm các nhân tố vô sinh và sinh vật luôn luôn tác động tương hỗ với nhau làm thành một hệ thống thống nhất. Hoạt động của hệ sinh thái tuân theo các quy luật chung của lý thuyết hệ thống. Nó được xác định như một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính liên kết bằng nhiều mối tương tác và có xu hướng tự điều chỉnh để tiến tới cân bằng làm cho các thành phần của hệ nằm trong sự tác động hài hòa và ổn định. Hệ sinh thái được chia thành hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên trong đó, hệ sinh thái nhân văn là một dạng của hệ sinh thái nhân tạo. Hệ sinh thái nhân văn có thể hiểu là hệ sinh thái chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của loài người. Nó “là một hệ sinh thái bao gồm các hệ sinh thái nông nghiệp, công nghiệp; hệ sinh thái vùng núi, đại dương, thảo nguyên, vùng cực, vũ trụ… Như vậy, tính chất của hệ sinh thái nhân văn là nó gắn liền với sự có mặt, với hoạt động của loài người và phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng địa lý cụ thể” [22, tr. 175]. Xét về bản chất, hệ sinh thái nhân văn là một kiểu hệ thống đặc biệt được cấu tạo từ các hệ xã hội và hệ sinh thái, giữa các hệ này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau dựa trên nguyên tắc quan hệ có tính hệ thống giữa xã hội loài người và tự nhiên. Hệ sinh thái là đối tượng nghiên cứu chính của sinh học, hệ xã hội là đối tượng nghiên cứu chính của các ngành khoa học xã hội. Trong hệ sinh thái nhân văn có sự kết hợp phức tạp của một tập hợp các yếu tố nhân văn (kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, tâm lý…) và các yếu tố 7 sinh học – vật lí của môi trường. Tiếp cận hệ sinh thái nhân văn là tiếp cận đồng thời cả hai hệ trong quá trình chúng tương tác với nhau và thông qua đó tự tổ chức, sắp xếp thành một thể thống nhất. Như vậy, thực chất “hệ sinh thái nhân văn là tổng thể của hai hệ thống, bao gồm hệ xã hội của loài người và hệ tự nhiên mà hai hệ thống đó tác động qua lại với nhau trong sự thống nhất tương hỗ của tự nhiên và xã hội” [40, tr.15]. Giống như hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân văn cũng bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống, trong đó con người là một sinh vật trong quần xã nhưng là một sinh vật có vị trí và vai trò đặc biệt. Sự xuất hiện của con người đã làm biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên, làm phá vỡ sự cân bằng của chúng. Không giống với các sinh vật khác trong các hệ tự nhiên (thường phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên), con người có trí tuệ, có khoa học công nghệ, họ sáng tạo ra các hệ giá trị văn hóa, đạo đức, hình thành các tổ chức xã hội… nên quần thể người khác với quần thể sinh vật và được gọi là quần thể nhân văn. Việc quần thể người thích nghi một cách chủ động và khai thác môi trường sinh thái để nhằm đạt được những mục đích riêng của mình đã tác động vào cân bằng sinh thái của hệ sinh thái tự nhiên. Thời nguyên thủy, khi loài người mới xuất hiện, con người đã bước đầu biết khai thác tự nhiên, nhưng do mức độ còn thấp nên chưa gây ảnh hưởng, tác động nhiều tới sự cân bằng của môi trường sống. Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người hình thành và phát sinh năng lực sáng tạo văn hóa với nhịp độ ngày càng tăng. Cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển của khoa học, tài nguyên thiên nhiên bị con người khai thác một cách triệt để dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Bắt đầu từ cuộc cách mạng kĩ thuật đầu tiên trong lịch sử - cách mạng nông nghiệp thời đại Đồ đá mới, loài người đã nước vào nền văn minh của mình và quan trọng hơn, những tác động của loài người vào tự nhiên lúc này đã tác động mạnh mẽ vào hệ sinh thái tự nhiên làm cho các hệ sinh thái tự nhiên 8 [...]... trị, văn hóa, xã hội, môi trường đặc biệt là phát huy được vai trò chủ thể của con người trong hệ sinh thái nhân văn đô thị Nhấn mạnh vai trò chủ thể của con người trong phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn, tác giả đi vào khai thác tính chủ thể của con người trong hệ sinh thái nhân văn ở ba nội dung cơ bản sau: Thứ nhất là vai trò chủ thể nhận thức của con người trong hệ sinh thái nhân văn Con người. .. động ấy trở thành sự chi phối có tính quyết định đến các hệ sinh thái tự nhiên thì con người đã làm cho hệ sinh thái tự nhiên trở thành hệ sinh thái nhân văn Ngày nay, sự tác động của con người vào tự nhiên đang ngày càng trở nên sâu sắc hình thành nhiều hệ sinh thái nhân văn, căn cứ vào tác động và mức độ tham gia hoạt động của con người mà tính nhân văn của các hệ sinh thái được biểu hiện ở các mức... thái nhân văn, hoạt động của con người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái của hệ thống tự nhiên, con người và xã hội Con người chính là nhân tố xây dựng nên hệ sinh thái nhân văn, mức độ tham gia hoạt động và tác động của con người là cơ sở để đánh giá tính nhân văn của hệ sinh thái nhân văn Bởi vậy, con người là chủ thể hoạt động trong hệ sinh thái nhân văn Lịch... và phát triển của các hệ sinh thái nhân văn gắn liền với mức độ ảnh hưởng của con người đến các hệ sinh thái Ngày nay, cùng với sự can thiệp ngày càng sâu sắc của con người vào tự nhiên đã làm hình thành ngày càng nhiều các hệ sinh thái nhân văn với các mức độ khác nhau, trong đó hệ sinh thái đô thị là một trong những hệ sinh thái nhân văn điển hình Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các hệ sinh. .. triển hài hòa nguồn lực của sự phát triển: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… và đặc biệt phải quan tâm tới vấn đề môi trường đô thị Tiếp cận hệ sinh thái đô thị trên góc độ là một trong những hệ sinh thái nhân văn điển hình và đi sâu vào nghiên cứu tính chủ thể của con người trong hệ sinh thái nhân văn, theo tác giả, để hệ sinh thái nhân văn đô thị phát triển bền vững thì bên cạnh những nguyên tắc sinh. .. mà còn có định hướng phát triển bền vững trong tương lai Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự nhất quán trong chính sách quy hoạch phát triển và có ý thức thực hiện, bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái nhân văn đô thị của các cá nhân và tổ chức trong cộng đồng 1.2 Tính chủ thể của con người trong hệ sinh thái nhân văn 1.2.1 Tính chủ thể của con người 1.2.1.1 Khái niệm chủ thể Theo cách tiếp cận... hiện nay không một hệ sinh thái nào lại không chịu tác động ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp của loài người, toàn bộ trái đất là một phức hệ sinh thái nhân văn khổng lồ luôn chịu tác động của loài người Điều đó thể hiện vai trò quyết định của loài người trong sự hình thành và phát triển của các hệ sinh thái nhân văn Trong hệ sinh thái nhân văn, quần thể người được gọi là quần thể nhân văn và theo đó môi... thái, cảnh quan đô thị, các công trình đường xá, cầu cống, thậm chí động thực vật trong đô thị tồn tại cũng đều do tác động của con người, do con người can thiệp Như vậy, trong hệ sinh thái đô thị, hoạt động của con người có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ vì vậy nó là hệ sinh thái mà trong đó tính nhân văn được biểu hiện rõ ràng nhất Về đặc điểm của hệ sinh thái đô thị, tác giả... tâm của toàn xã hội Phát triển bền vững là sự phát triển mà ở đó các nguồn lực của sự phát triển phải luôn được duy trì trong trạng thái cân bằng, phát triển hài hòa, hướng tới các mục tiêu lâu dài, đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội Đối với hệ sinh thái đô thị, để phát triển bền vững cần phải được đánh giá trên các nguyên tắc sinh thái học, trong quá phát triển cần phải phối hợp phát triển hài... khai thác trong khả năng có giới hạn của các hệ sinh thái, tái tạo lại các nguồn tài nguyên 1.2.2 Vai trò của tính chủ thể của con người trong hệ sinh thái nhân văn 1.2.2.1 Con người – chủ thể nhận thức trong hệ sinh thái nhân văn Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nó thể hiện ra trong sự tác động giữa con người với . chủ thể của con người trong sự phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn ở vùng đô thị mới Đan Phượng, thành phố Hà Nội làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm góp phần làm rõ tính chủ thể của con. cứu trong xây dựng hệ sinh thái nhân văn bền vững của vùng. Đóng góp mới của luận văn: luận văn làm rõ tính chủ thể của con người trong hệ sinh thái nhân văn nói chung, ở vùng đô thị mới Đan Phượng,. sát tính chủ thể của con người trong cấu trúc của hệ sinh thái nhân văn ở vùng đô thị mới Đan Phượng, thành phố Hà Nội. - Đề xuất giải pháp góp phần phát huy tính chủ thể của cộng đồng dân cư vùng

Ngày đăng: 10/08/2015, 15:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan