CÁC CUỘC CẢI CÁCH DUY TÂN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVIII

26 2.9K 6
CÁC CUỘC CẢI CÁCH DUY TÂN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVIII

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC CUỘC CẢI CÁCH DUY TÂN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVIIICÁC CUỘC CẢI CÁCH DUY TÂN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVIIICÁC CUỘC CẢI CÁCH DUY TÂN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVIIICÁC CUỘC CẢI CÁCH DUY TÂN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVIIICÁC CUỘC CẢI CÁCH DUY TÂN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVIII

   ! " #$"% &'()*+, a. Hoàn cảnh lịch sử Năm 905, Khúc Hạo giúp cha giành quyền tự chủ của người Việt ở An Nam, lúc đó gọi là Tĩnh Hải quân. Khi Khúc Thừa Dụ được nhà Đường phong làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân thì ông được cha phong làm “Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu”, tức là chức vụ của người sẽ kế nghiệp cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải sau này. Sử sách ghi chép rất vắn tắt về những năm tháng thời kỳ này nhưng chắc chắn trong 2 năm trị vì ngắn ngủi của cha, Khúc Hạo đã có đóng góp đáng kể trong việc trị sự, bởi vậy khi lên nắm quyền, ông là nhà cai trị ôn hoà nhưng rất vững vàng. Tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Nhà Hậu Lương lên thay nhà Đường công nhận ông làm “An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ”. Ông đã kế tiếp sự nghiệp của cha một cách tài tình để củng cố sự nghiệp độc lập của Việt Nam lúc đó từ tay Trung Quốc. b. Nội dung cải cách Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”. Khoan dung tức là không bắt buộc, không quá khắt khe với dân, chống tham quan ô lại. Giản dị là không làm phiên hà, sách nhiễu bởi nhiều thủ tục quan liêu. Yên vui, “an cư lạc nghiệp” là lý tưởng của nếp sống mà người nông dân nơi thôn xóm mong đợi. " /00123' '450-4$657 $76"$6789:9*765;<=67>$67 ";<=6"-? 1 Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế mà lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh “bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi”. Từ mô hình của chính quyền đô hộ nhà Đường với An Nam, nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng lớn đầu tiên nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Mỗi xã đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Một số xã ở gần nhau thời thuộc Đường gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách “An Nam chí nguyên”, Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp. c. Ý nghĩa Như vậy, những cải cách kinh tế và chính trị của Khúc Hạo đã có ý nghĩa lớn lao trong công cuộc xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ, tách dời khỏi quyền lực của chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc Nếu sau các cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục trước đây, dân tộc ta chỉ giữ được chính quyền trong một thời gian ngắn rồi lại bị bọn xâm lược quay lại thống trị, thì nay cuộc giành chính quyền và cải cách của họ Khúc đã mở đầu cho một quá trình liên tục đấu tranh giành cho kỳ được độc lập dân tộc. Công cuộc xây dựng nền tự chủ, thống nhất của Khúc Hạo mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội Việt Nam mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành. Với những đóng góp trong sự nghiệp xây dựng đất nước hồi đầu thế kỉ X, dòng họ Khúc đã đặt cơ sở quan trọng để Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn một nghìn năm Bắc thuộc của dân tộc bằng chiến thắng Bạch Đằng lịch sử (938). " /00123' '450-4$657 $76"$6789:9*765;<=67>$67 ";<=6"-? 2 1 ! " #$@A;B<( ;C-"DEFGHI;-"DEF, a. Hoàn cảnh lịch sử Nửa sau thế kỉ XIV, xã hội Đại Việt lâm vào tình trạng khủng hoảng, mục nát và suy thoái nghiêm trọng : Về chính trị: Vua Trần Dụ Tông ăn chơi xa sỉ, trụy lạc, cho xây dựng các công trình tốn nhiều tiền của và công sức của nhân dân nhằm làm chỗ vui chơi. Bọn quan lại thừa nước đục thả câu, bòn rút sức người sức của của nhân dân để phục vụ cuộc sống xa hoa của mình. Trong triều đình nhà Trần có rất nhiều nịnh thần và việc kéo bè, kéo cánh, tranh giành quyền lực xảy ra liên miên.Tình hình nội bộ rối loạn khiến các nước nhỏ ở phía nam không còn thần phục như trước. Vì vậy, tình hình chính trị trở nên rối ren. Về kinh tế: Triều đình không chăm lo cho nông nghiệp nên mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên, nhiều người phải bán vợ, bán con. Nạn chấm chiếm ruộng đất xảy ra khắp nơi. Kinh tế suy thoái trầm trọng. Về xã hội: Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi dậy khắp nơi. Các cuộc khởi nghĩa đã lôi cuốn nông dân nghèo và hàng loạt nông nô, nô tì ở các điền trang của vương hầu quý tộc tham gia. Xã hội trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. Về đối ngoại: Năm 1388 ở phía Bắc, nhà Minh sai sứ sang đòi ta phải cống nộp lương thực và các loại trái cây đặc sản và những báu vật, sản vật quý hiếm.Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XIV, Champa hùng mạnh lên thường xuyên đánh phá. Cuộc chiến tranh với Champa đã cho thấy sự suy yếu rõ rệt của nhà Trần vừa gây thêm nhiều khó khăn cho triều đình và nhân dân ta, làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng hơn. Tóm lại, xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV đã lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc và toàn diện. Trong khi ngoài biên cương không những quân Cham pa liên tục tiến đánh mà lúc này Đại Việt còn đứng trước nguy cơ về một cuộc xâm lược ngày càng đến gần của quân Minh. Đây chính là những tiền đề dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. " /00123' '450-4$657 $76"$6789:9*765;<=67>$67 ";<=6"-? 3 b. Mục đích của cuộc cải cách Trước những yêu cầu khách quan của xã hội thời Trần với mong muốn cứu vãn tình thế, Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị quân sự, kinh tế -xã hội và văn- hóa giáo dục…. c. Nội dung cải cách * Trên lĩnh vực chính trị và quân sự: - Năm 1397 thay đổi một số lộ trấn trấn và quy định về cơ chế làm việc: + Đổi các lộ xa làm trấn, đặt thêm chức An Phủ phó sứ, Trấn thủ phó sứ cùng nhiều chức quan khác ở các cấp châu, huyện. + Đặt ra các chức quan lớn như Đô hộ, Đô thống, Thái thú (cai quản việc qân sự và dân sự), đặt chức Liêm phóng sứ tại mỗi lộ để dò xét tình hình nhân dân. - Hồ Quý Ly cho xây dựng một kinh thành ở An Tôn (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa) còn gọi là Thành Nhà Hồ - tuy là một huyện nhỏ nhưng lại có đầy đủ các dạng địa hình, từ sông, biển đến núi non hùng vĩ Việc xây thành tại An Tôn có 1 ý nghĩa quan trọng bởi nếu cho rằng kinh đô Thăng Long là chốn phồn hoa đô hội phù hợp với việc xây dựng và phát triển kinh tế thì An Tôn lại có thế mạnh về quân sự quốc phòng, nhất là trong bối cảnh đất nước đang suy yếu và đứng trước nguy cơ ngoại xâm. Mặt khác, với sự tính toán khôn ngoan của mình, Hồ Quí Ly còn nhằm mục đích tránh xa kinh thành Thăng Long- nơi tồn tại đã hơn 200 năm của nhà Trần để hạn chế sự can thiệp từ vương hàu, quí tộc nhà Trần vào công cuộc cải cách của mình. - Chấn chỉnh võ bị, tăng cuờng sức mạnh quân đội: đưa những người khoẻ mạnh và giảm bớt người yếu - Cải tiến các loại vũ khí: tiêu biểu là Hồ Nguyên Trừng (con của Hồ Quý Ly ) đã chế tạo ra súng thần cơ, thuyền chiến cổ lâu đi biển " /00123' '450-4$657 $76"$6789:9*765;<=67>$67 ";<=6"-? 4 * Trên lĩnh vực kinh tế: 7Cải cách quan trọng nhất của Hồ Quí Ly là phép hạn điền vào năm 1397 (Tất cả mọi người từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa:10 mẫu) trừ đại vương và trưởng công chúa. Người nào nhiều ruộng thì được phép lấy ruộng chuộc tội còn ruộng thừa thì sung công). - Năm 1398, Hồ Quý Ly cho quan ở kinh thành về các địa phương làm lại sổ ruộng đất với mục đích là để kiểm tra việc thực hiện chủ trương hạn điền. Những ai có ruộng tư thi phải kê khai rõ số ruộng và phải cắm thẻ ghi tên của mình trên mảnh ruộng đó. Nếu sau 5 năm ruộng nào không có ai nhận thì nhà nước sung công. - Bên cạnh đó, ông còn cho phát hành tiền giấy (Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy thu hồi hết các loại tiền đồng gọi là “thông bảo hội sao” có 7 loại hình vẽ khác nhau. Nhà nước quy định làm giả phải tội chết, 1 quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 tiền giấy, ai dùng tiền đồng bị bắt cung bị tội như làm giả. Trước phản ứng của nhân dân, năm 1403 nhà Hồ ban điều luật về tội không tiêu tiền giấy, nâng giá hàng và đóng cửa hàng, đặt chức thi giám, ban mẫu về công thước thương đấu). Đây là việc làm mới mẻ và mang tính chất thiết thực nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng tạm thời và đồng thời bổ sung một lượng đồng cần thiết để chế tạo vũ khí. - Ngoài ra, ông còn cho đổi mới chế độ thuế khoá (Năm 1402 Hồ Quý Ly cho định lại thuế đinh và thuế ruộng. Thuế đinh chỉ đánh vào những người có ruộng được chia, còn không phải đóng thuế đinh đó là người không ruộng,trẻ mồ côi, đàn bà góa. Và thuế được đánh theo lũy tiến : người có 5 sào ruộng nộp 5 tiền, có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan) Đó đều là những cải cách tiến bộ nhằm tước giảm thế lực kinh tế của bọn quí tộc nhà Trần và giải quyết tình trạng kiệt quệ về mặt tài chính của triều đình * Trên lĩnh vực xã hội: " /00123' '450-4$657 $76"$6789:9*765;<=67>$67 ";<=6"-? 5 7Hồ Quý Ly chú trọng đến phép hạn nô (Năm 1401 Hồ Quý Ly quy định các quan lại , quí tộc theo các phẩm cấp chỉ được nuôi một số nô tì, nông nô nhất định số thừa ra sẽ sung công. Nhà nước đền bù 5 quan tiền cho 1 gia nô trừ loại mới nuôi với gia nô nước ngoài , các gia nô còn lại thị phải ghi dấu hiệu ở trên trán theo tước hiệu của chủ ) - Cho quan địa phương khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán thóc cho dân đói theo thời giá, khi nạn đói xảy ra năm 1403 đồng thời đặtQuảng Tế Thư- một bệnh viện công để chữa bệnh cho nhân dân. * Trên lĩnh vực văn hoá- giáo dục: - Hồ Quý Ly kịch liệt phản đối lối học sáo rỗng, nhắm mắt học vẹt lời nói của cổ nhân để xét việc trước mắt : Ông đích thân soạn sách “Minh Đạo” gồm 14 thiên đưa ra những ý kiến xác đáng về Khổng Tử và những nghi vấn có căn cứ về sách “Luận ngữ”- một trong những tác phẩm kinh điển của Nho gia. - Hồ Quý Ly cũng có hoài bão xây dựng một nền văn hoá dân tộc: Ông trọng dụng chữ Nôm, tự mình dịch “Thiên Vô Dật” để dạy cho vua Trần Nhuận Tông và dịch sách Kinh thi để cho các nữ quan dạy các phi tần, cung nữ. - Quan tâm mở thêm trường học và định lại thi cử cho có qui củ, tổ chức các kì thi sát hạch để tuyển chọn nhân tài, mời ra làm quan - Đặc biệt tiến bộ trông thấy của công cuộc cải cách là ở chính sách tuyển dụng quan lại bằng thi cử, thay thế chế độ quan liêu thân tộc cũ. Đây là một chế độ tuyển dụng tiến bộ, với chế độ này, Hồ Quý Ly muốn đưa giáo dục khoa cử đến mọi tầng lớp nhân dân, ai cũng được thi, ai cũng có thể làm quan và điều đó đồng nghĩa với việc tìm kiếm nhân tài được tổ chức sát sao trên qui mô toàn quốc. d. Kết quả : thất bại. e. Nguyên nhân th't b(i * Nguyên nhân kh/ch quan: " /00123' '450-4$657 $76"$6789:9*765;<=67>$67 ";<=6"-? 6 - Cuộc cải cách buộc phải bỏ dở bởi ta phải tiến hành kháng chiến chống quân Minh xâm lược. - Cuộc cải cách của Hồ Quí Ly là cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam nên không thể tránh khỏi những yếu điểm, những hạn chế mà chính nó lại trở thành vật cản khiến những chính sách cải cách của ông đi vào ngõ cụt, “chân không đến đất mà cật không đến trời”- đó là bài học mất lòng dân * Nguyên nhân ch0 quan: - Những biện pháp cải cách ấy mặc dù có vẻ toàn diện và tiến bộ song đặt trong bối cảnh bấy giờ thì nó còn tồn tại rất nhiều hạn chế: + Chính sách hạn điền gặp phải sự phản kháng quyết liệt của vương hầu quí tộc nhà Trần. Đặc biệt khiến ông mất đi sự ủng hộ của những địa chủ có ruộng đất hơn 10 mẫu. + Việc ban hành tiền giấy và bắt buộc lưu thông trong nhân dân dưới sự cư~ng chế của triều đình không được sự ủng hộ của người dân, đặc biệt là tầng lớp thương buôn lớn. Hơn nữa tiền giấy rất khó giữ (nhất là nông dân- thường xuyên phải tiếp xúc với nước) và dễ làm giả. + Chính sách hạn nô về bản chất cũng chỉ là khiến những người nô tì, gia nô thay đổi chủ chứ không thay đổi được số phận, nói cách khác họ vẫn là giai cấp cuối cùng của xã hội và vẫn bị bóc lột. + Đặc biệt là việc xây thành ở An Tôn đã để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội. Đó là khi đời sống nhân dân đang vô cùng cực khổ vì phải đối mặt với khủng hoảng thì lại phải gồng mình đi lao dịch xây thành. Điều lại trong lòng dân sự oán hận " /00123' '450-4$657 $76"$6789:9*765;<=67>$67 ";<=6"-? 7 Chính những điều ấy là làm Hồ Quý Ly bị cô lập giữa cả nhân dân và quan lại, khiến ông không thể phát triển những chính sách cải cách của mình như mong muốn. - Bản thân Hồ Quý Ly cũng là một con người nhiều thủ đoạn độc đoán, duy ý chí khiến bản thân ông vốn dĩ không thể đưa "con thuyền" cải cách cập đến bến bờ thành công như mong đợi. f. Ý nghĩa: - Qua cuộc cải cách trên cho ta thấy rằng Hồ Quý Ly là một con người có tài năng, hành động có tầm nhìn, có năng lực và sự quyết đoán. Hồ Quý Ly đã thực hiên những cuộc cải cách ấy, với một quyết tâm cao, một tài năng xuất chúng và một bản lĩnh phi thường. Ông cũng đồng thời là người mở đầu cho một giai đoạn cải cách quan trọng trong lịch sử Việt Nam, thời kì văn minh Đại Việt. - Những chính sách cải cách đó dù mang ý nghĩa tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và những đòi hỏi cấp thiết của dân tộc. - Bài học ông để lại từ những chính sách cải cách là không để mất lòng dân. Cải cách Hồ Quý Ly là toàn diện, lấy kinh tế xã hội làm trọng tâm, trong đó “hạn điền”, “hạn nô” là quan trọng nhất. Những mục tiêu cải cách mà Hồ Quý Ly mong muốn, sau này đã được Lê Thánh Tông kế thừa, phát huy mặt tích cực, phủ định cái tiêu cực, dẫn tới thành công. 1.  ! " #$>;$J"!6"K65(6"L656M?8* #$-"DEF, a. Hoàn cảnh lịch sử Triều Hậu Lê kéo dài 361 năm (1428 - 1789) được chia làm hai thời kì: Lê sơ và Lê Trung hưng. Thời Lê sơ được tín từ khi Lê Lợi lên ngôi (1428) đến khi Mạc Đăng Dung (1527) gồm 11 đời vua, trong đó Lê Thái Tổ là người sáng lập, Lê Thánh Tông là người đưa vương triều Lê đến giai đoạn thịnh đạt nhất. Thời " /00123' '450-4$657 $76"$6789:9*765;<=67>$67 ";<=6"-? 8 của vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao, trở thành một nước toàn trị, cực quyền. Đây là một bước ngoặt lịch sử, một sự chuyển đổi mô hình từ nền quân chủ quý tộc thời Lý – Trần mang đậm tính Phật giáo máu sắc Đông Nam Á sang một nền quân chủ quan liêu Nho giáo Đông Nam Á [3;117]. Điều này là do tác động của cuộc cải cách do vua Lê Thánh Tông tiến hành. Trước cải cách của vua Lê Thánh Tông, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và hành chính mang tính phân tán quyền lực của nhà nước quân chủ quan lieu trung ương tập quyền bị hạn chế; chính quyền trung ương chưa vững mạnh, nội bộ triều đình mâu thuẫn, tranh giành địa vị, quyền lực. Nhận thấy những hạn chế trên, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội trong phạm vi cả nước. b. Mục đích cải cách Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông nhằm giải quyết khủng hoảng thiết chế chính trị diễn ra từ cuối đời Trần với yêu cầu thay thế thiết chế chính trị phong kiến quý tộc Phật giáo bằng thiết chế chính trị phong kiến quan liêu Nho giáo - điều mà Hồ Quý Ly muốn làm nhưng chưa làm được. Tư duy chỉ đạo (hay như ngày nay nói là “đổi mới tư duy”) của Lê Thánh Tông là nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh. c. Nội dung cải cách * Về bộ m/y hành chính và phân cấp đơn vị hành chính Xuất phát từ mục tiêu của cuộc cải cách nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém của bộ máy hành chính và thực trạng tình hình chính trị để có được một nhà nước tập quyền mạnh, có năng lực, tập trung được quyền lực của chính quyền trung ương. Lê Thánh Tông trước tiên bãi bỏ các quan chức và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành. Vua trực tiếp nắm quyền kể cả tổng chỉ huy quân đội, chỉ đạo mọi việc trọng yếu và quan hệ làm việc trực tiếp với " /00123' '450-4$657 $76"$6789:9*765;<=67>$67 ";<=6"-? 9 các cơ quan thừa hành. Giúp vua bàn bạc và chỉ đạo công việc khi cần thiết có các quan đại thần như Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Thiếu sư, Thái uý Cơ quản lý nhà nước ở trung ương là 6 Bộ: Lại, Lễ, Binh, Hình, Công, Hộ. 6 bộ phụ trách các hoạt động khác nhau của nhà nước. Giúp việc cho 6 bộ là 6 tự. Mỗi bộ có 6 khoa tương ứng làm công tác giám sát các bộ. Những cải cách về các cấp hành chính cũng mạnh mẽ. Lê Thánh Tông cho bỏ hết những đơn vị trung gian lớn là 5 đạo. Sau đó ông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên. Dưới thừa tuyên là phủ, châu ,huyện ,xã. Cùng với việc cải tổ hệ thống đơn vị hành chính thống nhất trong cả nước là việc tổ chức lại bộ máy tổ chức chính quyền các cấp. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ty ngang nhau về quyền, cùng quản lý công việc chung. Đô tổng binh sứ ty phụ trách về quân sự. Thừa tuyên sứ ty phụ trách về dân sự. Hiến sát sứ ty phụ trách công việc thanh tra, giám sát các quan lại địa phương mình, thăm nom tình hình đời sống nhân dân. Các ty chịu trách nhiệm trực tiếp theo trước triều đình theo ngành dọc. Đứng đầu phủ có tri phủ, đứng đầu huyện có tri huyện, đứng đầu xã có xã trưởng. Trong cuộc cải cách hệ thống quan lại, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý đến vấn đề tuyển dụng bổ nhiệm quan lại, vấn đề quản lý, phân định chức năng quyền hạn trách nhiệm, tiêu chuẩn đánh giá quan lại. Ông cho bãi bỏ chế độ tuyển dụng các Vương hầu, quí tộc vào các trọng chức của triều đình. Tiêu chuẩn để được tuyển dụng và bổ nhiệm làm quan là phải có học thức đã được kiểm tra qua khoa cử, không phân biệt thành phần xuất thân. Các thân vương công hầu được ban cấp bổng lộc nhiều, nếu không đỗ đại, không có năng lực thì cũng không đựoc làm quan. " /00123' '450-4$657 $76"$6789:9*765;<=67>$67 ";<=6"-? 10 [...]... tiêu: HS nắm được thuật ngữ cải cách, duy tân là gì? Nêu được một vài ví dụ? Phân biệt được cải cách, duy tân với cách mạng”, cải lương” HS nắm được hoàn cảnh lịch sử, người đứng đầu, nội dung cải cách duy tân, kết quả, ý nghĩa HS rút ra được nguyên nhân thành công hoặc thất bại của các cuộc cải cách, Từ đó, HS rút ra bài học kinh nghiệm hoặc liên hệ tới những cuộc cải cách hoặc đổi mới sau này 3 Trước... những cải cách của Quang Trung và đã bị Nguyễn Ánh lật đổ vào đầu năm 1802 B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ 1 Hướng dẫn HS x c định các cuộc cải cách duy tân trong lịch sử Việt Nam (thế kỉ X – thế kỉ XVIII) , x y dựng tiêu chí x c định 2 Hướng dẫn HS nắm được vị trí, mục tiêu của chuyên đề * Về vị trí chuyên đề: Thuộc kiến thức phần Lịch sử Việt Nam thời Trung đại * Về mục tiêu: HS nắm được thuật ngữ cải. .. động lớn tới các cuộc cải cách sau này http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 17 Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã là nhân tố quyết định tạo nên triều đại phong kiến nhà Lê huy hoàng, thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Cuộc cải cách đã để lại cho ngày nay nhiều bài học quý giá 4 Cải cách của vua Quang Trung (cuối thế kỉ XVIII) a Hoàn cảnh lịch sử Ngày 25 tháng... Tông, Quang Trung - Nguyễn Huệ Mỗi cuộc cải cách thực hiện trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhằm giải quyết những vấn đề khác nhau và mục đích, kết quả của nó cũng khác nhau Mỗi cuộc cải cách đều có những ảnh hưởng nhất định đến thực tại x hội đương thời Trong đó, HS nhận thấy cuộc cải cách của Lê Thánh Tông có tác động lớn nhất Những kết quả của cuộc cải cách: hệ thống hành chính, chính quyền,... là với cuộc cải cách này, nhà Lê đã duy trì được vị trí của mình thêm vài trăm năm nữa Đây thực sự là một cuộc cải cách có tác động lớn nhất trong lịch sử trung đại nước ta TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lê Mậu Hãn (Cb), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999 2 Phan Ngọc Liên (Cb), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2007 3 Nguyễn Quang Ngọc (Cb), Tiến trình lịch sử Việt... giao trước cho mỗi nhóm tìm hiểu một cuộc cải cách duy tân Tới buổi học các nhóm trình bày và thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 23 KẾT LUẬN Các cuộc cải cách trong lịch sử trung đại nước ta được thực hiện bởi những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến quốc gia, dân tộc về mặt không gian và cả một thời kì lịch sử về mặt thời gian: Khúc Hạo, Hồ... Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007 4 Lương Ninh, 2000, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Chương X – Cuộc khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến và phong trào nông dân Tây Sơn, Tr 291-297, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000 5 Trương Hữu Quýnh, Sổ tay kiến thức Lịch sử (Phần Lịch sử Việt Nam), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001 6 Văn Tạo, Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học sư... lại, luật pháp, giáo dục vẫn được sử dụng và duy trì suốt mấy trăm năm về sau Cuộc cải cách này được thực hiện một cách rộng rãi, nó tác động đến mọi người dân, đến tất cả các địa phương từ làng x đến tổng, huyện, thừa tuyên và cả trung ương; nó tác động đến nhiều lĩnh vực từ http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 24 lớn đến nhỏ: kinh tế, chính trị, x hội, luật pháp, quân đội, tôn... triều đình cho phép tái sử dụng) Chế độ lộc điền được x y dựng http://123doc.org/trang-ca-nhan-165450-nguyen-van-chuyen.htm 11 trên cơ sở ruộng đất công làng x và ruộng đất của các quí tộc cũ suy tàn Ruông đất công và nông dân làng x là đặc điểm kinh tế x hội thời Lê sơ và các thời sau đó Đây là sự ảnh hưởng lớn về ruộng đất của cuộc cải cách Lê Thánh Tông Không phải cuộc cải cách nào cũng làm được... mới, với những chính sách cải cách kinh tế, chính trị văn hoá Về kinh tế, nhà nước Lê sơ đã kế thừa kết quả của những cải cách kinh tế của nhà Hồ, hạn chế tối đa sự tồn tại và hình thành những trang trại lớn Quí tộc cũ đã bị suy yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly đến thời thuộc Minh thì tàn lụi hẳn Chế độ lộc điền được khởi đầu từ vua Lê Thái Tổ, các vua kế vị tiếp tục thực hiện Đến vua Lê Thánh Tông thì . ";<=6"-? 6 - Cuộc cải cách buộc phải bỏ dở bởi ta phải tiến hành kháng chiến chống quân Minh x m lược. - Cuộc cải cách của Hồ Quí Ly là cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử chế độ phong kiến. hạn chế trên, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, x hội trong phạm vi cả nước. b. Mục đích cải cách Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông nhằm giải. Ruông đất công và nông dân làng x là đặc điểm kinh tế x hội thời Lê sơ và các thời sau đó. Đây là sự ảnh hưởng lớn về ruộng đất của cuộc cải cách Lê Thánh Tông. Không phải cuộc cải cách nào cũng làm

Ngày đăng: 10/08/2015, 14:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan